Trang 2 / 5 FirstFirst 12345 LastLast
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 47
  1. #11
    Tham gia
    21-10-2011
    Bài viết
    4
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Tớ đi mái ấm này rồi, có đi cho tớ ké lần nữa với

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #12
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi vssvietnam View Post
    Tớ đi mái ấm này rồi, có đi cho tớ ké lần nữa với
    Hoan hô Vssvietnam cùng chung tay với anh em, bạn chịu khó vào thăm thread này để cập nhật thông tin nhé
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  4. #13
    Tham gia
    09-03-2008
    Location
    Cafe Mimosa 2
    Bài viết
    308
    Like
    2
    Thanked 12 Times in 9 Posts
    Ý chú kiệt bảo xem qua mấy app đó để làm gì ạ, viết lại, tối ưu hơn hay là tìm bản cài đặt?
    Nghe có vẻ hứng thú quá
    Ngày xưa có cái chữ kí - Giờ bị reset mất rồi ;)

  5. #14
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi Kai_it;3351***
    Ý chú kiệt bảo xem qua mấy app đó để làm gì ạ, viết lại, tối ưu hơn hay là tìm bản cài đặt?
    Nghe có vẻ hứng thú quá
    Hình như app này là app tự cắt may, do các bạn đó tự viết ra để đáp ứng nhu cầu của mình (app chuyển mã từ ký tự cho người bình thường thành ký tử chữ nổi, chứ cái app screen reader "Jaw" thì đang dùng bản ... ấy, mình có search thử thì bản chính thức của Jaw giờ là version 12, giá cho bản cá nhân khoảng gần $900 lận, nên các bạn ấy đang dùng bản đ8,000

    Thật ra thì mình đâu biết lập trình, viết code gì đâu, thân làm helpdesk thì chỉ biết chuẩn bị hậu cần thật tốt để người khác làm việc thôi, chứ đâu có nhìn ra được điểm yếu hay chỗ nào cần cải tiến. Do đó thỉnh mấy bạn coder đi theo để với con mắt lập trình của mình, hy vọng các bạn nhìn ra điểm nào đó giúp cho người ta thao tác dễ dàng hơn.

    Hẹn mọi người thứ Bảy tuần sau, 29/10/2011 tại mái ấm Thiên Ân, số 122 Nguyễn Ngọc Nhựt, phường Tân Quý, q. Tân Phú. Đi xe bus số 30, 41, 69, đến trạm chợ Tân Hương xuống. Cây xăng mũi tàu Âu Cơ - Lũy Bán Bích, đi theo đường Lũy Bán Bích, quẹo vào Độc lập, từ ngã ba Lũy Bán Lích - Độc lập chạy khoảng 2 cây số, cuối đường Độc Lập là ngã Ba Độc lập - Nguyễn Ngọc Nhựt, quẹo trái vào Nguyễn Ngọc Nhựt đi thêm chừng 200m nữa, số nhà 122 bên trái.

    Anh Phong có nhã ý mời nếu anh em kết thúc trễ thì sẽ ở lại dùng cơm trưa với các bạn, để nhắm coi tình hình ra sao vì dự kiến thì mình không đến nỗi kết thúc muộn như thế. Tạm tính là chúng ta hẹn nhau ở đó lúc 8g - 8g30 sáng đi, gom đủ tay mình làm cái ào một phát, còn dư thì giờ thì giao lưu với các bạn ở đó, làm cái show "hát cho nhau nghe" í mà.

    Ráng dứt điểm cho xong hết vào sáng thứ Bảy, kẻo chiều thứ Bảy nhỏ Sếu nó lên tới Xè Gòn đó nha
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  6. #15
    Tham gia
    09-03-2008
    Location
    Cafe Mimosa 2
    Bài viết
    308
    Like
    2
    Thanked 12 Times in 9 Posts
    Ok chú, có gì mà phải gọi là thỉnh ghê quá nghe nói tới code là đúng chuyên môn, mắt sáng rỡ ngay, chứ mấy cái xử lý sự cố máy móc dốt kinh nghiệm

    Lâu quá không có tham gia hoạt động nào, hôm đó nhất định đi. cả anh Sa Huỳnh, a Sang... nữa nhé. (phải chi có tag như fb)

    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Ráng dứt điểm cho xong hết vào sáng thứ Bảy, kẻo chiều thứ Bảy nhỏ Sếu nó lên tới Xè Gòn đó nha
    hahahaha.......
    Ngày xưa có cái chữ kí - Giờ bị reset mất rồi ;)

  7. #16
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Cười chi lớn dữ rứa mi, nhỏ kia nó nghe được nó về sớm hơn, tới bữa đó đang lo làm mà nó ngồi nó hát, ai mà làm diệc được chớ :
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  8. #17
    Tham gia
    09-03-2008
    Location
    Cafe Mimosa 2
    Bài viết
    308
    Like
    2
    Thanked 12 Times in 9 Posts
    Quote Được gửi bởi shena22 View Post
    âm mưu không cho con thể hiện tài năng làm mọi người relax hả chú.................sáng thứ 7 quyết tâm thực hành xong sớm, qua hát, hehe
    ai lạy du, du ăn ngủ nghỉ cho phẻ hen, bon chen chi cho mệt hè.
    Ngày xưa có cái chữ kí - Giờ bị reset mất rồi ;)

  9. #18
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Gởi các coder vài thông tin gợi ý về những app mà Thiên Ân nói riêng, và các mái ấm cho người khiếm thị nói chung đang xử dụng, theo những thông tin này phát triển từ bộ đọc màn hình Jaw, anh Phong và các bạn đã viết vài script để tận dụng nó. Trên desktop các máy tính hiện đang sử dụng tại mái ấm, mình cũng thấy có MATA (đượng nhiên rồi, vì đây là cái nôi của nó mà) và "Nguyễn Đình Chiểu".

    Code:
    http://www.echip.com.vn/echiproot/html/hscntt/quatang/baiviet/nktc2.html
    Cám ơn Nguyenvuhoang đã đào được tin này.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  10. #19
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts
    Link bác Kiệt đưa sáng giờ Chu không vào được, bác Kiệt vào được thì có thể chụp lại cái hình không?

  11. #20
    Tham gia
    30-01-2006
    Bài viết
    598
    Like
    37
    Thanked 35 Times in 24 Posts
    NHU CẦU TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

    CHƯƠNG I : CÁC GIẢI PHÁP
    CHƯƠNG II: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
    CHƯƠNG III: CẤU HÌNH MÁY TÍNH CỦA NGƯỜI KHIẾM THỊ
    CHƯƠNG IV: SO SÁNH VIỆC SỬ DỤNG GIỮA NGƯỜI SÁNG VÀ NGƯỜI MÙ
    CHƯƠNG V: LƯỚT WEB - NHỮNG TRỞ NGẠI VÀ GIẢI PHÁP
    (Còn tiếp)

    CHƯƠNG II
    LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
    1. Phần mềm Braille và nhà giáo Đinh Điền

    Đầu năm 1998, nhóm các sinh viên trường đại học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của thầy Đinh Điền đã lần đầu tiên đưa ra một phần mềm cho người mù mang tên phần mềm Braille. Phần mềm này chạy trên nền Dos. Nó là một bộ gồm các phần mềm con như từ điển nói Anh - Việt, phần soạn thảo văn bản tiếng Việt và chuyển đổi sang chữ braille, máy tính nói, chương trình tập đánh máy có phát âm, lịch nói. Các phần mềm này dùng được cho người khiếm thị vì khi gõ từ vào máy tính, phần mềm liên kết với một bộ đọc và bộ đọc sẽ đọc lên từ mới nhập vào máy. Ngoài ra, người dùng cũng có thể nghe máy đọc khi di chuyển con trỏ trên màn hình. Con trỏ đọc nội dung thông tin đang hiển thị.

    Từ đây cho phép ta hình dung công việc thiết kế một phần mềm dành cho người khiếm thị. Phần mềm ấy cần có hai bộ phận:

    -Trình ứng dụng: tuỳ theo chức năng, trình ứng dụng có thể là trình xử lý văn bản, từ điển hay một loại trình nào đó. Điều cốt yếu là thông tin thể hiện phải ở dạng văn bản, không phải là hình ảnh.

    -Trình đọc màn hình: gồm một bộ đọc màn hình được điều khiển bởi một phần mềm gọi là trình đọc màn hình. Trình đọc màn hình sẽ xuất các âm tương ứng từ bộ đọc này.

    2. NĐC-TTS tiếng Việt và tiến sĩ Trần Hà Nam

    Vào năm 1991, công ty Scitec đã phát triển một bộ đọc màn hình tiếng Việt theo đơn đặt hàng của một tổ chức người Việt ở hải ngoại. Bộ đọc này được sản xuất để phục vụ nhu cầu học tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài. Bộ đọc được viết theo kỹ thuật từ điển nói. Trong đó, cần một giọng đọc chuẩn để đọc từng âm tiết trong tiếng Việt. Mỗi âm tiết sẽ được nối với một từ tương ứng. Như thế khi từ xuất hiện trên màn hình của trình ứng dụng, theo lệnh của trình đọc bộ đọc sẽ "đọc" từ này. May mắn vì tiếng Việt chỉ có khoảng 8.000 âm tiết nên kỹ thuật này được thực hiện hiệu quả. Kỹ thuật từ điển nói có những ưu điểm là do giọng người đọc nên dễ nghe hơn, phương thức sản xuất đơn giản hơn. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế. Do thu bằng tập tin âm nên đòi hỏi một dung lượng cao. Thường khoảng 30 megabytes. Một số từ nước ngoài sẽ không đọc được và bộ đọc chỉ đánh vần các từ này. Ngày nay người ta đang nhắm tới việc thành lập các bộ đọc tiếng Việt bằng âm tổng hợp. Tại thời điểm năm 2006, có nhiều bộ âm tổng hợp tiếng Việt đã ra đời; tuy nhiên vẫn chưa được ứng dụng rộng vào các phần mềm cho người mù vì nhiều lý do mà lý do chưa đảm bảo chất lượng là quan trọng nhất. Bộ đọc TTS tiếng Việt của Scitec hiện là bộ nguồn chủ yếu cho nhiều phần mềm cho người mù hiện nay. Điều này cho thấy tầm nhìn của tiến sĩ Trần Hà Nam, giám đốc Scitec thời ấy. Ông đã quyết định không chọn giọng đọc truyền cảm, mượt mà của một phát thanh viên nhưng lại chọn giọng đọc chuẩn của giảng viên môn phát âm chuẩn trường đại học Sư Phạm TP.HCM. Nhờ tính chất chuẩn, bộ đọc này đã được người mù cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có thể hiểu được.

    Cũng vào năm 1998, tiến sĩ Trần Hà Nam đã phát triển một phần mềm mới dành cho người mù và được tài trợ bởi Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và có sự hợp tác với trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Phần mềm này được mang tên Nguyễn Đình Chiểu, chạy trong môi trường hệ điều hành Windows 9x và hiện đang rất phổ biến trong giới người khiếm thị. Phần mềm Nguyễn Đình Chiểu cho phép soạn thảo văn bản tiếng Việt và tiếng Anh, chuyển đổi sang chữ braille, gởi nhận thư điện tử. Trình soạn thảo này khá mạnh và hoàn chỉnh.

    3. Tra cứu Kinh Thánh

    Tháng 12/1999 với sự hỗ trợ của nhóm Các giờ kinh phụng vụ (60a Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM), tôi cùng với công ty Scitec đã hoàn tất phần mềm "tra cứu kinh thánh" gồm toàn bộ 73 sách Cựu ước và Tân ước với bản dịch mới nhất (được chứng thực năm 1998 bởi Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh Phạm Minh Mẫn. Phần mềm tra cứu Kinh Thánh cũng được sử dụng rộng rãi trong giáo dân Công giáo Việt Nam, cả người hỏng mắt và người sáng.

    4. Mái ấm Thiên Ân

    Nhóm VCL của thầy Đinh Điền tiếp tục nâng cấp phần mềm braille. Các phiên bản sau chỉ nhắm vào phần từ điển Anh - Việt với các phiên bản lần lượt ra đời của VCL. Sau này, Mái ấm Thiên Ân - do anh Nguyễn Quốc Phong phụ trách - đã kế thừa và đưa ra bộ phần mềm MATA. Đây cũng là phần mềm hiện được nhiều người sử dụng. Đặc điểm nổi bật nhất của MATA là hai phần mềm chuyển dịch chữ sáng sang chữ nổi MATA Braille và từ điển nói Anh - Việt MATA Dictionairy.

    5. Nhóm Vi tính cho người mù Việt Nam

    Vào năm 2001, tôi và hai người bạn khác là thạc sĩ Nguyễn Tiến Hiệp và Nguyễn Phúc Dũng đã lập nhóm tình nguyện mang tên "Nhóm Vi tính cho người mù Việt Nam", gọi tắt là VMV. Tháng 8- 2003, VMV đưa ra một bộ gồm nhiều phần mềm dành cho người mù mang tên VMV. Các ứng dụng này bao gồm chương trình quản lý tập tin, lịch nói âm dương, máy tính, chương trình nghe CD, quản lý thư mục và tập tin, đọc sách. Hệ chương trình của VMV cũng rất được ưa chuộng.

    6. Trình duyệt Sao Mai và bộ đọc theo chuẩn SAPI 5

    Vào cuối tháng 12/2003, Trung tâm tin học Vì người mù Sao Mai đã đưa ra trình duyệt web tiếng Việt đầu tiên cho người mù, gọi là trình duyệt Sao Mai (Sao Mai Browser). Kỷ nguyên lướt web của người mù Việt Nam được mở đầu từ sản phẩm này. Sản phẩm khởi xướng từ ý tưởng của tiến sĩ Trần Hà Nam, tôi phụ trách trưởng dự án. Tháng 4-2004, dự án thiết kế Sao Mai Browser kết thúc với phiên bản cuối cùng là Nettalk.

    Sản phẩm quan trọng nhất của Nettalk là bộ đọc Sao Mai theo chuẩn SAPI. Từ bộ đọc này, ta có thể tích hợp với một phần mềm đọc màn hình khác rất nổi tiếng trên thế giới hiện nay là phần mềm Jaws. Jaws từ phiên bản 5.0 trở đi đã có thể "nói" tiếng Việt. Điều này là một bước ngoặt lớn của tin học cho người mù Việt Nam. Thông qua sự phối hợp giữa Jaws và bộ đọc Sao Mai, người mù có thể sử dụng được các loại phần mềm phổ thông như bộ MS Office. Và cũng từ đây, người mù đã có thể tự mình thiết kế web. Từ sau sản phẩm này, các nhóm làm phần mềm cho người mù bắt đầu nghĩ đến áp dụng giải pháp điều hoà và hạn chế việc phát triển phần mềm theo giải pháp cô lập.

    7. Các sản phẩm khác

    Từ sau bộ đọc Sao Mai, Trung tâm Sao Mai và một số nhóm đã liên tục viết các script để hoạt động với Jaws. Hầu như không có phần mềm nào được phát triển thêm.

    - Phần mềm Ánh Dương của trường Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM hoàn tất trong năm 2004 chỉ có một nhóm người dùng giới hạn.

    - Mái ấm Thiên Ân vẫn tiếp tục nâng cấp các phiên bản MATA về chuyển dịch từ chữ sáng sang chữ nổi và in chữ nổi. Đây là phần mềm chuyển dịch chữ nổi tiếng Việt mạnh nhất hiện nay (2006).

    Bên cạnh các sản phẩm phần mềm nói trên, vi tính cho người mù còn được ghi nhận bởi các sản phẩm phụ khác như bộ giáo trình Tin học cho người mù và mạng lưới Đào tạo từ xa của Sao Mai.

    8. Những phần mềm tiện dụng

    Vào thời điểm tháng 10-2006, nếu ta đến thăm một người khiếm thị đang dùng máy vi tính, ta sẽ gặp các loại phần mềm của người mù như Jaws - bộ đọc Sao Mai và trình duyệt Sao Mai – MATA và có thể một số ít vẫn dùng phần mềm Nguyễn Đình Chiểu.

    Nếu dự án MATA braille thành công tốt đẹp, sản phẩm kế đến ắt sẽ là MATA braille.

    Ngày nay, người mù Việt Nam cũng dùng chung bộ MS Office và cũng sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến như Yahoo! Messenger, Skype, PalTalk... các loại trình duyệt thông dụng như Internet Explorer và phần mềm Outlook Express rất được giới khiếm thị ưa chuộng vì tính tiếp cận dễ dàng của nó.

  12. 2 thành viên Like bài viết này:


Trang 2 / 5 FirstFirst 12345 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •