Trang 13 / 14 FirstFirst ... 81011121314 LastLast
Hiển thị kết quả từ 121 đến 130 / 134
  1. #121
    Tham gia
    11-09-2009
    Location
    TP HCM
    Bài viết
    292
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    6 yếu tố trong tuyển sinh đại học ở Mỹ

    Bàn về sáu yếu tố trong tuyển sinh đại học Mỹ thì phải gọi như cụ Nguyễn Du là “đủ ngần ấy nết mới là người soi”. Yếu tố thứ nhất: Trường muốn biết các sĩ tử đã học hành những gì và ra sao trong bốn năm trung học qua bảng điểm và hướng dẫn tính điểm của từng trường. Vì là giáo dục “không tập trung”, học sinh được thoải mái chọn lớp để ghi danh học. Nhìn bảng điểm, trường đại học sẽ biết ngay học sinh có học lệch không, lĩnh vực quan tâm chủ yếu là gì và kết quả (tương đối) của công lao học tập là bao nhiêu.

    Yếu tố thứ hai: Trường đòi ba lá thư giới thiệu từ các thầy cô đã từng trực tiếp giảng dạy học sinh. Sự đánh giá khách quan của các thầy cô sẽ cho trường biết một thông tin quan trọng về khả năng học vấn của học sinh (so với các bạn đồng trang lứa trong một môi trường giống nhau, học sinh đã tận dụng cơ hội học hành ra sao, có sức học chênh lệch thế nào, điểm mạnh và điểm yếu khi giải quyết vấn đề, tương tác với bạn cùng nhóm…).

    Trường chấp nhận học sinh chỉ chọn chủ nhiệm các môn mình học giỏi nhất hoặc có quan hệ tốt nhất để được một thư giới thiệu tốt, nhưng cũng biết đánh giá cách học sinh phân bố thư giới thiệu.

    Nếu chỉ chọn toàn thầy cô dạy môn phụ, thời gian tiếp xúc ít thì rõ ràng học sinh đang cố “né” lời nhận xét không hay về thái độ học tập môn chính; hoặc nếu học sinh chỉ tập trung vào các thầy cô ở các môn xã hội mà không có thầy cô bên môn tự nhiên thì có thể các điểm Toán, Lý, Hóa cao trong sổ điểm có vấn đề.

    Nội dung của thư giới thiệu được thầy cô niêm phong và trực tiếp gửi đến trường đại học nên hầu hết học sinh không biết nội dung.

    Theo như tiết lộ của một số viên chức phụ trách bộ phận tuyển sinh đại học, những lời bình luận như: “Cô ấy không bao giờ suy nghĩ như mọi người hoặc làm theo đám đông” hoặc “Đôi khi cậu ấy thử thách quan niệm của tôi về cách giảng dạy, rất lười làm bài về nhà vì cảm thấy vô ích” lại được đánh giá là… lời khen! Trong khi học bạ Việt Nam lại đầy những câu chung chung như “chăm”, “ngoan” khi dịch ra tiếng Anh (có công chứng hẳn hoi) thì lại là “docile” (có nghĩa là vâng lời, dễ thuần phục), hoặc “diligent” (siêng năng, mẫn cán).

    Yếu tố thứ ba: Trường cho phép học sinh có năm phút tự giới thiệu để giải trình đầy đủ nguyện vọng. Đó chính là bài luận văn! “Văn là người” nên trường khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng của mình mạch lạc trên một văn bản có khả năng chuyển tải thông tin hiệu quả gói gọn trong khoảng từ 800 đến 1.200 chữ. Bài luận được làm và gửi kèm đơn xin học chung (common application form).

    Một vài trường “xịn” có thể yêu cầu hai bài luận (một bài theo đơn xin học chung và một bài do trường ra), nhưng đề của các bài luận này dễ đoán vì năm nào các thí sinh cũng đều biết thường có sáu đề luận na ná nhau để chọn một, ví dụ: “Bạn hãy kể về một người đã thay đổi toàn bộ cuộc đời bạn” hoặc “Bạn hãy kể về một thất bại mà bạn đã gượng dậy và học được điều gì từ nó?”.

    Yếu tố thứ tư: Hoạt động ngoại khóa và hoạt động cộng đồng. Các trường đại học không muốn tuyển và đào tạo một con mọt sách, chỉ chắm chúi vào học tập mà không hề quan tâm gì đến các vấn đề xã hội, văn hóa, thể thao... Do vậy, một ứng cử viên sáng giá cho trường đại học là người cân bằng được việc học với những thú vui cá nhân và việc làm giúp ích cho cộng đồng.

    Yếu tố thứ năm: Học sinh phải giới thiệu được điều gì và bằng cách nào để đóng góp và làm giàu cho cộng đồng đại học mà họ sắp sửa tham gia. Điều này được thể hiện dưới dạng một bài luận nữa hoặc bằng các phương tiện khác, miễn là có sức thuyết phục. Trường sẽ chọn học sinh căn cứ vào nguồn gốc, sắc tộc, tôn giáo, vùng miền để sân trường được “muôn hoa khoe sắc thắm”, các sinh viên có thể tương tác và học cách tương tác với nhau một cách bình đẳng.

    Trong luật Mỹ có một sắc luật nghiêm cấm trường đại học đóng cửa cơ hội đối với sinh viên thuộc về thiểu số dân cư nào đó (người da đỏ, người tàn tật, người ở khu vực bị thiệt thòi, có chiến tranh).

    Đó là lý do những năm gần đây, các trường đại học danh tiếng của Mỹ rất ưu tiên tuyển sinh viên giỏi từ Việt Nam và còn cấp nhiều loại học bổng. Có lẽ họ còn muốn trong khuôn viên của nhà trường có những đại diện từ bên kia bờ đại dương có thể dạy bạn bè làm gỏi cuốn, hát dân ca hoặc đóng góp những tranh luận nhiều chiều về các vấn đề học thuật cũng như quản lý cộng đồng sinh viên…

    Cuối cùng, trường mới đòi học sinh nộp điểm SAT và còn “thòng” thêm một câu rằng điểm này chỉ có tính tham khảo. Nếu nó ngang bằng với bảng điểm trong lớp thì không có gì quan trọng, còn nếu quá yếu thì lúc đó sẽ được… tính tiếp! Chỉ cần học sinh viết một lá thư cho trường nói không có sẵn 100 USD để thi tuyển sinh, hoặc vùng lãnh thổ của họ không có tổ chức thi SAT, trường sẵn sàng trả lời “No problem!” (Không sao cả) để học sinh lại an tâm lo cho tốt năm yêu cầu còn lại của hồ sơ tuyển sinh đại học như đã nói trên.

    Liệu đến bao giờ Việt Nam ta mới có một chế độ thi cử như thế này!

  2. #122
    Tham gia
    05-09-2007
    Location
    TP Hoa phuong do
    Bài viết
    655
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 6 Posts
    Bài này lẫu vãi rồi ấy nhỉ?
    Là dân it tớ chỉ thích nâng cấp chuyên môn, hoc những thứ mà tớ có thể kiếm được 1 công việc hấp dẫn.
    Nếu sống/chết tớ chỉ muốn làm điều đó cho gia đình mình , tớ sẽ ko và ko bao giờ làm điều đó cho một ai khác

  3. #123
    Tham gia
    17-05-2011
    Bài viết
    30
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Mỗi nước có một nền văn hóa riêng, một bản sắc riêng, và giáo dục cũng là cho nền văn hóa đó, có thể chưa hoàn hảo nhưng vẫn cần được tôn trọng, mình nghĩ nền giáo dục của nước ta cũng không đến nỗi.

  4. #124
    Tham gia
    23-08-2011
    Bài viết
    33
    Like
    16
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Giáo dục ở Việt Nam còn nhiều bất cập nhưng hiện nay có nhiều nhà giáo dục tiên tiến đã và đang xây dựng những mô hình hiện đại cho sinh viên, mình nghĩ nền giáo dục sẽ dần nâng cao chất lượng.

  5. #125
    Tham gia
    01-12-2011
    Bài viết
    13
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    nền giáo dục vn chán lắm, chỉ nói suông thôi

  6. #126
    Tham gia
    01-11-2011
    Location
    HCM
    Bài viết
    46
    Like
    1
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Nói nhỏ nè !

    Quote Được gửi bởi phanmemseo1 View Post
    nền giáo dục vn chán lắm, chỉ nói suông thôi
    Không suông đâu bạn, mình thấy đang đổi mới từng ngày đó, chỉ khi bắt tay vào làm mới biết cái khó của nó

  7. #127
    Tham gia
    12-10-2013
    Location
    SÀI GÒN
    Bài viết
    462
    Like
    27
    Thanked 35 Times in 34 Posts
    Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi thư chúc mừng nhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010
    lá thư dài nhưng mình thấy rất hợp với hiện thực.
    Cuộc sống tươi đẹp.

  8. #128
    Tham gia
    21-04-2014
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Công nghệ giáo dục

    Nghĩ đến học là đâu đầu

  9. #129
    Tham gia
    27-05-2015
    Bài viết
    58
    Like
    13
    Thanked 14 Times in 10 Posts
    Sao nghe giáo dục Việt Nam mệt mỏi quá

  10. #130
    Tham gia
    04-08-2015
    Bài viết
    20
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    các bác chứ chém, triết học là một môn khoa học cổ xưa nhất. Khẳng định luôn đấy không đùa đâu

Trang 13 / 14 FirstFirst ... 81011121314 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •