Trang 7 / 14 FirstFirst ... 24567891012 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 61 đến 70 / 134
  1. #61
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Bạn nên đọc kĩ bài của tôi trước khi đưa ra nhận xét gì. Bài của tôi nói về vấn đề giáo dục đấy chứ.

  2. #62
    Tham gia
    09-10-2005
    Bài viết
    57
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Hấp dẫn đây !

    Quote Được gửi bởi traidatxanh View Post
    Giữa 1 quốc gia theo đường lối, tư duy XHCN và một quốc gia tư bản có sự khác biệt nhau rất lớn về nhiều mặt. Bạn đã, đang hoặc học ở bất kỳ đâu trên thế giới, thì mục tiêu chính của bạn vẫn phải xét trên 2 khía cạnh: chuyên ngành tức là chuyên môn về sau phục vụ công việc cho bạn, khía cạnh thứ 2 là tư tưởng dân tộc. Tôi không phủ nhận việc các giáo trình Mác-Lê Nin hoặc triết học hay logic không đem lại lợi ích nhiều cho công việc của bạn sau này, nhưng bạn cũng nên hiểu, là một con người ở một đất nước, tư tưởng dân tộc luôn phải đặt trên hàng đầu, trước khi thấm nhuần tư tưởng đó, bạn phải được học và tiếp thu những giáo trình lý luận như thế. Bạn phát biểu rằng những thứ, sorry, không tiện nhắc lại, vậy tôi đang tự hỏi rằng, bạn là người nước nào vậy? Bạn có biết người Trung Quốc ở bên Mỹ hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới, cộng đồng họ luôn đặt dân tộc trên hàng đầu, hay một người Nhật đi du học hoặc sinh sống tại nước ngoài đã nhiều năm, khi muốn quay trở về đất tổ để sống, họ bắt buộc phải trải qua một vài năm được huấn luyện, học lại những lễ nghi, truyền thống của Nhật Bản, những người như thế, họ được coi là người Nhật thứ cấp (thứ cấp ở đây không có nghĩa là thứ cấp về chuyên môn, trình độ, địa vị đạt được, mà thứ cấp ở đây được hiểu theo nghĩa công dân chính thức của đất nước mặt trời mọc). Và bạn cũng đã hiểu rằng, rất nhiều Việt Kiều khi muốn quay trở lại đất nước, chính chúng ta, những người đồng loại cùng một giống nòi giang tay rộng mở đón họ trở về.
    Nếu như bạn đã chê những tư tưởng của Mác-Lê Nin, thì vô hình chung bạn đang quay lưng lại với chính dân tộc mình, dù cố tình hay vô ý, là bởi vì, đất nước này, dân tộc này định hướng theo XHCN, và con đường vươn tới một đất nước phát triển nhưng theo hướng đi của XHCN.
    Việc chúng ta được coi là một đất nước đang phát triển là bởi vì lịch sử đã không tạo cho chúng ta những ưu ái, nhưng giờ đây, hẳn gia đình của bạn, các bạn của bạn, và cả những người không quen biết bạn như tôi đều mong muốn bạn trở về VN, đem những gì phục vụ cho đất nước, cho cộng đồng người Việt Nam.
    Chúng ta học tập, làm việc ở nước ngoài chính là chúng ta được tiếp thu những cái tinh tuý nhất của họ, chứ không phải chúng ta quay lưng lại với tất cả những gì đã tạo ra chúng ta. Bản thân 1 vị tổng thống Mỹ cực kỳ nổi tiếng đã nói "Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc". Chắc tôi không cần nói bạn và tất cả mọi người đều đã biết ông ta là ai.
    Những hiểu biết, những tư tưởng, những truyền thống dân tộc không bao giờ được phép đặt xuống hàng thứ mà hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin.
    Tớ ủng hộ bạn traidatxanh

  3. #63
    Tham gia
    15-10-2003
    Location
    Sunnyvale
    Bài viết
    293
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi traidatxanh View Post
    Giữa 1 quốc gia theo đường lối, tư duy XHCN và một quốc gia tư bản có sự khác biệt nhau rất lớn về nhiều mặt. Bạn đã, đang hoặc học ở bất kỳ đâu trên thế giới, thì mục tiêu chính của bạn vẫn phải xét trên 2 khía cạnh: chuyên ngành tức là chuyên môn về sau phục vụ công việc cho bạn, khía cạnh thứ 2 là tư tưởng dân tộc.

    Bạn có biết người Trung Quốc ở bên Mỹ hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới, cộng đồng họ luôn đặt dân tộc trên hàng đầu, hay một người Nhật đi du học hoặc sinh sống tại nước ngoài đã nhiều năm, khi muốn quay trở về đất tổ để sống, họ bắt buộc phải trải qua một vài năm được huấn luyện, học lại những lễ nghi, truyền thống của Nhật Bản, những người như thế, họ được coi là người Nhật thứ cấp (thứ cấp ở đây không có nghĩa là thứ cấp về chuyên môn, trình độ, địa vị đạt được, mà thứ cấp ở đây được hiểu theo nghĩa công dân chính thức của đất nước mặt trời mọc). Và bạn cũng đã hiểu rằng, rất nhiều Việt Kiều khi muốn quay trở lại đất nước, chính chúng ta, những người đồng loại cùng một giống nòi giang tay rộng mở đón họ trở về.

    Nếu như bạn đã chê những tư tưởng của Mác-Lê Nin, thì vô hình chung bạn đang quay lưng lại với chính dân tộc mình, dù cố tình hay vô ý, là bởi vì, đất nước này, dân tộc này định hướng theo XHCN, và con đường vươn tới một đất nước phát triển nhưng theo hướng đi của XHCN.

    Việc chúng ta được coi là một đất nước đang phát triển là bởi vì lịch sử đã không tạo cho chúng ta những ưu ái, nhưng giờ đây, hẳn gia đình của bạn, các bạn của bạn, và cả những người không quen biết bạn như tôi đều mong muốn bạn trở về VN, đem những gì phục vụ cho đất nước, cho cộng đồng người Việt Nam.

    Những hiểu biết, những tư tưởng, những truyền thống dân tộc không bao giờ được phép đặt xuống hàng thứ mà hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin.
    Bạn viết hay quá và câu cú, ngữ pháp, chính tả đều chắc nịch và rất chỉnh tề! Tui chỉ có 2 thắc mắc nhỏ xíu về ý tưởng, mong bạn giải đáp:

    Ý thứ nhất: Mác là người Đức, Lênin là người Nga. Chẳng có ông nào là người việt ta cả. Lẻ ra thì dân tộc Đức hay Nga phải là dân tộc chọn tư tưởng Mác Lênin là tư tưởng chủ đạo dân tộc thì mới đúng. Tại sao, người Đức và người Nga hiện đã quay lưng lại với chủ nghĩa Mác Lênin và họ không bị kết tội là quay lưng lại với dân tộc, mà trong khi đó người việt mình không chấp nhận tư tưởng Mác Lê Nin thì bị coi là quay lưng lại với dân tộc?

    Ý thứ hai: bạn viết câu này Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin. vậy thì những dân tộc khác trên thế giới (ngoại trừ Cuba, Bắc Hàn và TQ, Lào), họ không theo XHCN, họ không có định hướng theo tư tưởng Mác Lênin, như vậy họ có gì để tự hào hay không? Cùng câu này, VN ta ngoài tự hào đi theo XHCN, có tư tưởng Mác Lênin (trong lúc toàn bộ khối đông âu đã từ bỏ nó cả hơn chục năm) như vậy chúng ta tự hào vì dân tộc ta sáng suốt hơn những nước đông âu tiếp tục chọn XHCN và tư tưởng Mác Lênin, hay chúng ta tự hào vì dân tộc chúng ta vô cùng gan dạ đi trên 1 con đường chưa có quốc gia nào dám đi qua? Hay chúng ta chỉ tự hào, chúng ta là một trong những dân tộc hiếm hoi trên quả đất chọn XHCN và tư tưởng Mác Lênin.

    Tui hỏi 1 cách chân thành, mong bạn soi sáng dùm cho tui.

  4. #64
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Thôi lại lái sang chính trị rùi. Nên dừng ở đây. Bạn traidatxanh và bạn wh2k nếu có rảnh search thử bài "Communism" của Richard Pipes, có đầy trên google đấy. Còn nếu trình độ của bạn không thể đọc tiếng Anh nỗi, bạn có thể tìm đọc bản dịch của Phạm Minh Ngọc trên talawas. Hy vọng với những kiến thức về những môn chính trị bạn học được trong trường có thể phản bác lại được những chứng cứ mà ông Pipes đã đưa ra.

    Thôi quay về Giáo Dục nào

  5. #65
    Tham gia
    16-10-2007
    Bài viết
    12
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Than phiền làm gì các bạn. Mình biết thì cần phải cố gắng lên, còn nói mãi cũng đến vậy thôi.

  6. #66
    Tham gia
    05-11-2006
    Location
    Mò thôn
    Bài viết
    810
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Đúng, nói mãi cũng vậy, học Tư tưởng cho nhiều, học Chính trị cho nhiều, hô hào vì nhân dân vì Tổ quốc cho nhiều...Cuối cùng thành phần tham ô, hối lộ, quan liêu, nhũng nhiễu, ăn chặn trên xương máu đồng bào (có cần ví dụ ko? Cứ xem mấy vụ cứu hộ bão lụt là rõ nhất, còn nữa đấy...), đấy là những thành phần nào nhỉ? Có phải toàn những cụ hô hào không? Các mod có muốn ban nick e thì nhớ nói rõ e nói sai chỗ nào nhá. Ai cũng phải có tinh thần dân tộc, nhưng ko nên đồng nghĩa tinh thần dân tộc với CNXH, ko nên đồng nghĩa tinh thần dân tộc với Chủ nghĩa M-L chứ

  7. #67
    Tham gia
    05-11-2006
    Location
    Mò thôn
    Bài viết
    810
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Thôi quay về Giáo Dục nào
    Quay thế nào ạ? Vẫn đổi mới, vẫn cải cách à? 1 cách để tham ô. Hết a - bê - xê rồi lại a - bờ - cờ. Ặc, cái vòng kim cô lẩn quẩn đang trên đầu.

  8. #68
    Tham gia
    05-11-2006
    Location
    Mò thôn
    Bài viết
    810
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Hic, nhưng e cũng hy vọng 1 ngày nào đó VN ta có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới, như Mỹ vậy, nó ho 1 cái là cả thế giới lao đao. Nó chỉ hạ lãi suất đồng USD mà chỉ số chứng khoán của thế giới tăng ào ào, thế mới hãi. Một ngày nào đó, VN sẽ như vậy (hy vọng mong manh), một ngày nào đó....nào...đó....

  9. #69
    Tham gia
    14-12-2007
    Location
    Gia Định
    Bài viết
    43
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    hãy suy nghĩ trước khi nói

    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Bây giờ nói về trường Đại Học (University). Nên nhớ là các nước Tây Phương luôn luôn giữ trong lòng câu châm ngôn "thì giờ là tiền bạc", người ta không dại gì mà ép sinh viên phải phung phí nguyên một năm để học những thứ không cần thiết như là "khoa học" XHCN, Mác Lê, Lịch Sử Đảng...đơn giản là nó hoàn toàn không giúp ích gì được cho bản thân người sinh viên cũng như là xã hội đương thời, nhất là khi nước ta đã nhận thức được những chính sách sai lầm trong 30 năm qua và đang học theo các nước Tư Bản. Trong những xã hội văn minh thì những cái gì không tốt và không cần thiết thì sẽ bị đào thải ngay.
    Chỉ đồng ý với anh về những gì không in đậm, em cũng nghĩ chỉ nên dạy CNXHKH,TTHCM, LSD cho SV các trường đào tạo cán bộ nhà nước hay những người học lên cao làm lớn thôi, những SV còn lại học thấy ngán mà ko áp dụng jì được cả , giữ lại môn Triết thôi thì dc vì nó khá khoa học.

    Chắc anh học ĐH nước ngoài nên ko hiểu rõ những luận điểm chính trong kinh tế chính trị áp dụng vào thực tiễn VN chứ thật sự em không biết anh nghĩ gì mà lại viết những dòng in đậm đó. Học kỳ vừa rồi em vừa phải làm 1 đề án KTCT nên cũng nhớ một vài ý quan trong. Nước ta đúng là đã nhận thức những chính sách sai lầm nhưng hoàn toàn không phải là học theo các nước TBCN. Vế sau anh viết sai nên cho thấy cả câu anh hiểu sai vấn đề. Không ai là không biết nước ta vẫn đang ở trong thời kỳ quá độ lên cộng sản chủ nghĩa. Những năm tháng chiến tranh trong khi các nước vẫn trên đà phát triển thì nước ta vẫn dậm chân tại chỗ. Đến khi xây dựng lại được đất nước giải quyết hậu quả sau chiến tranh thì xuất phát điểm của ta đã tụt hậu so với các nước khác cả thế kỷ. Chính lúc đó Đảng ta đã có những chính sách nóng vội đốt cháy giai đoạn tiến thẳng lên CNCS trong khi chưa gầy dựng được những tiền đề cần thiết như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của CNXH nên sai lầm từ đó mà ra chứ ko phải trật từ đường lối

    Bây giờ thử xét 1 ví dụ nhỏ cho vui: Anh có ý tưởng để thực hiện 1 đồ án mà anh biết rằng nó có một cái kết mở rất hay, có thể ứng dụng rộng nhưng vì lo tập trung vào phần ý tưởng nên đến khi xong xuôi anh thấy đề tài của mình trông khô khan và không bắt mắt vì anh không biết sử dụng những phần mềm đồ họa để thiết kế cho đẹp . Vậy 1 là anh sẽ copy một ai đó để tân trang cho đẹp , 2 là nhờ người khác làm giùm.

    Nước ta cũng vậy, đang trong thời kỳ quá độ bỏ qua TBCN, chúng ta không có thời gian để quay lại làm lại từ đầu nên cách tối ưu nhất là học hỏi các nước tư bản phương Tây bằng mọi cách để đạt đến được mục đích cuối cùng. Theo Mac-Le thì CNXH là xã hôi phát triển cao nhất, tạm không bàn đến tính chính xác của vấn đề này vì nhiều người còn chưa nhất trí, nhưng chỉ biết các nước TBCN đang tự hạn chế mình nếu coi TBCN là điểm dừng chân cuối cùng

    Tóm lại, em cũng chỉ mong Bộ điều chỉnh lai khung chương trình những môn bắt buộc sao cho phù hợp hơn chứ ngoài ra những vấn đề đường lối thì...hãy đợi đấy mọi người nhé
    Đường dài mới biết ngựa hay :/
    Được sửa bởi linhmoihochoi lúc 14:54 ngày 28-01-2008 Reason: nhìn rối mắt wá

  10. #70
    Tham gia
    15-10-2003
    Location
    Sunnyvale
    Bài viết
    293
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi linhmoihochoi View Post
    Chỉ đồng ý với anh về những gì không in đậm, em cũng nghĩ chỉ nên dạy CNXHKH,TTHCM, LSD cho SV các trường đào tạo cán bộ nhà nước hay những người học lên cao làm lớn thôi, những SV còn lại học thấy ngán mà ko áp dụng jì được cả , giữ lại môn Triết thôi thì dc vì nó khá khoa học.

    Chắc anh học ĐH nước ngoài nên ko hiểu rõ những luận điểm chính trong kinh tế chính trị áp dụng vào thực tiễn VN chứ thật sự em không biết anh nghĩ gì mà lại viết những dòng in đậm đó. Học kỳ vừa rồi em vừa phải làm 1 đề án KTCT nên cũng nhớ một vài ý quan trong. Nước ta đúng là đã nhận thức những chính sách sai lầm nhưng hoàn toàn không phải là học theo các nước TBCN. Vế sau anh viết sai nên cho thấy cả câu anh hiểu sai vấn đề. Không ai là không biết nước ta vẫn đang ở trong thời kỳ quá độ lên cộng sản chủ nghĩa. Những năm tháng chiến tranh trong khi các nước vẫn trên đà phát triển thì nước ta vẫn dậm chân tại chỗ. Đến khi xây dựng lại được đất nước giải quyết hậu quả sau chiến tranh thì xuất phát điểm của ta đã tụt hậu so với các nước khác cả thế kỷ. Chính lúc đó Đảng ta đã có những chính sách nóng vội đốt cháy giai đoạn tiến thẳng lên CNCS trong khi chưa gầy dựng được những tiền đề cần thiết như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của CNXH nên sai lầm từ đó mà ra chứ ko phải trật từ đường lối

    Bây giờ thử xét 1 ví dụ nhỏ cho vui: Anh có ý tưởng để thực hiện 1 đồ án mà anh biết rằng nó có một cái kết mở rất hay, có thể ứng dụng rộng nhưng vì lo tập trung vào phần ý tưởng nên đến khi xong xuôi anh thấy đề tài của mình trông khô khan và không bắt mắt vì anh không biết sử dụng những phần mềm đồ họa để thiết kế cho đẹp . Vậy 1 là anh sẽ copy một ai đó để tân trang cho đẹp , 2 là nhờ người khác làm giùm.

    Nước ta cũng vậy, đang trong thời kỳ quá độ bỏ qua TBCN, chúng ta không có thời gian để quay lại làm lại từ đầu nên cách tối ưu nhất là học hỏi các nước tư bản phương Tây bằng mọi cách để đạt đến được mục đích cuối cùng. Theo Mac-Le thì CNXH là xã hôi phát triển cao nhất, tạm không bàn đến tính chính xác của vấn đề này vì nhiều người còn chưa nhất trí, nhưng chỉ biết các nước TBCN đang tự hạn chế mình nếu coi TBCN là điểm dừng chân cuối cùng

    Tóm lại, em cũng chỉ mong Bộ điều chỉnh lai khung chương trình những môn bắt buộc sao cho phù hợp hơn chứ ngoài ra những vấn đề đường lối thì...hãy đợi đấy mọi người nhé
    Đường dài mới biết ngựa hay :/
    Thấy bạn bỏ tâm huyết viết một bài dài, với những lời giải thích và biện hộ, tui thấy đáng khen ngợi. Thật ra thì khi học đại học nước ngoài, trừ những môn học nằm trong phần của kiến thức cơ bản chuyên môn bắt buộc, nhà trường chỉ đưa những chỉ tiêu và những chủ đề cần phải thực hiện, còn lại thì học sinh tự lựa lớp để hoàn tất những chủ đề không chuyên môn khác. Vi dụ, họ ra chỉ tiêu, học sinh phải hoàn thành 18 tín chỉ kiến thức chung: 6 tín chỉ bên khoa học xã hội, 6 tín chỉ bên khoa học tự nhiên, 6 tín chỉ về mỹ thuật. Bạn có thể chọn sinh vật học cơ bản, tâm lý học cơ bản, hóa học cơ bản, vật lý cơ bản, thiên văn học cơ bản... bất kỳ món nào để hoàn thành 6 tín chỉ khoa học tư nhiên này (khoảng 2 lớp). Tương tự các ngành khác cũng có sự lựa chọn tương tự. Ở một số tiểu bang và 1 số đại học, họ có thể bắt buộc học sinh phải biết kiến thức về lịch sử Hoa Kỳ và hệ thống luật pháp Hoa Kỳ (2 lớp) thì trong trường hợp này, học sinh phải hoàn tất 2 lớp bắt buộc này.

    Trở lại vấn đề bạn đang giải thích và biện hộ cho những sai lầm về giáo dục và chính sách của nhà nước ta và sự nhấn mạnh của bạn về sự kiên quyết chuyển hóa tiến lên chủ nghĩa CS. Tui muốn đặt 2 vấn đề rất nhỏ, làm tiền đề cho bạn cũng như các thành viên khác suy nghĩ khi bước vào học những môn triết học Mác Lê hay học xâu hơn vào chủ nghĩa cộng sản khoa học Có điều gì đảm bảo được khi tiến lên CNCS, con người sẻ thật sự được hạnh phúc và ấm no? Có nhất thiết chúng ta cần phải kiên trì tiến lên CNCS thì dân chúng mới thật sự sung sướng và ấm no? Trả lời được những tiền đề này rồi thì chúng ta có thể bàn tới những vấn đề sâu xa khác. Tuy nhiên trước khi trả lời câu hỏi này, bạn nên xem xét, nghiên cứu mức sống và đời sống của nhân dân ở những nước không hô hào tiến lên chủ nghĩa CS như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Úc, Canada... Theo tui biết thì nhân dân ở các nước này đời sống khá sung túc và ổn định. Tuy không phải là chủ nghĩa cộng sản, nhưng họ có cả một hệ thống an sinh xã hội khá tốt hổ trợ về y tế, giáo dục, và thậm chí các sinh hoạt cần thiết trong đời sống. Liệu các nước này có cần thiết phải tiến lên CNCS để được sung sướng hơn? Nếu họ không cần thiết phải tiến lên CNCS để sung sướng hơn thì chứng minh cho chúng ta thấy, CNCS không phải là con đường duy nhất và cần thiết để đem lại hạnh phúc ấm no cho nhân loại... vậy thì tại sao giáo dục VN ta lại cứ phải nhấn mạnh và kiên trì chúng ta phải đi trên con đường khó khăn và không biết trước kết quả này.


    Dĩ nhiên là các bạn sẻ cảm thấy khó chịu khi đọc tới những nhận xét này, nhưng chúng ta đang bàn tới giáo dục đại học. Đã nói tới giáo dục đại học thì các bạn không còn là những đối tượng chờ người khác mớm cho từng chút tư tưởng, mà các bạn phải là những người biết suy nghĩ độc lập để có thể tìm ra những giải pháp khác nhau, hay đánh giá những giải pháp hiện có để đạt được một mục tiêu nào đó. Vấn đề đó đôi lúc cần phải bị mổ xẻ từ gốc tới ngọn, đôi lúc người ta còn lật ngược cả những giải pháp đề ra để tìm những giải pháp tối ưu vì lịch sử loài người cho chúng ta có kinh nghiệm rằng không bao giờ chỉ có 1 con đường duy nhất để đạt được một mục tiêu nào đó. Vấn đề quan trọng sau cùng là trước khi thực hiện một giải pháp nào đó, chúng ta có nên chất vấn liệu giải pháp đó hoàn toàn có thực hiện được không và liệu có giải pháp nào an toàn, chắc chắn và đặt kết quả thành công tương tự hay không? Mục tiêu cuối cùng của mọi nhà nước "chân chính" trên thế giới đó là đảm bảo "hạnh phúc và sự ấm no" của người dân. Liệu sự lựa chọn CNCS có phải là phương pháp duy nhất và tốt nhất? Tôi đặt vấn đề này, hoàn toàn là dựa trên tinh thần suy luận và đánh giá mang tinh khoa học đó.

Trang 7 / 14 FirstFirst ... 24567891012 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •