PDA

View Full Version : Thắc mắc: "chối tỉ" nghĩa là gì?



Brantanna
04-04-2011, 22:21
Từ trước đến giờ, cứ nghĩ mình vài chục năm làm người Việt (trong đó có hơn chục năm giảng dạy) thì đã biết và hiểu hết tiếng Việt. Nhưng hôm nay đọc báo vietnamnet và nghe trực tiếp 1 vị đạo diễn nói thì thấy rằng mình sai!
Vì không thể nào hiểu được chữ này: "chối tỉ"!!! :emlaugh::emlaugh::emlaugh:

ĐD Khải Hưng: "Mỹ Tâm đóng phim chối tỉ" (http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/15198/dd-khai-hung---my-tam-dong-phim-choi-ti-.html)

Ai biết được ý nghĩa của chữ này, xin giải thích giúp với!:helpsmili:helpsmili:helpsmili
Xin đạ tạ!!!

huongct
04-04-2011, 23:39
"Chối tỉ" đại khái là "bất tam bất tứ" !lol

Brantanna
05-04-2011, 00:24
Vẫn không thể hiểu được!
Sao không dùng chữ thuần Việt nhỉ?

Phải chăng chữ "chối tỉ" là từ nói lái?

Tâm sự về nguyên mẫu của mình trong buổi ra mắt sách sáng 30/3, nhà văn Trang Thanh cho biết, Tí Chổi - cái tên thân thương cô đặt cho con gái là biệt danh "truyền từ đời mẹ sang đời con". Bởi nó đã gắn liền với Trang Thanh một thời sinh viên, khi cô thường bị các bạn cùng phòng gọi là "Trang Thanh chối tỉ", (nói ngược thành Tí Chổi).
http://www.huongdaumua.com/5125-1-ndt/ti-choi-va-nhung-chuyen-choi-ti-cua-co-be-10-tuoi.htm (search google)

lqkhoi
05-04-2011, 06:36
Cùng ý kiến với bạn Brant. "Chối Ti" thì hiểu tí :D, còn "Chối Tỉ" thì biết chết liền :D

TongNghien
05-04-2011, 07:02
Từ trước đến giờ, cứ nghĩ mình vài chục năm làm người Việt (trong đó có hơn chục năm giảng dạy) thì đã biết và hiểu hết tiếng Việt. Nhưng hôm nay đọc báo vietnamnet và nghe trực tiếp 1 vị đạo diễn nói thì thấy rằng mình sai!
Vì không thể nào hiểu được chữ này: "chối tỉ"!!! :emlaugh::emlaugh::emlaugh:

ĐD Khải Hưng: "Mỹ Tâm đóng phim chối tỉ" (http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/15198/dd-khai-hung---my-tam-dong-phim-choi-ti-.html)

Ai biết được ý nghĩa của chữ này, xin giải thích giúp với!:helpsmili:helpsmili:helpsmili
Xin đạ tạ!!!


Phát biểu này là một minh chứng hùng hồn cho giả thuyết: không chỉ đàn bà, mà đàn ông cũng có thể... đẻ ! :yes:

huongct
05-04-2011, 08:14
Vẫn không thể hiểu được!
Sao không dùng chữ thuần Việt nhỉ?

Phải chăng chữ "chối tỉ" là từ nói lái?

http://www.huongdaumua.com/5125-1-ndt/ti-choi-va-nhung-chuyen-choi-ti-cua-co-be-10-tuoi.htm (search google)


"Tí Chổi" là từ nói lái của 'chối tỉ' mà ! :D Thiệt tình cái từ 'chối tỉ' nó tối thui, dở ẹt ! :no:

dly
05-04-2011, 08:38
" chối tỹ" có nghĩa là thốn đít, " chối tỉ" hổng có biết a

Osama Binladen
05-04-2011, 11:55
Chối: tức là nuốt không nổi phải nhè ra, đại khái là chỉ trạng thái ngán không thể xơi được (có lẽ nó xuất phát từ "từ chối" mà ra)

Tỉ: đơn giản, đó là số đếm cao nhất được định nghĩa hiện nay. Chỉ trạng thái tột cùng.

===>Chối tỉ là: ngán đến tột cùng

AkuVn
05-04-2011, 15:28
Em nghĩ nghĩa của nó gần giống với từ "Củ Chuối" :D

TongNghien
05-04-2011, 19:36
:punk::punk::punk:
Cám ơn bác Bin!

@Tống Nghiện: không hiểu ý? :detective

Ý của mình là: không chỉ phụ nữ đẻ (sanh con), mà ông đạo diễn đó đã chứng minh rằng đàn ông cũng có thể đẻ... ra những từ ngữ mông muội và tối nghĩa.




T/b:

- "chối" mang nghĩa là : không thừa nhận vì không đúng theo nhận định chủ quan

- Ví dụ: chối bỏ, chối cãi, từ chối; hiểu rộng ra có: lời nói chối tai --> tức là lời nói mà người nghe cho rằng không đúng theo ý của họ (trái ý).



- Còn "tỷ" là một từ Hán-Việt, mang nghĩa chánh là: so sánh bằng.

- Ví dụ: tỷ như (nghĩa là: giống như, ví dụ như, giả sử như,...), về sau người Việt đã ngôn ngữ hóa bằng từ: giả tỷ.

- "tỷ" mặc dầu cũng mang nghĩa khác là "đơn vị đo lường, cấp số ngàn của triệu" (1 tỷ = 1.000 triệu), nhưng trong ngữ văn thì thường có nghĩa bên trên hơn.

acaxomcui
05-04-2011, 20:17
Thật kinh khũng với những từ kinh khũng!

Để xem từ chối tỉ có tồn tại hay không?

Osama Binladen
05-04-2011, 20:28
Đây là từ địa phương, của xứ Nghệ thì phải, nó không phải từ mới hoặc do ông đạo diễn bịa ra đâu các bác, chẳng qua các vùng khác không biết nên thấy lạ tai thôi.

VD: Lão ni ăn nói chối tỉ quá
Đứa tê (thằng kia)hâm tỉ độ
...
Nói chung chẳ có chi lạ mô các bác:D



PS: Lão Ngỏng mất gốc mịa nó roài, từ ngữ quê nội mà nhìn cũng không ra:lick:

The Old Man
05-04-2011, 21:33
Chối tỷ = hết còn so sánh được, vô đối.

Biết chết liền!!!

thagnv
05-04-2011, 23:42
Ý của mình là: không chỉ phụ nữ đẻ (sanh con), mà ông đạo diễn đó đã chứng minh rằng đàn ông cũng có thể đẻ... ra những từ ngữ mông muội và tối nghĩa.
Không biết thì dựa cột mà nghe, phán lung tung, nho dỏm mà quăng quài, im lặng, la là ban liền!

ngutrienmien
06-04-2011, 09:57
hơ hơ, nhờ bác Bin mà biết thêm được một từ địa phương ngồ ngộ.

Mình cũng thắc mắc luôn. Hồi trước ở mình tiếng địa phương chữ có thì nói có, chữ "không" thì phát ngôn là "khôn", không như trong sách vở viết là "không", cô dạy cũng đọc là "không".

Từ "khôn" thì tất nhiên có nghĩa khác là khôn - dại, vv.

Dưng mà... tại sao nếu nói hiểm họa không thể lường được, thì sách vở hay viết là "hiểm họa khôn lường" :w00t: ??? Tưởng là tiếng địa phương mới dùng thôi chứ?

khôn lường là cái chi chi?

huongct
06-04-2011, 10:45
khôn lường là cái chi chi?


Em thấy trong từ điển TV thì Khôn = không thể, khó mà. VD: khôn lường, khôn nguôi. Nghĩa cũng gần như là 'không' nhưng có vẻ không mạnh bằng 'không' thuần túy.

megaownage
06-04-2011, 13:00
khôn = khó
lường = đo đạc, tính toán, đoán

khôn lường = khó mà biết trước được

tiểu dân
06-04-2011, 14:20
@Anh ngủ: haizzz!!! tội này đáng đét đít! Cái chữ khôn mà anh nhắc đâu phải là tiếng địa phương!! anh chắc qua Mĩ từ nhỏ nên ngôn ngữ, văn học đã bay đi gần hết òi!

TongNghien
06-04-2011, 17:25
Đây là từ địa phương, của xứ Nghệ thì phải, nó không phải từ mới hoặc do ông đạo diễn bịa ra đâu các bác, chẳng qua các vùng khác không biết nên thấy lạ tai thôi.

VD: Lão ni ăn nói chối tỉ quá
Đứa tê (thằng kia)hâm tỉ độ
...
Nói chung chẳ có chi lạ mô các bác:D



PS: Lão Ngỏng mất gốc mịa nó roài, từ ngữ quê nội mà nhìn cũng không ra:lick:

Khả năng là bạn 'Bin Laden' nói đúng... hai cha con 'TongNghien' mất gốc hết rồi. :no:

Tối hôm qua, có hỏi ba, ba cũng không biết, ba hơi trầm ngâm một chút rồi nói: "Có thể sau này người ta nghĩ ra thêm, chứ hồi trước tao chưa nghe".

Haizzz... đúng là xứ Nghệ hiếu học, có tí chữ là đẻ đủ trò ! :no:

Sa Huỳnh
06-04-2011, 17:32
Anh Nghiện hơi khắc khe thì phải. Cái "chối tỉ" đó được ông đạo diễn dùng trong bài phỏng vấn-một dạng văn nói-thì cũng không nên soi quá kỹ. Như bác Triết, bác Dũng khi họp chính phủ, hay trả lời phỏng vấn truyền hình cũng hay nói một số từ miền Nam đó.

Osama Binladen
06-04-2011, 17:35
Trước Bin có chơi với nhiều người ở vùng Nghĩa Đàn Nghệ An hay nghe người ta dùng từ này:D

Mà thấy các bác thắc mắc quá, Bin mất công GG cái nó ra cái này:


- Chân chị cả em to phè, đi giày nào cũng được một tuần là mất dáng. Thế còn được, trong số người thân quen, chân Hạ Tiệp chối tỉ nhất, ở kẽ ngónchân cái lồi ra một cục thịt tướng, giày cao gót, giày vừa phải, chẳng giày nào đi vừa. Em đã chú ý bao giờ chưa, chị ta ngồi ở đâu, chẳng bao giờ thò chân ra trước mặt.

Đây là đoạn trích trong tác phẩm nước ngoài: Phế đô - Giả Bình Ao, do dịch giả Vũ Công Hoan dịch lại. Xem nguồn: http://vnthuquan.net/diendan/(S(hwztkredvud1lu45vtpys355))/tm.aspx?m=285900&AspxAutoDetectCookieSupport=1

Các bác xem cách dùng từ "Chối tỉ" trong đoạn văn trên sẽ hiểu nghĩa của nó:D

TongNghien
06-04-2011, 17:37
Trước Bin có hay ở vùng Nghệ An (Nam Đàn) hay nghe từ này:D

Vậy là bạn 'Bin' nói đúng: có thể đây là từ địa phương ! :punk:

Osama Binladen
06-04-2011, 17:57
Vậy là bạn 'Bin' nói đúng: có thể đây là từ địa phương ! :punk:

Nói chung là hai cha con nhà lão ... mất gốc hết roài:lick:

TongNghien
06-04-2011, 18:11
Nói chung là hai cha con nhà lão ... mất gốc hết roài:lick:

Bạn lại nói đúng lần nữa: mất gốc ráo trọi ! :D

acaxomcui
06-04-2011, 18:13
Vậy là bạn 'Bin' nói đúng: có thể đây là từ địa phương ! :punk:


Từ địa phương thì chịu.

Hôm trên đường đi du lịch gần Huế,xe ghé lại có chị kia mua miếng mít và bảo người bán bốc múi ra dùm.Thấy bốc xong ,chị bảo xin 1 túi ni long để đựng,người bán quay vào nhà bảo con:
-Nầy Hòn,lấy cho bà cái bô!
Cả xe trố mắt!
Hiểu ra thì bà bán mít bảo con tên Hoàn,lấy cái bao ni long.

kiettt
06-04-2011, 20:59
Từ địa phương thì chịu.

Hôm trên đường đi du lịch gần Huế,xe ghé lại có chị kia mua miếng mít và bảo người bán bốc múi ra dùm.Thấy bốc xong ,chị bảo xin 1 túi ni long để đựng,người bán quay vào nhà bảo con:
-Nầy Hòn,lấy cho bà cái bô!
Cả xe trố mắt!
Hiểu ra thì bà bán mít bảo con tên Hoàn,lấy cái bao ni long.

Ờ ờ ờ, ngoài nớ có chị kia cắp thúng đi báo rao ngoài đường, chị bán đu đủ, bánh tét và hột vịt lộn, chị rao giong rao lanh lảnh, quá trời treble luôn "ai....đu tét lôn hông ..."

Vẫn biết người ta hay nói "chém cha hông bằng pha tiếng", nhưng mình nghe những giọng như thế cũng rất là buồn cười, và thường thì phải xin phép họ trước rồi mới dám cười, được cái bây giờ thông thương dễ dàng, họ có dịp tiếp xúc với người từ nhiều vùng miền khác nhau, và cũng thông cảm chuyện đó, chứ như chừng chục năm trước mà cười là có đánh nhau to.

Brantanna
07-04-2011, 00:53
có cảm giác tiếng Việt của chúng ta ngày càng tạp nham, pha lẫn, kết hợp đủ thứ tiếng. Thêm vào đó là cách nói trại đi của một số người giả tiếng địa phương làm cho càng phức tạp thêm. Bây giờ còn có thêm lối viết, nói kiểu "teen" nữa chứ!

Làm sao để giữ sự trong sáng của tiếng Việt?


Hôm trên đường đi du lịch gần Huế,xe ghé lại có chị kia mua miếng mít và bảo người bán bốc múi ra dùm.Thấy bốc xong ,chị bảo xin 1 túi ni long để đựng,người bán quay vào nhà bảo con:
-Nầy Hòn,lấy cho bà cái bô!
Cả xe trố mắt!
Hiểu ra thì bà bán mít bảo con tên Hoàn,lấy cái bao ni long.

1. không phải là bốc mà phải là bóc mới đúng (bóc lột)
2. "lấy cho bà cái bô!" cái chữ này là do người nghe nghe không ra, do âm giọng khu vực miền Trung Việt Nam, người dân nói giọng thổ nhiều (âm trầm) không tròn chữ, nên khó nghe,chứ thực sự là bà này nói là "lấy cái bao". Điều này rất dễ chứng minh: khi viết, người ta viết đúng là "cái bao" chứ không bao giờ viết là "cái bô"!

Qua giao tiếp, mình để ý thấy điều này: người dân sống tại các vùng miền gần biển, âm vực sẽ trầm hơn, người dân sống ở vùng đồng bằng sẽ có giọng nói thanh hơn, người dân sống về phía Nam hơn thì giọng nói cũng thanh hơn. Không biết nhận xét như vậy có đúng không?

Thật ra chỉ gọi một từ là từ địa phương khi từ đó được dùng đặc trưng trong vùng miền địa phương đó, được người dân dùng phổ biến, từ có dạng viết và phát âm khác với từ phổ thông (trong sách vở).
Còn trường hợp từ có dạng viết chung nhưng phát âm khác là do chất giọng và một phần là do người nghe nghe không rõ thì không nên xem là từ địa phương.
Cũng tương tự như vậy, một từ gọi là từ địa phương mà không được dùng phổ biến trong địa phương đó thì cũng không đúng lắm! Chẳng hạn, từ "chối tỉ" này đây. Chỉ một số ít người hiểu nghĩa và dùng nó thôi.

Ngôn ngữ cũng giống như mọi sự vật trên đời này, cái gì tốt thì được duy trì bền vững, còn cái nào là do tự phát sinh, không được tốt (không được phổ biến) thì sẽ dần dần biến mất. Có lẽ từ "chối tỉ" này cũng nằm trong số sẽ bị biến mất, vì nó quá tối nghĩa và ít người sử dụng!

dly
07-04-2011, 07:12
Đồng ý chuyện ảnh Cả nghe không rõ âm. :)
Tha bài này về đây anh em cùng đọc


TIẾNG HUẾ, MỘT NGOẠI NGỮ ?

Võ Hương-An

Người bạn đời gốc Bắc (nhà văn Thanh Nam) của nữ sĩ Túy Hồng có lần đã phát biểu cảm nghĩ về tiếng Huế như sau:

“Người Huế nói chuyện với nhau bằng ngoại ngữ Huế, người Nam người Bắc đứng ở ngoài nghe , không làm sao chen vào được một câu” (Túy Hồng, Áo Rộng Khăn Vành, TSH 1990, p.14)

Mới nghe qua tưởng như đùa, nhưng đem đối chiếu với kinh nghiệm thực tế qua giao tiếp thì quả ý kiến ấy không phải là không có lý, tuy hơi cường điệu một chút. Ai người Huế trên bước đường tha hương lại không hơn một lần gây bối rối cho người đồng hương khác xứ khi đối thoại với rặt giọng sông Hương ?

Sau năm 1954, hơn một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam để tránh hiểm họa đỏ, đã sống rải rác khắp mọi miền dưới vĩ tuyến 17. Và dù ở đâu, dù mấy chục năm đã trôi qua, họ vẫn giữ nguyên giọng Bắc, chỉ thay đổi một vài thổ ngữ cho dễ chuyện trò thông cảm. Còn Huế mình, khi tha hương, đa số đều đổi giọng, hoặc Nam hoặc Bắc, nếu không được khéo léo rặt ròng như Nam, Bắc chính cống thì cũng lơ lớ cho người khác xứ dễ nghe, chứ không còn rặt Huế nữa, ngoại trừ khi nói chuyện trong gia đình hay với đồng hương cơm hến. Bà xã tôi có cô em bạn dì ruột, sinh đẻ ở Huế, sau mới vào theo gia đình vào Sàigòn sinh sống. Dì ấy lấy chồng gốc Bắc 54 . Khi vợ chồng tôi đến nhà thăm, cô nói chuyện bằng giọng Huế rặt, nhưng quay lại nói với chồng hay bà già chồng thì đổi ngay giọng Bắc, rất nhuần nhuyễn, rất tự nhiên.

Việc không đổi giọng của đồng bào miền Bắc di cư và việc đổi giọng của người Huế tha hương, có người cho rằng đó là dấu hiệu của mặc cảm về giọng nói. Tôi không nghĩ như thế.
Đồng bào miền Bắc tha hương vẫn giữ nguyên giọng nói , không phải do mặc cảm tự tôn rằng đó là một giọng nói hay, không việc gì phải đổi. Mặt khác, người Huế tha hương thường đổi giọng cũng không phải vì mặc cảm giọng nói của mình trọ trẹ khó nghe. Tất cả chỉ là sự đáp ứng thực tế của cuộc sống, sự thích nghi với hoàn cảnh.
Thật vây, việc gì đồng bào miền Bắc phải đổi giọng khi giọng nói ấy không gây trở ngại nào trong đối thoại ? Tại sao mình cứ khăng khăng giữ nguyên giọng Huế trong giao tiếp khiến đồng bào khác xứ không hiểu gì cả, phải tốn công lặp đi lặp lại , giải thích này nọ, mất thì giờ. Như vậy làm sao dễ cảm thông với nhau cho được? Không đổi hay đổi , tất cả chỉ là thế. Không mặc cảm, không gượng gạo.

“Thương nhau, thương cả đường đi. . “ Nhà văn Thanh Nam vốn quen với nhỉ, nhé, hộ, gì cơ, làm sao . . . nhưng vì yêu nữ sĩ Túy Hồng nên phải ráng nghe và hiểu hí, nghe, giúp, cái chi rứa, làm răng . . . Còn người dưng nước lã với nhau, lấy gì làm áp lực để buộc người nghe phải hiểu điều mình nói ? Nói mà người khác không hiểu hay khó hiểu là một nhược điểm nên tránh trong giao tiếp. Vì vậy, sự điều chỉnh cho hợp với nhu cầu thực tế là sự thích ứng hoàn cảnh một cách khôn ngoan. Người Tàu tới nơi nào cũng sống được và sống giàu sống mạnh là nhờ tinh thần hội nhập thực tế. Tuy vậy, không bao giờ đánh mất bản chất Trung Hoa của họ. Hòa mà không hùa là thế.
Ai cũng biết Tổng thống Ngô Đình Diệm vốn quê Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, nhưng sinh trưởng ở Huế. Nói chuyện với người Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, ông nói tiếng Huế, nhưng khi nói trước công chúng , khi đọc diễn văn hay thông điệp, bao giờ ông cũng dùng giọng Nam. Ông mang mặc cảm trọ trẹ chăng? Hẳn nhiên là không. Trong nước lúc bấy giờ, ông là người có quyền lực nhất, nhưng không vì quyền lực đó mà buộc quôc dân phải nghe cho được giọng Huế khó nghe của ông. Ông hiểu rằng ông cần được hết thảy người dân của mọi miền đất nước nghe, hiểu và thông cảm. Đổi giọng, vì thế là một sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Trong bài viết nói trên, Túy Hồng có một nhận xét rất đúng: “Giọng Huế không phải là giọng nói trước đám đông, mà có thể chỉ là một giọng nói trong phòng khách.” Đó cũng là một trong những lý do trong sự đổi giọng của Tổng thống Diệm, trong việc giả giọng Bắc của Hoàng Thi Thơ khi điều khiển các chương trình ca nhạc, của Như Hảo trên đài phát thanh và truyền hình v.v. Nói trước đám đông thì dở nhưng rỉ rả trong phòng khách lại rất dễ lọt lỗ tai. Có lẽ cũng vì cái ưu điểm “giọng nói trong phòng khách” đó nên nhiều chàng trai khác xứ đã lăn xả vào làm rể xứ Huế chăng ??
Tôi không phải là một nhà ngữ học. Vì vậy những điều trình bày ở đây chỉ là những ý kiến rất thô thiển, có tính cách thường nghiệm của một kẻ bình thường. Đứng trước một thực tế là giọng Huế khó nghe, tiếng Huế khó hiểu (“ngoại ngữ Huế”) đối với đồng bào các miền khác, có nên chăng thử đặt câu hỏi tại sao? Để dễ thông cảm, ở đây xin tạm hiểu “giọng” là nói về thanh âm phát ra từ người nói, còn “tiếng” dùng để chỉ về ý nghĩa của chữ dùng. Đôi khi trong “tiếng” bao gồm cả “giọng”, chẳng hạn cái tiêu đề của bài này.

Giọng Huế khó nghe đối với đồng bào khác xứ, phải chăng vì thanh âm do người Huế phát ra thuộc về một âm vực khó nhận ra? Tôi có cảm tưởng như khi phát âm, người Bắc thiên về giọng thấp, người Nam đi giọng cao, còn người Huế thì bình bình. Phải chăng cái đặc tính bình thanh này khiến nó trở thành khó nghe? Điều này xin để bàn tay chuyên môn của các nhà âm ngữ học can thiệp.

Riêng tôi, nghĩ rằng nếu miền Bắc và miền Nam có được giọng nói dễ nghe thì họ lại rất khó giả giọng của miền khác; trái lại, nếu âm vực của giọng Huế thuộc loại bình bình, trung tính, khó nhận ra đối với người ngoài, thì cũng chính cái đặc điểm trung tính này đã giúp người Huế có thể giả giọng khắp mọi miền một cách không mấy khó khăn. Giọng Bắc, giọng Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sàigòn . . . người Huế đều giả được tuốt. Cũng tỉ như nước lả không màu; nước không màu chứa trong ly thủy tinh trong suốt khó thấy; muốn cho người ta dễ thấy thì pha màu và muốn pha màu gì cũng được. Nghĩ sao nói vậy, chứ tôi biết ý kiến này sẽ bị bà con khác xứ chỉnh ngay, vì đã hơn một lần anh bạn người Nam nói với tôi rằng “con gái Huế thì thanh tao, nhẹ nhàng, nhưng tiếng Huế của mấy ông nghe nặng lắm.”

Người Huế phát âm không phân biệt dấu hỏi dấu ngã, không phân biệt có “g” với không “g”, “c” với “t”. Nếu từ Quảng Nam trở vào khó phân biệt âm “b” và “p”, đến nổi khi đánh vần thường hỏi nhau “bê bò hay bê phở”, ( ngay cả đến những bậc khoa bảng nói tiếng Tây như gió , cũng có lúc nói âm “bê phở” chưa chỉnh) thì ở Huế, tại vùng quê, và ngay đối với lớp người già sống tại thành phố, người ta không phân biệt sự khác nhau giữa các âm “gi”, “d” và “nh”. Người già và người nhà đều được nói giống nhau.

Sau khi làm xong cái nhà, tôi nói chuyện với ông chú già rằng :”Mặc dầu cháu đã tính toán khá kỹ, vậy mà cuối cùng cũng phải mượn thêm của bạn bè mói đủ, vì số chi phí vượt quá mức dự trù.” Ông cụ thản nhiên đáp: “Cháu không nghe à? Ôn mệ mình từ xưa nay đã nói là làm già (làm nhà), chớ có nói làm non mô; mà đã làm già thì hụt tiền thôi.” Rõ ràng là ông cụ chơi chữ theo kiểu Huế, trộn lẫn âm thanh và ý nghĩa để biện luận theo ý mình. Các bạn miền khác hẳn khó mà thưởng thức lối đùa cơt chữ nghĩa theo kiểu đó.

Tôi không biết khi một người ngoại quốc học tiếng Việt thì cái khó nhất đối với họ là gì? Cách phát âm với năm thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, và không dấu) bằng trắc khác nhau, nghe như điệu hát chăng? Văn phạm chăng? . . . Riêng đối với người Việt, có lẽ việc đánh dấu hỏi ngã cho đúng đã là một vấn đề. Hồi còn học tiểu học (cấp 1), thầy dạy lớp Nhất (lớp 5) đã truyền cho lũ nhóc đệ tử chúng tôi một bí quyết để viết hỏi ngã cho đúng với câu thần chú “Anh Huyền ngã nặng, hỏi con dao có sắc không”. Ý thầy muốn cho chúng tôi phải nhớ rằng trong một từ kép, hễ chữ nào đi với chữ có dấu Huyền hay dấu Nặng thì phải đánh dấu Ngã; còn chữ nào đi với chữ có dấu Sắc hay Không dấu thì phải đánh dấu Hỏi, trừ một vài ngoại lệ phải học thuộc lòng. Chẳng hạn:

- nghĩ ngợi thì nghĩ có dấu ngã, nhưng nghỉ ngơi thì nghỉ lại có dấu hỏi.
- sừng sững và sững sốt cũng thế.

Thần chú như thế kể cũng linh nghiệm thật, nhưng khi viết chính tả không khỏi tốn công suy nghĩ nên hơi ... mệt. Khi đi thi bằng Tiểu học, tới môn chính tả tôi vái trời được gặp một thầy giáo hay cô giáo người Bắc, vì tôi nghiệm ra rằng người Bắc phát âm dấu hỏi dấu ngã rất đúng. Ấy là nhờ gần gũi một ông Hà Nội đang tán bà chị tôi mà biết được điều đó.

Cho đến bây giờ vẫn thế, bộ óc tôi ghi nhận rằng khi phát âm dấu ngã thì người Bắc nói nghe như dấu sắc (ví dụ: nghĩ ngợi -> nghí ngợi) và dấu hỏi nghe như dấu nặng (ví dụ: nghỉ ngơi -> nghị ngơi). Giả giọng Bắc mà không biết qui luật này sẽ đánh dấu hỏi ngã sai bét và lòi đuôi “giả cầy” ngay. Một ông nhạc sĩ nọ gốc Miền Trung, thường nói giọng Bắc trên TV, trước 75 đã có lần bị báo chí diễu là “người nói giọng Bắc hay nhất nước”, cũng chỉ vì không để ý điều đó.

Cách đây non 30 năm, lần đầu tiên khi đọc một cuốn truyện (không nhớ tên) của một văn sĩ người Bắc (không nhớ bút hiệu) đến đoạn đối thoại của một nhân vật nữ người Huế, tôi vừa cười thích thú vừa giận . . . Thích thú vì tác giả viết rất có duyên. Còn giận là giận mấy ông thợ nhà in sắp chữ sai (tôi đinh ninh thế). Ai đời “Thôi em về hí” mà lại sắp thành “Thôi em về hỉ”. Chữ HÍ của người ta viết với dấu sắc, đem sửa lại thành HỈ với dấu hỏi, nghe lãng xẹt, vô duyên như ăn cơm hến thiếu ruốc. Trong lời nói thường nhật của người Huế, HÍ là một từ đệm, đóng vai trò như nhé, hay nhỉ trong tiến Bắc và nha trong tiếng Nam . . .

Tôi cứ tự cằn nhằn và giải thích như thế với mấy ông ấn công vô danh, mãi sau mới có dịp biết rằng mình đã nghĩ oan cho họ. Hầu như trong các truyện có dính líu đến ngôn ngữ xứ Huế, chữ HÍ đệm ở cuối câu đều được nghe và viết thành chữ HỈ bởi vì khi người Huế phát âm những chữ có dấu sắc thì người Bắc và người Nam nghe thành dấu hỏi và dấu nặng. Đó là lý do hí biến thành hỉ. Điều đáng nói là sai lầm này cũng hiện diện trong những tác phẩm do chính người Huế viết ra. Lỗi ở ấn công chăng? Lỗi ở thầy cò chăng? Nếu không phải do hai người này thì đó là điều khó hiểu.

Trong bài “Tôi không yêu tíếng Huế” (TSH 1990) tác giả Phàm Phu đã viết rất dí dỏm về những trở ngại do giọng Huế và tiếng Huế gây ra trên chốn giang hồ vì người xứ khác đã nghe khác dấu đi. Chẳng hạn một thiếu nữ Hà thành khi nghe một thanh niên Huế ngỏ lời “Cô cho tôi xin một cái bóng (cái ảnh) của cô để làm kỹ niệm . . “ đã ngơ ngác hỏi lại ”Thưa, anh bảo cái bọng gì cơ ạ ?” (p.45). Một ông người Huế khi vào hội tứ sắc đã hỏi làng “ Hôm nay tui biết tui hên nên muốn đánh lớn. Mấy bà có chịu hai cắc (một lệnh) không?” Câu nói này đã làm cho một bà người Nam giận dữ bỏ chơi, vì nghe lầm dấu sắc ra dấu nặng, tưởng ông kia ăn nói xí xọn (p.46).

Thời gian ở tù trong trại lao cải, được sống gần gũi với anh em người Quảng Nam, tôi mới biết giọng Huế đã được nghe như thế nào. Buổi tối, khi tất cả đã vào chuồng, trong khi chờ tới giờ ngủ, anh em thường tụ tập chơi cờ, domino, hoặc kể chuyện vui cho đở buồn. Có lần một anh bảo tôi “Đố anh nói to và đúng câu ‘Đem vở vô buồng, học đủ rồi ra’ ” Dĩ nhiên tôi đáp ứng ngay, dõng dạc rõ ràng. Câu nói vừa dứt, lập tức tiếng vỗ tay và tiếng cười khoái trá nổi lên. Có cả tiếng hô “Hay, hay! Nói tiếp đi”. Tôi ngơ ngác không hiểu vì không tin rằng câu nói đơn giản đó lại có hiệu lực chọc cười đến thế. Ông bạn ăn chung mâm vừa cười vừa cắt nghĩa “Tụi tui nghe người Huế nói dấu hỏi thành dấu nặng, nên mới phịa ra câu đó để chọc anh đó.” À ra thế !

Giọng Huế tuy khó nghe với người khác xứ nhưng rất dễ chỉnh. Trong lúc nói chuyện chỉ cần đổi ”ton” lớ lớ đi một chút là người nghe thoải mái ngay. Tiếng Huế mới là cả vấn đề, bởi vì khi nói đến giọng là chỉ mới đề cập tới hình thức, còn đi vào tiếng là đi vào nội dung, đi vào đời sống văn hóa.

Ngôn ngữ chẳng qua là qui ước về âm thanh do con người phát ra. Vì vậy, cùng một âm thanh phát ra giống nhau nhưng do qui ước khác nhau nên mỗi dân tộc hiểu theo một nghĩa riêng. Tác giả Phàm Phu (TSH, 1990 đã dẫn) kể rằng trong một lần dạo chơi phố xá Bangkok, thấy cô người Thái cực kỳ xinh đẹp , bèn chụp ảnh để kỹ niệm. Vừa đưa máy ảnh lên ngắm, tác giả vừa hỏi ý kiến ông bạn đồng hương làm hướng đạo “Chụp hí?” (chụp nhé) thì mỹ nhân hoảng hốt bỏ chạy, còn tác giả thì bị bạn mắng như tát nước là đồ ăn nói thô tục đối với phụ nữ ngoại quốc. Lý do là trong tiếng Thái, “chụp” có nghĩa là hôn, còn “hí” là “cái ấy” của phụ nữ. Thấy không, hai tiếng Huế vô tội đã trở thành ngôn ngữ sàm sở ở Bangkok.

Hồi còn ở tù tại trại lao cải Tiên Lãnh (Quảng Nam), tôi và một anh bạn đã làm cho mấy phụ nữ Kà-tu bỏ chạy trong cơn mưa. Số là sau một ngày vất vả đốn cây rồi đốt thành than, tổ chúng tôi bốn người quảy bốn gánh than đầy ắp về trại. Nửa đường, trời đổ mưa, bèn ghé vào trong một cái chòi trong rẫy lúa bỏ hoang để tránh cho than khỏi ướt. Một lát, thấy có bốn năm phụ nữ Thượng, người Kà-tu, từ phía suối chạy lúp xúp về chòi chúng tôi, ý hẳn cũng để tránh mưa. Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm ... sợ mấy phụ nữ sẽ bị trượt té trên con đường dốc dẫn vào lều đã trở thành trơn trợt, anh bạn và tôi la lên “Coi chừng té, té!” Kỳ lạ, câu nói vừa dứt thì nghe mấy người đàn bà đó ré lên chí chóe gì đó và đổi hướng, không chạy vào lều nữa. Trong tổ, có anh bạn gốc Trà My (Quận miền núi của Quảng Nam) nhẩn nha giải thìch “Nói như mấy ông thì cho vàng tụi hắn cũng không vô núp mưa. “Té”, tiếng Kà-tu có nghĩa là đéo, biết chưa? Lần sau, gặp tụi đàn bà con gái ở đây nhớ đừng có nói bậy như vậy nữa, coi chừng có ngày ăn rựa.” Hú vía !

Giữa các dân tộc, qui ước thanh âm khác nhau dẫn đên ngôn gnữ khác nhau đã đành, mà ngay trong cùng một nước, ngôn ngữ cũng thay đổi theo từng địa phương. Cùng một từ, mỗi miền có thể hiểu một nghĩa khác nhau. Cùng chỉ một vật, một việc, mỗi miền có một lối gọi khác nhau. Chẳng hạn chữ “đồ”. Trong khi miền Nam dùng chữ đồ một cách hồn nhiên để chỉ về đồ vật thì miền Bắc lại dùng nó để chỉ bộ phận sinh dục của phái nữ. Vì vậy, khi thấy ba ông bạn cùng chụp chung một tấm hình (chữ Hán gọi là đô), ông nào ngó cũng chễm chệ, phong lưu, Tú Xương đã ỡm ờ vịnh ngay:
Ba bác chung nhau một cái đồ,

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Thôi đừng chê nhỏ lại cười to !
Cùng chỉ một vật đựng thức ăn, ở Bắc gọi bát, Huế gọi là đọi, Nam gọi là tô. Cùng chỉ động tác rơi xuống đất vì bị mất thăng bằng, Bắc gọi là ngã, Huế gọi là bổ, Nam gọi là té. Chữ “địt” Bắc và Nam hiểu không giống nhau. Với người Bắc, “địt” có nghĩa là đéo, là làm tình; còn từ miền Trung trở vô, “địt” chỉ có nghĩ là xã hơi trong bụng ra bằng ngã hậu môn, chữ Hán gọi là trung tiện. Sự đa dạng trong ngôn ngữ của một dân tộc là điều tự nhiên. Bao giờ trong cái chung cũng có cái riêng và thấp thoáng trong cái riêng là hình ảnh cái chung.

Hình như địa lý và lịch sử đã kết hợp với nhau để tạo nên cho Huế một môi trường dễ làm nảy sinh ra nhiều thổ âm và thổ ngữ hơn các miền khác, đến độ có người đã nói là có thể sưu tập thành một tiểu từ điển tiếng Huế. Trong Ngàn Năm Xứ Huế (San Jose: Thương Huế, 1993) Nguyễn Châu cũng đã sưu tập và giải thích một số nhưng vẫn chưa đủ. Trong TSH 1993, qua bài Thử nói về ảnh hưởng cung đình trong phong cách Huế, tôi đã có dịp khái quát về ảnh hưởng của cung đình trong ngôn ngữ Huế. Điều đáng nêu lên ở đây là: tại sao tiếng Bắc, tiếng Nam không gây trở ngại khi giao tiếp như tiếng Huế? Ngoài giọng Huế khó nghe, như đã nói ở trên, phải chăng vì tiếng Huế quá đặc thù? Phải chăng vì ngôn ngữ Huế ít được phổ biến? Hay vì tiếng Huế khúc mắc khó hiểu? Thiết nghĩ có lẽ do tất cả.

Người khác xứ có thể dễ dàng quen thuộc với răng, ri, mô, tê, rứa, hè, hí vì tính cách phổ thông của chúng, nhưng quả tình khó mà thông cảm với những lối nói đặc thù khác. Tôi có anh bạn người Nam sống ở Huế khá lâu. Trong một buổi trà dư tửu hậu, anh tuyên bố “Bây giờ người Huế nói cách chi tui cũng hiểu”. Nghe vậy một anh bạn khác liền hỏi ngay:

- Thiệt hả ? Rứa thì anh có biết vụ hai đứa con ông Bảy bựa qua ngầy lộn chắc rồi lôi giau từ trong chờn ra trữa cươi đập chắc, một đứa bễ mỏ, một đứa u trốt. Mạ hắn can không được, đứng trữa cươi la làng như " quạ quạ bẻ bắp "

Anh bạn người Nam ngẩn tò te, chịu thua. Đây là chìa khóa mật mã:

- bựa qua : hôm qua
- lôi giau : lôi nhau
- ngầy lộn : gây gổ
- chắc : với nhau
- chờn : cái giường
- trữa cươi : giữa sân
- bể mõ : vỡ mồm, giập miệng
- u trốt : u đầu

Mới chỉ có một câu nói ngắn như vậy mà cần phải giải thích đến tám chữ mới làm cho người ta hiểu được, và thực ra, đó mới chỉ là những chữ nặng về hình thức hơn ý nghĩa. Nếu đi vào ý nghĩa thì sự khúc mắc càng thể hiện rõ rệt hơn. Thành ngữ tào lao xịt bộp là một thành ngữ phổ thông của Huế - dùng để chỉ lời nói hay việc làm không đâu vào đâu, không có chủ đích, không có ý nghĩa, kiểu “nghe qua rồi bỏ”- nhưng lại là một thành ngữ khó hiểu vói xứ khác. Trong một cuộc tiếp kiến Toàn quyền Đông Dương, Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (Đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại) đã làm cho một vị quan lỗi lạc lúng túng khi phải thông dịch câu nói rặt Huế của bà: “Tôi tra rồi, ăn nói tào lao xịt bộp . . .” (Nguyễn Đặng, TSH 1993) chỉ vì ông không phải là người Huế. La ngầy hay ngầy nghĩa là la rầy, nhưng ngầy lộn lại có nghĩa là gây gổ nhau. Mụ nớ có nghĩa là người đàn bà kia (không có ý kính trọng) nhưng khi một người đàn ông được gọi là Mụ hay Mệ, có nghĩa ông ta là người trong hoàng tộc. Thật là rắc rối.

Có một thực tế mà dường như ít ai để ý. Ấy là kể từ ngày chữ quốc ngữ trở thành phổ biến,trở thành văn tự chính thức thay thế cho chữ Hán thì lối viết theo ngôn ngữ miền Bắc là lối viết chính thức nước ta.

Thực vậy, từ giấy tờ hành chánh cho đến tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học v.v. phổ biến qua hình thức văn tự, hầu như đều được viết theo giọng Bắc. Ngoại trừ một Hồ Biểu Chánh của hồi đầu thế kỷ và sau này có thêm Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, và hiện nay là Hồ Trường An, là viết văn rặt giọng Nam, còn hầu như tất cả, bất cứ người cầm bút thuộc lãnh vực nào, xuất thân từ địa phương nào, đều viết theo phong thái ngôn ngữ miền Bắc. Bình Nguyên Lộc viết tiểu thuyết theo giọng Nam nhưng khi viết Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc Việt-Nam, một tác phẩm biên khảo, cũng dùng ngôn ngữ Bắc. Số học giả, thi sĩ, văn sĩ người Huế trong nền văn chương quốc ngữ đông biết mấy, thế nhưng không vì vậy mà “răng, ri, mô, tê, rứa, ni, nớ . . . “ được chính thức đi vào văn học như “sao, thế này, đâu, kia, vậy, này, ấy . . .” Đừng nói chi xa, ngay tập TSH bạn đang cầm trên tay là một bằng chứng cụ thể, và ngay bài viết này cũng thế.

Ngôn ngữ miền Bắc hầu như đã trở thành lối nói và viết chính thức, có lẽ do truyền thống lập quốc và Nam tiến. Trong âm nhạc, ta cũng thấy hiện tượng tương tự. Khi hát tân nhạc, tất cả các ca sĩ đều hát theo giọng Bắc, bất kể người miền nào. Nhiều danh hề đã chọc cười khán giả một cách thành công khi hát tân nhạc theo giọng Nam. Ban AVT nhờ có Vân Sơn đệm giọng Huế mà trở thành hài hước có duyên. Từ thập niên 60, một số các nhà văn nữ gốc Huế quả có đưa tiếng Huế vào tác phẩm nhưng cũng chỉ có tính cách mắm muối thêm duyên – kiểu như Vân Sơn đệm giọng Huế trong ban AVT – chứ chưa tạo được sắc thái địa phương như Hồ Biểu Chánh hay Hồ Trường An.

Giọng bắc giọng Nam dễ nghe, tiếng bắc là ngôn ngữ chính thức trong sinh hoạt văn hóa và xã hội, đó là lý do tại sao đồng bào miền Bắc không gặp trở ngại khi đối thoại với người khác xứ. Trái lại, bên cạnh giọng nói thuộc về một âm vực khó nghe, người Huế lại nói và viết không giống nhau. Thêm vào đó, Huế lại quá phong phú thổ âm thổ ngữ, cả về số lượng cũng như ý nghĩa. Tất cả những cái đó đã biến tiếng Huế thành ngoại ngữ. Muốn hiểu rành “ngoại ngữ” đó, chỉ có cách hãy sống với Huế. Ai không tin, thử hỏi mấy ông rễ Huế, biết ngay.

Võ Hương-An

dinhbaochau
07-04-2011, 08:43
Ua chầu, hay hè, bác tìm bài ni chổ mô mà hay rứa. Khi mô ghé Huế tui méc cho một chổ sửa trốc cúi, khi bác bị bổ hỉ.

lqkhoi
07-04-2011, 08:50
khôn lường là cái chi chi?

Đọc hổng kỹ tưởng ổng hỏi chữ khôn liền sực nhớ lão Ngủ chứ hổng phải lão Mèo :D

Brantanna
07-04-2011, 10:59
Cảm ơn bác Dly rất nhiều! Bài viết rất hay và các nhận xét rất chính xác.
Bản thân mình, về nhà nói chuyện với ba mẹ, các em thì nói giọng Huế nhưng quay qua nói chuyện với vợ thì giọng Nam. Thành ra, trong cuộc nói chuyện gia đình luôn luôn dùng "2 thứ tiếng" giống như nói chuyện có người nước ngoài lollollol

Nhưng cũng do mất gốc rồi nên ra Huế lắm lúc cũng nghe không ra! :w00t:
Hồi nhỏ, cô giáo dạy lớp 1 của mình là người Nghệ Tĩnh, và cũng nhờ cô mà mình nghe và nói được nhiều giọng, viết chính tả cũng chính xác!

Osama Binladen
07-04-2011, 11:02
Nói chung không nên khắt khe với từ địa phương, đôi khi ta biết được một từ địa phương ở một ai đó phát ngôn ra, thay vì tẩy chay thì sao không vui vẻ chấp nhận một từ "rất ngộ" và thú vị?

Còn việc những từ ngữ ít dùng dần dần bị tiêu đi cũng là quy luật tự nhiên, chả có gì đáng bàn cả:D

thagnv
07-04-2011, 11:19
Nói chung không nên khắt khe với từ địa phương, đôi khi ta biết được một từ địa phương ở một ai đó phát ngôn ra, thay vì tẩy chay thì sao không vui vẻ chấp nhận một từ "rất ngộ" và thú vị?

Còn việc những từ ngữ ít dùng dần dần bị tiêu đi cũng là quy luật tự nhiên, chả có gì đáng bàn cả:D
Đúng đúng đúng, em cũng nghĩ vậy, em nghĩ đó là nét thú vị để khám phá và tìm hiểu chứ không phải la ong ỏng lên như ai kia suốt ngày thủ dâm với mớ tiếng Việt của mình rồi tự hào là mình yêu tiếng Việt lắm lắm!

Osama Binladen
07-04-2011, 11:24
Đúng đúng đúng, em cũng nghĩ vậy, em nghĩ đó là nét thú vị để khám phá và tìm hiểu chứ không phải la ong ỏng lên như ai kia suốt ngày thủ dâm với mớ tiếng Việt của mình rồi tự hào là mình yêu tiếng Việt lắm lắm!

He he....

Thằng Ngỏng mô rồi? ra xác minh cái coi:w00t:

huongct
07-04-2011, 11:39
Tui thấy thằng cha KH tào lao thì có, nên nhớ đây là 1 chương trình trên TV hẵn hòi, chứ không phải làm riêng cho nhóm dân rừng rú nào đó xem, người lịch sự bao giờ cũng cố gắng dùng từ gần gũi nhất, chứ không phải đánh đố kiểu đó. Ngay bản thân tớ thôi, khi tiếp xúc với người địa phương khác, mà tui quen nhiều người bắc hay trung, họ cũng vậy, bao giờ cũng cố gắng dùng từ dễ hiểu nhất, thậm chí cố gắng sửa giọng cho dễ nghe hơn. SGK tiếng Việt của BGD chỉ có 1 bản thôi mà, tội gì mà xài những từ tối thui, để chứng tỏ cái gì ?, bác học hơn chăng ?

thinhduc
07-04-2011, 11:55
Chối tỷ là cãi chị :D

TongNghien
07-04-2011, 13:55
Tui thấy thằng cha KH tào lao thì có, nên nhớ đây là 1 chương trình trên TV hẵn hòi, chứ không phải làm riêng cho nhóm dân rừng rú nào đó xem, người lịch sự bao giờ cũng cố gắng dùng từ gần gũi nhất, chứ không phải đánh đố kiểu đó. Ngay bản thân tớ thôi, khi tiếp xúc với người địa phương khác, mà tui quen nhiều người bắc hay trung, họ cũng vậy, bao giờ cũng cố gắng dùng từ dễ hiểu nhất, thậm chí cố gắng sửa giọng cho dễ nghe hơn. SGK tiếng Việt của BGD chỉ có 1 bản thôi mà, tội gì mà xài những từ tối thui, để chứng tỏ cái gì ?, bác học hơn chăng ?

Tui với ông này có nhiều điểm giống nhau ghê ta ! :punk:


Cái kiểu "dễ dãi" với ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ biến dạng như bạn 'Bin' và bạn 'thagnv' đề cập, thì chỉ tổ làm cho tụi teen nó khoái !!! :no:

Khi còn nhỏ, được cha mẹ dạy, được học cái chữ ở trường lớp là học cái chuẩn mực, nhưng tại sao chúng ta không gìn giữ ?


Bao dung và chấp nhận với cái không đúng, thì thông thường không phải là điều tốt.

thagnv
07-04-2011, 16:13
Tui với ông này có nhiều điểm giống nhau ghê ta ! :punk:


Cái kiểu "dễ dãi" với ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ biến dạng như bạn 'Bin' và bạn 'thagnv' đề cập, thì chỉ tổ làm cho tụi teen nó khoái !!! :no:

Khi còn nhỏ, được cha mẹ dạy, được học cái chữ ở trường lớp là học cái chuẩn mực, nhưng tại sao chúng ta không gìn giữ ?


Bao dung và chấp nhận với cái không đúng, thì thông thường không phải là điều tốt.
Lại còn cãi cố. Ông ta có đại diện cho cái nước Việt Nam này đâu mà phải yêu cầu ổng không được nói từ địa phương, ông ta nói, tiếng nói ấy đại diện cho cá nhân ông ta trên mặt báo. Cái đó là tôn trọng sự khác biệt. Mai mốt chẳng lẽ đi phỏng vấn mấy ông dân tộc, vì ổng là người Việt nên bắt buộc ổng phải nói tiếng Việt mới được hả? Hoặc với những người Huế thì sao? Quê bác không có cầu cá, người ta nói đi ị cầu cá bác không biết rồi chửi người ta đẻ này đẻ nọ hả. Yêu nước như bác chắc qua Triều Tiên mới là thiên đường của bác.

TongNghien
07-04-2011, 16:28
Lại còn cãi cố. Ông ta có đại diện cho cái nước Việt Nam này đâu mà phải yêu cầu ổng không được nói từ địa phương, ông ta nói, tiếng nói ấy đại diện cho cá nhân ông ta trên mặt báo. Cái đó là tôn trọng sự khác biệt. Mai mốt chẳng lẽ đi phỏng vấn mấy ông dân tộc, vì ổng là người Việt nên bắt buộc ổng phải nói tiếng Việt mới được hả? Hoặc với những người Huế thì sao? Quê bác không có cầu cá, người ta nói đi ị cầu cá bác không biết rồi chửi người ta đẻ này đẻ nọ hả. Yêu nước như bác chắc qua Triều Tiên mới là thiên đường của bác.

Ừa, ha !

Ngu quá. Vậy mà không nghĩ tới !

Đúng là anh "phán" bừa quá. :yes:


Vậy là, sau này mà gặp những từ ngữ lạ lùng, thì cứ nghĩ rằng đó là từ địa phương. Thế là ổn ! :D

magame227
07-04-2011, 16:35
chối tỉ là từ chối tiền tỉ :D

TongNghien
07-04-2011, 17:01
Lại còn cãi cố. Ông ta có đại diện cho cái nước Việt Nam này đâu mà phải yêu cầu ổng không được nói từ địa phương, ông ta nói, tiếng nói ấy đại diện cho cá nhân ông ta trên mặt báo. Cái đó là tôn trọng sự khác biệt. Mai mốt chẳng lẽ đi phỏng vấn mấy ông dân tộc, vì ổng là người Việt nên bắt buộc ổng phải nói tiếng Việt mới được hả? Hoặc với những người Huế thì sao? Quê bác không có cầu cá, người ta nói đi ị cầu cá bác không biết rồi chửi người ta đẻ này đẻ nọ hả. Yêu nước như bác chắc qua Triều Tiên mới là thiên đường của bác.

Xí, khoan !

Lại gặp cái ngữ "tôn trọng sự khác biệt" ở đây.

Ờ, thì tôn trọng. Phải tôn trọng chứ !


Nhưng, không có nghĩa là chấp nhận tất thảy ! :D


Chúng ta hãy để ý thử xem: khi làm phóng sự ở những bản, làng của người dân tộc thiểu số, phóng viên cũng sẽ ưu tiên cho những đồng bào sử dụng được tiếng Kinh, khi không đáp ứng được như yêu cầu tối thiểu (của phóng viên) thì mới để cho đồng bào người dân tộc thiểu số sử dụng ngôn ngữ thuần thục của riêng họ, VÀ sau đó phóng viên sẽ tìm cách dịch ra tiếng của dân tộc Kinh để cho số đông hiểu được.


Việc đó thể hiện điều gì ?


Thể hiện rằng:

- Bạn có thể khác người, bạn có thể làm một việc khác người, bạn có thể nói chuyện khác người,... nhưng đối tượng mà tiếp thụ là ai ?

- Nếu đối tượng là một cá nhân nào đó, một nhóm nhỏ nào đó mà dễ dàng cảm thông được cho bạn, thì hầu như không có nảy sinh vấn đề.

- Nếu đó là số đông mà dự đoán là không hiểu được những gì từ bạn, thì con người của bạn, lời nói của bạn, hành vi của bạn sẽ lạc lõng và không hòa nhập được số đông.


+ Rút ra rằng: sự khác biệt là có thể tôn trọng, nhưng sẽ tôn trọng khi điều đó mang ý nghĩa tích cực, chứ không phải là sự khác biệt dị hợm và ảo tưởng !


+ Trở lại vấn đề gốc: cảm thấy "hơi" ngạc nhiên khi thấy ông đạo diễn này dùng một từ "mang tính" địa phương (cục bộ) như vậy. Ông ta là đạo diễn nổi tiếng mà ! Phim ông ta làm ra cho số đông coi mà, ê-kíp làm phim cũng gồm nhiều thành phần ở nhiều nơi trong xã hội mà, bài phỏng vấn của ông ta (mà ông ta biết chắc) sẽ được phổ biến cho dân chúng biết mà. Ấy thế mà ông ta vẫn dửng dưng sử dụng những từ ngữ "mang tính" địa phương mà số đông không biết tới. Vậy ông ta có tôn trọng số đông hay không ? Ông ấy có tôn trọng những người nghe lời ông ta nói hay không ?

Chả thấy sự tôn trọng người khác từ ông đạo diễn này chút nào ! :no:

thagnv
07-04-2011, 17:21
Đã khác biệt thì cái gì là tích cực, cái gì là tiêu cực, dị hợm và ảo tưởng so với cái gì, so với kinh nghiệm cá nhân mà bác tích cóp được hả. Bác nói cái phần phỏng vấn dịch ra cho người khác đọc này nọ hay lắm, sao không nghĩ tiếp cái từ đó sở dĩ bác không hiểu là do lỗi phóng viên không chú thích. Đọc sách nhiều bộ bác không thấy người ta thường chú thích những chỗ gây khó hiểu cho người đọc à. Còn việc ông đạo diễn ấy có nổi tiếng thì bản thân ổng với tâm thế khi phỏng vấn với phóng viên là một cuộc trò chuyện cá nhân giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn, tay phóng viên ấy sẽ về trở máy ra nghe lại, rồi viết vào, thì đó là con người thật của người ta, phóng viên đúng ở chỗ viết lại nguyên văn cái từ ấy nhưng thiếu sót ở chỗ không chú thích.

Khi bắt gặp một điều mới mẻ, thay vì im lặng, tìm hiểu, tiếp thu thì đừng mang nó ra so sánh với bản thân mình, rồi nói này nói nọ như là anh đúng rồi còn người ta thì dị hợm và ảo tưởng. Gặp đống rác ngoài đường anh bị mũi bảo thúi quá vì anh dựa vào kinh nghiệm bản thân anh, anh nói thúi quá, gớm quá, nhưng lại đống rác đó mà gặp bà ve chai thì hô hô đã quá, sướng quá, rác rác rác, bả bay vô lục lọi tìm kiếm háo hức cũng như anh đi nói này nói nọ với cái kinh nghiệm bản thân anh.

Nói chung là nên tìm hiểu kĩ trước khi than thở!

Osama Binladen
07-04-2011, 17:28
Tớ thì cùng quan điểm Thả Gà, đôi khi đi vào các vùng dân tộc thiểu số thấy mấy từ của họ hay hay cũng cố nhớ thi thoảng nói chuyện mà có dính đến dân tộc đó thì cũng có chuyện tếu táo về ngôn ngữ cho vui.

Việc ông đạo diễn nói từ "Chối tỉ" là từ có nhiều nhà văn xài trong sách, và có lẽ cũng được sử dụng tương đối phổ biến trong giới có học trước đây, nó như một kiểu nói tránh nói giảm đỡ phải dùng từ quá thô lỗ khi chê về một vấn đề nào đó, hoặc cũng có thể để gièm pha một vấn đề gì đó một cách dân dã...

Dần dà về sau ít người xài, ít người biết, có vùng biết có vùng không nên nhiều người nghe lạ tai cũng như tra trong từ điển cũng không có...

Nói chung Bin có quan điểm thế này: Nếu ví kiến thức của mình đang chỉ to bằng quả cam, khi thấy có gì lạ khác với hiểu biết của ta mà ta vui vẻ tìm hiểu nhặt thêm vào thì một thời gian sau có thể nó bằng quả bưởi hoặc lớn hơn, còn cứ tẩy chay thẳng thừng thì mãi mãi vẫn bằng quả cam mà thôi:D

Dennis Bergkamp
07-04-2011, 17:35
Gà hay, đúng là lỗi của phóng viên còn lão Nghiện do chưa quen trình tự và cách thức viết báo nên đổ lỗi lầm cho ông đạo diễn. Giữa lão đạo diễn và phóng viên là riêng tư với nhau, giữa bài báo và độc giả thì phải cố gắng dựa trên cái chung (Nếu có những cái riêng thú vị thì giữ lại).

Gà hay quá, Gà hay quá.

p.s: Lão Nghiện, mấy cái "?" "!" lão để dính sát với chữ trước nó, tách ra nhìn kỳ quá. Sao đấu "." dấu "," thì viết dính còn "?" "! " lại tách ra?

Lão Bin: so sánh kiến thức với cái gì ko so, lại đi so với cam và bưởi, nghe thèm chảy nước miếng.

Osama Binladen
07-04-2011, 18:04
Lão Berg thèm bưởi với cam à? đúng là lớn không bỏ nhỏ không tha:lick:

TongNghien
07-04-2011, 18:18
Dường như các bạn mãi nhìn vào "sự khác biệt" mà không để ý đến sự "tôn trọng". :)

Ông đạo diễn đó nói chuyện với phóng viên: tại thời điểm đó, tại nơi đó, phóng viên có thể hỏi lại những chỗ không hiểu.

Nhưng khi đưa ra trước công chúng, nếu người tiếp nhận không hiểu, thì hỏi lại bằng cách nào ?


Nhiều người trong chúng ta sẽ quy lỗi cho phóng viên đã thiếu sót vì không rà soát và biên tập lại nội dung trước khi đưa ra công chúng. Nhưng tại sao chúng ta không thắc mắc đến việc: ông đạo diễn thiếu tôn trọng người nghe, rồi sao này chúng ta mà được phỏng vấn thì cũng muốn nói gì cũng được hay sao ? (nếu có người thắc mắc thì chúng ta lại bảo: anh dốt quá, đó là tiếng địa phương của tui, tui muốn nói sao lại hổng được)

Ra tiếp xúc với cộng đồng, mà cứ khư khư cái tinh thần cục bộ thì có khác gì bạn 'thagnv' bảo mình đâu: "biết ít chữ rồi cứ nghĩ mình đúng". :no:

thagnv
07-04-2011, 18:41
Thôi, đúi hàng với anh quá... haizzz... tự đọc lại cái đoạn phóng viên lên núi phỏng vấn người dân tộc của anh viết đi, khi người ta nói chuyện tiếng địa phương không đại diện cho nước Việt anh yêu thì anh lôi cha phóng viên lên núi tác nghiệp ra nói chuyện, rồi giờ người ta nói chuyện phóng viên tác nghiệp thì lại quay trở về cái vụ phỏng vấn cá nhân mà dám nói tiếng địa phương... muốn cãi thì anh đứng một chỗ mà cãi chứ sao chạy vòng vòng ai biết anh ngứa chỗ nào mà gãi.

TongNghien
07-04-2011, 18:51
Đúng là hãi thiệt !

Chỉ có hai từ "chối tỷ" lạ tai với một số người, mà tranh luận lôi thôi như vậy.

Em đã thấy rõ cái "sự khác biệt" nó có kết quả như thế nào chưa ? :D


Sau này, em có thể sử dụng khái niệm "khác biệt" để đưa vào các tác phẩm/sản phẩm của mình và có thể hình dung được tác động (cả tích cực và tiêu cực) của nó rồi đó ! :yes:

huongct
07-04-2011, 22:10
Lại còn cãi cố. Ông ta có đại diện cho cái nước Việt Nam này đâu mà phải yêu cầu ổng không được nói từ địa phương, ông ta nói, tiếng nói ấy đại diện cho cá nhân ông ta trên mặt báo. Cái đó là tôn trọng sự khác biệt. Mai mốt chẳng lẽ đi phỏng vấn mấy ông dân tộc, vì ổng là người Việt nên bắt buộc ổng phải nói tiếng Việt mới được hả? Hoặc với những người Huế thì sao? Quê bác không có cầu cá, người ta nói đi ị cầu cá bác không biết rồi chửi người ta đẻ này đẻ nọ hả. Yêu nước như bác chắc qua Triều Tiên mới là thiên đường của bác.


Cãi chơi với Thả Gà chút nhé !

Theo tui Thả Gà chưa hiểu đúng vấn đề cần bàn. Nhắc lại rằng KH là đạo diễn có tiếng, là người dân tộc Kinh (bác nào có thông tin ổng là người Khơ Mú thì la lên nhé). Rất nhiều quốc gia trên TG là cộng đồng các dân tộc khác nhau, bao giờ người ta cũng xây dựng một hệ thống ngôn ngữ chuẩn mực, nào là tiếng Anh chuẩn, tiếng Pháp chuẩn, tiếng Tàu chuẩn và dĩ nhiên là tiếng Việt chuẩn, học sinh dù nói giọng địa phương nào thì khi đến trường đều phải theo chương trình chung. VD tui là người miền Tây, khi tui học lớp 1, tui phải phát âm theo chuẩn chữ “V”, chữ “Gi” và dấu “ngã” như giọng bắc, và người bắc ai cũng biết mình phát âm chữ “D” là không chuẩn, …

Không thể có sự sánh nào giữa KH và người dân tộc được. Người dân tộc cho dù họ nói kiểu gì thì họ cũng không phải người Kinh đa số, ta phải tôn trọng họ vì với họ tiếng Kinh không phải tiếng mẹ đẻ của họ, mà nhà nước chỉ khuyến khích họ học mà thôi. Cũng như khi ta vào chợ Lớn SG, nghe người ta nói tiếng Việt xí xô xí xào, ta đâu thể trách họ được. Cần nghĩ xa một chút, ai cũng thấy dù sao cộng đồng người Hoa cũng là thiểu số, dần dà các thế hệ sau này đều cố gắng hòa nhập với cộng đồng, giao tiếp ngày càng tốt hơn, điều này chỉ có lợi cho họ mà thôi.

Nói tới đặc trưng vùng miền lại là chuyện khác, nếu anh sống giữa cộng động hay địa phương của mình, anh có thể thoải mái, nhưng khi ra cộng đồng lớn, anh phải thể hiện sự tôn trọng qua ngôn ngữ, qua những gì đã được học ở SGK, nếu cứ mãi cứng nhắc rất có thể có chuyện “một người Kinh không thể trò chuyện với một người Kinh, vì không thể hiểu ngôn ngữ của nhau”, thiệt là hài hước phải không ?. Sự tự giác là điều rất tự nhiên khi 2 người ở những vùng miền khác gặp nhau, hơn nữa nếu cả 2 đều được đi học họ sẽ biết nói như thế nào để hiểu nhau, cho dù giọng nói có khó nghe một chút.

Quay lại trường hợp của ông KH, tại sao tiếng Việt bao nhiêu từ hay ho không xài, mà đi xài từ “chối tỉ”, hơn ai hết ông ta phải biết mình đang nói trên VTV, phải biết cái từ “chối tỉ” là quá xa lạ và tối nghĩa với hầu hết mọi người. Có một chuyện mà chẳng cần ai dạy rằng nếu anh là người có học thức, anh là người của công chúng, anh phát biểu cho công chúng nghe, anh phải biết nói thế nào để đông đảo công chúng có thể hiểu được, cái này chắc không đến nỗi khó khăn phải không ?. Nói xa một tí, cụ Hồ là người xứ Nghệ, cụ đọc bản Tuyên ngôn độc lập thậm chí còn dễ nghe hơn nhiều người xứ Nghệ bây giờ. Tui chỉ có thể hiểu đơn giản rằng ngày xưa khi cụ bắt đầu sự nghiệp của mình, chắc chắn sẽ phải cải thiện khả năng giao tiếp cho gần gũi với nhiều người, ngôn ngữ mà không thông thì sẽ truyền đạt cái gì đây ?.

Một lần nữa tui muốn nhấn mạnh sự tự giác, nhận thức của mọi người trong vấn đề giao tiếp, âu cũng là việc thể hiện văn minh. Suy cho cùng thì đâu có mất xu nào đâu !

thagnv
07-04-2011, 23:28
Lão Ngỏng kia mà quan điểm rõ ràng như bác thì em cũng chẳng cách nào cãi lộn với lão được. Người ta nói, nói phải củ cải cũng nghe, nhưng lúc lão củ cải, lúc củ kiệu làm em chẳng biết đường nào mà lần.

Đang buồn em ghẹo ổng chửi để em ban nick thôi, chứ thương nhau hổng hết mà cãi lộn gì bác. Haizzz... Sao mình giả tạo quá đi. Hic.

TongNghien
07-04-2011, 23:29
Không chỉ có bạn 'thagnv' đâu, còn một vài bạn khác nữa. Thật ra, quan điểm của họ và của bạn 'huongct' và của cả 'TongNghien' không sai !

Nhưng, vì sao chúng ta tranh luận với nhau ?


Chúng ta dường như đang chia ra hai luồng suy nghĩ: "giữ vững nét riêng của cá thể", và "phù hợp với tập thể".


Xin nhận xét thêm về vụ việc "chối tỷ" của ông đạo diễn:

- Nhiều bạn thấy phát biểu của ông ấy là bình thường và "tôn trọng sự khác biệt" vì (có thể) đó là ngôn ngữ địa phương, đặc trưng, thói quen của ông ấy.

- Nhưng, 'TongNghien' cũng sẽ hoàn toàn tôn trọng nếu như phát biểu khó hiểu đó là từ chuyên môn trong ngành điện ảnh. Đằng này, dường như hai từ "chối tỷ" không phải là từ chuyên môn của ngành điện ảnh, mà thuộc về xã hội nói chung.

- Vậy thì lại sanh ra phản cảm đối với người tự nhiên "đánh đố" mình một cách lãng nhách.


T/b: thằng Gà chuyến này mà đi Lê Ku là anh cắt... kiu của mài ! :mad:

lqkhoi
08-04-2011, 06:58
Thực ra mà nói lỗi này không nằm ở ông Khải Hưng mà nằm ở những người biên tập và tờ báo online đã đăng cái kia lên mạng.

Chú ý đây chỉ là 1 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc 1 tin dạng chộp ở vỉa hè nếu tôi không lầm. Ông Khải Hưng không lên TV nói chuyện, hay trả lời trực tiếp qua radio v.v vì vậy không ai cấm ông ta nói thứ tiếng gì một khi người phóng viên phỏng vấn kia hiểu.

Vấn đề nằm ở chỗ Ban Biên Tập khi đăng nó lên nếu tôn trọng người phỏng vấn thì có thể đăng nguyên từ người đó dùng kèm theo 1 lời giải thích nằm bên trong bài viết (hoặc mở ngoặc).

Tóm lại không đồng ý với lão Củ To khi đả phá bác Hưng (con dâu bác Hưng xinh gái lém đấy :p)

TongNghien
08-04-2011, 07:10
Cái vấn đề ở đây là ý thức !

Ông đạo diễn đó phải ý thức được rằng: cần phải tìm từ ngữ cho phổ thông, dễ hiểu để người ta nghe mà không cần phải thắc mắc gì chứ.

Muốn nói sao thì nói, thế thì có vẻ... bản năng quá :no:

Osama Binladen
08-04-2011, 07:35
Cái vấn đề ở đây là ý thức !

Ông đạo diễn đó phải ý thức được rằng: cần phải tìm từ ngữ cho phổ thông, dễ hiểu để người ta nghe mà không cần phải thắc mắc gì chứ.

Muốn nói sao thì nói, thế thì có vẻ... bản năng quá :no:

Đúng là người theo chủ nghĩa nho gia hình thức, dập khuôn, cứng ngắc:lick:

Bin thì thích sống theo bản năng của người tự do, chứ Sống mà cứ phải gò mình như thế thì khổ lắm, thích thì nói thích, không ưng cái bụng thì cũng uỵch toẹt ra, hà cớ chi cứ phải khổ sở như vậy, thế kỷ 22 đến nơi rồi:punk:

Diễn biến thế này: Đầu tiên lão Brantana không hiểu được từ "chối tỉ" nên hỏi, mỗi người giải thích mỗi ý, tự nhiên có mấy lão phi vào chửi ông Khải Hưng và cho rằng ông ta ở địa vị như thế thì không được dùng kiểu từ mà nhiều người không hiểu và chụp cho ông cái mũ không tôn trọng người nghe, là người thô lỗ.... oài đúng là miệng mồm thiên hạ nói kiểu chi cũng OK.

Tiếp đến có một số người vào cho rằng ổng đạo diện nói thế là bình thường bởi từ "chối tỉ" còn được xài trong cả văn học ở nhiều năm trước đây và có nhiều địa phương họ xài và có thể ông đạo diễn là người thế hệ trước cũng quen dùng từ này nên mới buột miệng nói ra trong lúc ngồi "tếu táo" với tay phóng viên...

Tuy nhiên dường như các bác FAN của Mỹ Tâm thấy bị nóng mủi không chịu được nên quyết ANTI bằng được cha đạo diễn kia, và bằng mọi lý lẽ hình thức, lý sự... cứng ngắc của mình để bảo vệ bằng được...

... Mà quên mất rằng chủ thớt chỉ muốn hỏi "Chối tỉ" là gì đúng quả là mấy cha này CHỐI TỈ quá:lick:

PS: Mà phải nói rằng, cũng nhờ bác Khải Hưng nói từ "Chối tỉ" mà các báo giật tít ầm ầm, có thế thiên hạ mới biết bộ phim Mỹ Tâm đang đóng rồi háo hức chờ nó xem chối tỉ cỡ nào, âu cũng là cái công PR của bác đạo diễn ấy, mấy cha FAN của Mỹ Tâm đáng ra phải cảm ơn bác í mới đúng:punk:

dly
08-04-2011, 11:22
Mấy tay vỗ ngực nho học này thương mang tính gàn còn gọi là "gàn bát sách" Bin ơi. Hơi đâu mà tranh luận. Có lần tớ bảo chú nó
-Mày ngang quá hà
Nó bảo
- Em ngang mà ngang phải

:buck: Lậy thánh mớ bái, đã ngang mà còn có chuyện ngang phải với lại ngang trái nữa cơ đấy :lick:

huongct
08-04-2011, 11:28
Tóm lại không đồng ý với lão Củ To khi đả phá bác Hưng (con dâu bác Hưng xinh gái lém đấy :p)


Tớ mới vặn có tí ốc vít à ! mà con dâu lão thì có liên quan gì tới tớ chứ ! :mad:

thagnv
08-04-2011, 11:39
Tớ mới vặn có tí ốc vít à ! mà con dâu lão thì có liên quan gì tới tớ chứ ! :mad:

Ờ, bác nói em mới để ý, lão Khôi mập này thiệt là du diên, con gái bác KH xinh hay ko thì mới bàn chứ tự nhiên lôi con dâu xinh vào đây! Hic.

dly
08-04-2011, 11:44
Ý Khôi mập là hoa vắng chủ hái trộm đó con :D

thaychuastudio
08-04-2011, 12:27
Ờ, bác nói em mới để ý, lão Khôi mập này thiệt là du diên, con gái bác KH xinh hay ko thì mới bàn chứ tự nhiên lôi con dâu xinh vào đây! Hic.

Ban nick nóa đi Gà !! :clown:

megaownage
08-04-2011, 13:20
Vậy ra chữ này có thật sao? Vậy mà từ đầu tôi cứ ngỡ nó là "Chối thỉ" bị đánh máy thiếu.

havidu
08-04-2011, 14:18
Chối tỉ là thán từ trong văn nói của người miền Bắc thường dùng hồi những năm 70-80 thế kỉ trước. Sau này thế hệ trẻ ít dùng. Chối tỷ chỉ ngữ cảnh chán, ngán ngẩm, nhạt nhẽo, vớ vẩn.

Cũng có thể từ "Chuối" trong văn nói của các bạn trẻ phía Bắc bắt nguồn từ chữ này.
Đây hoàn toàn không phải là chữ địa phương của dân xứ Nghệ hay "đúng là xứ Nghệ hiếu học, có tí chữ là đẻ đủ trò !" . Thiếu hiểu biết rồi phán tầm bậy tầm bạ, chửi tào lao cả một địa phương thì chẳng có gì tả đc...! :no:

Thứ nữa, từ "chối tỉ" là từ thuần Việt. Không phải Hán Việt hay Hán Nôm gì sất!!

TongNghien
08-04-2011, 14:23
Chối tỷ là thán từ trong văn nói của người miền Bắc thường dùng hồi những năm 70-80 thế kỉ trước. Sau này thế hệ trẻ ít dùng. Chối tỷ chỉ ngữ cảnh chán, ngán ngẩm, nhạt nhẽo, vớ vẩn.

Cũng có thể từ "Chuối" trong văn nói của các bạn trẻ phía Bắc bắt nguồn từ chữ này.
Đây hoàn toàn không phải là chữ địa phương của dân xứ Nghệ hay "đúng là xứ Nghệ hiếu học, có tí chữ là đẻ đủ trò !" . Thiếu hiểu biết rồi phán tầm bậy tầm bạ, chửi tào lao cả một địa phương thì chẳng có gì tả đc...! :no:

Thứ nữa, từ "chối tỉ" là từ thuần Việt. Không phải Hán Việt hay Hán Nôm gì sất!!

Huhu... mình tự chửi mình mà cũng bị người ngoài xỉa xói... :bawling:

thagnv
08-04-2011, 14:27
Huhu... mình tự chửi mình mà cũng bị người ngoài xỉa xói... :bawling:

Ôi trời, giờ ảnh chuyển qua ảnh đại diện cho toàn dân xứ Nghệ rồi. Haizzz... Sợ ổng luôn!

huongct
08-04-2011, 14:30
Lão Bin thế nào cũng hắt xì mấy cái !lol Thiệt tình tớ chẳng biết cái từ này ở đâu, chỉ nghĩ lão KH xài từ này chẳng hay ho gì !

Dennis Bergkamp
08-04-2011, 14:30
Huhu... mình tự chửi mình mà cũng bị người ngoài xỉa xói... :bawling:

Ăn thua gì, có lão tự vẽ tranh tường nhà mình mà còn bị xỉa ko biết bao nhiêu lần. Nghĩ đời lạ nhỉ, tự vẽ tranh tường nhà mình có hại gì ai đâu, có ảnh hưởng tới ai đâu mà cũng có nhiều cái miệng xỉa vô :lick:.

P.s: có 1 lần ngồi uống cafe với lão IPS, lão ấy tự hỏi: ko biết thèng Nghiện nó tự vẽ tranh ra sao nhỉ? Bằng tay hay bằng chân nhỉ? Sau đó cười rất là khoái chí. (Lão Nghiện mới xác nhận, đã biết vẽ từ năm lớp 7)

TongNghien
08-04-2011, 14:43
Ôi trời, giờ ảnh chuyển qua ảnh đại diện cho toàn dân xứ Nghệ rồi. Haizzz... Sợ ổng luôn!

Miệng lưỡi xuyên tạc của đạo diễn "con" :no:





Ăn thua gì, có lão tự vẽ tranh tường nhà mình mà còn bị xỉa ko biết bao nhiêu lần. Nghĩ đời lạ nhỉ, tự vẽ tranh tường nhà mình có hại gì ai đâu, có ảnh hưởng tới ai đâu mà cũng có nhiều cái miệng xỉa vô :lick:.

P.s: có 1 lần ngồi uống cafe với lão IPS, lão ấy tự hỏi: ko biết thèng Nghiện nó tự vẽ tranh ra sao nhỉ? Bằng tay hay bằng chân nhỉ? Sau đó cười rất là khoái chí. (Lão Nghiện mới xác nhận, đã biết vẽ từ năm lớp 7)

Thằng này chuyên gia "đâm sau lưng chiến sỹ" ! :no:

Rút kinh nghiệm lần này, hy vọng là lần cuối... khoe với nó :bawling:

havidu
08-04-2011, 14:45
Anh bạn người Nam ngẩn tò te, chịu thua. Đây là chìa khóa mật mã:

- bựa qua : hôm qua
- lôi giau : lôi nhau
- ngầy lộn : gây gổ
- chắc : với nhau
- chờn : cái giường
- trữa cươi : giữa sân
- bể mõ : vỡ mồm, giập miệng
- u trốt : u đầu

Đụng tới từ địa phương, nếu không nghiên cứu kỹ, thì dễ tổ trác vô cùng tận. Chỉ xin trích một đoạn nhỏ mà tác giả cho rằng đây là "Mật Mã". Vì Mật Mã mà sai từa lưa thì làm sao biết đường mở khóa???

Xin thưa là những từ phép ở trên phần lớn do dân Quảng Trị sử dụng, và dân di cư Quảng Trị mang theo nó vào miền Nam rồi sài kiểu ...gia truyền. Dân Huế ít sài mấy từ này

- bựa qua : hôm qua: Quảng Bình, Nghệ An
- ngầy lộn : gây gổ: Ngầy chắc , chứ không nói là Ngầy Lộn
trữa cươi là sai, phải là trửa cươi mới đúng
bể mõ cũng sai, phải là bể mỏ mới đúng, bể tương đương với vỡ, có trong đổ bể

-u trốt cũng sai nốt, phải là u trốc (đọc là u trooc)

- Cái chờn: giường . Gọi là cái Chờng

- Câu này sai chính tả : Cũng tỉ như nước lả không màu. Nước Lã chứ không phải nước lả

Ôi, cái từ địa phương Miền trung là bưa vô cùng tận, nghe muốn bể cái trốc, trập cái trục cúi rứa mà không răng hiểu tận. há há há...

TongNghien
08-04-2011, 14:53
Cái đề tài này hót quá ! http://i451.photobucket.com/albums/qq231/nhaque/Smiley/A_chay-mo-hoi-1.gif

Osama Binladen
08-04-2011, 15:06
Chối tỉ là thán từ trong văn nói của người miền Bắc thường dùng hồi những năm 70-80 thế kỉ trước. Sau này thế hệ trẻ ít dùng. Chối tỷ chỉ ngữ cảnh chán, ngán ngẩm, nhạt nhẽo, vớ vẩn.

Cũng có thể từ "Chuối" trong văn nói của các bạn trẻ phía Bắc bắt nguồn từ chữ này.
Đây hoàn toàn không phải là chữ địa phương của dân xứ Nghệ hay "đúng là xứ Nghệ hiếu học, có tí chữ là đẻ đủ trò !" . Thiếu hiểu biết rồi phán tầm bậy tầm bạ, chửi tào lao cả một địa phương thì chẳng có gì tả đc...! :no:

Thứ nữa, từ "chối tỉ" là từ thuần Việt. Không phải Hán Việt hay Hán Nôm gì sất!!
Bái phục:punk:


Lão Bin thế nào cũng hắt xì mấy cái !lol Thiệt tình tớ chẳng biết cái từ này ở đâu, chỉ nghĩ lão KH xài từ này chẳng hay ho gì !

Nhảy mủi nãy giờ nè bác:w00t:


Cái đề tài này hót quá ! http://i451.photobucket.com/albums/qq231/nhaque/Smiley/A_chay-mo-hoi-1.gif
Công của lão ngỏng mà ra cả đấy:yes:

nem nuong
08-04-2011, 21:16
có mỗi cái từ "chối tỷ" ko mà mấy chú mấy bác cãi nhau rùm beng, dài ơi là dài, đọc đuối lun, mấy bác cứ muốn chém giết ai thì làm lẹ lẹ, viết ngắn gọn dễ hiểu là đc òi :no:

Sa Huỳnh
08-04-2011, 21:43
có mỗi cái từ "chối tỷ" ko mà mấy chú mấy bác cãi nhau rùm beng, dài ơi là dài, đọc đuối lun, mấy bác cứ muốn chém giết ai thì làm lẹ lẹ, viết ngắn gọn dễ hiểu là đc òi :no:
Chữ nghĩa nhiều phải nói thế cho nó ra hết :w00t:

Brantanna
08-04-2011, 21:56
@havidu: không biết cái quote của bạn trích dẫn từ đâu, do không có đầu đuôi nên cũng không hiểu hết ý bạn nói,nhưng có 1 số từ sau, mình nghĩ là chưa đúng:

bựa qua: hôm qua --> bữa qua
ngầy lộn: gây gổ --> gây lộn

havidu
08-04-2011, 22:11
@havidu: không biết cái quote của bạn trích dẫn từ đâu, do không có đầu đuôi nên cũng không hiểu hết ý bạn nói,nhưng có 1 số từ sau, mình nghĩ là chưa đúng:

bựa qua: hôm qua --> bữa qua
ngầy lộn: gây gổ --> gây lộn

Đọc cái gì thì đọc kỹ một tẹo rồi trả lời nhé!!!

Chán nhất là đọc nhằm mấy cái bài không dưng nhào vô comment. Mất cả hứng

ngutrienmien
09-04-2011, 00:21
Học cho hết tiếng địa phương cũng công phu. Ai thích thì tìm hiểu cho vui, chứ không hẳn phải đưa vào sách vở, nên cũng không nên la lối làm chi.


@havidu: không biết cái quote của bạn trích dẫn từ đâu, do không có đầu đuôi nên cũng không hiểu hết ý bạn nói,nhưng có 1 số từ sau, mình nghĩ là chưa đúng:

bựa qua: hôm qua --> bữa qua
ngầy lộn: gây gổ --> gây lộn

Mình dân miền Trung, xác định bác du nói trúng phóc, kể cả "chính tả" địa phương (chắc dân QT rặt mới biết hớ hớ ). "Hồi mọi lối" có mấy người bạn học quê QT nên nghe riết cũng quen. Bà nội mình nói chuyện "inh rứa đọ".

Ở chung một xóm mà có nhiều ngườinói chuyện tiếng địa phương mình nghe theo cũng hãi luôn (Là TTH đấy, còn nói tới QT có nhiều tiếng địa phương còn nặng hơn nhiều nữa).

"Kị cạu ni nặc nha bụng bụng mà úng ngụ tắng thực nhự..." (Vùng Phú Lộc, TTH)
Dịch đê... :D


"Túi ni nóng vác chờn ra cươi ló ngủ" (xóm mình ở TTH)
"Tau nú mày nghe..." (đứa bạn ở Tiên Sa, QNam)
"Tau đi làm về nhảy xuống hồ bay tau bay mộ vòng" (đứa bạn ở QNgãi). Bác SH vào kiểm chứng dùm cái.

havidu
09-04-2011, 00:30
"Kị cạu ni nặc nha bụng bụng mà úng ngụ tắng thực nhự..." (Vùng Phú Lộc, TTH)
Dịch đê... :D


"Túi ni nóng vác chờn ra cươi ló ngủ" (xóm mình ở TTH)
"Tau nú mày nghe..." (đứa bạn ở Tiên Sa, QNam)
"Tau đi làm về nhảy xuống hồ bay tau bay mộ vòng" (đứa bạn ở QNgãi). Bác SH vào kiểm chứng dùm cái.

xin thua!!!

nãy chừ đọc méo cả mỏ vẫn không răng hiểu được :no:

TongNghien
09-04-2011, 00:38
...

"Kị cạu ni nặc nha bụng bụng mà úng ngụ tắng thực nhự..." (Vùng Phú Lộc, TTH)
Dịch đê... :D


"Túi ni nóng vác chờn ra cươi ló ngủ" (xóm mình ở TTH)
"Tau nú mày nghe..." (đứa bạn ở Tiên Sa, QNam)
"Tau đi làm về nhảy xuống hồ bay tau bay mộ vòng" (đứa bạn ở QNgãi). Bác SH vào kiểm chứng dùm cái.

- Cái cậu ni (này) nặc nha buồn buồn mà uống rượu trắng thực như...

- Tối ni (nay) nóng, vác chờn ra nơi đó ngủ

- Tao nói mày nghe...

- Tao đi làm về, nhảy xuống hồ bơi, tao bơi một vòng


Thử dịch ! :crying:

maicon
09-04-2011, 01:11
Ờ ờ ờ, ngoài nớ có chị kia cắp thúng đi báo rao ngoài đường, chị bán đu đủ, bánh tét và hột vịt lộn, chị rao giong rao lanh lảnh, quá trời treble luôn "ai....đu tét lôn hông ..."

liệu đây có phải là một ám hiệu ?

kiettt
09-04-2011, 11:11
Ở chung một xóm mà có nhiều ngườinói chuyện tiếng địa phương mình nghe theo cũng hãi luôn (Là TTH đấy, còn nói tới QT có nhiều tiếng địa phương còn nặng hơn nhiều nữa).


Lần đầu đến La Vang (mới đây thôi, 2009), ông anh họ mới lập gia đình, nhờ mình mua dùm một ảnh thánh gia và mang vào nhà thờ nhờ làm phép để về nhà treo (người Công giáo có lệ những tranh ảnh hay tượng tôn giáo thường mang vào nhà thờ, nhờ linh mục ban phép lành rồi mới đem về nhà để kính, giống như người ta vào chùa để thỉnh ông địa về vậy), mình cầm tấm hình đi lang thang trong văn phòng nhà thờ, gặp một bà sơ bèn hỏi thăm, bà sơ dẫn đi vòng vòng một hồi, gặp một ông linh mục già lắm rồi, bà bảo bằng giọng Huế "cố ơi, cậu này nhờ làm phép ảnh, cố giúp hỉ ?", ông linh mục già cười móm mém ngoắc mình vào một gian nhỏ, trang trí rất trang trọng, chắc là một kiểu nhà nguyện thu nhỏ, cầm bức ảnh rồi cầu nguyện rất to, mình chả hiểu ông nói gì, sau đó chừng 1 phút ông trả lại cho mình, hỏi cái gì đó nghe không được, bà sơ già hồi nãy đi ngang qua, thấy ồn ào bèn bước vào hỏi thăm, mình bảo "cố lớn tuổi rồi, làm phép không giống mấy ông cha trẻ mà con biết, cố làm phép bằng tiếng La Tinh sơ ạ, nãy giờ ổng hỏi con cũng bằng tiếng La Tinh luôn, con không biết trả lời sao nữa, nãy giờ chỉ cười thôi", rồi lại nhe răng ra cười nữa :no: bà sơ già chăm chú nhìn mình, thấy rõ ràng là mình không hề có ý đùa, bà thở dài quay qua ông linh mục "cố nói với cậu này bằng giọng Huế đi, cố nói giọng Quảng Trị, cậu này nghe thành tiếng La Tinh kìa :lick:", ông linh mục già nhìn mình có vẻ không hài lòng, nói bằng giọng Bắc rất dễ nghe "tôi sống đến 98 tuổi rồi, chưa từng thấy ai kỳ cục như cậu". Tớ sợ quá, cám ơn hai người rồi ôm tấm hình chạy biến. :innocent::innocent:

Tức cái là ra ngoài kể lại chuyện này cho mấy người trong gia đình nghe, chả ai tin mình hết. Thôi thì đem lên đây kể lại, ai tin thì tin, ai không tin thì ráng sống đến năm 98 tuổi, thế nào cũng có duyên gặp tui hà.

shena22
09-04-2011, 12:06
- Cái cậu ni (này) nặc nha buồn buồn mà uống rượu trắng thực như...

- Tối ni (nay) nóng, vác chờn ra nơi đó ngủ

- Tao nói mày nghe...

- Tao đi làm về, nhảy xuống hồ bơi, tao bơi một vòng


Thử dịch ! :crying:

chờn -->> đờn

từ từ dịch tiếp!!

Dennis Bergkamp
09-04-2011, 16:02
Tức cái là ra ngoài kể lại chuyện này cho mấy người trong gia đình nghe, chả ai tin mình hết. Thôi thì đem lên đây kể lại, ai tin thì tin, ai không tin thì ráng sống đến năm 98 tuổi, thế nào cũng có duyên gặp tui hà.


Chuyện như thế mấy đứa có tin được ko

:lick:Há há há :lick:

ngutrienmien
10-04-2011, 02:50
xin thua!!!

nãy chừ đọc méo cả mỏ vẫn không răng hiểu được :no:

miền nghe lần đâu tiên cũng vậy thôi. Hai xóm ở cách một cánh đồng mà nghe họ nói như tiếng nước ngoài. lol.


- Cái cậu ni (này) nặc nha buồn buồn mà uống rượu trắng thực như...

- Tối ni (nay) nóng, vác chờn ra nơi đó ngủ

- Tao nói mày nghe...

- Tao đi làm về, nhảy xuống hồ bơi, tao bơi một vòng

Thử dịch ! :crying:

Gần đúng bác Nghiện!
Hai câu cuối có lẽ không có gì bàn, nhưng câu 1 nó như vầy:

1. Dịch từng bước một:

1.1. Người vùng này nói âm "d" thành âm "nh", và dấu hỏi, ngã thành dấu nặng, và một số từ với dấu sắc cũng thành dấu nặng.
Dịch thành:
"Cái cậu này nước da bủng bủng mà uống rượu trắng thiệt dữ"

1.2. bủng bủng = bủng beo, xanh xao vàng vọt, chỉ người ốm yếu
Dịch nguyên nghĩa là "nhìn cậu này tướng ốm yếu thế mà uống rượu trắng nhiều vậy" :)
Viết ra thì có từ để phân tích. Nghe người ta nói thêm thắt giọng địa phương lúc trầm lúc bổng thì có nước "hiểu chết liền"

2. Câu 2: câu này có lẽ không có gì rắc rối, vì các chìa khóa bác du đã nói ở trang trước
- chờn là cái giường, thường nhỏ đủ người nằm, làm bằng tre, có thể khiêng đâu cũng được
- cươi: sân, thường để phơi lúa
- ló: lúa
"Tối này nóng, vác cái giường ra ngoài sân lúa ngủ".

nghe rứa đã chập trục cúi chưa? :D

TongNghien
10-04-2011, 03:08
...

Viết ra thì có từ để phân tích. Nghe người ta nói thêm thắt giọng địa phương lúc trầm lúc bổng thì có nước "hiểu chết liền"

...

Đúng !

Giao tiếp ngoài đời, mà chỉ nghe thôi thì... trợn trắng :crying:

thagnv
10-04-2011, 04:07
Đúng !

Giao tiếp ngoài đời, mà chỉ nghe thôi thì... trợn trắng :crying:

Khó ngủ quá hả anh? Đêm cuối rồi mà, ai cũng nôn nao vậy hết đó!

TongNghien
10-04-2011, 04:13
Thằng này "ám" mình thiệt ta ?!!

Leo lên giường nằm cả tiếng đồng hồ, mà không biết vì sao không ngủ nổi. Vừa lồm cồm bò dậy, ngồi vô máy tính là thấy nó... "hãm" mình tiếp ! :crying:

kiettt
10-04-2011, 09:44
Cho hỏi "trục cúi" là cái gì dạ ? Bữa giờ canh hoài mà đoán chưa ra, đọc mấy chuyện tiếu lâm của mấy bạn mà cứ phải tự thọt lét mới cười đặng.

Arkain
14-04-2011, 01:29
Lần đầu đến La Vang (mới đây thôi, 2009), ông anh họ mới lập gia đình, nhờ mình mua dùm một ảnh thánh gia và mang vào nhà thờ nhờ làm phép để về nhà treo (người Công giáo có lệ những tranh ảnh hay tượng tôn giáo thường mang vào nhà thờ, nhờ linh mục ban phép lành rồi mới đem về nhà để kính, giống như người ta vào chùa để thỉnh ông địa về vậy), mình cầm tấm hình đi lang thang trong văn phòng nhà thờ, gặp một bà sơ bèn hỏi thăm, bà sơ dẫn đi vòng vòng một hồi, gặp một ông linh mục già lắm rồi, bà bảo bằng giọng Huế "cố ơi, cậu này nhờ làm phép ảnh, cố giúp hỉ ?", ông linh mục già cười móm mém ngoắc mình vào một gian nhỏ, trang trí rất trang trọng, chắc là một kiểu nhà nguyện thu nhỏ, cầm bức ảnh rồi cầu nguyện rất to, mình chả hiểu ông nói gì, sau đó chừng 1 phút ông trả lại cho mình, hỏi cái gì đó nghe không được, bà sơ già hồi nãy đi ngang qua, thấy ồn ào bèn bước vào hỏi thăm, mình bảo "cố lớn tuổi rồi, làm phép không giống mấy ông cha trẻ mà con biết, cố làm phép bằng tiếng La Tinh sơ ạ, nãy giờ ổng hỏi con cũng bằng tiếng La Tinh luôn, con không biết trả lời sao nữa, nãy giờ chỉ cười thôi", rồi lại nhe răng ra cười nữa :no: bà sơ già chăm chú nhìn mình, thấy rõ ràng là mình không hề có ý đùa, bà thở dài quay qua ông linh mục "cố nói với cậu này bằng giọng Huế đi, cố nói giọng Quảng Trị, cậu này nghe thành tiếng La Tinh kìa :lick:", ông linh mục già nhìn mình có vẻ không hài lòng, nói bằng giọng Bắc rất dễ nghe "tôi sống đến 98 tuổi rồi, chưa từng thấy ai kỳ cục như cậu". Tớ sợ quá, cám ơn hai người rồi ôm tấm hình chạy biến. :innocent::innocent:

Tức cái là ra ngoài kể lại chuyện này cho mấy người trong gia đình nghe, chả ai tin mình hết. Thôi thì đem lên đây kể lại, ai tin thì tin, ai không tin thì ráng sống đến năm 98 tuổi, thế nào cũng có duyên gặp tui hà.

http://1.bp.blogspot.com/_wAxDMfEGhoY/TI6y4IuY8aI/AAAAAAAAAS8/NCjMIHtSW0E/s1600/Not+Sure+if+serious.jpg

sonromantic
02-05-2011, 22:03
Vậy rốt cục Chối Tỷ" là gì vậy mấy bác!!!!!!!!!!

thaychuastudio
03-05-2011, 07:26
Vậy rốt cục Chối Tỷ" là gì vậy mấy bác!!!!!!!!!!

Đui!!! :w00t: