Trang 1 / 3 123 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 30
  1. #1
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Tình hình thị trường xăng dầu 2014-2015

    Giá dầu giảm "do Ả-rập Saudi"
    2 tháng 10 2014


    Giá dầu toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm sau khi Ả rập Saudi hạ giá bán chính thức.

    Người ta quan ngại về cung quá mức sau khi sản lượng tại Hoa Kỳ cao hơn cùng với dự báo ủa Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) khiến kéo giá xuống.

    Giá dầu thô Brent giảm hơn 1% xuống mứuc 93 USD/thùng, là mức thấp nhất kể từ tháng Sáu 2012.

    Giá dầu thô nhẹ của Mỹ giảm xuống dưới 90 USD/thùng lần đầu tiên trong 17 tháng.

    Vào thứ Tư, Ả rập Saudi thông báo họ giảm giá bán trong động thái bảo vệ thị phần, theo giới phân tích.

    "Đây là thay đổi cơ bản trong thị trường dầu với Ả rập Saudi nói công khai rằng họ sẵn sàng cạnh tranh về giá," Bjarne Schieldrop, phân tích gia từ SEB cho biết.

    Việc giảm giá dầu được thông báo trong bối cảnh Tổ chức Xuất khẩu Dầu lửa (Opec) và Hoa Kỳ đang tăng sản lượng.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/busi...il_price_drops
    Được sửa bởi Arkain lúc 09:04 ngày 30-11-2014
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    08-09-2011
    Bài viết
    848
    Like
    419
    Thanked 267 Times in 177 Posts
    Copy bài của 1 friend.

    ------------

    Muốn làm giá dầu giảm để giết Putin thì có 4 việc: một là tăng cung hai là tăng giá USD ba là giảm giá dầu giấy và phối hợp liên minh . Tăng cung thì nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao Mỹ và quốc hội Mỹ. Tăng USD thì của FED. Giảm giá dầu giấy thì các sàn futures. Bộ ngoại giao sẽ thuơng lượng cho Arab Saudi tăng cung đổi lại sẽ ủng hộ Sunnies đập Shiites. Quốc hội Mỹ có thể thong qua lệnh xuất khẩu gas và dầu keypine line. Riêng Obama cùn lên có thể mở van Dầu dữ trữ chiến lược SPR. Muốn tăng USD thì FED phiên hôm qua chỉ cần cài thêm dòng chữ " lao động đã có tiến triển" tức là dấu hiệu tăng lãi xuất , tức là USD sẽ tăng, mà giá dầu là qui định bởi USD. FED cố tình cài dòng này vì thực ra k cần cài thì USD cũng sẽ tăng thôi nếu cân nhắc việc EU phá giá EUR, Nhật phá giá Yên và mới đây RBN phá giá NZD. Các nước liên minh tự động dần dần phá giá chính đồng tiền của mình để USD có dịp tăng tiếp. Về sàn futures sẽ tăng margin cho các tay chơi đánh lên mà k tăng margin cho tay chơi đánh xuống nên sẽ tạo điều kiện cho các hedge funds phải đánh xuống. Nói chung mới dùng 1/2 chiêu mà Putin đã ngắc.

    Một chuyện marco nữa là Putin hành xử đúng lúc kinh tế thế giới GIẢM PHÁT hơn là lạm phát. Giảm phát biểu hiện qua giá đồng, giá dầu và TIPS SPREAD. TIPS là độ chênh lãi suất bond của chính phủ Mỹ có điều chỉnh lạm phát, TIPS này báo hiệu hơn năm nay là thế giới đi vào đà giảm phát, mà đã giảm sẽ GIẢM CẦU DẦU thì giá dầu tự nó cũng xuống, giá đồng cũng xuống. Để chống giảm phát thì phải kích cầu in tiền như EU và Nhật rồi New Zealadn vưa làm, nhưng để 1 công đôi việc đánh Putin thì FED ra tay tiên thủ vi cừong, cài 1 dòng lao động hôm qua làm tất cả những ai tin rằng FED kích cầu tiếp ngỡ ngàng. FED đã cao siêu k cho bồ câu ngóc đầu dậy, khiến USD cứ thế mà tăng tuơng đối so các đồng khác.Việc này có thể ảnh hướng lâu dài cho kinh tế Mỹ khi USD tăng nhưng trước mắt là phục vụ 2 mục tiêu: giúp EU cứu kinh tế EU bằng cách hạ giá tưong đối EUR để kích chứng khoán EU lên, mặt khác vẫn làm giá dầu giảm vì giá dầu tính bằng USD.Nó là 1 đòn của Khổng Minh Thuơng ưởng+ Phạm Lãi rồi, chạy đằng trời.

    Tất nhiên giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng tới các công ty cracking cũng như các hãng dầu nhưng trước mắt cứ làm dân chủng Mỹ giúp Consumer index tăng nhanh,cứ thấy giá xăng giảm là khoái, chứng khoán lại lên nhanh,chứng khoán lên thì thì giới đàu tư nước ngoài lại càng đổ xô vào Mỹ, tức là đổi xèng ra USD để ném vô .USD lại càng lên cứ thế cứ thế.

    Còn thiếu kênh bất động sản, giờ bạn là đại gia ở Nga và ở Tàu bạn muốn làm gì ? Bạn sợ bị Putin thịt, sợ bị Tập đánh hổ giấy nên bạn sẽ vọt. Vọt là bạn sẽ mua nhà ở Mỹ. Lại phải đổi ra USD.Có vậy thôi.Bất đọng sản ở Mỹ lại đang rục rịch lên, rất tiện.Tiền làm ra ở Tàu giờ mua nhà ở Mỹ có khi 5 năm sau mua 1 lãi 2, chú mua nhà ở Tàu giờ cũng đang bay mất rồi.Mua nhà ở Nga đùa chứ , lại đồng rúp chả bù mất giá, mua chứng khoán Nga lại càng thua. Vọt.

    1 thực tế ở Nga hiện tại: Giá dầu càng giảm thì giá xăng càng tăng.
    Được sửa bởi Hảo Cầm Đồ lúc 19:41 ngày 31-10-2014
    Tôi đại diện cho tôi, ko muốn ai đại diện cho tôi

  3. #3
    Tham gia
    08-09-2011
    Bài viết
    848
    Like
    419
    Thanked 267 Times in 177 Posts
    Lại copy.

    Các tập đoàn khoáng sản của Nga đã khai phá sản từ đầu năm 2014 với giá nhôm, đồng, chí, sắt ,bạc, kẽm bị hạ. Chuyện giá dầu đánh kinh tế Nga không nói làm gì nhưng để thợ mỏ khởi nghĩa thì giá kim loại cũng phải đi xuống. Hôm nay giá gold hiện tại 1170. Nếu trong đêm nay mà chạm dưới 1150$ thì dưới tiếp 1000$ sẽ mau chóng thôi. Giá bạc đêm qua đã phá dưới 17$. Kiều này Putin chắc k sống nổi thêm 1 năm nữa nếu không phất cờ trắng. Thợ đào dầu luơng cao ít khởi nghĩa chứ thợ mỏ thì không ngán.Dân Mỹ vui mừng vì giá xăng hạ nhưng bà con các dân tộc trên thế giới cũng nên vui mừng vì trâu bò đánh nhau mà vàng hạ dưới 1000$ có dịp tích cóp, chôn dưới gầm giường một tí trước khi 3 năm nữa lạm phát USD.

    --------------

    Ko liên quan nhưng mấy con gà nào kêu Putin thắng xin giơ tay.
    Tôi đại diện cho tôi, ko muốn ai đại diện cho tôi

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #4
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Giá dầu giảm làm Nga thiệt hại


    Giá dầu giảm khiến Nga có thể thiệt đến 100 tỉ đôla một năm, trong lúc trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga mất 40 tỉ, theo Bộ trưởng Tài chính của Nga.

    Ông Anton Siluanov phát biểu hôm thứ Hai tại một diễn đàn ở Moscow.

    Có đồn đoán nói Nga có thể cắt sản lượng dầu chừng 300.000 thùng một ngày để nâng giá.

    Tổng thống Vladimir Putin đã nói Nga có thể chịu “hậu quả thảm khốc” vì trừng phạt, giá dầu giảm và đồng rouble mất giá.

    Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) có thể sẽ cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá.

    Iran, Libya và Venezuela đã kêu gọi OPEC làm việc này.

    Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak tuần rồi nói Moscow cân nhắc việc cắt giảm, nhưng chưa có quyết định.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/busi...sia_oil_effect
    Được sửa bởi Arkain lúc 07:46 ngày 30-11-2014

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #5
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Giá xăng dầu trong nước và quốc tế (2014-2015)

    OPEC họp giữa lúc giá dầu giảm mạnh
    27 tháng 11 2014


    Giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất kể từ bốn năm nay, trong lúc các nước trong khối Opec đang nhóm họp tại Vienna để thảo luận về sản lượng dầu của khối.

    Việc giảm bớt sản lượng khó có thể xảy ra sau khi Ả-rập Saudi, Kuwait, Qatar và Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất nói họ đã đạt được đồng thuận về sản lượng dầu.

    Người ta cho rằng các nhà sản xuất lớn này đang muốn duy trì việc khai thác dầu ở mức hiện thời.

    Dầu thô Brent đã giảm khoảng 2 đôla vào hôm thứ Năm xuống còn 75,75 đôla Mỹ một thùng, là mức thấp nhất kể từ 9/2010 tới nay.

    Giá dầu thô giảm 30% kể từ tháng Sáu, do nhu cầu trên thế giới giảm trong lúc sản lượng từ Hoa Kỳ lại tăng.

    Việc giảm giá khiến các nước chuyên sản xuất dầu quan ngại, bởi đa số cần mức giá phải trên 80 đôla một thùng mới đủ cân đối ngân sách chính phủ và có những nước cần mức giá phải trên 100 đôla một thùng.

    "Ả rập Saudi và các nước vùng Vịnh có thể cầm cự được một thời gian," Simon Wardell, chuyên gia về năng lượng từ tổ chức Global Insight nói.

    "Họ có những tài sản có giá trị lớn về tài chính, cho nên có khả năng chịu được mức giá dầu thấp. Họ có thể đảm bảo cân đối ngân sách khi giá dầu không cao."

    Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Dầu khí của Ả rập Saudi, Ali al-Naimi, và người tương nhiệm từ Các Tiểu Vương Quốc Ả rập, Suhail bin Mohammed al-Mazroui nói họ trông đợi thị trường dầu sẽ tự bình ổn.

    Ả rập Saudi là nước sản xuất dầu lớn nhất trong 12 quốc gia thành viên khối chuyên sản xuất dầu OPEC.

    "Hầu hết mọi người trông đợi là sẽ chẳng có chuyện thay đổi gì về việc cắt giảm sản lượng dầu từ cuộc họp này," ông Wardell nói. "Nhưng OPEC luôn khiến người ta bất ngờ."

    Nhóm các nước sản xuất dầu lửa sẽ có họp báo trong chiều 27/11.

    Mối đe dọa từ Hoa Kỳ

    Các nhà phân tích nói rằng có thể Ả rập Saudi sẽ dùng chiến lượng nhằm duy trì vị trí thống trị trong thị trường trước sản lượng dầu diệp thạch của Hoa Kỳ.

    Sự bùng nổ trong hoạt động khai thác đá diệp thạch đã là một trong những lý do chính khiến giá dầu tụt giảm.

    Nhưng khi giá dầu giảm mạnh thì việc sản xuất dầu từ đá diệp thạch lại trở nên đắt đỏ.

    Giá dầu duy trì ở mức thấp trong một thời gian sẽ khiến cho việc sản xuất dầu diệp thạch bị hạn chế bớt về mặt dài hạn. Cho nên việc duy trì giá dầu ở mức thấp trên thực tế là điều hợp lý đối với khối Opec.

    OPEC chiếm một phần ba doanh số bán dầu trên toàn thế giới.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/busi...e_opec_meeting

  8. Thành viên Like bài viết này:


  9. #6
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Giá dầu hạ chóng mặt sau khi OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng


    Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Ali al-Naimi, trong cuộc họp của OPEC tại Vienna, Áo ngày 27/11

    Giá dầu thô thế giới lao dốc mạnh sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) trong cuộc họp hôm qua (27/11) tại Vienna, Áo tuyên bố không cắt giảm sản lượng bất chấp tình trạng dư thừa nguồn cung “vàng đen” toàn cầu.

    Các nước thành viên nghèo hơn trong OPEC như Venezuela đã lên tiếng kêu gọi cắt giảm sản lượng dầu nhằm chặn đà giảm liên tục của giá dầu trong mấy tháng trở lại đây. Tuy nhiên, quốc gia quyền lực nhất trong nhóm này là Saudi Arabia đã không chấp nhận những lời kêu gọi như vậy.

    Từ trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giá dầu đã chịu áp lực giảm mạnh do thị trường đã lường trước về khả năng tổ chức này không cắt giảm sản lượng khai thác. Tuy vậy, sau khi OPEC công bố kết quả cuộc họp, giá dầu thậm chí còn giảm với tốc độ mạnh hơn nữa.

    Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao tháng 1/2015 có thời điểm giảm 5,17 USD/thùng, tương đương mức giảm 6,7%, còn 72,58 USD/thùng. Lúc đóng cửa, giá dầu Brent dừng ở 72,82 USD/thùng.

    Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2015 giao dịch điện tử có lúc sụt 6,9%, còn 68,59 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của giá dầu kể từ năm 2011, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 4 năm giá dầu tại thị trường New York tụt dưới mốc 70 USD/thùng.

    Giới phân tích dự báo, giá dầu còn có thể giảm sâu hơn.

    “Thị trường còn chưa tin mức giá dầu hiện tại đã đủ thấp để kéo sản lượng dầu của Mỹ tăng trưởng chậm lại. Bởi thế, trong ngắn hạn, chúng tôi dự báo giá dầu Brent sẽ giảm dưới 70 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ còn giảm sâu hơn”, các nhà phân tích của Barclays nhận xét.

    OPEC, tổ chức gồm 12 thành viên chiếm 1/3 sản lượng dầu của thế giới, đã quyết định trong cuộc họp ở Vienna là sẽ duy trì mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, OPEC đang sản xuất nhiều hơn mức sản lượng mục tiêu này, nên quyết định trên đồng nghĩa với việc nhóm sẽ cắt giảm khoảng 300.000 thùng dầu trong sản lượng mỗi ngày. Mức cắt giảm như vậy là nhỏ bé để có thể tác động tới tương quan cung-cầu hiện tại.

    Trước khi cuộc họp của OPEC diễn ra, giới phân tích cho rằng, nhóm này cần cắt giảm 1-1,5 triệu thùng dầu/ngày nếu muốn hỗ trợ giá dầu. Từ đầu mùa hè tới nay, giá dầu thế giới đã giảm hơn 30%.

    Giá dầu giảm là một thông tin tốt lành đối với người tiêu dùng ở các quốc gia như Mỹ và châu Âu, nhất là vào thời điểm mùa mua sắm cuối năm đang tới gần. Giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong 4 năm là 2,8 USD/gallon, từ mức 3,68 USD/gallon hồi cuối tháng 6.

    Theo tính toán của ngân hàng Goldman Sachs, việc giá xăng giảm trong 6 tháng qua tương đương mức giảm thuế 75 tỷ USD cho người tiêu dùng Mỹ.

    Tuy nhiên, đối với các quốc giá xuất khẩu dầu, đây đang là một vấn đề gây lo ngại.

    Nga được xem là quốc gia thiệt hại nhiều nhất từ xu hướng hiện nay của giá dầu. Giá “vàng đen” lao dốc bị coi là “họa vô đơn chí” đối với Nga trong bối cảnh nền kinh tế nước này bị các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đẩy tới bờ vực suy thoái.

    Thông tin giá dầu hôm qua đã đẩy đồng Rúp của Nga xuống mức thấp chưa từng có so với đồng Euro và gần thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD.

    Venezuela cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi giá dầu giảm. Nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này đang rơi vào tình trạng kiệt quệ do sự yếu kém trong cách thức quản lý của Chính phủ cộng thêm nguồn thu từ xuất khẩu dầu sa sút. Một số nguồn tin cho hay, cuộc họp của OPEC hôm qua kéo dài hơn dự kiến vì tranh cãi giữa Venezuela với các nước vùng Vịnh về vấn đề sản lượng.

    Theo tờ Wall Street Journal, trong số các thành viên của OPEC, chỉ có Qatar và Kuwait là có khả năng cân bằng ngân sách năm 2015 với mức giá dầu hiện nay. Các nước của khối này đã quen với mức giá dầu trên 100 USD/thùng trong hầu hết thời gian từ đầu năm 2011 tới nay.

    Cổ phiếu của các công ty dầu lửa lớn tại thị trường châu Âu cũng lao dốc mạnh trong phiên hôm qua, trong đó cổ phiếu của Royal Dutch Shell giảm 4,3%, cổ phiếu Total giảm 4,1%, và cổ phiếu BP giảm 2,7%. Thị trường Mỹ đêm qua đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn.

    Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc OPEC không cắt giảm sản lượng dầu.

    Tờ Business Week cách đây ít lâu có một bài viết cho rằng khối này đang chuẩn bị cho một “cuộc chiến giá dầu” trong bối cảnh Mỹ đang vươn lên thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhờ sản lượng dầu đá phiến tăng mạnh. Theo một số chuyên gia, OPEC muốn giữ giá dầu thấp để giữ khách hàng, duy trì thị phần.

    Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, OPEC đang hành động khôn ngoan vì giá dầu giảm sẽ giúp nền kinh tế các nước tiêu thụ dầu hồi phục tốt. Một khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng tích cực, giá dầu sẽ tự động tăng lên.

    http://vneconomy.vn/the-gioi/gia-dau...8084426121.htm

  10. Thành viên Like bài viết này:


  11. #7
    Tham gia
    01-11-2006
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    1,796
    Like
    245
    Thanked 133 Times in 103 Posts
    Từ nửa đầu năm 2014 Nga đã ra chính sách tăng thuế xuất khẩu dầu thô đến mức gần như cấm xuất đối với mặt hàng này, đồng thời giảm thời gian bảo trì các nhà máy lọc dầu trong nước khiến cho việc tinh chế dầu nội địa tăng công suất lên nhiều lần.

    Động thái này cho thấy Nga đang hướng mạnh thúc đẩy công nghiệp trong nước, việc tăng cường sx tinh lọc hóa dầu nội địa sẽ tạo ra các chế phẩm quan trọng cho ngành công nghiệp và hóa chất.. đồng thời hướng tới việc xuất khẩu sản phẩm xăng dầu đã tinh lọc.

    Chưa kể việc lợi dụng giá dầu thô giảm sẽ khuyến khích các nước nhập khẩu các nhà máy/công nghệ lọc hóa dầu cũ kỹ lạc hậu Nga đang thải ra...

    Nếu ai cho rằng giá dầu thô thế giới giảm là triệt hạ nền kinh tế nga thì quả là... dễ tin đến mức ngây thơ quá...

  12. #8
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Giá dầu giảm thì Nga chết chắc. Nhưng chuyện của Nga chỉ là chuyện phụ.

    Mình thì chỉ hy vọng giá dầu giảm sẽ khiến cho mấy cái giàn khoan ở Alaska ngừng hoạt động. Mấy con cá hồi còn hy vọng sống sót. Cái giống cá hồi nó khó chịu vô cùng. Nó chỉ về chính quê hương để sinh sản. Một khi nơi ấy bị dầu ô nhiễm thì nó chỉ có tuyệt chủng, không di cư được. (gu gô từ khóa Alaska Drilling controversy hoặc tương tự, miễn đưa đường dẫn)

    Trước mắt thì mấy cái mỏ chuyên dùng kỹ thuật thủy áp (fracking) của Texas (và các tiểu bang tương tợ) sẽ điêu đứng. Mấy cái cơ quan chuyên tài chánh cho đám này loạng choạng theo. Thị trường tài chánh thế giới lại có cơ hội lung lay. Cái này mới là cái đáng lo sợ.

    Chỉ có mỗi anh TQ là khoái trá. Ngoài việc các nhà máy của anh được dùng nhiên liệu rẻ hơn, anh còn nằm trong vị thế ít ảnh hưởng (exposure) bởi đám tài chánh mỏ dầu. Anh chỉ đợi đám kia hết tiền phải nhả bớt tài sản cố định (non current asset/ fixed asset) là tung dự trữ ra mua lấy những món ngon.

    Bổ sung:
    Quên mất còn một anh mừng hú vía nữa là anh Ê côt. Nếu chuyến trưng cầu ý kiến vừa rồi mà phe tách rời thắng thì giờ này các anh đang xón đái vì ngân sách thu từ các mỏ dầu North Sea sẽ giảm trầm trọng.
    Được sửa bởi megaownage lúc 12:33 ngày 03-12-2014 Reason: thêm phần bổ sung

  13. 3 thành viên Like bài viết này:


  14. #9
    Tham gia
    01-11-2006
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    1,796
    Like
    245
    Thanked 133 Times in 103 Posts
    Em thì vẫn không cho rằng giá dầu giảm trong ngắn hạn sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga/hoặc nói quá đáng lên là làm sụp đổ nền kinh tế nga đâu:

    Quote Được gửi bởi ibtimes
    4. Russia

    Falling oil prices will have a less dramatic impact on the Russian economy in the near term. The country has around $450 billion in reserves to hedge some of the effects of cheaper crude, and that cash could last for up to a year. “They’re not in as much trouble” as countries with weaker economies, Lynch said.
    http://www.ibtimes.com/how-russia-ir...prices-1716476

    Còn TQ thì không hẳn là quốc gia được hưởng lợi khi giá dầu thế giới giảm:

    China slows

    The slide in oil prices was compounded by China's factory activity slowing by more than expected in November, with the official purchasing managers' index (PMI) dipping to 50.3 in November from October's 50.8, closer to the 50 point mark that separates growth from contraction.
    http://www.bbc.com/news/business-30276353
    Được sửa bởi edavn lúc 13:30 ngày 03-12-2014

  15. #10
    Tham gia
    08-04-2011
    Bài viết
    115
    Like
    55
    Thanked 73 Times in 39 Posts
    KHi tui đọc tin về giá dầu, việc đầu tiên tui xem sẽ không phải là giá cao hay thấp, tui sẽ xem xét các điều sau :

    1. Nguồn cung :

    • Mỹ tăng sản lượng do đầu đá phiến ( diệp thạch) khai thác bằng cách khoan áp lực ngang) , công nghệ này có 1 lợi thế là giá hều vốn chỉ trên 70usd/thùng. Tiên liệu : nếu giá cứ như vầy thì 2015 thằng Mỹ chứ không phải thằng arab Saudi mới là thằng có quyền nâng hay hạ giá.

    • Arab Saudi là thằng có sản lượng cao nhất trong Opec , chí duy nhất nó là thằng có thể tăng hay giảm sản lượng với 1 cú alô .

    • Sản lượng tại Nga cũng tăng dù có khủng hoảng Ukraine.

    • Sản lượng tại Lybia +Iraq cũng tăng dù có giao tranh tại đây ( cũng phải thôi, tăng khai thác bán rẻ để lấy tiền nuôi chiến phí chứ )

    • Opec cũng chẳng vừa, nó cứ tăng đều đều ( thiên hạ đồn rằng arab Saudi nó có 1 thỏa ước ngầm với Mỹ trong vụ này )

    2. Vậy nguồn tiêu thụ thì sao ?

    • Khối Brics không tăng tiêu thụ do nền kinh tế có vấn đề đặc biệt là thằng china +Brazil .

    • Cộng thêm vào đó là tình hình kinh tế dặt dẹo tại châu âu , kể cả lúc giờ là mùa đông.

    3. Vậy thì lúc nào gió đổi chiều ?

    • Đầu tiên là nên kinh tế mấy thằng đầu tàu phải mạnh lên thì tiêu thụ mới tăng lên .

    • Phải giảm cung và giảm chiết khấu ( thay vì giảm giá ,1 số thằng opec tăng chiết khấu cho châu á – phản ánh qua sàn Singapore)

    • Nếu cứ dìm giá tại mức này thì sản lượng thằng Mỹ còn tiếp tục tăng do chi phí của các công nghệ khoan ngang nó chỉ có nhiêu đó và câu hỏi đặt ra là chi phí thật sự của Brent biển bắc và đám Opec là nhiêu ? và đây có phải là chiếu “ bán tống” của mấy thằng chi phí thấp ép mấy thằng chi phí cao bỏ cuộc ?( điều này có lợi cho Việt Nam về quốc phòng , tai sao? Thữ si nghĩ tí đi )

    4. Fundamental :

    • Theo suy nghĩ chung lúc này : Mỹ muốn vẽ lại thế địa chính trị và muốn loại Nga ra khỏi châu âu ( ảnh hưởng) bởi cái TPP xuyên thái bình dương thì chỉ có cách này ( người ta nghĩ thế ) nên dù châu âu thiệt hại do phải “ theo Mỹ” để chèn ép Nga là có thật thì Châu Âu vẫn phải theo nếu xét về lâu dài .( có nghĩa là : Ukraine có vào EU hay không thì cũng chả lien quan đến thằng Mỹ trong vụ này ).

    • Vì thế địa chính trị “ mới” như vậy nên Mỹ vô tình lấy lại EU mà chẳng tốn phí quá nhiều , cái mất của Nga không phải là mất Ukraine mà là mất EU, cái đó mới là cái mất chính của Nga . vì Ukraine có về với EU trong khi hạm đội biển đen vẫn do Ngà kiểm soát và cái cảng gì đó vẫn là của Nga thì ..đâu có sao

    5. Vậy giá dầu cứ giảm thì Nga ra làm sao và Putin thế nào ?

    • Câu này dễ trả lời nhất ! Nga bị sao thì EU bị y chang vậy , do đó giờ thằng Mỹ nó muôn sao thôi . EU càng tăng cấm vận thì hồi mã thương vào EU cũng y chang thế .

    • Vì vậy Putin chỉ lo đối nội mà thôi.Trong nước ổn Putin sẽ ổn.


    Vây, Tiềng tui nghĩ vậy .

  16. 4 thành viên Like bài viết này:


Trang 1 / 3 123 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •