Trang 5 / 14 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 134
  1. #41
    Tham gia
    06-10-2004
    Bài viết
    140
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi ngocquang19877
    Không biết có học những môn như là business analysis không nhỉ ?
    trường của tui có dạy 2 môn: kế toán tài chính và quản trị doanh nghiệp

  2. #42
    Tham gia
    16-08-2006
    Bài viết
    186
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trở lại vấn đề giáo dục. Các bạn nên hiểu 1 điều, ở VN ko thiếu những nhà lãnh đạo có tâm huyết với việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là 1 tiêu biểu. Việc chấn hưng đó đã đang và sẽ tiếp tục được thực hiện, qua rất nhiều quyết định trong thời gian gần đây, trên nhiều cấp học. Theo tôi thấy thì việc này cần phải làm từ gốc kia. Chứ nếu chỉ đơn giản là thay đổi vài môn học như các bạn nói thì người ta đã làm từ lâu rồi
    lee_huynh306 : Rất đơn giản: bù lỗ và trợ cấp cho các trường sư phạm, để họ không phải tuyển đầu vào những sinh viên không có chất lượng chỉ vì... tiền!
    Bạn này nói mà không suy nghĩ gì cả. Cho thấy bạn chẳng tìm hiểu mọi chuyện cho kĩ lưỡng mà chỉ chê bai chửi bới cho sướng cái mồm. Theo như tôi được biết thì đa số những trường học lớn trên TG đều là tư thục. VN hiện nay đang cố gắng để cho các trường học tự thân vận động, anh nào mạnh thì sống không thì chết. Vậy mà bạn lại muốn quay lại cái chế độ bao cấp đó nữa. Thật hết biết
    Được sửa bởi Arkain lúc 08:46 ngày 15-09-2006

  3. #43
    Tham gia
    29-02-2004
    Bài viết
    3,942
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    Quote Được gửi bởi t649

    Bạn này nói mà không suy nghĩ gì cả. Cho thấy bạn chẳng tìm hiểu mọi chuyện cho kĩ lưỡng mà chỉ chê bai chửi bới cho sướng cái mồm. Theo như tôi được biết thì đa số những trường học lớn trên TG đều là tư thục. VN hiện nay đang cố gắng để cho các trường học tự thân vận động, anh nào mạnh thì sống không thì chết. Vậy mà bạn lại muốn quay lại cái chế độ bao cấp đó nữa. Thật hết biết
    Tôi không chửi! Chỉ nói vào đúng sự thật. Bạn cũng công nhận là đã từng có chuyện 2-3 điểm mà đậu vào sư phạm chứ? Bạn cũng công nhận là thành phần 4C được đi tu nghiệp ở nước ngoài còn người giỏi thì phải ở lại chứ?
    Bù lỗ cho các trường sư phạm là việc cần thiết phải làm. Không thể gọi là bao cấp, mà phải nói đó là sự chăm sóc cho tương lai. Có được giáo viên tốt mới có được học sinh tốt, và nhiều cái tốt nữa.
    Một giáo viên ảnh hưởng đến cả một thế hệ con người.

  4. #44
    Tham gia
    06-06-2005
    Bài viết
    58
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    tự nhiên đang bàn về tin học thì các bạn chuyển sang bàn về chủ nghỉa Mác ,Lê , trong ddth này hình như có khá nhiều fan hâm mộ của chủ nghĩa này thì phải , hy vọng các fan hâm mộ này chịu khó vào đoc cái này :
    http://en.wikipedia.org/wiki/Black_Book_of_Communism

    Black Book of Communism là 1 quyển sách khá nổi tiếng của trường ĐH Harvard ( Mỹ ), chắc chắn những thông tin trong đó đáng tin cậy hơn máy tờ báo lá cải trong nước rất nhiều , vì nếu ko chắc đã bị kiện cáo rùm ben rồi, bạn nào đang sống hay đang du học thì nên tìm mua đọc cho biết

  5. #45
    Tham gia
    28-10-2005
    Location
    ở trước máy vi tính chứ đâu
    Bài viết
    540
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    em dốt tiếng Anh quá nên đọc ko hiểu nổi. Em chỉ biết nếu đảng cộng sản không khởi nghĩa năm 1945 thì đã có nhiều bác ko có dịp dc sinh ra mà ngồi post mấy bài trong đây rồi.
    Thứ 2 là về giáo dục, em được biết điểm tuyển vào trường sư phạm là khá cao. Vì những SV nghèo học giỏi mới thí vào trường này. Lý do đơn giản là học ở đây không tốn học phí, chỉ cần kí vào cam kết là sẽ đi dạy sao bao nhiêu năm thì sẽ được nhà nước trả toàn bộ học phí, thế các bác còn muốn gì nữa. Ngay trong những chương trình đại học chính quy, nhà nước đã trợ giúp trung bình 5 triệu thì phải / 1 sinh viên trong suốt quá trình học (cái này mình nghe giảng viên của mình nói). Vậy các bác còn phàn nàn chuyện chuyện tiền bạc gì nữa.

  6. #46
    Tham gia
    07-01-2006
    Bài viết
    57
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi lee_huynh306 View Post
    Tôi không chửi! Chỉ nói vào đúng sự thật. Bạn cũng công nhận là đã từng có chuyện 2-3 điểm mà đậu vào sư phạm chứ? Bạn cũng công nhận là thành phần 4C được đi tu nghiệp ở nước ngoài còn người giỏi thì phải ở lại chứ?
    [/COLOR][/B]
    Ủa cái này là cái chuyện mấy chục năm trước rồi,hình như thời mới giải phóng ,sao bây giờ bác còn nhắc lại.Bác có vẻ cổ hủ và lạc hậu quá
    Bây giờ bác thử xem thi DH các trường SP lấy bao nhiêu điểm thì sẽ rõ.

  7. #47
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Quote Được gửi bởi PSVVietNam View Post
    Ủa cái này là cái chuyện mấy chục năm trước rồi,hình như thời mới giải phóng ,sao bây giờ bác còn nhắc lại.Bác có vẻ cổ hủ và lạc hậu quá
    Bây giờ bác thử xem thi DH các trường SP lấy bao nhiêu điểm thì sẽ rõ.
    Em nghĩ ý bác ấy là thế này:
    Những người đang dạy bây giờ phần lớn là những người hồi đó những người 2,3 điểm đậu , chất lượng 2,3 điểm đậu thì mọi người cũng hiểu.

    2,3 hay 26,27 điểm cũng ko quan trọng bằng cái tâm của giáo viên. Hồi đó chuột chạy đường cùng vào đó, bây giờ thì: "GIÁO VIÊN DẠY THÊM GIÀU LẮM"

    Tất nhiên là vẫn có những giáo viên TÂM HUYẾT với nghề, nếu ko nền giáo dục đã sụp đổ từ lâu rồi

    VÌ LỢI ÍCH MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY, VÌ LỢI ÍCH TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI

    Chả trách giáo dục bây giờ nó vậy, thầy như vậy thì trò...

    Bao giờ học sinh, sinh viên mới được chấm điểm thầy cô nhỉ, lúc đó mới thấy ai được YÊU MẾN KÍNH TRỌNG, AI BỊ CĂM THÙ

    Tính trên toàn trường ấy, chứ tính trên lớp, lớp ấy bị đì chết
    Được sửa bởi conank lúc 22:59 ngày 28-11-2006

  8. #48
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi conank View Post
    Bao giờ học sinh, sinh viên mới được chấm điểm thầy cô nhỉ, lúc đó mới thấy ai được YÊU MẾN KÍNH TRỌNG, AI BỊ CĂM THÙ

    Tính trên toàn trường ấy, chứ tính trên lớp, lớp ấy bị đì chết
    Đã có rất nhiều quốc gia cho sinh viên đánh giá giáo viên sau mỗi kỳ học để đảm bảo chất lượng của giáo viên, ở Mỹ thì mỗi sinh viên được phát một phiếu điểm rồi giáo sư tự động bước ra ngoài trong vòng 15 phút. Trên phiếu điểm ghi rõ những khía cạnh quan trọng như là cách giáo viên giảng bài có xúc tích và dễ hiểu không, có sử dụng trợ huấn cụ khi cần thiết không, sau giờ dạy học thì có sắp xếp thời gian để giúp đỡ học trò không, cách xử sự trong lớp học có chuyên nghiệp không, và quan trọng nhất là kiến thức của giáo viên có đủ để xứng đáng làm thầy/cô giáo hay không, vv.vv.. sinh viên chấm điểm bằng cách cho từ 1 sao đến 10 sao trong mỗi lãnh vực, phía dưới phiếu điểm còn có ô trống để góp ý/khen ngợi/cằn nhằn thêm nếu cần thiết.

    Trên phiếu điểm chỉ có tên giáo viên chứ không có tên học sinh để đảm bảo riêng tư cá nhân cho người chấm điểm, và sẽ được chủ nhiệm khoa review lại, giáo viên nào không hoàn thành trách nhiệm thì trước sau gì cũng bị nghỉ việc để bảo toàn chất lượng của trường học.

  9. #49
    Tham gia
    29-02-2004
    Bài viết
    3,942
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    ĐH BK TPHCM cũng có đó AK à, có điều không biết đưa phiếu tham khảo cho sinh viên xong rồi nộp lại có ông bà nào ngó tới không thôi hà. Biết bao nhiêu sinh viên ý kiến về tính hữu ích của mấy môn nhàm chán mà nó vẫn cứ tồn tại, thế thôi!

  10. #50
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Thấy đông vui quá nên tôi cũng nhảy vào tranh luận cho xôm tụ :

    Chủ đề đầu tiên mà Akrain đưa ra là gì "Chuyện dài giáo dục - Đại học Việt Nam" nhưng khi xem tôi thấy mọi người tranh luận có vẻ hướng vào các tiểu tiết nhiều hơn - Nào là triết học, nào là chủ nghĩa xã hội... vậy mạn phép trao đổi ở theo một cách tiếp cận khác chút.

    Về phía Sinh viên :

    Một là Sống với môi trường mình có : Akrain đã đưa ra một ví dụ rất cụ thể về môi trường học của các đại học Mỹ. Tôi cũng được một vài người bạn cho xem lịch giảng dạy MBA của Chicago Univercity và thật là thán phục cách làm của họ. Lịch trình giảng dạy dự kiến được thông báo trước cho sinh viên cả 4 năm, từng giảng viên dạy môn gì cũng được chỉ rõ, nhiều môn nêu có thể dự khán tùy từng giáo sư theo từng quan điểm của họ, các lịch sử khoa học của giảng viên đều được nêu rõ, các bài lecture của họ cũng được giới thiệu để SV nắm được về giảng viên. Thậm chí đến cả accomodation cũng được giới thiệu rất chi tiết. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng "đó là ở nước Mỹ" và chúng ta chỉ tham khảo chứ không thể hy vọng nó mang vào Việt Nam ngay. SV cần biết môi trường hiện tại để thích ứng và cải thiện sao cho kết quả học tập của mình có thể thăng tiến tốt nhất trong môi trường Việt Nam cũng như môi trường nước ngoài nếu có cơ hội.

    Hai là chưa xác định rõ mình muốn tham gia vào thị trường lao động nào : Bản thân môn triết học không có gì sai, môn cơ khí sắt thép rất vô dụng như bạn t649 đã nói. Nhưng tôi không đồng ý lắm với ý kiến này. Nếu như sau này các bạn muốn chỉ làm một Programmer lập trình hệ thống thuần tuý thì đúng là không có hỗ trợ trực tiếp lắm. Nhưng học triết sẽ giúp chúng ta có khả năng phân tích lý luận hay còn gọi là tư duy logic, nếu như bạn làm phát triển các ứng dụng trong autocad chẳng hạn thì các kiến thức cơ khí sẽ giúp bạn rất nhiều. Trường đại học là nơi học các đọc sách, cách tìm kiếm và phương thức xử lý nhiều hơn là trang bị cho mình một cái gì đó thật chi tiết.

    Ba là phương thức học của SV còn quá thụ độngTheo tôi bấy giờ SV Việt Nam vẫn học theo dạng cấp ba mở rộng. Rất ít bạn học theo hướng phân tích, suy luận. Tỷ lệ SV sử dụng thư viện không cao, suy nghĩ bó hẹp trong nội dung bài dạy của thầy nhiều hơn là mở rộng vấn đề mà thầy đã nêu. Các bạn học vì điểm số nhiều hơn là kiến thức. Làm sao không bị nợ, làm sao được điểm cuối kỳ cao nhiều hơn là kiến thức thực của mình sẽ thế nào. Kết quả là có nhiều bạn ra trường với điểm số rất cao nhưng khả năng làm việc vẫn kém và không thăng tiến bằng một số bạn điểm không cao nhưng năng động với kiến thức thực của mình.

    Bốn là SV Việt Nam rất hay than thở và chê bôi: Luôn luôn phàn nàn rằng điều kiện của mình không tốt, rằng nước ngoài họ thế này,họ thế kia. Rằng giáo viên "ngu như lợn" .... Tôi cho rằng điều kiện còn khó khăn là đương nhiên nhưng rõ ràng môi trường cũng đã cải thiện nhiều. Nếu khai thác tốt những cái hiện có cũng đủ để chúng ta học tốt cho chính mình rất nhiều

    "Năm là tầm nhìn của SV Việt Nam còn hạn chế trong phạm vi ao làng": Rất ít SV có tầm nhìn quốc tế. Điều này sẽ làm cho họ bị hạn chế không tận dụng được cơ hội mang tính quốc tế mang đến cho họ. Thực tiến cho thấy những ai có suy nghĩ này sẽ dễ dàng hơn khi đi tìm các cơ hội thách thức tìm kiếm một vị trí trong một tập đoàn đa quốc gia. Rất ít SV dám nghĩ là tôi học trong nước nhưng tôi sẽ có thể tìm kiếm một cơ hội ở US hay Singapore chẳng hạn. Họ luôn bị tự ti vì cho rằng mình ở đẳng cấp thấp. Akrain hay Yunadmire có thể cho những case study về cái này được đấy. Dẫn lời thơ Chế Lan Viên viết hàng chục năm trước đây khi nhà thơ mới 19 tuổi vẫn thấy thấm thía
    "Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp"
    " Giấc mơ con đè nát cuộc đời con"

    to be continue

    Bài sau nếu được tớ sẽ post đánh giá về giáo viên
    Được sửa bởi dinhlocphp lúc 12:47 ngày 09-01-2007

Trang 5 / 14 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •