Trang 1 / 14 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 134
  1. #1
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,144
    Like
    612
    Thanked 2,880 Times in 1,409 Posts

    Chuyện Dài Giáo Dục - Đại Học VN

    Quote Được gửi bởi quabi
    Ở các nước phát triển, hầu như những trung tâm như kiểu Aptech chẳng thể tồn tại vì không thể thể cạnh tranh với những trường đại học được, không có chuyện sinh viên đại học lại còn phải đi học thêm ở mấy trung tâm như Aptech. Những trung tâm Aptech nở rộ càng chứng tỏ chất lượng đại học của VN quá kém, sinh viên 4 năm tự cảm thấy yếu quá nên mới phải đi học thêm.
    Để tớ chia sẻ vài điều với các bạn,

    Xứ sở Hoa Kỳ nơi tớ cư ngụ có thể cho là một trong những "nước phát triển", và những trường tư dạy chuyên ngành (người ta gọi là Technical Institutions) không những là đang tồn tại mà lại còn phát triển rất mạnh. Trong những lãnh vực nghiêng về computer như graphics design, CAD...thì họ còn có phần lấn lướt trường đại học ở phần "nhanh, gọn, lẹ", chỉ cần học 2 năm là được chứng chỉ (đỡ tốn tiền hơn là 4 năm đại học), và nếu như nổi bật thì cơ hội được một cái job thơm do chính giáo sư giới thiệu cho rất là lớn.

    Tuy nhiên, con đường chuyên ngành này khá nguy hiểm vì nếu như cái ngành mà mình theo đuổi trở thành lỗi thời hoặc việc làm trở nên khan hiếm thì không còn chỗ xoay sở nào khác, lại phải làm lại từ đầu.

    Bây giờ nói về trường Đại Học (University). Nên nhớ là các nước Tây Phương luôn luôn giữ trong lòng câu châm ngôn "thì giờ là tiền bạc", người ta không dại gì mà ép sinh viên phải phung phí nguyên một năm để học những thứ không cần thiết như là "khoa học" XHCN, Mác Lê, Lịch Sử Đảng...đơn giản là nó hoàn toàn không giúp ích gì được cho bản thân người sinh viên cũng như là xã hội đương thời, nhất là khi nước ta đã nhận thức được những chính sách sai lầm trong 30 năm qua và đang học theo các nước Tư Bản. Trong những xã hội văn minh thì những cái gì không tốt và không cần thiết thì sẽ bị đào thải ngay.

    Tốt nghiệp 4 năm đại học với mảnh bằng Accounting, Business Management, Marketing, Psychology...thì tuy mất nhiều thời gian, nhưng đổi lại người sinh viên đã tốt nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn trong tương lai. Nếu như thấy việc làm nơi này không hợp thì có thể thử công việc khác giống na ná như thế, không thích cạnh tranh thì đi làm cho chính phủ: dễ được nhận, công việc nhàn hạ, mức lương trung bình (45K/năm).

    Việc sinh viên phải đi học thêm ở các trung tâm bên ngoài thì không bao giờ xảy ra, đơn giản là nếu như sinh viên phàn nàn lên Bộ Giáo Dục là các giáo sư kém khả năng thì trường đại học đó sẽ bị Bộ Giáo Dục mở cuộc điều tra, và nếu như đó là sự thật thì bằng tốt nghiệp của trường cho các ngành nói trên bị vô hiệu hóa (discredit). Khi đó thì sinh viên học sinh trong ngành đó có thể chuyển qua trường đại học khác, chứ không phải cố dằn lòng chịu đựng để ngồi nghe một lão giáo viên ngu hơn mình thuyết giảng. Lại một lần nữa luật đào thải được áp dụng.
    Được sửa bởi Arkain lúc 03:18 ngày 23-07-2006
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    15-03-2006
    Bài viết
    71
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain
    Bây giờ nói về trường Đại Học (University). Nên nhớ là các nước Tây Phương luôn luôn giữ trong lòng câu châm ngôn "thì giờ là tiền bạc", người ta không dại gì mà ép sinh viên phải phung phí nguyên một năm để học những thứ không cần thiết như là "khoa học" XHCN, Mác Lê, Lịch Sử Đảng...đơn giản là nó hoàn toàn không giúp ích gì được cho bản thân người sinh viên cũng như là xã hội đương thời. Trong những xã hội văn minh thì những cái gì không tốt và không cần thiết thì sẽ bị đào thải ngay.
    Anh ko biết hồi chú học ĐH thế nào, học các môn Triết,CNXH .. như thế nào, nhưng anh chắc chú cũng chỉ chép bài rồi vứt đấy thôi chứ chẳng học hành gì cả. Nếu 1 người học triết nghiêm túc thì chẳng bao giờ lại ko thấy lợi ích của nó cả, ít nhất cũng là lợi ích về nhận thức và phương pháp luận. Cái kiểu học đối phó của chú anh ko trách, vì nhiều người như thế nhưng đừng bình luận nó là "không cần thiết" , cái "không cần thiết" ko thể thành khoa học mà cả thế giới công nhận đâu. Chú hiểu anh nói chứ ...
    Được sửa bởi Arkain lúc 03:21 ngày 23-07-2006

  3. #3
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,144
    Like
    612
    Thanked 2,880 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi dancewithwolves
    cái "rác rưởi" ko thể thành khoa học mà cả thế giới công nhận đâu. Chú hiểu anh nói chứ ...
    Tớ hoàn toàn không hiểu bác đang nói gì cả. Cái "thế giới" mà bác đang đề cập đến đây bao gồm những quốc gia nào? Cuba? Bắc Hàn? Việt Nam? Lào? Campuchia?

    Xin thưa với bác là tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới gọi những thứ đó là "thuyết" và "ý tưởng" (theory & ideology) chứ ít ai da mặt đủ dày mà tôn nó lên làm Khoa Học (science) cả. Những thuyết đó chính xác được mấy phần và đã mang đến nước ta những lợi ích vượt bực nào so với bọn Tư Bản giãy chết thì tự bác cũng biết.

    Hay là bác thử mở một cái poll xem có bao nhiêu người đồng ý với bác nhé!

  4. #4
    Tham gia
    26-04-2006
    Bài viết
    119
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Arkain nói rất đúng, tôi đã từng ngồi mài đũng quần ở đại học để học những môn gọi đại loại là "thuyết tư tưởng Mác-Lênin" chứ ***** thấy ai gọi nó là một môn khoa học cả. Học xong rồi ra trường mà chẳng áp dụng mẹ gì vào công việc cả, thế mà lúc đi học phải cố mà cày để đạt điểm khỏi phải thi lại hay học lại. Mất hết cả thời gian để học những môn khác có tính thực tiễn cao hơn. Ở trên thế giới này chắc chỉ có mấy ông XHCN là còn áp dụng kiểu này thôi, chán bỏ mẹ hcọ mới chả hành buồn vãi...

  5. #5
    Tham gia
    10-05-2006
    Bài viết
    8
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Thông tin

    Giữa 1 quốc gia theo đường lối, tư duy XHCN và một quốc gia tư bản có sự khác biệt nhau rất lớn về nhiều mặt. Bạn đã, đang hoặc học ở bất kỳ đâu trên thế giới, thì mục tiêu chính của bạn vẫn phải xét trên 2 khía cạnh: chuyên ngành tức là chuyên môn về sau phục vụ công việc cho bạn, khía cạnh thứ 2 là tư tưởng dân tộc. Tôi không phủ nhận việc các giáo trình Mác-Lê Nin hoặc triết học hay logic không đem lại lợi ích nhiều cho công việc của bạn sau này, nhưng bạn cũng nên hiểu, là một con người ở một đất nước, tư tưởng dân tộc luôn phải đặt trên hàng đầu, trước khi thấm nhuần tư tưởng đó, bạn phải được học và tiếp thu những giáo trình lý luận như thế. Bạn phát biểu rằng những thứ, sorry, không tiện nhắc lại, vậy tôi đang tự hỏi rằng, bạn là người nước nào vậy? Bạn có biết người Trung Quốc ở bên Mỹ hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới, cộng đồng họ luôn đặt dân tộc trên hàng đầu, hay một người Nhật đi du học hoặc sinh sống tại nước ngoài đã nhiều năm, khi muốn quay trở về đất tổ để sống, họ bắt buộc phải trải qua một vài năm được huấn luyện, học lại những lễ nghi, truyền thống của Nhật Bản, những người như thế, họ được coi là người Nhật thứ cấp (thứ cấp ở đây không có nghĩa là thứ cấp về chuyên môn, trình độ, địa vị đạt được, mà thứ cấp ở đây được hiểu theo nghĩa công dân chính thức của đất nước mặt trời mọc). Và bạn cũng đã hiểu rằng, rất nhiều Việt Kiều khi muốn quay trở lại đất nước, chính chúng ta, những người đồng loại cùng một giống nòi giang tay rộng mở đón họ trở về.
    Nếu như bạn đã chê những tư tưởng của Mác-Lê Nin, thì vô hình chung bạn đang quay lưng lại với chính dân tộc mình, dù cố tình hay vô ý, là bởi vì, đất nước này, dân tộc này định hướng theo XHCN, và con đường vươn tới một đất nước phát triển nhưng theo hướng đi của XHCN.
    Việc chúng ta được coi là một đất nước đang phát triển là bởi vì lịch sử đã không tạo cho chúng ta những ưu ái, nhưng giờ đây, hẳn gia đình của bạn, các bạn của bạn, và cả những người không quen biết bạn như tôi đều mong muốn bạn trở về VN, đem những gì phục vụ cho đất nước, cho cộng đồng người Việt Nam.
    Chúng ta học tập, làm việc ở nước ngoài chính là chúng ta được tiếp thu những cái tinh tuý nhất của họ, chứ không phải chúng ta quay lưng lại với tất cả những gì đã tạo ra chúng ta. Bản thân 1 vị tổng thống Mỹ cực kỳ nổi tiếng đã nói "Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc". Chắc tôi không cần nói bạn và tất cả mọi người đều đã biết ông ta là ai.
    Những hiểu biết, những tư tưởng, những truyền thống dân tộc không bao giờ được phép đặt xuống hàng thứ mà hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin.

  6. #6
    Tham gia
    21-11-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    3,422
    Like
    17
    Thanked 206 Times in 121 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain


    Để tớ chia sẻ vài điều với các bạn,

    Xứ sở Hoa Kỳ nơi tớ cư ngụ có thể cho là một trong những "nước phát triển", và những trường tư dạy chuyên ngành (người ta gọi là Technical Institutions) không những là đang tồn tại mà lại còn phát triển rất mạnh. Trong những lãnh vực nghiêng về computer như graphics design, CAD...thì họ còn có phần lấn lướt trường đại học ở phần "nhanh, gọn, lẹ", chỉ cần học 2 năm là được chứng chỉ (đỡ tốn tiền hơn là 4 năm đại học), và nếu như nổi bật thì cơ hội được một cái job thơm do chính giáo sư giới thiệu cho rất là lớn.

    Tuy nhiên, con đường chuyên ngành này khá nguy hiểm vì nếu như cái ngành mà mình theo đuổi trở thành lỗi thời hoặc việc làm trở nên khan hiếm thì không còn chỗ xoay sở nào khác, lại phải làm lại từ đầu.

    Bây giờ nói về trường Đại Học (University). Nên nhớ là các nước Tây Phương luôn luôn giữ trong lòng câu châm ngôn "thì giờ là tiền bạc", người ta không dại gì mà ép sinh viên phải phung phí nguyên một năm để học những thứ rác rưởi như là "khoa học" XHCN, Mác Lê...đơn giản là nó hoàn toàn không giúp ích gì được cho bản thân người sinh viên cũng như là xã hội đương thời. Trong những xã hội văn minh thì những cái gì không tốt và không cần thiết thì sẽ bị đào thải ngay.

    Tốt nghiệp 4 năm đại học với mảnh bằng Accounting, Business Management, Marketing, Psychology...thì tuy mất nhiều thời gian, nhưng đổi lại người sinh viên đã tốt nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn trong tương lai. Nếu như thấy việc làm nơi này không hợp thì có thể thử công việc khác giống na ná như thế, không thích cạnh tranh thì đi làm cho chính phủ: dễ được nhận, công việc nhàn hạ, mức lương trung bình (45K/năm).

    Bác nói làm em thèm quá....Nhà nghèo ba má đông như em thì làm gì có tiền + time để học 4 năm cơ chứ , cứ nghĩ 4 năm nữa mình mới ra trường,là muốn nghỉ ngang rồi.Nhưng xứ mình kô có graduate thì bị coi là thằng thất học + ngu dốt...chán quá đi.

    Nếu ở nước ngoài,thì thằng ANTG chắc chắn phải ra hầu tòa rồi , nhưng ức cái mình đang ở xứ vietnam,luật rừng là chủ yếu...

    Việc sinh viên phải đi học thêm ở các trung tâm bên ngoài thì không bao giờ xảy ra, đơn giản là nếu như sinh viên phàn nàn lên Bộ Giáo Dục là các giáo sư kém khả năng thì trường đại học đó sẽ bị Bộ Giáo Dục mở cuộc điều tra, và nếu như đó là sự thật thì bằng tốt nghiệp của trường cho các ngành nói trên bị vô hiệu hóa (discredit). Khi đó thì sinh viên học sinh trong ngành đó có thể chuyển qua trường đại học khác, chứ không phải cố dằn lòng chịu đựng để ngồi nghe một lão giáo viên ngu hơn mình thuyết giảng. Lại một lần nữa luật đào thải được áp dụng.
    Nếu trong trường của em ,một môn học nào đó , bị một ông giảng viên "ngu như lợn" dạy thì ôi thôi,chỉ còn 2 cách : chịu đựng hoặc cúp học.Mà giảng viên "ngu như lợn" thì em đã gặp 2 "vị" rồi.
    Cũng phải thông cảm,sv xứ mình được rèn luyện thói quen "chịu đựng" ngay từ nhỏ rồi.Riết rồi lớn lên,mọi sự "trái tai gai mắt" đều trở thành lẽ đương nhiên.

    Quote Được gửi bởi traidatxanh
    Giữa 1 quốc gia theo đường lối, tư duy XHCN và một quốc gia tư bản có sự khác biệt nhau rất lớn về nhiều mặt. Bạn đã, đang hoặc học ở bất kỳ đâu trên thế giới, thì mục tiêu chính của bạn vẫn phải xét trên 2 khía cạnh: chuyên ngành tức là chuyên môn về sau phục vụ công việc cho bạn, khía cạnh thứ 2 là tư tưởng dân tộc. Tôi không phủ nhận việc các giáo trình Mác-Lê Nin hoặc triết học hay logic không đem lại lợi ích nhiều cho công việc của bạn sau này, nhưng bạn cũng nên hiểu, là một con người ở một đất nước, tư tưởng dân tộc luôn phải đặt trên hàng đầu, trước khi thấm nhuần tư tưởng đó, bạn phải được học và tiếp thu những giáo trình lý luận như thế. Bạn phát biểu rằng những thứ, sorry, không tiện nhắc lại, vậy tôi đang tự hỏi rằng, bạn là người nước nào vậy? Bạn có biết người Trung Quốc ở bên Mỹ hoặc ở bất kỳ đâu trên thế giới, cộng đồng họ luôn đặt dân tộc trên hàng đầu, hay một người Nhật đi du học hoặc sinh sống tại nước ngoài đã nhiều năm, khi muốn quay trở về đất tổ để sống, họ bắt buộc phải trải qua một vài năm được huấn luyện, học lại những lễ nghi, truyền thống của Nhật Bản, những người như thế, họ được coi là người Nhật thứ cấp (thứ cấp ở đây không có nghĩa là thứ cấp về chuyên môn, trình độ, địa vị đạt được, mà thứ cấp ở đây được hiểu theo nghĩa công dân chính thức của đất nước mặt trời mọc). Và bạn cũng đã hiểu rằng, rất nhiều Việt Kiều khi muốn quay trở lại đất nước, chính chúng ta, những người đồng loại cùng một giống nòi giang tay rộng mở đón họ trở về.
    Nếu như bạn đã chê những tư tưởng của Mác-Lê Nin, thì vô hình chung bạn đang quay lưng lại với chính dân tộc mình, dù cố tình hay vô ý, là bởi vì, đất nước này, dân tộc này định hướng theo XHCN, và con đường vươn tới một đất nước phát triển nhưng theo hướng đi của XHCN.
    Việc chúng ta được coi là một đất nước đang phát triển là bởi vì lịch sử đã không tạo cho chúng ta những ưu ái, nhưng giờ đây, hẳn gia đình của bạn, các bạn của bạn, và cả những người không quen biết bạn như tôi đều mong muốn bạn trở về VN, đem những gì phục vụ cho đất nước, cho cộng đồng người Việt Nam.
    Chúng ta học tập, làm việc ở nước ngoài chính là chúng ta được tiếp thu những cái tinh tuý nhất của họ, chứ không phải chúng ta quay lưng lại với tất cả những gì đã tạo ra chúng ta. Bản thân 1 vị tổng thống Mỹ cực kỳ nổi tiếng đã nói "Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc". Chắc tôi không cần nói bạn và tất cả mọi người đều đã biết ông ta là ai.
    Những hiểu biết, những tư tưởng, những truyền thống dân tộc không bao giờ được phép đặt xuống hàng thứ mà hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta là công dân Việt Nam, chúng ta là những người tự hào vì đất nước chúng ta là đất nước XHCN, định hướng theo tư tưởng Mác-Lê Nin.



    Bác này chắc mới học trường đảng ra đây mà

    Hi hi hi,anh arkain đâu rồi ,thêm một nhà truyền giáo "theo định hướng XHCN" cần được anh chỉnh đốn kìa.

    Tớ cầu mong sau này,bạn traidatxanh đừng có nắm quyền lãnh đạo đất nước,vì với những "tư tưởng lớn" thế này,nước mình dễ hóa thành "rồng đất" lắm
    Được sửa bởi ngocquang19877 lúc 14:38 ngày 20-05-2006 Reason: Automerged Doublepost

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #7
    Tham gia
    20-05-2006
    Bài viết
    6
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    hehe.. học thuyết của C. Mác & Ph. Ăng-ghen ???
    Ngày còn là SV mình đã nhịn ăn (chính xác là chỉ ăn mì tôm) trong 01 tuần liền + thêm vài khoản linh tinh dự định chi để có được 250.000 vnđ mua bộ Tư Bản (sách cũ, 09 quyển, tại cuối đường Bà Triệu) và... đọc hết trong 02 tuần sau đó !!!.
    Arkain, Bui Quoc Tuan, ngocquang19877 và các bạn khác àh!, C. Mác & Ph. Ăng-ghen không có lỗi gì đâu, các ông ấy là Vĩ nhân đấy!. Học thuyết của 02 ông ấy rất trong sáng và nó đã bị các lão nhà mình, kể cả Lê-nin xuyên tạc và làm cho nó thật tệ!, nó được ví như (mạn phép!) sự "ngu dốt CNTT" của tờ báo ANTG khi đăng tin về Hanoi-Aptech ấy mà
    Là một cựu Aptechite, thấy Trung tâm Hanoi-Aptech mình đã học bao năm uy tín là vậy, nay bị bọn "loạn ngôn" làm nhục thấy bức xúc quá quá ..., nhưng thôi, bỏ qua.

    Cả nhà mình cùng vui vui nhe!
    hoant.mar

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #8
    Tham gia
    15-03-2006
    Bài viết
    71
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Này các chú, theo anh bọn nước ngoài gọi cái đấy là khoa học xã hội các chú ạ, còn trong khoa học tất nhiên phải có học thuyết(theory) rồi.Thuyết tiến hóa của Darwin cũng được gọi là Darwin's theory of evolution chứ không gọi là Darwin's science nhá!
    Ở Mỹ người ta cũng coi trọng XHCN chẳng kém ai đâu chú ạ, bằng chứng là cái cô ngoại trưởng da đen ấy tốt nghiệp chuyên về CNXH ấy chú, nếu là rác rưởi việc đếch gì nó phải học, phải nghiên cứu, đến Ngô Đình Nhu ngày xưa có chống Cộng điên cuồng thì sách gối đầu giường cũng là Mac-Lenin cả đấy, các chú biết chứ. Các chú mới nứt mắt ra 1 chút đã thấy bất mãn, anh buồn cho những người trẻ như các chú, không nhìn nhận vấn đề một cách khách quan,cái tốt cái xấu rõ ràn. Cái kiểu nhìn tiêu cực,ngắn đầu đấy còn hạn chế các chú nhiều, anh chắc thế đấy.
    Kiểu dạy triết ở VN dẫn đến 3 trường hợp:
    1- Kiểu CNXH là số 1, Mac- Le là số 1
    2- Quay sang chống đối Mac- Le, phủ nhận sạch sẽ
    3- Biết cách mà tìm thêm tài liệu bổ xung cho cái mình còn thiếu
    Mấy chú Bí thư thường bị rơi vào cái trường hợp đầu, có chút tâm nhưng chắc ko có tài để bảo vệ cái chủ nghĩa mình theo đuổi, nó cũng có hoàn hảo đâu.Còn các chú thì lại rơi vào cái trường hợp thứ 2, ngu xuẩn, xin lỗi dùng từ hơi nặng, các chú chả có ký luận cái quái gì, chỉ nhìn sự vật hạn chế rồi nói vương nói tướng lên.
    Anh chỉ khuyên các chú thôi, thế giới biến đổi nhiều rồi, từ những năm 70 Đặng đã nói:" Mèo trắng mèo đen" rồi, giờ TQ hùng mạnh chẳng ai dám coi thường, cũng đâu dám xa rời cái câu Chủ Nghĩa Mac- Tư tưởng Mao ... các chú đừng cứ thấy Mĩ giàu, Pháp giàu, Anh giàu, .. mà nói tư bản tốt, XHCN xấu rồi này nọ. Áp dụng cái tư bản ấy vào VN có phù hợp không?
    Được sửa bởi dancewithwolves lúc 15:17 ngày 20-05-2006

  11. #9
    Tham gia
    20-05-2006
    Bài viết
    71
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Thành thật thì em thích học CNXHKH vì em gặp trúng thầy giảng hay.
    CHắc mấy anh gặp phải giáo sư gây mê nên thành kiến từ lúc đó rồi

  12. #10
    Tham gia
    10-12-2004
    Bài viết
    2,771
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 13 Posts
    Có mấy cái cần nhắc lại:
    1/ CNXH không phải là sản phẩm riêng của Mác. Trước và sau Mác có rất nhiều người khác bàn về XHCN. Điều này mấy ông CS không nói đến nên nhiều người (nhất là ở trong nước) nhầm, cứ tưởng CNXH là sản phẩm riêng của Mác & Lê. Thực ra từ thời cổ đại người ta đã bàn về xã hội đại đồng, một dạng của CNXH.
    2/ Đi lên CNXH không phải là độc quyền của các đảng cộng sản. Các đảng Xã hội đang cầm quyền ở hầu hết các nước châu âu cũng có mục đích xây dựng CNXH. Cái # của họ với các đảng cộng sản là cách làm. Cộng sản thì cho là cần phải dùng vũ lực để lật đổ XH cũ và xây dựng CNXH còn họ thì dùng con đường đấu tranh hòa bình. Quan niệm về CNXH của hai bên cũng không hoàn toàn tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm chung.
    Được sửa bởi tềthiên lúc 10:16 ngày 21-05-2006

Trang 1 / 14 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •