Trang 4 / 14 FirstFirst 12345679 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 134
  1. #31
    Tham gia
    30-05-2004
    Bài viết
    326
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Tự chọn thế nào được, điều hành dân theo hình thái KT-XH nào thì phải cho dân học cái ấy, chỉ mong rằng có cải tiến phương pháp, hình thức dạy, học và nhất là khách quan hơn, ko phải cái kiểu fe "ta" lúc nào cũng hay nhất, đồng thời nên (rất nên) cho người học thấy thực tế 1 chút, học hay vậy mà nhìn ra XH thấy toàn là...
    Được sửa bởi Arkain lúc 08:31 ngày 15-09-2006

  2. #32
    Tham gia
    02-06-2006
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    855
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    về môn học Mác-lênin trong trường Đại học, nói thực lun là em ghét cay ghét đắng, ko chỉ em mà đa số sv là ko thích học môn này, nó chắc cũng 50-50 với môn văn hồi phổ thông. Hơi cá nhân 1 tý nhưng theo em bỏ đi được thì tốt, ko thì cũng bớt đi vài môn trong đó .
    Được sửa bởi Arkain lúc 08:36 ngày 15-09-2006 Reason: Automerged Doublepost

  3. #33
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nếu như có sự lựa chọn, bạn muốn được học những môn gì mà bạn nghĩ sẽ giúp cho VN trong thời điểm hội nhập với thế giới? chẳng hạn như là một lớp "Business Law" để các sinh viên hiểu rõ luật lệ quốc tế, sau khi ra trường không bị các sếp nước ngoài xỏ mũi chẳng hạn, mà nếu như là dạng Con Cha Cháu Cụ (4C) leo lên được ghế giám đốc khi đi ra nước ngoài làm ăn thì cũng không đến nỗi phải mang cả triệu tiền thuế của dân đi đóng phạt cho tòa vì phạm luật.

    Giả sử bạn là người có quyền hành, bạn sẽ làm thế nào để hiện đại hóa giáo trình, cập nhật chương trình đào tạo giáo viên (không những khả năng mà còn đạo đức nghề nghiệp nữa), và thay đổi các phương pháp giảng dạy để bắt kịp với thế giới?[/COLOR]
    Được sửa bởi Arkain lúc 08:44 ngày 15-09-2006

  4. #34
    Tham gia
    14-12-2005
    Bài viết
    149
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Giả sử mình là người có quyền hành, nếu muốn những môn triết,tư tưởng... này đến với sinh viên thì điều đầu tiên mình sẽ làm là chứng minh những gì mình nói là những gì mình làm. Đừng như mấy môn này nói một đằng đi một nẻo. Bản thân con đường XHCN mà Bác đã chọn là không xai, chỉ có những người thực hiện đã bóp méo nó thôi.
    Thay vì bỏ phí nguyên một năm học những môn không thích thì mình sẽ dành một năm đó để thực tập những gì mình học, đừng để tình trạng sinh viên ra trường đến khi đi làm thì phải đào tạo lại là được.
    Được sửa bởi Arkain lúc 21:26 ngày 19-08-2006

  5. #35
    Tham gia
    16-08-2006
    Bài viết
    186
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mình cũng xin có chút ý kiến của bản thân về vấn đề này.
    Mình là sinh viên năm thứ 3 nghanh IT nhưng mình thấy trong 2 năm vừa qua mình đã học nhiều môn mà mình đúng là cảm thấy " chả để làm gì "
    Ví dụ năm thứ 2 - mình đã được phân nghanh rồi. Nhưng vẫn học 1 số môn như Cơ khí đại cương, 1 môn về cơ khí với toàn là đúc với cả tôi ,thép với cả sắt, chả có tí tẹo gì gọi là giúp đỡ cho mình trong công việc cũng như trong cuộc sống, mình cảm thấy thật là vô ích vì có lẽ sau 1,2 năm nữa chả đả động gì đến nó thì kiến thức của mình về vấn đề này lại về 0. Hay như môn Kĩ thuật Điện Tử - 1 môn học mà như thầy dạy Điện Tử Cho CNTT của mình hiện nay nói là rất khó học và khó dạy. Khó học vì bọn mình chưa hề được học Lý Thuyết Mạch từ trước, và như vậy không khác gì chưa biết bò đã đi học chạy - nguyên văn thầy nói. Và cũng như thầy nói thì có lẽ những người được trên 7 điểm môn này cũng chỉ là điểm ảo - giống như bài thi Văn ĐH điểm 10 năm nay vậy, hầu như là học vẹt, rất ít người hiểu được bản chất các mạch. Và còn nhiều môn nữa kiểu như vậy. Mình không biết là có nên bỏ hay không nhưng ít nhất thì cũng phải thay đổi giáo trình cũng như mục đích và cách giảng dạy những môn này.
    Còn với những môn chính trị thì mình không dám mạnh mồm đưa ra ý kiến nào cả, vì bản thân mình cũng chưa thực sự hiểu hết về nó. Nhưng nếu để mình chọn thì mình vẫn sẽ học môn Tư Tưởng HCM và Lịch sử Đảng. Vì mình rất ngưỡng mộ Bác, Người mà mình vô cùng tôn kính nhưng ko có nghĩa là mình “vĩ nhân hóa” Bác đâu nhé, mặc dù Bác thực sự là 1 vĩ nhân. Cho nên mình cũng muốn biết về tư tưởng suy nghĩ của Bác. Đó phải chăng cũng là 1 cách thể hiện lòng tôn kính với Bác. Còn lịch sử Đảng thì giúp mình hiểu sâu hơn về cmang VN, điều mà chương trình phổ thông không có điều kiện để nói được. Mình tin rằng tất cả ai cảm thấy tự hào về cuộc kháng chiến của dân tộc ta đều sẽ muốn học.
    Nhưng 3 môn Triết học Mác Lênin, CNXH khoa học, Kinh tế chính trị mình cảm thấy nó không giúp được gì nhiều cho mình, 1 ng về khoa học tự nhiên. 3 môn đều khá nặng và dạy theo kiểu Hàn Lâm. Với những ng học tự nhiên thì có lẽ chỉ cần hiểu “Nó là cái gì” và “Nó như thế nào” là được chứ chẳng cần phải học những quyển giáo trình dày mấy trăm trang để mà phải hiểu một cách cặn kẽ chi tiết như sinh viên xã hội vậy. Xin lỗi nếu suy nghĩ của mình vẫn còn “ngây thơ”, nhưng đó là suy nghĩ của mình. Nếu như có 1 cách nào đó gộp cả 3 môn này lại thành 1 môn, và dạy trong 1 kì thôi thì hay quá (có nghĩa là giảm tải). Môn triết học có lẽ dạy cho sinh viên năm thứ nhất là không hợp lí – vì chúng nó còn quá trẻ để thực sự cảm thụ được nó.

    À nhân tiện muốn hỏi các bác 1 chuyện. Mình có biết 1 thông tin nói rằng Hồ Chí Minh đã được Unesco trao tặng danh hiệu képdanh nhân văn hóa và anh hùng giải phóng dân tộc vào những năm 1990. Và Bác của chúng ta cũng là người duy nhất nhận được vinh dự này(danh hiệu kép)
    Không biết điều này có đúng không?
    Xin cảm ơn
    Được sửa bởi Arkain lúc 08:34 ngày 15-09-2006 Reason: Automerged Doublepost

  6. #36
    Tham gia
    17-02-2005
    Location
    Tp Ho Chi Minh
    Bài viết
    68
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Hi all,

    Chúng ta nên nhìn vấn đề một cách tươi sáng hơn 1 chút. Chúng ta ở Việt Nam thì biết việt Nam. Nhưng các bác cứ đi sang trung Quốc,Mỹ...các nước tư bản khác xem sao. họ vẫn có những TỒN TẠI XÃ HỘI.

    Về quan điểm chính trị :

    - Khẳng định xây chủ nghĩa xã hội và không chấp nhận đa nguyên đa Đảng là một chủ trương nhất quán và đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, thực tiễn cách mạng.

    - Một cách giáo dục hiệu quả nhất là chúng ta bớt ca ngợi các anh hùng ...gì đấy đi. Tập trung vào chỉnh đốn đội ngũ Đảng, thật sự nhiều lúc cứ nhắc đến ông nào to to là tôi nghĩ dến ngay tham nhũng , quan liêu ...TẠI SAO ? Dân đang dần mất lòng tin ở Đảng.



    Quan điểm giáo dục :

    - Bộ giáo dục nên có cái nhìn đúng đắn về việc phận bổ các môn chính tri, xã hội hợp lí cho từng ngành học.Thực tế là một số quan điểm đã lỗi thời và thiếu tính khác quan ( các bác mở website BBC, họ phân tích cũng có điểm hợp lí).

    ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
    -

  7. #37
    Tham gia
    21-11-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    3,422
    Like
    17
    Thanked 206 Times in 121 Posts
    Bạn muốn được học những môn gì mà bạn nghĩ sẽ giúp cho VN trong thời điểm hội nhập với thế giới, mà tạm thời guồng máy giáo dục của VN chưa đủ khả năng để dạy? chẳng hạn như là một lớp "Business Law" để các sinh viên hiểu rõ luật lệ quốc tế, sau khi ra trường không bị các sếp nước ngoài xỏ mũi chẳng hạn, mà nếu như là dạng Con Cha Cháu Cụ (4C) leo lên được ghế giám đốc khi đi ra nước ngoài làm ăn thì cũng không đến nỗi phải mang cả triệu tiền thuế của dân đi đóng phạt cho tòa vì phạm luật.
    Nếu có thể có một môn học về luật pháp cho sinh viên vietnam (mà đa số là sau khi ra trường được tuyển làm culi cho các công ty), em chỉ yêu cầu.
    -Học về luật lao động quốc tế.
    -Học về luật lao động ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, 2 đối tác lớn nhất của vietnam trong 1 tương lai không xa.
    -Học về luật bản quyền, sỡ hữa công nghiệp và đạo đức trong kinh doanh.
    -Học về luật cạnh tranh.

    Nhiêu đây đủ để làm 1 culi không bị thằng chủ xỏ mũi chưa nhỉ ?

    Giả sử bạn là người có quyền hành, bạn sẽ làm thế nào để hiện đại hóa giáo trình, cập nhật chương trình đào tạo giáo viên (không những khả năng mà còn đạo đức nghề nghiệp nữa), và thay đổi các phương pháp giảng dạy để bắt kịp với thế giới?
    Được sửa bởi Arkain lúc 08:14 ngày 15-09-2006 Reason: Automerged Doublepost

  8. #38
    Tham gia
    29-02-2004
    Bài viết
    3,942
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    Giả sử bạn là người có quyền hành, bạn sẽ làm thế nào để hiện đại hóa giáo trình, cập nhật chương trình đào tạo giáo viên (không những khả năng mà còn đạo đức nghề nghiệp nữa), và thay đổi các phương pháp giảng dạy để bắt kịp với thế giới?
    Rất đơn giản: bù lỗ và trợ cấp cho các trường sư phạm, để họ không phải tuyển đầu vào những sinh viên không có chất lượng chỉ vì... tiền!
    Nghĩ xem, đã từng có một thời, người ta chọn nghề giáo viên chỉ vì ... rớt hết các nghành khác. Và bản thân tôi cũng biết một vài người chọn nghề giáo vì các nghành khác ... xét lý lịch ??!!! Thực tế đã có 1 số người vào nghành sư phạm với tổng điểm là 3 môn. Nực cười!
    Phải chăng đây là cái "khôn"? Để những người có lý lịch hơi bị *** vào nghành giáo dục để rồi sau này dạy lại con em cháu mình?!
    Và cha tôi, rất ham thích nghành cơ khí, rất mong muốn trở thành 1 giáo viên, nhưng cũng chỉ vì cái lý lịch mà bị cấm đi học cấp III.

  9. #39
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi ngocquang19877
    Nếu có thể có một môn học về luật pháp cho sinh viên vietnam (mà đa số là sau khi ra trường được tuyển làm culi cho các công ty), em chỉ yêu cầu.
    -Học về luật lao động quốc tế.
    -Học về luật lao động ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, 2 đối tác lớn nhất của vietnam trong 1 tương lai không xa.
    -Học về luật bản quyền, sỡ hữu công nghiệp và đạo đức trong kinh doanh.
    -Học về luật cạnh tranh.

    Nhiêu đây đủ để làm 1 culi không bị thằng chủ xỏ mũi chưa nhỉ ?
    Ừ, ít ra cũng phải thực tế như thế chứ, chứ học kỹ mấy thứ hàn lâm rồi đi làm việc với các đối tác nước ngoài, kinh nghiệm thì không có, kiến thức cần thiết thì phải đi học thêm, ngoài ra vẫn giữ nguyên cái thói quen suy nghĩ, ăn nói, và hành động theo cảm tính thấm nhuần từ nhỏ thì quay đi quay lại chỉ có con đường đi làm cho nhà nước, muốn làm cu li cho các công ty nước ngoài nó còn không nhận, nói chi là leo thang dần dần lên tới ghế project manager.

    Các bác thử đọc link này nhé:

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-...6/08/3B9ECAE7/

    Nói thật, có bác nào trong đây thực sự nghĩ rằng các môn Tiếng Anh Kinh Tế, Kỹ Năng Học Tập, Văn Hóa Quốc Tế, hoặc Phân Tích Dự Án không có hữu dụng thiết thực bằng các món đại cương? Môn nào sẽ nâng cao chất lượng của một sinh viên sau khi tốt nghiệp? Môn nào sẽ góp phần giúp Việt Nam "hóa rồng" mà không cần cả trăm năm?

  10. #40
    Tham gia
    21-11-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    3,422
    Like
    17
    Thanked 206 Times in 121 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain
    Kỹ Năng Học Tập, Văn Hóa Quốc Tế, hoặc Phân Tích Dự Án
    Hình như các trường CNTT ở vietnam có học các môn phân tích và thiết kế dự án. Không biết có học những môn như là business analysis không nhỉ ?

    Văn hóa quốc tế thì có các trường khối D dạy.

    Kỹ năng học tập thì chủ yếu là giảng viên...truyền miệng cho sinh viên.

    Em không biết những môn trên có đầy đủ như trường quốc tế RMIT ở vietnam không (so sánh với RMIT VietNam thui, không dám so sánh với harvard đâu, sợ lắm ) ?

    Theo em sinh viên mình cần trang bị kiến thức về luật pháp càng nhiều càng tốt, nhất là luật pháp về lao động và sỡ hữa trí tuệ.
    Được sửa bởi ngocquang19877 lúc 09:03 ngày 22-08-2006

Trang 4 / 14 FirstFirst 12345679 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •