Trang 11 / 22 FirstFirst ... 689101112131416 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 101 đến 110 / 219
  1. #101
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Bác cho em cái hình con Rươi cái, chưa biết mặt ngang, mũi dọc nó thế nào? Có phải nó là một dạng trùng (giun) không?

    À! có rồi. Trên mạng đầy! tha về đây luôn để tiện xem


    Tháng chín mưa rươi...
    Con gì bé tỉ bé ti
    Người đi dưới đất, bóng đi trên trời.
    Một năm mấy bận đi chơi,
    Đi thì lở đất long trời mới yên?



    Â'y chính là con rươi. Hàng năm, vào cữ thu già, những đám mây ngang trời đã tai tái sắc chì, từ các chân ruộng vùng cửa sông nước lợ của đồng bằng Bắc bộ đêm đêm săm sắp nước mưa, con rươi nứt lỗ chui lên bước vào mùa sinh sản mới.



    Cái mưa rươi nó lạ lùng lắm. Thoạt đầu không ai nhận ra. Chợt đến chợt đi. Chẳng ra mưa rào mà cũng chẳng phải mưa dầm. Nhưng mà trời đất lúc thì oi oi nồng, lúc lại gai gai lạnh. Ðang vừa hanh hảnh chút nắng vàng, lại xầm xì lắc rắc mấy hạt mưa xám. Nhưng mà các cụ già thì hầu như là nhớ ngay, vừa tự đấm lưng thùm thụp vừa kêu: Lại "kẻ ăn rươi người chịu bão" rồi đây .

    " Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm", đến hẹn lại lên, người dân các vùng Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Ðịnh đêm đêm dùng các vuông lưới gọi là "xăm" để vớt rươi, rồi đem lên Hà Nội bán vào các buổi sáng trên các phố chợ, với những tiếng rao ra rả: "Ai mua rươi ra mua! Ai mua rươi ra mua!". Âm chữ " Rươi" được kéo dài và cao vỏng vót, nghe na ná như có dấu sắc, dễ suy diễn, khiến nhiều người bật cười mà nhớ mãi.

    Hàng rươi gánh rong trên phố khác với rất nhiều các hàng rong. Vì mỗi năm những gánh rươi chỉ xuất hiện đôi ba ngày trong cữ này. Và các cô hàng rươi bao giờ cũng đi hai người. Một cô lặng lẽ gánh hàng, một cô cất tiếng rao. Hễ có người gọi, cô gánh rươi bắt đầu gỡ ngay chiếc nón ngồi phệt xuống bên quang gánh mở thúng rươi cho khách xem. Ðôi tay cô lúc nào cũng dính dấp mấy đốt rươi xanh xanh đỏ đỏ, trông dễ sợ. Bởi thế, bên quang gánh bao giờ cũng có một xô nước nhỏ để mỗi lần cân rươi xong, thì cô rửa tay . Còn cô rao hàng thì vừa luôn miệng chào mời khách, tranh thủ quảng cáo những là rươi "tẻ", "rươi nếp", vừa thoăn thoắt đếm tiền .

    Mua rươi, các bà nội trợ sành sỏi thường thích lựa những con rươi còn tươi sống. Những con rươi tươi sống thì thường ngoi lên mặt trên thúng, có lẽ để hít thở khí trời chăng? Bởi vậy, lớp rươi trên, gọi là "rươi mặt" ấy rất quý. Song không cô hàng rươi nào lại dại dột xúc toàn rươi mặt mà bán cho khách. Dẫu khách có trả hơn tiền đi chăng nữa. Thế còn rươi đáy thúng, bán cho ai?.

    Có những gánh hàng rươi quen năm này qua năm khác, thì cô hàng còn dúi thêm cho bà khách sành miệng mấy miếng vỏ quýt tươi mà cô đã gom ở chợ hồi sáng sớm. Thế thì bà khách thích lắm. Bởi vì rươi thì có đến dăm bẩy món ăn. Nhưng không món nào có thể thiếu được được thứ gia vị quan trọng nhất, ấy là vỏ quýt. Rươi là thức ăn rất giàu đạm, nên người ăn dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Vỏ quýt có tên thuốc là trần bì, lại có tác dụng tiêu thực, chống đầy bụng. Nhưng mà cũng không chỉ là vỏ quýt. Còn là hành hoa, thìa là, lá gấc non.

    Thông dụng nhất là món chả rươi. Phụ nữ các gia đình Hà Nội cũ, không ai là không biết làm. Nửa cân rươi đem nhặt bỏ hết cỏ rạ lẫn vào. Ðun nước nóng già chần qua, gọi là " làm lông rươi", sau lấy ba chiếc đũa đánh cho nhuyễn. Ba lạng thịt nạc vai mỡ giắt băm nhỏ, hai quả trứng vịt, ba thìa nước mắm, một dúm hạt tiêu, một nắm hành hoa, thìa là, vỏ quýt, lá gấc non thái nhỏ biến. Tất cả cho vào đánh lẫn với rươi. Mỡ lợn đun sôi già, dùng chiếc muôi nhỏ, xúc từng thìa rươi đổ vào cho. Rươi rán cần để nhỏ lửa, cho chín kỹ, kẻo dễ tanh. Rươi ăn nóng, chấm nước mắm chanh, tỏi, ớt, hạt tiêu thật là một món đưa cay khoái khẩu. Rươi xào với củ niễng hay không có, thì thay bằng củ cải thái nhỏ. Nhớ xào riêng từng thứ, cho rươi được săn mình, đĩa rươi khô ráo, không chảy nước, thì mới thật là ngon. Duy chỉ có bây giờ, muốn mua được bó củ niễng thì hơi khó, phải nhờ đặt ở các bà hàng rau mấy chợ cũ như chợ Hàng Ba, Cửa Nam hay Hàng Bè, chợ Hôm may ra mới chuốc được. Bó củ niễng thì nom hơi giông giống như bó củ sả, nhưng bụ bẫm hơn, thái củ niễng ra, bên trong có mấy chấm xám nho nhỏ thưa thoáng. Thì đích đấy! không phải là củ bị hỏng đâu.

    Nhưng như bà mẹ tôi thuở sinh thời, không chỉ làm có hai món là rươi rán và rươi xào như thế. Bà nấu riêu rươi. Cha tôi rất mê món riêu rươi do mẹ tôi nấu. Cứ vào cữ trời đất vần vụ đổi màu tháng 9, là ông lại thỉnh thoảng gióng giả: "Xương cốt độ này làm sao ấy nhỉ, đau như giần. Giá có bát canh rươi mà húp nóng, thì vô sự ngay", khiến mẹ tôi lại cười cười ngóng ra phố, ngóng tiếng rao của chị em cô hàng rươi năm ngoái. Không biết cô em mùa cưới này đã có người đặt trầu cau chưa?

    Rươi đem về nhặt bỏ cỏ rạ, đánh nhuyễn với thìa muối nhỏ, hoà trong nước lã như ta lọc cua đã giã vậy. Sau đó, đem bắc trên bếp đun sôi to lửa. Rươi sẽ đóng bánh gạch chắc nịch như gạch cua. Sau đó lọc mẻ chua cho vào. Muốn có cái để vớt cho vui đũa thì cho thêm mấy miếng khế, nhưng nhớ thái dọc quả khế, bỏ hột, không thì hột khế sẽ làm xám đen nước riêu. Ðoạn rồi phi hành mỡ, thả cà chua xào thơm, rồi đổ lên trên bánh gạch rươi. Cuối cùng thả hành, thìa là, vỏ quýt thái nhỏ, nhắc ra ăn nóng. Người ta hiếm ăn riêu rươi với rau ghém, sợ nguội canh thì tanh miệng. Khi ăn, nhớ thêm vào mấy bụi hạt tiêu bắc cho thật thơm.

    Cũng có khi bà mẹ tôi lại nấu một nồi canh rươi lẫn với củ măng non thái chỉ. Nấu như thế thì con rươi để nguyên không đánh nhuyễn. Canh rươi nấu măng thì phải bớt chua đi và nhớ thêm chút lá mùi tàu thái chỉ, thế mới hợp vị, ăn hay ra phết. Mỗi tội dẫu có muốn chọn rươi mà "ăn mảnh" cũng khó đấy, tục ngữ có câu " Chẳng ra măng ra rươi gì cả" là như thế.

    Lâu nay tôi cứ nghĩ, mẹ tôi chính là pho từ điển vể rươi rồi. Vậy mà khi được thực mục sở thị cách làm món nem rươi của bà Trang, một phụ nữ Hà Nội gốc nhà ở số 5 ngõ Bà Triệu, tôi mới thật bái phục sự tài hoa của bàn tay các bà nội trợ Hà Nội. Nhân nem rươi đại ý cũng như nguyên liệu làm món chả rươi. Nhưng có thêm vài sợi miến cắt khúc và chút nấm hương mộc nhĩ thái nhỏ với mấy sợi củ đậu thái chỉ. Miếng nem rươi chấm nước mắm dấm đường tỏi ớt hạt tiêu với vài thức rau ghém thì lạ miệng lắm. Nhưng cũng cần ăn lúc chúng đang thật nóng. Nóng đến sút lưỡi, như các cụ nói mới thật thích.

    Chừng sang chập đầu tháng mười âm lịch, ngang trời mây xám trôi nặng nề. Ðêm đêm, những cơn gió bấc đầu mùa đã thổi sàn sạt trên mái nhà . Ðâu đó, trên các đường phố, đã trĩu trịt những gánh gạo quê mới. Mẹ tôi không quên làm thêm món rươi kho. Rươi kho trong chiếc niêu đất nhỏ, đặt trên chiếc bếp mùn cưa đóng hờ cửa gió, cho lửa nhỏ đều liu riu suốt cả buổi. Một dúm sợi củ cải khô cùng vỏ quýt, hạt tiêu mấy khẩu mỡ phần và loáng thoáng dăm ba lát gừng non thái chỉ trộn lẫn. Kho đến khi sem sém nồi là được. Trước khi ăn, cũng chớ quên gia thêm hành thìa là và chút hạt tiêu bắc. Con rươi kho săn chắc, ăn vừa bùi vừa béo, rất đưa cm. Nhưng nhiều người trông thấy con rươi kho có vẻ giống như con rết hay con cuốn chiếu, thì sợ mà không dám ăn. Bởi thế cho nên, nhiều nhà duy chỉ biết có mỗi món chả rươi là chấm hết.

    Cũng vào tháng mười âm lịch, mẹ tôi hẹn chờ gánh rươi tốt nhất để làm mắm. Thỉnh thoảng bà lại sốt ruột kêu chị em tôi lên gác thượng đảo mẹt vỏ quýt, vỏ quýt Thái kia đấy, chứ không phải là thứ vỏ quýt hôi xì xì đầy rẫy ngoài chợ kia đâu. Không có cái tang quýt này, thì coi như hết mắm rươi - bà thi thoảng lại thốt lên như thế. Nhưng mà mắm rươi thì chưa có thể ăn ngay trong dịp này. Ðợi phải trở qua hàng tháng nắng hanh kia. Ðến những ngày đầu giêng năm mới, khi cải cúc, rau cần, hành củ bén mưa xuân, xanh tốt nõn nà, sẽ chưng bát mắm rươi đem ra đãi khách, là hợp cách nhất.

    Nguồn:Tuyết Nhung-muivi.com
    Tháng 10 nhớ những mùa rươi

    Nếm một lần ăn món rươi nóng ăn kèm với hành, tiêu, tỏi, ớt, rau thơm, đặc biệt là kinh giới và húng quế quê tôi, khó ai có thể quên được mùi thơm quyến rũ của nó.

    Món quê giữa thị thành

    Làng Quang Dụ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) quê tôi vốn là vùng đất lụt, nằm ở hữu ngạn con sông Lam, bãi bờ phù sa như một dải lụa xanh ngăn ngắt, cây trái ngọt lành. Ngày chưa vào bộ đội, mỗi năm vào cữ tháng tháng 9 âm, tháng 10 dương lịch, tôi và lũ bạn cùng trang lứa thường háo hức đón đợi những trận mưa mở màn cho mùa rươi. Thứ mưa ấy, bà con quen gọi là “mưa rươi”.


    Rươi tươi và các gia vị đi kèm.

    Tục ngữ có câu: “Tháng 9 mưa rươi/Tháng 10 mưa cữ” nghe cứ ngỡ như rươi từ trên trời đổ xuống vậy. Mưa rươi thường không lớn, những cơn cứ chập chờn ẩn hiện, thoắt rơi, thoắt ngừng, không biết đâu mà lần. Mưa cứ như mời gọi, đánh thức loài rươi ngủ quên suốt cả năm ròng trong bùn đất ngoi lên. Bấy giờ, từ những chân ruộng ngoài đê cho đến các con hói, rươi lên ngầu ngã. Chúng bơi loạn xạ, rối rít, lăng xăng, nom thật vui mắt. Khi ấy, nếu trời đương nắng cũng tự nhiên râm hẳn lại. Người già bảo đó là rươi đi, bóng che rợp trời!

    Trong làng nhộn nhịp như có hội. Người lớn và trẻ con đội mưa, nườm nượp đổ ra mặt ruộng. Người ta dùng vợt, dùng rớ bằng vải mùng, thậm chí huy động cả rổ, rá, dần, sàng… để vớt rươi. Cách vớt này thô sơ, cốt lấy vui làm chính. Còn nếu muốn lấy số nhiều thì phải tốn công hơn một chút. Thông thường người ta khơi bờ ruộng cho nước chảy, giăng mành mành rộng ra theo hình phễu rồi đơm đó vào. Rươi cứ việc theo dòng chảy, ào ạt trôi vô miệng đó. Đứng trên bờ, người ta chỉ việc nâng đó, trút rươi vào thuyền, chở lên mạn ngược gánh đi, cho kịp buổi chợ.

    Rươi thuộc họ côn trùng, cư ngụ trong bùn đất nước ngọt, mỗi năm chỉ xuất hiện có một lần. Con rươi nhỉnh bằng đầu đũa, dài chừng 3 – 4 cm, mình dẹt, thân mềm, chân tua tủa kiểu như con cuốn chiếu. Có lẽ nhờ vậy mà khi ở dưới nước, chúng bơi lội khá nhanh. Ngược lại, lúc được vớt lên, rươi rất chóng chết nên phải bảo quản cẩn thận, “nâng như nâng trứng”, tránh làm dập vỡ gạch rươi, mất ngon. Vì thế chê ai đó luộm thuộm, dân gian thường ví von: “Trông như rươi xổ ruột”.

    Rươi phải chế biến ngay, ăn tươi mới ngon. Trước tiên phải kể đến món rươi xáo măng. Tốt nhất là loại măng tre vườn, thứ măng mụp vừa nhú lên khỏi mặt đất. Người ta đào nguyên củ măng, đem thái mỏng, luộc qua, vắt bỏ nước, rồi đem xào với rươi. Gạch rươi vàng quyện sánh với măng béo ngậy, tỏa mùi thơm nức. Kế đến là các món rươi đúc trứng, rồi chả rươi, nem rươi… và lâu hơn một chút là mắm rươi nữa. Tất cả đều ăn nóng với hành, tiêu, tỏi, ớt, rau thơm, đặc biệt là rau kinh giới và húng quế. Món ăn dân dã này chỉ cần được nếm qua một lần, khó ai có thể quên được mùi thơm quyến rũ của nó.

    Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu nói đến món rươi mà lại bỏ qua một thứ gia vị truyền thống không thể thiếu, ấy là vỏ quýt. Bà con thường quan niệm, nếu thiếu vỏ quýt thì coi như chưa thành món rươi. Phải có vỏ quýt thái chỉ đi kèm, rươi mới dậy mùi thơm ngào ngạt. Đó là thứ mùi vị rất riêng, rất độc đáo không dễ gì trộn lẫn. Do vậy, khi đưa lên miệng, món rươi vừa thơm tê đầu lưỡi, lại vừa đậm đà nồng ấm trong cổ.

    Người dân quê tôi khi ăn quýt thường hay lột vỏ phơi khô cắc củm để dành. Vỏ quýt được xâu thành từng chuỗi treo lên gác bếp, trữ quanh năm chỉ chờ một vụ rươi mà thôi. Những lúc thèm rươi, bà con hay làm món “giả rươi”, thêm vỏ quýt vào ăn cho đỡ nhớ bởi mùa rươi thường quá ư ngắn ngủi.

    Giờ đây, sau hơn ba mươi năm quân ngũ, thi thoảng tôi mới có dịp về thăm lại nơi chôn nhau, cắt rốn. Cái làng quê năm xưa của tôi chỉ còn lại rẻo đất bé tẹo buộc hờ cạnh dòng Lam. Nhiều năm rồi, vùng đất lụt bị đói lụt, phù sa bồi lấp tất cả. Ba phần tư đất làng Dụ đã nằm gọn dưới đáy sông. Con rươi ngầu ngã năm nào giờ chỉ còn bơi trong ký ức, trong hoài niệm của những người con xa quê.

    Theo Quân Đội Nhân Dân
    Rươi - Đông Triều

    “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”. Câu ca này dành để cho con vật người Việt ta hay làm những món ăn lạ miệng, ngon, không phải lúc nào cũng có. Đó là con Rươi. Mà theo Từ điển tiếng Việt, nó là con “giun đất, thân có nhiều tơ nhỏ, sinh theo mùa, ở vùng nước lợ, ăn được”. 20 tháng chín và mồng 5 tháng mười âm là mùa Rươi xuất hiện nhiều.


    small_2204.jpgLại nói, tôi là người vùng núi, nghe câu ca này, xem sự giải thích về con Rươi, song tuyệt không thấy nó, biết nó. Ngay cả thế nào là nước lợ, nước mặn cũng chưa biết thì sao biết được giống vật sống ở vùng nước ấy. Từ khi biết, khi nhớ câu ca ấy, dễ có đến ngót 30 năm sau, khi về công tác ở báo Quảng Ninh, có một anh đồng nghiệp, người thị trấn Đông Triều nghe thấy tôi đọc câu ca ấy và rất muốn biết Rươi và ăn thử, thì anh ấy cười và bảo “quê tớ có nhiều. Thích thì lúc nào đến mùa về nhà tớ”. Tôi thích lắm. Vậy mà hẹn hò chín dòng sông, phải tới lần thứ ba, tức là hẹn mất 3 năm, tôi với anh mới thực hiện được lời hứa.
    Hôm ấy buổi chiều, trời mưa lâm thâm song cảm giác không khí vẫn oi nồng, ngột ngạt, bất chợt anh bảo: “Tháng mười, đang mùa rộ Rươi, Nam có về ăn Rươi không?”. Lúc ấy tôi mới à lên một tiếng. Đến cầu Cầm, anh chỉ mấy cái phao trắng nổi lên trên dòng nước đục giữa sông gần cây cầu ấy, bảo dưới có cái săm, người ta săm Rươi ở đó. Lại chỉ tay bảo những ruộng rạ ven hai bờ sông kia mùa này khi nước ngập, trời lại có mưa như hôm nay, người ta cũng vớt được Rươi. “Thế đây là nước lợ?”. “Phải. Rươi Đông Triều vớt được ở đây nhiều lắm. Hàng tạ”.
    Vậy mà khi đến cái chợ nhỏ ở gần nhà anh, tìm đến hàng Rươi, chỉ còn một hàng, toen hoẻn trong cái thúng để nghiêng, tôi trông thấy có một đống rất khiếp, nát vấy, lầy nhầy, sền sệt, thâm sì. Người bán hàng bảo: “Hôm nay nước kém, Rươi ít, bán chỉ còn chỗ này. Các bác mua nốt”. Tôi hỏi: “Rươi đây á? Trông khiếp quá nhỉ”. Bà hàng: “Cuối thúng, nó hơi nát. Nhưng không sao đâu. Bán rẻ cho các bác”. Anh mua 2 cân. Qua hàng bán lá lốt, mua một bó (lá lốt người ta chặt cả cành, bó thành bó), mua thêm 2 quả trứng vịt rồi qua hàng thịt anh mua một khúc mỡ phần, bảo “về rán lấy mỡ, nhà không có sẵn mỡ”.
    Thấy anh mua những thứ đó, tôi đã thấy lạ. Vì đọc cuốn sách hướng dẫn nấu ăn của Văn Châu biên soạn mà nhà tôi có thì gia vị cho Rươi không phải vậy.
    Về nhà, anh cho Rươi vào cái xoong nhỏ, nó đã gần đầy. Đập 2 quả trứng vào đó. Nhặt lá lốt, rửa sạch, thái nhỏ, bỏ tiếp vào. Anh lấy đũa đánh, nhưng mới được tí thì xoong Rươi đã bồng lên, đầy phè, chực tràn ra. Thế là không đánh được nữa. Mỡ rán xong chắt vào cái bát con để cạnh bếp. Chuẩn bị đặt chảo lên rán thì vợ anh đi làm về. Thấy hai anh em đang lúi húi dưới bếp, chị xuống, biết đang làm Rươi, chị bảo cứ để đấy chị làm cho, mời hai anh em lên nhà.
    Lúc gọi hai anh em xuống ăn cơm, quanh mâm đã đầy đủ cả: chị và 3 đứa con chật 12-13 tuổi. Giữa mâm là một cái đĩa to, trên đó là một cái bánh rán lớn màu thâm đen chờm rộng không thấy viền đĩa đâu. Cạnh đó là một bát nước mắm, chắc là đã ăn dở, trong có một quả ớt cà đã cắn nham nhở để lỏng chỏng, còn cả cuống. “Rươi rán đây ư?”. “Vâng! Cái bát mỡ bị mèo nó đạp đổ. Phải lấy lá chuối lót để rán”. “Thế là thành Rươi nướng rồi còn gì!”. “... !”.
    Miếng Rươi cắt ra, ở chỗ dày nhất giữa chảo dễ phải đến 4cm. Và hỡi ôi! Lúc ở thúng thì thấy Rươi nát vấy, vậy mà giờ nướng xong thì hình thù con Rươi dài như con rết thấy nó loằng ngoằng trong đó.
    Lần đầu tiên biết Rươi, ăn Rươi thì như thế. Tôi sợ, đành phải khẽ ăn, vừa ăn vừa nghe xem bụng mình có làm sao không. Mãi sáng ra ngủ dậy, không thấy bị sao mới hết lo.
    Sáng, tôi bảo anh phải về. Rất muốn mua ít Rươi mang về nhà để tự làm theo sách xem sao, vì ăn ở đây vừa ăn vừa lo nên không thấy nó ngon gì cả như người ta đã hết lời ca ngợi.
    Anh đưa tôi ra chợ Cột, chợ to và là chợ trung tâm của thị trấn. Đến hàng Rươi, mới thấy nó nhiều. Hàng dãy thúng, mà thúng nào cũng dễ đến 30-40 cân. Rươi tươi, chúng quấn quện lấy nhau, bò lúc nhúc, màu phớt hồng và ánh xanh. Chúng tôi mua 5 lạng. Tôi ra xe và trở về Hòn Gai ngay.
    Về đến nhà lúc 9 rưỡi. Đổ Rươi ra chậu nước. Bây giờ tôi mới thấy rõ con Rươi. Chúng bơi loạn xạ. Trông giống con rết hơn con giun, có con dài, có con ngắn, rất dày chân, khi bơi tưởng như có hai lớp sóng uyển chuyển nối tiếp nhau hai bên mình nó. Có con phớt hồng, có con phớt xanh, tất cả đều ánh xanh. Mẹ tôi lấy tay khẽ vớt chúng lên rá “làm thế để loại bỏ sạn, rác rưởi” - mẹ bảo. Tôi lấy sách của Văn Châu ra, bảo vợ ghi những thứ cần, chạy nhanh ra chợ mua: trứng vịt, thịt nạc và vỏ quýt khô.
    Rươi đã để thật ráo nước, mẹ tôi cho vào cái xoong to, dùng nắm đũa 4-5 cái và bắt đầu đánh. Một thứ nước trắng như sữa trong mình con Rươi ứa ra. Đánh mãi thì nó nát vấy, chuyển qua màu phớt hồng. Mẹ cho nửa quả trứng, một ít thịt băm nhỏ và vỏ quýt khô băm nhỏ vào rồi tiếp tục đánh. “Trứng, thịt, vỏ quýt chỉ nên coi là gia vị. Vì nếu cho nhiều thì không còn là chả Rươi nữa, mà là chả trứng thịt” - mẹ dạy tôi. Cuối cùng thì mẹ cho thêm vào xoong Rươi chút nước mắm, mì chính, chút hạt tiêu, chút hành khô thái mỏng, đánh kỹ lại một lượt.
    Bếp đun than tổ o­ng được kéo ra giữa nhà. Mẹ đặt lên đó chảo, cho mỡ vào đun nóng già. Mẹ múc một muôi Rươi đổ vào chảo láng đều. Chẳng mấy chốc, một mùi thơm ngon lạ kỳ toả ra, thật khó diễn tả, mùi đặc trưng của món Rươi rán.
    Miếng Rươi màu vàng nâu, nóng hổi, cả nhà xúm xít bên mâm, quanh cái chảo Rươi đang rán ấy, vừa ăn vừa thổi, ai cũng tấm tắc, bởi nó ngon tuyệt, tôi bất lực chẳng diễn tả được nó ngon như thế nào. Tôi nhắm rượu đã đành, mẹ, vợ, cả đứa con còn nhỏ cũng nhấp chút rượu. Không phải bữa Rươi nhà anh bạn đồng nghiệp không hiện về. Nhưng bạn đọc phải đọc thêm phần dưới đây.
    Mùa Rươi năm nay lại đến. Viết bài này, tìm không thấy cuốn sách Văn Châu đâu, tôi giở đại cuốn 555 món ăn Việt Nam ra. Trang 171 có nói món chả Rươi. Không ngờ gia vị của nó lại là trứng và lá chanh. Mà trứng thì chỉ lấy lòng trắng. Rươi cho vào cối giã nát, cho lòng trắng trứng, lá chanh thái sợi, hành khô thái mỏng, chút nước mắm, mì chính, hạt tiêu thúc nhuyễn. Khi ăn ngoài mùi đặc trưng của Rươi có hương vị lá chanh. (Cách của tôi làm theo Văn Châu thì chúng có hương vị của vỏ quýt khô).
    Thì ra, chả Rươi các gia vị đã là khác nhau, hoặc là vỏ quýt khô, mà không có vỏ khô người ta còn dùng vỏ quýt tươi; là lá chanh hay lá lốt, có thịt hay không có thịt. Mà cứ gì phải là rán. Món ăn ở nhà anh bạn tôi thực ra là chả Rươi nướng. Lại còn có món Rươi xào củ niễng. Vùng có nhiều Rươi nghe nói người ta còn nấu canh Rươi. Tôi chưa được ăn nên không biết món canh Rươi thế nào, nấu với cái gì, có nhiều món canh khác nhau không. Đấy là còn không kể tới mắm Rươi. Bảo mắm Rươi rất ngon, dùng để chấm thịt ba chỉ thì tuyệt. Hay chẳng cần, thứ mắm ấy chỉ cần chưng nó lên lẫn với hành hoa, ăn với cơm nóng không biết chán. Hôm ở nhà anh bạn, lúc tôi đang ngồi rụt rè ăn thì có anh hàng xóm sang chơi. Thấy nhà đang dùng bữa với Rươi, anh ta khoe hôm rồi đầu mùa hai anh em anh ta mua 2 cân về rán lên mà đánh chén sạch bách. Thế tức là Rươi có thể ăn đến kỳ no?
    Mùa Rươi, vùng Quảng Ninh, có dịp đi qua thị trấn Đông Triều không ít người đã dừng xe lại dùng bữa ở đó. Chỉ là để thưởng thức chả Rươi ở nhà hàng. Tôi đã có dịp thưởng thức vài bận. Nhưng không thấy ngon bằng cái bữa mình tự làm lấy ở nhà, vì thấy cứ thiêu thiếu một cái gì đó về gia vị, hoặc là vỏ quýt hay lá lốt gì đó. Nhưng chuyện này thì lại thật là ấn tượng. Tôi không còn nhớ rõ lúc ấy là tháng tư hay tháng năm âm lịch gì đó. Đến Đông Triều công tác, lúc chủ nhà đãi ăn ở nhà hàng, tôi buột miệng “Đông Triều đất Rươi. Bây giờ mà có Rươi thì hết ý”. Ai dè chủ nhà hàng bảo có Rươi. “Có Rươi? Mùa này mà có Rươi?”. “Có. Rươi chiêm. Không có nhiều. Tháng mười Rươi mùa mới có nhiều. Các Bác có ăn em san cho một đĩa. Của một nhóm khác họ dặn trước. Làm được 2 đĩa”. Hôm ấy chúng tôi chia nhau mỗi người được một miếng nhỏ. Ăn thì lại thấy ngon kỳ lạ. Đặc trưng thì có lẽ không hơn, chắc do lạ miệng.
    Bật cười khi trong Từ điển tiếng Việt, sau khi giải thích Rươi là gì, họ lấy hai ví dụ “Mắm Rươi” và “Trộm cắp như Rươi” (rất nhiều)”. Tức là rất nhiều, như Rươi. Vậy mà mùa Rươi năm ngoái vợ tôi bảo ở chợ Loong Toòng TP. Hạ Long, người ta bán 7 ngàn một lạng.
    Được sửa bởi dly lúc 12:44 ngày 23-11-2008 Reason: Bổ sung bài viết

  2. #102
    Tham gia
    30-08-2007
    Location
    Em oiii Hà Lội Phố...
    Bài viết
    4,586
    Like
    0
    Thanked 23 Times in 18 Posts
    Sợ nhất ăn rươi.......
    Nhưng có lẽ đó chăng chỉ là mơ ước...

  3. #103
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Nói thêm tí về công thức nấu phở của bác Dê,
    Hồi bé, con trai của nhà Phở Quyền hay vô nhà em chơi, hồi đó ông em rất thích nấu phở cho cả nhà ăn, một hôm đang nấu thì anh kia ghé qua (lâu quá quên mất tên anh này rồi, năm nay chắc cũng phải gần 60 tuổi), anh nhìn vô mấy thứ đồ nấu rồi cầm túi vải bọc mấy cánh hồi và quế chạy ra chợ, lúc về anh bỏ túi vải đó vào nồi, rồi ngồi đó canh chừng. đến lúc dọn ra ăn, anh cầm cái túi, rửa sạch rồi nhét luôn vào túi quần. Hôm đó quả thật là nồi nước có mùi khác hẳn, ngon hơn nhiều.

    Ông em hẹn tuần sau nhà nấu phở nữa, bắt bà chị em rủ anh kia vào chơi. Hôm đó lại tái diễn cảnh cũ, tranh thủ lúc anh kia đang ngửa cổ bắn điếu cày, ông em tráo ngay cái túi. Mở ra coi thì anh ấy bỏ thêm hạt mè vào. Từ hồi ông mất ở nhà chả ai nấu nữa nên em không nhớ mè đen hay mè vàng, để sống hay rang chín nữa. Bác Dê bữa nào thí nghiệm thử xem.

  4. #104
    em_cua_hoply Guest

    Cái món Rươi này tôi ăn nhiều rồi, nhà tôi ngoài tôi ra chẳng ai ăn cả, nhưng có bà mẹ vợ làm rươi rất ngon.
    -Mua Rươi về, mua Quít hôi ,rồi bóc vỏ, mua rau thìa là,và mấy quả trứng Gà ta.
    trộn lẫn với nhau, cho thêm ít thịt băm cũng được, đánh nhuyễn rồi cho vào chảo rán(chiên) như rán trứng thôi.Xong ra chấm nước mắm, hoặc chanh ớt tiêu muối, thêm tý rượu nếp ta.Ặc ặc.!!!

    Rươi này hình như sống ở cửa sông cửa biển, đến tháng 9 tháng 10 âm là mùa rươi,có khi dài hàng mét có lông, nhìn như giòi như Rết.

    "Ai mua rươi rà mùa(ra mua)" là các câu rao quen thuộc của các chị các cô trên đường phố HN vào mùa này.

    "Trẻ ăn Rươi, tháng 10 đón bão" các Cụ nhà ta có câu này rồi mà, hình như rươi còn là vị thuốc nữa.

    "Bổ thận tráng Dương,tăng cường sinh lý"

    Mấy hôm trước vừa mua xong,quên không chụp ảnh cho các bác xem, trông như con giòi ấy mà, tháng này Rươi sẽ có lông ăn hơi độc, ăn đầu mùa ngon hơn.

    250.000 đ/ kg


    Đây là hình con Rươi cuối mùa đó ạ ,loại này ăn hơi độc và không ngon nữa.Ngon thì nhỏ thôi và trông như giòi.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Quote Được gửi bởi dly View Post
    Đã cùng gia đình đi ăn thịt đà điểu. Ngon! cả nhà cùng công nhận

    bác Hợp Lý chắc ăn nhằm chỗ rồi đùa thôi. Có lẽ tại nơi đó không khéo trong việc chế biến chăng?

    Rươi! có nghe mẹ nhắc đến nhưng chưa được ăn
    Em ăn hàng đà điểu cũng khá là nổi đấy ạ, 1 hàng trên Giảng võ, 1 hàng ở Núi trúc, chắc do mình không thích thôi.
    Được sửa bởi em_cua_hoply lúc 16:51 ngày 23-11-2008 Reason: Bổ sung bài viết

  5. #105
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Cảm ơn Hợp Lý, giờ mới được nhì rõ ràng hình dáng con rươi. Mong rằng có ngày ghé Thanh Hóa dụ ăn lão Éo bữa chả rươi

    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Nói thêm tí về công thức nấu phở của bác Dê,....
    Mở ra coi thì anh ấy bỏ thêm hạt mè vào. Từ hồi ông mất ở nhà chả ai nấu nữa nên em không nhớ mè đen hay mè vàng, để sống hay rang chín nữa. Bác Dê bữa nào thí nghiệm thử xem.
    Bác Kiệt nè! có thể cụ nhìn nhầm với hột rau húng còn gọi là hạt húng lìu không? hạt này có hình dáng tựa như hạt mè, or là hạt é (thường pha nước uống, ngâm trong nước hạt nở ra với lớp màng trong bao quanh) hạt é là hạt của cây rau quế thường ăn chung với phở. Hột é (rang) và hột húng thì thường làm tăng hương vị át bớt mùi ngấy của bò.

    Để hôm nào thử xem. À trong cách nấu phỏ có nơi còn kèm thêm trong nồi nước vài khúc mía nướng.

    Một ít vỏ trứng gà với mục đích giúp nồi nước được trong
    Được sửa bởi dly lúc 19:20 ngày 23-11-2008 Reason: Bổ sung bài viết

  6. #106
    Tham gia
    01-06-2008
    Bài viết
    65
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi dly View Post
    Thèm! thèm quá đi thôi nino ơi! Chỉ thích chuột nướng chao thôi. Tuyệt!
    nếu bác không chê, em và thằng bạn mời bác về Đồng Tháp ăn thịt chuột, ngồi mé ruộng nhà bà con dưới đó hun khói mịt mù, mỡ chuột cháy xèo xèo bốc vào mũi không biết có phải mình mắc chứng "hóa mù ra mưa" không nhỉ?

  7. #107
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Ngu sao chê, có điều chưa đi được. Chuột mùa này chắc béo. Hay là thế này nhá, bắt làm khô đi rời gửi cho anh em Làng Mùi chung hưởng

  8. #108
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    250 ngàn/kg Ặc Ặc đủ tiền mua được 2kg fillet đà điểu

  9. #109
    Tham gia
    01-10-2007
    Bài viết
    1,000
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Ai biết món cháo cối giả cầy làm bằng thịt gà nòi hay vịt xiêm hôn. Bảo đảm hỏng có chổ nào bán.

  10. #110
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Quote Được gửi bởi yeucine View Post
    Ai biết món cháo cối giả cầy làm bằng thịt gà nòi hay vịt xiêm hôn. Bảo đảm hỏng có chổ nào bán.
    Lạ à nghen.

Trang 11 / 22 FirstFirst ... 689101112131416 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •