Trang 12 / 14 FirstFirst ... 791011121314 LastLast
Hiển thị kết quả từ 111 đến 120 / 134
  1. #111
    Tham gia
    13-02-2009
    Bài viết
    356
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Theo tôi nói thế này chẳng bằng đặt link topic này vào phần góp ý trong trang web của bộ GD thì may ra mới có người để ý!

  2. #112
    Tham gia
    09-08-2009
    Location
    Chỗ mà ai cũng bik là chỗ nào đấy!
    Bài viết
    193
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Phù! em lết hết 8 trang mà mệt đứt cả hơi, cho em nói tí:
    - Chế độ hay chủ nghĩa gì cũng có tiêu với tích cực của nó cả, "Đại đạo giản đơn", "đạo" thực chất cũng chỉ là tư tưởng sống mà thôi! Nước này thế này, nước nọ thế kia nhưng quan trọng là "đúng chỗ, đúng lúc, thời điểm" thì nó phù hợp.
    - Em thú thực nhá, tháng 9 này em nhập học cđ (vì rớt đh), nhưng nghĩ lại năm cấp III:
    + Với môn GDCD: bao gồm cả pháp luật và nói 1 ít về CNXH, nhưng cô chỉ cho chép cái sườn (như 1 nhỏ, 2 nhỏ) vào tập rồi giảng đại khái rất dễ hiểu, chỉ cỡ 10 ph/45ph thôi, cái chính là: cô đặt cuốn SGK xuống, (day 3 năm môn GDCD cho lớp em) giảng cho chúng em nghe bằng cách này: cô ngồi nói thao thao bất tuyệt về cuộc đời, cuộc sống, cách làm người, cư xử, luật (cả thương trường, luật rừng, luật nhà nc, kẽ hỡ...), sự ràng buộc của cuộc đời, tâm sự,ko như vậy vậy thì chắc đầu em vẫn còn chữ "đần" vì học 12 năm mà ko = 3 năm học với cô để hiểu dc đời nó là cái quỷ gì!--> đấy! GDCD là vậy đấy, chứ ko phải là 1 con ng rập khuôn! Với đề kiểm tra, các câu hỏi chủ yếu là về bản thân, suy nghĩ, về môi trường sống,... khá đa dạng, thật là thương cho mấy lớp kế bên, học thầy cô khác cứ tối ngày đọc chép,chép thấy thương, mà các bác biết rồi đấy, cuốc GDCD nó mỏng, chữ nó nhiều, ngoại trừ phần bt với câu hỏi thảo luận còn lại bọn nó chép ráo! Còn về nội dung sách thì lằng nhằng phức tạp trong khi đại ý khi dc tóm tắt lại thì chỉ có chưa đến 4 dòng (ngoài phần pháp luật)
    +Với môn Sử, từ lúc năm lớp 6-->9 em còn hứng thú vì dc học từ quá trình đi lên của con ng rồi hình thành ra sao, chứ sang đến lúc học Sử việt hả? xin lỗi nha! ngày tháng, năm, số liệu tùm lum tá lả, ra thi mà thiếu 1 ít ah? - 0,25 thui, ko nhiều lắm đâu, mà đề tự luận sử toàn là chiến với dịch, học nguyên cuốn sách ý thì nhớ tốt (em may mắn hơn so với các bạn cùng lớp (lớp em là lớp cá biệt, em vào đấy vì quậy chứ ko phải ngu) vì còn chút ít khả năng tóm ý) chứ ngày tháng năm sinh các ông, cô, cụ, ngày tháng từng giai đoạn diễn biến của chiến dịch, xe tăng, máy bay, lính địch tổn thất bao nhiêu (mà ko bao h thấy ghi ta tổn thất--> ta là vô địch trên chiến trường) thì em đành chịu, lên đến Cấp 3 cứ mấy cái đó nhai đi nhai lại rồi Đảng. blah blah blah, em chẳng còn nhớ dc gì vì cứ học xoay vòng, cộng thêm chương trình đồ sộ tăng bởi mấy môn khác nên cái này mình lại nhầm sang cái khác.
    Trong phòng thi, em khẳng định em ghi là thật nhá:thầy cô mà khó thì ko có gì,mấy thầy cô dễ: "mấy em coi chừng bị bắt là tui cho kiểm điểm, biên bản đó" rồi thầy cầm điếu thuốc ra đứng hút ngoài hành lang, bọn em ở trong thằng phao, thằng hỏi(nói láo = dog), nhưng vẫn trên nguyên tắc "quay trong im lặng", vì đề sử khó nhớ quá nên 1 số thầy cô thấy tội cho quay đấy! để cho bọn em ko bị môn phụ mà kéo tuột điểm trung bình chung!
    + bên môn địa cũng vậy, bác nào học chương trình 12 (năm 2009 - vừa thi TN mới đây) là biết, từng vùng, miền kinh tế, khu CN rồi blah blah blah 1 đống số liệu, uh bik là vùng này có cây trầm, cây sến đấy, nhưng bố thằng nào bik hình thù nó ra sao vì có dc nhìn đâu--> chịu, học địa lý VN nhưng bố thằng nào đi đến vùng nào bik có cái gì trong đấy, chỉ có mở SGK mà coi lại thôi. Thậm chí cái đề cương em đem vào phòng thi 2 tờ giấy A4 để dưới ngăn bàn trắng như thế, ngồi ngay bàn đầu mà giám thị ko bik (đấy là thi học kì 2, tốt nghiệp em phăng nhưng vẫn dc 7).
    + Thể dục: thể dục nhịp điệu, bóng rổ, cầu lông, chạy bền--> chạy bền thì bịnh hen, tim dc miễn, thể dục nhịp điệu chẳng những bọn nam mà bọn con gái than quá trời, hơn 30 động tác, 2 tiết/tuần 3 tuần thi lấy điểm, học như chạy giặc mà thi như thí mạng, cầu lông thì lấy sân bóng rổ ra thi, còn bóng rổ ném bóng vào lưới thì...(gần như cả lớp dưới trung bình nếu ko cho thi lại)
    + Toán: em vẫn còn thắc mắc sau này em ứng dụng đạo hàm, nguyên hàm vào dc cái gì trong cuộc sống, có chăng lượng giác còn dc dùng cho xây dựng nhưng em ko học xây dựng! tuy nghĩ như vậy nhưng điểm em ko thấp tẹo nào, vì cố gắng "nhai" đấy, cứ như đang ăn phá lấu cao su ngoài đường bán!
    + Văn: nỗi khổ, nổi đau, bi thương, trong chiến tranh, sự hào hùng của Đảng,... có cái bài "1 người hà nội" hay như thế mà chỉ để đọc thêm thì thật là... quá đáng!
    + Lý: em hỏi thật các bác, học về sóng, ánh sáng từng li từng tí như thế mà dạy phổ thông thì có mấy ai ứng dụng trong cuộc sống? có chăng ở mức cao cấp nghiên cứu thì có thể, nhưng nên phân ra lớp này ở mức riêng và cho những ng có khả năng và yêu thích tuỳ chọn chứ! Phổ thông là chung, cớ sao lại
    + học tự chọn nhá:uh thì tự chọn, nhưng mà toán có, lý có, văn có??????vậy em dc chọn cái gì em học đây?--> hình thức áp đặt khác!
    + hoá: em cay cú nhất là môn này, toàn phương trình và trừu tượng, đến cái đề đh c còn khủng khiếp hơn, cả tháng trời, nói đúng hơn là 1 chương, thì mới xuống phòng thí nghiệm 1 lần, đồ ở phòng TN thì dở ẹc, đang đun nóng nó vỡ 1 phát là đền, điên ko chịu dc, mặc dù em đã hơ nóng cái ống trc khi đun rồi, hoá chất thì hay lẫn tạp chất mới chết!!! có lần mém đứng tim vì đây là bài thực hành tính điểm hệ số 2! Học cái kiểu này, ra trường 1 thời gian đố ông nào ứng dụng dc cái gì vào đời sống, em học luyện gang thép nhưng cái lò thực em chưa bik nó ra sao nữa là....
    +anh văn: cô giảng công thức, làm bài tập, reading bắt học thuộc làu làu, lên bảng trả bài = cách viết--> anh văn là kỹ năng ngôn ngữ, mà bắt học thuộc lại còn trả bài = cách viết thì thật là... bài tập cho 1 đống, làm ko kịp thì phạt này, trừ đ kia,... đã thế GV anh văn lớp em - lại là 1 ng có tính nhớ lâu, trí nhớ lại tốt, và đặc biệt đanh đá chua ngoa, tranh luận ko lại thì cãi ngang, quê thì trù dập điểm, cãi lại là bị hành cho lên bờ xuống ruộng lun nhá! Lớp em có 3 đứa bị "đì" vì dám nhận xét cách dạy của cô (1 đứa may mắn thoát dc vì vốn là học sinh giỏi anh văn cả viết và nói).
    Nói đến đây dài dòng quá, mong các bác hiểu dc 3 năm trung học phổ thông của em, nó bi đát vậy đó!
    Được sửa bởi Hào đảm vô tỷ lúc 18:32 ngày 17-08-2009

  3. #113
    Tham gia
    08-12-2007
    Bài viết
    289
    Like
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Hệ thống giáo dục VN đào tạo ra 1 tên đảng viên làm hiệu trưởng như thế này ư :
    --------------------

    Hà Giang: Một hiệu trưởng bị tố cáo “mua trinh” nhiều học sinh
    Lộ diện một đường dây hiệu trưởng mua bán trinh học trò

    Cập nhật lúc 09:43, Thứ Sáu, 11/09/2009 (GMT+7)

    - Mấy ngày nay, cả thị trấn Việt Lâm (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) bàng hoàng trước thông tin có tới hàng chục em học sinh cấp 2 đã bị... chính hiệu trưởng trường mình đưa vào đường dây bán trinh. Sự việc kéo dài đã lâu và chỉ bị bại lộ bởi... một viên thuốc.

    Ngày 7/9/2009, Công an huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) đã ra lệnh bắt tạm giam ông Sầm Đức Xương, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) vì tội tham gia đường dây mua bán trinh trẻ vị thành niên.
    Theo nguồn tin ban đầu, ông Sầm Đức Xương đã tham gia đường dây mua dâm bán trẻ vị thành niên là các học sinh cấp 2, cấp 3, học trò của chính mình trong một thời gian khá dài.

    ...

    3 hôm sau (ngày 7/9), ông Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh (huyện Bắc Quang) Sầm Đức Xương đã bị Công an huyện Vị Xuyên ra lệnh bắt tạm giam. Được biết, khi nhà trường (trường PTCS Thị trấn Việt Lâm) yêu cầu viết bản tường trình, các cháu mới khai ra người đàn ông đã hãm hại các cháu là một thầy giáo có tên... Sầm Đức Xương!
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/09/867979/
    Được sửa bởi collect lúc 20:29 ngày 11-09-2009

  4. #114
    Tham gia
    21-07-2009
    Bài viết
    13
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi Hào đảm vô tỷ View Post
    Phù! em lết hết 8 trang mà mệt đứt cả hơi, cho em nói tí:

    -
    + Toán: em vẫn còn thắc mắc sau này em ứng dụng đạo hàm, nguyên hàm vào dc cái gì trong cuộc sống, có chăng lượng giác còn dc dùng cho xây dựng nhưng em ko học xây dựng! tuy nghĩ như vậy nhưng điểm em ko thấp tẹo nào, vì cố gắng "nhai" đấy, cứ như đang ăn phá lấu cao su ngoài đường bán!

    + hoá: em cay cú nhất là môn này, toàn phương trình và trừu tượng, đến cái đề đh c còn khủng khiếp hơn, cả tháng trời, nói đúng hơn là 1 chương, thì mới xuống phòng thí nghiệm 1 lần, đồ ở phòng TN thì dở ẹc, đang đun nóng nó vỡ 1 phát là đền, điên ko chịu dc, mặc dù em đã hơ nóng cái ống trc khi đun rồi, hoá chất thì hay lẫn tạp chất mới chết!!! có lần mém đứng tim vì đây là bài thực hành tính điểm hệ số 2! Học cái kiểu này, ra trường 1 thời gian đố ông nào ứng dụng dc cái gì vào đời sống, em học luyện gang thép nhưng cái lò thực em chưa bik nó ra sao nữa là....

    Nói đến đây dài dòng quá, mong các bác hiểu dc 3 năm trung học phổ thông của em, nó bi đát vậy đó!
    Ba cái đạo hàm, nguyên hàm rùi số phức sau này học lên có nhiều ứng dụng đấy. Nhất là tính diện tích hình (2d lẫn 3d luôn). Ngoài ra còn ứng dụng trong ngành điện nữa. Nhất là cái số phức sau này dùng để tính trong mạch điện xoay chiều từa lưa. Hồi lop 12 cũng học số phức nhưng thực sự lúc đó chả biết dùng làm gì.
    Còn môn hóa mới ác. Học trong trường 1 đằng ra thi đại học 1 nẻo. Bởi thế nen thi tốt nghiệp 10 mà thi đh có 3,25. Hic! Nói chung là 1 trời 1 vực. Chẳng khác gì cổ vũ cho việc luyện thi! Túm lại nếu chỉ bám theo sgk mà học như Bộ nói thì tiêu, trừ thiên tài mới điểm cao nổi!

  5. #115
    Tham gia
    23-02-2003
    Location
    Melbourne
    Bài viết
    5,201
    Like
    0
    Thanked 24 Times in 18 Posts
    Quote Được gửi bởi vodangks View Post
    Ba cái đạo hàm, nguyên hàm rùi số phức sau này học lên có nhiều ứng dụng đấy. Nhất là tính diện tích hình (2d lẫn 3d luôn). Ngoài ra còn ứng dụng trong ngành điện nữa. Nhất là cái số phức sau này dùng để tính trong mạch điện xoay chiều từa lưa. Hồi lop 12 cũng học số phức nhưng thực sự lúc đó chả biết dùng làm gì.
    Nếu người ta ko học lên thì sao?

  6. #116
    Tham gia
    11-09-2009
    Location
    TP HCM
    Bài viết
    292
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Hà Giang: Một hiệu trưởng bị tố cáo “mua trinh” nhiều học sinh
    cái này chỉ là trường hợp cá biệt, chứ ko phải vì nền giáo dục Việt Nam mà dẫn đến việc này. Những việc tương tự như vậy xã hội nào cũng có, ngay cả ở những nước có nền giáo dục tiên tiến

  7. #117
    Tham gia
    09-05-2009
    Bài viết
    181
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Ở đây thì bị kêu, còn ở ở Mỹ thì Obama đang kêu gọi cải cách giáo dục vì hồi giờ toàn đi mua "chất xám" từ các nước có nên giáo dục đang bị kêu.

  8. #118
    Tham gia
    08-12-2007
    Bài viết
    289
    Like
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Quote Được gửi bởi kangoo1707 View Post
    cái này chỉ là trường hợp cá biệt, chứ ko phải vì nền giáo dục Việt Nam mà dẫn đến việc này. Những việc tương tự như vậy xã hội nào cũng có, ngay cả ở những nước có nền giáo dục tiên tiến
    Vậy xin cho 1 ví dụ điển hình tiên tiến tương tự như vậy (phải là ông hiệu trưởng thì mới OK nhé) ở các nước có nền giáo dục tiên tiến khác !

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Qua 2 "bức thư" của 2 vị nguyên thủ quốc gia Nguyễn Minh Triết và Barack Obama gởi đến tất cả các học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới 2009 cũng đủ thấy cái sự định hướng khác nhau của 2 nền giáo dục :

    Đầu tiên là thư của bác Triết:

    Thứ tư ,02/09/2009

    Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi thư chúc mừng nhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010

    Nhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có thư gửi các thầy, cô giáo, cán bộ viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và học sinh, sinh viên cả nước.
    Thông tấn xã Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư của Chủ tịch nước:
    -----------------------

    “Nhân ngày khai giảng năm học mới và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường", tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

    Năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng; ngày càng nhiều địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Năm qua cũng đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy và học tập. Chất lượng và hiệu quả giáo dục có tiến bộ, đặc biệt là về giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục lý tưởng, ý chí, hoài bão để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các bậc học, cấp học đều tăng lên. Phần lớn các địa phương đều có thêm trường khang trang, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; điều kiện dạy và học của thầy và trò từng bước được cải thiện... Đây là những kết quả quan trọng góp phần nâng cao dân trí, giáo dục công dân, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tôi nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực và những thành tựu của ngành giáo dục, đặc biệt là các tập thể, cá nhân đi đầu trong các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua của ngành, biểu dương các nhà giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

    Đất nước ta đang cần có nhiều hơn nữa những trí thức, lao động có trình độ, có tâm, đức, có kỹ năng và bản lĩnh hội nhập. Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành, đặc biệt là việc thực hiện kết luận 242-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020.

    Tôi hoan nghênh ngành giáo dục phát động chủ đề cho năm học 2009-2010 là "Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Mục tiêu này phải được cụ thể hóa bằng nhiều chương trình hành động và phải trở thành hiện thực trong năm học mới. Các nhà quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo và các em học sinh, sinh viên hãy phát huy các thành tựu, khắc phục yếu kém, cố gắng hơn nữa, nỗ lực và tâm huyết hơn nữa; hãy dấy lên phong trào thi đua mới trong giảng dạy và học tập theo hướng chất lượng, hiệu quả, toàn diện, phấn đấu thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra cho năm học 2009-2010 và những năm tiếp theo.

    Chúc năm học mới thắng lợi!

    Thân ái! ''.

    Nguyễn Minh Triết

    http://www.tainguyenmoitruong.com.vn...-moi-2009-2010
    Tiếp theo là thư của bác Obama -(Tạm trích dịch) :

    Nhân dịp khai giảng năm học mới, tổng thống Barack Obama có một bức thư chuyển đến các em học sinh trên toàn nước Mỹ:

    Tôi đã nói về trách nhiệm của thầy cô giáo trong việc khuyến khích và thúc đẩy các em học.
    Tôi đã nói về trách nhiệm của cha mẹ các em trong việc giúp các em đi đúng hướng, hoàn tất các bài tập về nhà thay vì dành mỗi giờ trong ngày trước tivi hay cái Xbox.
    Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc thiết lập một chuẩn cao trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên và các vị hiệu trưởng ở những trường còn đang đi sau – nơi mà các em chưa có được cơ hội mà đáng lẽ các em phải có.
    Nhưng nói gì thì nói, cho dù chúng ta có những giáo viên tâm huyết nhất, những bậc phụ huynh có trách nhiệm nhất và những ngôi trường tốt nhất trên thế giới, tất cả sẽ chẳng có nghĩa gì trừ khi tất cả các em hoàn thành trách nhiệm của mình: đến lớp hàng ngày, chú ý đến các bài giảng của thầy cô giáo, lắng nghe lời cha mẹ và người lớn, cũng như nỗ lực hết sức trong việc học.
    Một số các em có thể không có cha mẹ để làm nơi nương tựa. Có thể một ai đó trong gia đình các em vừa mất việc và không có đủ tiền để xoay sở. Các em có thể sống trong một môi trường không được tốt, hay bị bạn bè ép buộc làm những việc mà bản thân biết là không đúng.
    Nhưng cho dù hoàn cảnh của các em là như thế nào – các em giống ai, các em có bao nhiêu tiền, các em phải làm gì ở nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ xấu. Đó không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do để không cố gắng.
    Việc các em đang ở đâu không xác định các em sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các em. Đây là nước Mỹ, và các em tự viết lấy tương lai của mình.
    Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi kêu gọi mỗi em cần tự ác định cho mình một mục tiêu và làm mọi thứ để đạt được nó. Mục tiêu đó có thể đơn giản chỉ là hoàn thành tất cả các bài tập về nhà, tập trung trong lớp hay dành thời gian mỗi ngày để đọc một cuốn sách. Có thể các em quyết định rằng mình sẽ tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc tham gia tình nguyện trong khu vực mình sinh sống.

    Cho dù mục tiêu đó là gì đi nữa, tôi muốn các em đặt hết quyết tâm vào nó.

    Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng và đưa con người lên mặt trăng. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người.
    Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì? Một vị tổng thống trong 20 hoặc 50 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những đóng góp của các em cho đất nước này?
    Tôi hi vọng các em sẽ nỗ lực hết sức trong tất cả những gì mình làm. Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong mỗi cá nhân các em. Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó.

    http://kangblog.multiply.com/journal/item/479/479
    Xem thêm:

    Bài phát biểu của Obama trên Youtube:

    YouTube - President Obama Speech to School Students Part 1

    Bản tiếng Anh : http://www.whitehouse.gov/MediaResou...SchoolRemarks/

    Phần tạm dịch : http://www.nguoitapviet.info/2009/09/07/1818/
    Được sửa bởi collect lúc 23:36 ngày 11-09-2009 Reason: Bổ sung bài viết

  9. #119
    Tham gia
    11-09-2009
    Location
    TP HCM
    Bài viết
    292
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Qua 2 "bức thư" của 2 vị nguyên thủ quốc gia Nguyễn Minh Triết và Barack Obama gởi đến tất cả các học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới 2009 cũng đủ thấy cái sự định hướng khác nhau của 2 nền giáo dục
    Giáo dục là vấn đề chung của tất cả mọi người trong xã hội chứ không phải của riêng giới lãnh đạo. Nếu giữ lối suy nghĩ như anh thì tức là tự đặt mình ra khỏi công cuộc chung của cả xã hội rồi. Chúng ta là sinh viên, cũng đi học, tức là cũng là một phần của giáo dục rồi. Suy nghĩ chối bỏ trách nhiệm này thiết nghĩ là của rất nhiều người trong xã hội VN chúng ta, có lẽ là một phần khiến cho công cuộc cái cách giáo dục diễn ra hết sức trì trệ như hiện nay

    Câu này mình trích trong diễn đàn của trường UIT

  10. #120
    Tham gia
    12-09-2009
    Bài viết
    11
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi calsper18 View Post
    Được gửi bởi it_khokhao


    "Và nếu một ngày nào đó trình độ khoa học công nghệ đạt đến một đỉnh cao nhất định thì điều mà Mác nói rất có thể sẽ xảy ra, không còn con người phục vụ con người,"
    Mình từng đọc 1 bài báo về các nhà khoa học viễn tưởng.Nếu như một ngày đẹp trời nào đó. con người ko còn phục vụ con người nữa.Thì chỉ có robot phục vụ con người thui.Lúc đó mới không còn bóc lột,ko còn bất công.Đó mới chính là xã hội mà Mác nghĩ ra.
    Lúc đó con người chỉ ăn chơi thôi chứ gì
    Thoái hóa mất ...

Trang 12 / 14 FirstFirst ... 791011121314 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •