Trang 28 / 30 FirstFirst ... 23252627282930 LastLast
Hiển thị kết quả từ 271 đến 280 / 295
  1. #271
    Tham gia
    17-06-2008
    Bài viết
    1,079
    Like
    522
    Thanked 325 Times in 237 Posts


    “Chiều chiều chim vịt kêu chiều

    Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau” (ca dao)



    Tháng bảy, con về quê và bắt gặp một mùa mưa xưa cũ. Đó là một thứ mưa rả rích, ngày này qua ngày khác. Mưa như thế trong ruộng gọi là mưa thúi đất. Đồng nước mênh mông. Chiều tím một góc trời xa thẳm.

    Đâu đó tiếng nhái bầu ngắt nga, hòa lẫn với tiếng chim vịt kêu chiều. Chim vịt là con vịt lạc bầy vào mùa nước nổi. Nó sống bơ vơ côi cút giữa đồng không mông quạnh.
    Nó cất tiếng kêu lạc loài nghe xót xa vô tận. Tiếng chim vịt kêu chiều hay đó là một thứ tiếng lòng của đất này mà mùa mưa dầm tháng bảy nào cũng nhớ má đến lạ.
    Con nhớ hồi nhỏ, cũng như chiều tháng bảy như thế, má dầm mình giữa đồng sâu cấy lúa đến đỏ đèn. Con và mấy đứa em ở trong chòi ruộng nhao nháo chờ cơm.

    Má về, tay cầm bụi bông súng. Chưa kịp tắm đã vội thổi lửa nấu cơm rồi xoay qua tắm rửa, thay quần áo cho tụi nhỏ. Mâm cơm dọn lên chỉ có nồi mắm kho lõng bõng, vậy mà mẹ, con mình vừa chan vừa húp soàn soạt.
    Má dịu dàng nói với các con “Năm nay lúa trúng, má sẽ may cho mỗi đứa một bộ đồ vải sọc, dẫn các con đi chợ Bạc Liêu chơi…” má sống bằng niềm hy vọng đơn sơ như thế, còn các con sống bằng vòng tay gian truân mà ấm áp của má.


    Thuở nền nông nghiệp chưa có những giải pháp tân kỳ, mồ hôi nước mắt của má đổ tràn lên cánh đồng phèn mặn cũng chỉ đạt một vụ mùa loe hoe những bông trái lép.
    Đó là khi gió bấc rao ngọn, má cắp thúng, mắt đỏ hoe, lục lọi trong đám cỏ năng cỏ nước mặn… để mót những bông lau chắc.
    Vậy mà, rồi một câu chuyện thần kỳ xảy ra. Chúng con lớn lên, phổng phao có danh vị với đời từ những hạt lúa chắt chiu cực khổ như thế. Giờ đây sau khi đã thực hiện xong nửa kiếp người với đầy sương gió và đắng cay, con vẫn nhớ như in những bông lúa trong đôi tay sạm nắng của má.



    Tháng bảy cũng là tháng thu hoạch rau, trái trên miếng rẫy đầu doi. Con còn nhớ miếng rẫy nhà mình xưa là cụm rừng trâm bầu, má cần mẫn mà sức vóc như một người đàn ông tráng kiện, má bứng góc trâm bầu đến đôi tay bật máu để trồng rau cải, dưa leo, đậu đũa, khổ qua… má sắp hàng vào quang gánh.

    Con đưa má qua sông để bán trên xóm Cả Vĩnh. Con vô tư khi đôi chân gầy guộc của má run rẩy vì trượt bãi lầy với một gánh nặng 50kg. Chiều con đón má, má cười thật tươi đưa con miếng bánh chuối chiên mua của bác Út Xinh.
    Con nhảy tót lên đầu giống cho má gánh về bên sông. Năm 25 tuổi, biết sương gió cuộc đời, con mới rùng mình nhận ra những nốt chai trên đôi vai của má!


    Má ra đi để lại cả đời con hai điều ân hận: Một là nếu con không ra đi lo cho sự nghiệp của riêng mình mà ở nhà gánh vác thì má sẽ không cực khổ như thế. Hai là con không nuôi má sung sướng được một ngày.

    Cái khổ sở của một kẻ sống không trọn chữ hiếu làm con u mê, lú lẫn. Rằm tháng bảy con về quê báo hiếu theo kiểu mê tín. Tháng bảy theo kinh Phật là tháng báo hiếu, theo dân gian là tháng “cô hồn”. Một năm chỉ có một ngày cúng những tháng ngày còn lại không biết má vật vờ đói lạnh nơi đâu?

    Thế là con đi chùa Cô Bảy (Bạc Liêu) để báo hiếu, cầu mong cho linh hồn của má mát mẻ nơi chín suối. Cô vải bảo: “Đây là người hạnh phúc, hãy gắn lên ngực người một bông hồng đỏ. Kia là kẻ mồ côi mẹ, hãy gắn lên ngực người một bông hồng trắng”.

    Và thế là ngực con lấp lánh một đóa hoa màu tang. Trắng, đỏ chỉ là sự khác biệt gam màu, vậy mà má ơi sao tủi buồn đến thế, ngày xưa mỗi bận gặp tai ương hoạn nạn là con về. Má thắp nhang vái lạy trời Phật cho con tai qua nạn khỏi.

    Thật lạ lùng cái đức tính dân dã cộng tình thương mênh mông của má làm cho con thanh thản trong lòng. Rồi má ra đi, con tự đi mua khăn tắm, quần cụt.
    Con ngồi lặng lẽ đơm cái nút áo vừa sút, trật tay kim đâm rớm máu. Nhìn giọt máu tươi, con chạnh lòng nhớ đến phận cút côi như đàn đứt dây của mình.

    Thanh minh con mang tiền về xây mộ cho má. Tiền thì con chắt lọc thật kỹ, loại ra những thứ ươn hèn.

    Bác Tám Lượm dạy con thắp nhang lạy rồi vái rằng: Xin với đất đai Dương Trạch… cho tôi được động mồ động mả để đưa mẹ tôi đến mồ yên mả đẹp… con làm theo thành khẩn và thiết tha.

    Chôn má mới có 10 năm, vậy mà nắp quan tài mục ruỗng. Sụp xuống, đất đè lên. Con run rẩy, thận trọng móc từng cục đất nhỏ xíu, sợ đụng chạm đến hình hài của má.
    Tấm cao su bó thi hài má lên. Không biết vì sao con nhìn thi hài của má sợ hãi tột cùng. Con run lẩy bẩy vạch lớp cao su ra và…
    Má ơi! Có còn đâu, một nửa của má đã về với đất theo quy luật của vũ trụ, một nửa còn lại là nắm xương tàn. Chế Sáu khóc, thằng Mỹ khóc, thằng Cảnh khóc… còn con mắt ráo hoảnh và hung tợn. Như thể căm giận kẻ đã để thân thể mẹ mình vùi dập dưới sình lầy hàng chục năm qua.

    Xây mộ má xong. Chiều, con lén mọi người một mình ra mộ má để lạy. Con thủ thỉ: “Sáng sớm mai con lại ra đi. Việc trông mồ mả, khói hương con chỉ biết nhờ hai đứa em. Tha lỗi cho con má ơi, đời cấm rễ con ở xa mọt mờ…”.

    Sau đó thì con đánh rơi tiếng khóc. Tiếng khóc nghe bơ vơ lạc loài như tiếng chim vịt kêu chiều.


    PHAN TRUNG NGHĨA

    xaluan.com


  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #272
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Được bà con share vòng vòng trên facebook, không biết tác giả là ai, theo mạch truyện có lẽ được viết khoảng trước những năm 1980

    Đại Hạ Giá (ST)

    Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Leon Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng ... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
    - Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?

    Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.

    Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!

    Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.

    - Anh mua bánh bò, bánh tiêu?

    Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:

    - Anh có bán... trả góp không?

    - Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?

    - Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.

    Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.

    Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:

    - Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.

    - Nhưng...

    - Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.

    Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.

    - Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!

    Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :

    - Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!

    Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:

    “Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’ ”.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  4. 5 thành viên Like bài viết này:


  5. #273
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Nguồn: fanpage Miền Tây quê tôi



    “Trung thu ngày ấy”

    Tháng 9 vào thu, trời trở lạnh…

    Hơn nhiều mùa Trung Thu khuyết đã làm hao mòn mọi náo nức đón chờ, vậy mà cho đến khuya nay ngước nhìn bầu trời cao xanh treo chênh chếch vầng trăng sáng vằng vặc đằng xa kia thì lòng lại dấy lên nỗi nhớ về cái tết con trẻ một thời. Nhớ nên tiếc cho mấy đứa cháu giờ không còn được như thế (mà biết đâu chừng mấy đứa cũng đâu có thích như thế) .

    Ấy là những Trung Thu thuở ở ruộng đồng nhà với nhà còn cách xa nhau nhưng vào những ngày này luôn rộn ràng khó tả. Này thì tiếng trống ếch “tum tum” vang khắp xóm, tiếng í ới hẹn nhau đi phá cỗ xen cả tiếng người lớn căn dặn… Và để có một ngày như thế thì từ trước đó rất lâu đã phải tất bật lo chuẩn bị. Từ những đêm mưa hè nằm lắng nghe tiếng ếch kêu để biết con nào to, con nào nhỏ để câu. Ếch làm trống thì to cỡ bàn tay xòe, mang về chặt mỏ rồi lột da ra, rửa sạch và trải lên miếng ván phẳng nhẵn. Tuyệt đối ko để có nếp nhăn, ko quá căng hay quá chùng. Phải mang phơi ở nơi nắng dịu vì nắng gắt sẽ làm da giòn lúc gõ trống sẽ bị thủng. Để miếng da ếch phơi mà đâu dám đi đâu xa, sợ con mèo táy máy tha đi mất.

    Phơi 4-5 con nắng thì miếng da ếch sẽ khô cứng, lấy lon sữa bò (hồi đó tui chôm lon đựng trà của ông ngoại) cà xuống nền xi-măng gỡ bỏ 2 nắp. Bịt miếng da ếch lên rồi dùng dây thun buộc lại, dùng giấy dán vào lon, vẽ hươu nai trang trí cho bắt mắt thế là có một chiếc trống ếch ngon lành chờ đêm hội.

    Việc chuẩn bị thứ hai là làm lồng đèn. Đứa bèo bọt lắm cũng có thể làm được chiếc đèn ông sao, đứa khéo tay có thể làm đèn bướm, đèn hình hộp, đèn ông tiến sĩ .v.v... Hoặc đơn giản hơn là tìm xin lon bia, lon sữa, cà bỏ nắp, dùng dao nhọn rạch dọc thân và vậy là có chiếc đèn xinh đẹp. Làm xe đẩy bằng 2 lon sữa bò, đèn trái mù u, làm đuốc…. Đấy, chính những khó khăn thiếu thốn sẽ thôi thúc bọn trẻ quê sáng tạo ra biết bao nhiêu trò vui chỉ trong một ngày ngắn ngủi.

    Rồi thì gom hột bưởi mang phơi khô, xỏ xâu chuẩn bị làm pháo bông. Và tất cả đã sẵn sàng.

    Chiều ấy, tắm rửa cho thật sạch, quần áo chỉnh tề, đầu rẽ ngôi thẳng tắp và chờ đợi. Ông trăng dường như hiểu bọn trẻ nên khi mà chiều còn chưa dai lưng đi đã thấy ổng lù lù xuất hiện treo lơ lửng nơi đầu ngõ. Bọn trẻ tập trung lại, kiểm tra hết mọi thứ lần nữa và bắt đầu rồng rắn kéo đi trong tiếng trống ếch rộn ràng. Đèn thắp lên đỏ rực cả góc xóm nghèo. Mấy đứa tụi tui vừa đi vừa hát những bài đồng dao vui nhộn, nào là “tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh”, “úp lá khoai”…

    Một lần nào đó, khi tui còn rất nhỏ và nhà tui quá nghèo, không có lồng đèn để chơi nên tui cứ chạy theo mấy đứa bạn chỉ để được nhìn thứ ánh sáng đầy mê hoặc kia hắt xuống đường những hình thù ngộ nghĩnh, xin cầm giùm đèn cầy cho mấy đứa nó để chờ lúc có đứa mỏi tay nhờ mình xách hộ. Cảm giác đó xin được giữa lại riêng hoài, để nhắc nhớ mình một thời thèm khát.

    Mấy đứa tui kéo ra tận sân đình, ngồi xem mấy ông anh lớn múa lân, múa sư tử. Chốc chốc ông Địa lại chạy vòng vòng chọc phá mọi người. Ôi thôi là cười nắc nẻ, giòn tan. Dưới ánh trăng vàng và ánh đèn đỏ, đứa nào trông cũng rạng rỡ, vui tươi.

    Và khi ánh trăng lên gần nửa đầu, mấy đứa tui lại kéo nhau về, đến ngõ nhà đứa nào cũng bùi ngùi luyến tiếc chia tay và hẹn nhau sang năm “chơi nữa nghe mậy”.

    Nhà tui ngộ, cúng rất trễ. Khi mọi nhà đã cúng hết và khi tụi nhỏ kéo nhau về thì má tui mới lục đục bày mâm ra sân cúng. Thế nên nhiều đứa đi về ngang, tấp vào chờ phá cỗ hốt hụi chót. Tính tui hay phá, cứ đứng kế bên mâm cúng phùng má thổi cho nhang mau tàn. Má la: “người ta đang ăn mà mày đứng hối kiểu đó mắc nghẹn làm sao”? Ủa mà “người ta” là ai? Người cõi trên đó. Ôi người cõi trên ăn lẹ lắm, huống hồ có nước trà và trái dừa để sẵn đó, mắc nghẹn thì uống vô là hết chứ gì. Mày thì ai nói lại, thôi mang chia mấy đứa cùng ăn đi.

    Chuyền tay chia nhau những cái bánh dẻo, bánh in, miếng bánh ông trăng, bánh trung thu (sau này nhà khá lắm mới có). Ngồi chễm chệ như những ông cụ non, cắn miếng bánh ngọt lịm và nhấp ngụm nước trà tận hưởng cái Tết trẻ con trọn vẹn như mảnh trăng tròn trên kia.

    Khi mấy đứa bạn về hết cũng là lúc tui phủi chân chui vô mùng nhưng mắt không thôi nhìn về phía chiếc lồng đèn treo bậu cửa. Nhìn cho đến tia sáng cuối cùng yếu ớt của chiếc đèn cầy tan chảy vào đêm và hương hạt bưởi đốt lên quấn vào cả những giấc mơ trẻ dại.

    Có thời khó khăn, tìm đâu ra bộ đồ đẹp, có bộ đồ vía đem ra mặc mà đi với bạn bè, sau lữa phựt thì cháy cái áo, người phỏng hổng lo, lo mất chi cái áo đẹp….

    Trung Thu của tuổi thơ, của ngày trước….

    Tom Muyen/ Jimmy Vo

    PS: Hột bưởi đem phơi khô, xỏ xâu lại rồi đốt vào đêm trung Thu thì mình có nghe Nguyễn Tuân tả lại trong "vang bóng một thời", nhưng ông không tả cặn kẽ lắm, kiểu như chuyện đó ai cũng biết cả. Còn đốt hột mù u thay đèn cầy đi rước đèn thì hình như ông Sơn Nam cũng có tả qua, không nhớ là trong sách nào. Ai có nguồn xin dẫn lại, cám ơn nhiều.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #274
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    CÂU CHUYỆN TRỒNG HOA

    Tôi dốt về hoa lá cỏ cây, dốt bẩm sinh, dốt tận cùng bằng số… Nếu ai đó chỉ cho tôi một loài hoa, nói tên, kể chuyện về nó, quay đi quay lại là tôi quên sạch. Trong võng mô và tâm trí tôi coi như chưa bao ghi nhận hình ảnh và câu chuyện về loài hoa đó.

    Vũ Thế Thành (tuyển tập ” Những thằng già nhớ mẹ”)

    “Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
    Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi…”
    (G. Apollinaire)

    Chẳng có ai dốt toán lại thích làm toán bao giờ. Tôi cũng thế, hoa dù có đẹp, có thơm, có đài các, có được thi vị bởi văn thơ ca nhạc hay gì gì đi nữa, tôi vẫn dửng dưng. Nói với tôi về hoa chẳng khác nào đàn khảy tai trâu.

    Cuộc sống đô thị, cuộc sống công nghiệp làm hoa xấu hổ chạy mất tiêu. Không chừng con người hết biết xấu hổ rồi.
    Cuộc sống đô thị, cuộc sống công nghiệp làm hoa xấu hổ chạy mất tiêu. Không chừng con người hết biết xấu hổ rồi.

    Nhưng cũng có ngoại lệ. Hồi nhỏ tôi thích cây xấu hổ, thích những lá kép của nó khép khép mở mở. Tôi thường “ghẹo” nó bằng cách chạm vào lá này, rồi lá kia, xem đứa nào… xấu hổ lâu hơn. Chòng ghẹo hoa mà không phải bận tâm đến những cái lườm nguýt chẳng phải là điều thú vị hay sao? Ấy thế mà đôi khi cũng phiền, không cẩn thận, những gai li ti của hoa đâm vào tay cũng đau phết. Khi lớn, dù không còn thú “ghẹo” hoa nữa, nhưng tôi vẫn thích loài hoa dại đó – thích vì cái tên hoa – Đôi khi tôi bật cười: hoa mà cũng biết…xấu hổ !

    Tôi mới mua căn nhà ở Đà Lạt để về dưỡng sức, dưỡng già, và chết… già ở đó cũng không chừng. Đà Lạt là xứ sở ngàn hoa, đường phố ngập hoa, ngõ hẻm cũng hoa, nhà nào cũng hoa. Nhà tôi, sân trước, sân sau, bên hông còn rộng. Tôi nghĩ thầm, hay mình thử trồng hoa cho nó giống người ta. Khi ý nghĩ thầm kín này bộc lộ, tôi nhận được cả đống tư vấn từ các bạn ở Sàigòn, hầu hết đến từ các cô bạn….già. Tôi kính cẩn lắng nghe, nhưng để đó. Trước tiên phải trồng một dàn cây tùng ngay sau hàng rào để ra cái điều mình đang ở xứ lạnh.

    Dịp festival hoa vừa qua, đám bạn kéo nhau lên Đà Lạt. Tôi khoe cái biểu tượng xứ lạnh sát hàng rào. Một cô bạn (già) gật gù : “ Đó là cây trắc bá diệp”. Tôi ngẩn người, tên gì nghe sặc mùi kiếm hiệp. “ Lá thuộc bài đó!”, cô bạn cắt nghĩa. À! Lá thuộc bài thì tôi biết. Hồi nhỏ, học trò đứa nào yếu vía thường ép lá thuộc bài vào vở. Tôi thì không bao giờ xài tới thứ bùa đó. Thầy cô khảo bài, gọi đứa trước đọc đoạn trên, tôi ngồi dưới lảm nhảm đoạn kế. Trí nhớ tôi ngon lành, nên trót lọt hết. Tên tôi vần T, họ vần V, xui lắm mới bị “nhón” lên đầu tiên, nếu thế thì coi như …thua. Thắng thua là chuyện thường. Trả bài cũng giống như chơi cờ bạc, thắng hoài cũng khó coi. Có điều, nhớ lẹ thì quên mau. Bây giờ ở tuổi “tiêu rắc lên muối”, trí nhớ càng thảm hại, quên trước quên sau, quên cái lẽ ra nên nhớ, nhưng lại nhớ cái lẽ ra nên quên. Bi kịch!

    Đám bạn kéo tôi đi festival hoa, áng chừng để tôi mắt thấy tai nghe, để cụ thể hóa những gì họ tư vấn, cơ hội vàng để họ dạy (dỗ) kẻ cứng đầu về hoa như tôi. Dọc đường, tôi chỉ vào bông hoa vàng mọc dại bên đường:

    - Hoa gì thế?

    - Hoa dã quỳ

    - Tôi trồng được không?

    Nghe thế, bọn họ đồng thanh rú lên… “Đừng trồng dã quỳ! Tuyệt đối không!”

    - Sao thế? Tôi thấy hoa cũng được mà…

    - Đừng….Đừng… dã quỳ là… quỷ già. Đừng trồng nó!

    Tôi chột dạ… Về nhà soi gương, thấy mặt mình cũng tệ, nhưng đâu đến nỗi quá… tệ. Chắc họ ám chỉ “dã quỳ” là ai đó của riêng họ. Hôm qua, nhà văn Nhật Chiêu hỏi tôi: “ Dã quỳ đã nở ở Đà Lạt chưa ?”. Hỏi thế là mong đợi. Hoa dã quỳ mọc dại, mọc lung tung khắp nơi ở Đà Lạt, ra ngõ là gặp. Ông nhà văn lè phè này bỗng nhiên mong đợi loài hoa dại, biểu tượng của cái nóng hâm hấp lúc trưa, lạnh thấu da về tối. Dã quỳ ở đô thị du lịch này đã vương mùi khói xe và barbecue từ lâu rồi. Chắc Nhật Chiêu mượn dã quỳ để chờ đợi cái khác, ai biết được?

    Rồi cái vườn nhỏ bé nhà tôi cũng tràn ngập những hoa, đủ màu, đủ sắc, nhỏ to đủ cỡ, nào là cẩm tú cầu, cẩm tú mai, cúc mặt trời, cúc nút, hoa lài Nhật Bản, hoa ngọc thảo, hoa tướng quân, hoa hải đường,… Nhớ được bằng đó tên hoa là tôi … phục tôi rồi. Chỉ có trục trặc nhỏ là tôi thường lộn tên hoa này với tên hoa khác.

    Một người bạn Sàigòn gọi điện cho thằng đệ tử ở Đức Trọng vác lên cho tôi ba bụi trúc. Cô bạn (già) trịnh trọng qua phone : “ Cây trúc tượng trưng cho sự ngay thằng, là cây của người quân tử. Ông rửa tay gác kiếm rồi, thì phải trồng cây này”. Ẩn ý thế nào chưa cần biết, nhưng nghe thế cũng đủ sướng. Tôi trồng hai cây trúc ở cửa trước, một cây ở cửa sau. Có quân tử gác nhà, sợ gì tiểu nhân !

    Gần nhà tôi có cậu thanh niên, Tuyên, ngoài 30 tuổi, làm thợ xây. Tuyên kể, thuở nhỏ ham vui, lại gặp thời buổi khó khăn, tới lớp 7 bỏ học, vào rừng kiếm củi, bẫy chim, câu cá,. Rừng chỉ cách trung tâm Đà Lạt mười mấy hai chục cây số…Ven Đà Lạt hồi đó tương đối còn hoang sơ, chỉ có rừng là rừng, vào sâu một chút có khi còn gặp dấu chân cọp. Cả tuổi thơ của Tuyên là thiên nhiên, là hoa lá, là núi rừng, là suối, là hồ, là thác, là bẫy chim bẫy thú,…Người thành thị như tôi chỉ có thể nghe được, nhưng chưa từng sống qua, vào rừng thiếu la bàn, thiếu đồng hồ, thiếu quẹt gas, thì trình độ văn minh cũng vứt.

    Tuyên yêu rừng, yêu hoa, yêu cây cỏ không dứt bỏ được. Tính nó cần cù, khéo tay. Tôi xây hồ nước nhỏ ở cuối sân, nuôi cá trồng bèo nhìn cho đã mắt. Trên đường đi làm về, Tuyên lấy đá cuội, đá tảng để lên xe máy chở về biếu tôi, để chưng trong hồ, vài ngày như thế, khi thì tảng to, khi thì hòn cuội nhỏ. Tuyên nói: “Để sau Tết rảnh, cháu sẽ lấy đá rối, đá tảng làm cái thác nước cho chú”. Tôi gật gù, “ Ừ, thì sau Tết. Mà thác phải kêu ầm ầm mới được, chứ đừng nghe róc rách, chán chết! Tối tối ngồi nghe thác đổ, ngẫm chuyện đời, nhâm nhi ly rượu mới sướng”. Tuyên cười, nó hứa với tôi, thác sẽ kêu ầm ầm, sẽ có rong rêu, có vài bông hoa nhỏ mọc nhô ra từ khe thác.

    Tôi muốn trồng hoa thiên lý, hoa tường vi để chúng leo hàng rào, mà thú thiệt, tôi không biết mặt mũi mấy cái hoa này đẹp xấu ra sao, chỉ biết chúng qua văn học. Muốn trồng chẳng qua để ra cái điều mình cũng…lãng mạn, sau này có viết văn viết báo cũng không đến nỗi quê mùa. Tôi hỏi Tuyên: “ Hoa thiên lý có đẹp không?”. Mặt nó ngớ ra. Tôi lại hỏi: “ Hoa tường vi có đẹp không?”. Nó cũng ngớ mặt. Trời đất! Văn thơ ca nhạc rên rỉ tên mấy loại hoa này hàng ngày, một người mê thiên nhiên như Tuyên mà không biết. Thế là thế nào? Tôi bắt đầu nghi ngờ tài nghệ của nó. Tôi hỏi vớt vát: “Chỗ nào bán hai loại hoa này?”. Tuyên ngập ngừng… “Chắc mấy nơi bán hoa có”.

    Tôi và Tuyên ra shop hoa ở chợ Đà Lạt. Cô gái bán hoa trẻ măng. Cô giảng giải cho tôi tường tận về hoa tường vi được lai tạo cấy ghép thế nào để chúng thích nghi với Đà Lạt và ra nhiều hoa, phải trồng thế nào và trồng bao nhiêu bụi để chúng quấn vào nhau. Cô nói ngoài Bắc gọi là hoa thiên lý, còn trong Nam gọi là hoa xác pháo leo. Cô còn kể tường vi và thiên lý đã đi vào văn thơ nhạc thế nào, về nguồn gốc, về ý nghĩa, về sứ điệp của loài hoa,…Những lời nói thông thái về hoa đó tôi quên sạch hết rồi, chỉ nhớ nơi đây có bán hoa tường vi và thiên lý.

    Tuyên bỗng xen vào: “Cho tôi xem hoa thiên lý và tường vi”. Cô bán hoa đưa ra cả chục bịch, chỉ có cây lá và đất, không thấy hoa. Tuyên chăm chú quan sát, rồi khều tôi. Hiểu ý, tôi nói thêm vài ba câu rồi cáo biệt.

    Ra ngoài, Tuyên nói: “ Hoa tường vi là hoa hồng dại, mọc đầy ở Đà Lạt. Còn hoa mà cô ta gọi là hoa thiên lý là hoa xác pháo leo, nhưng cháu nghe ba cháu nói nói hoa thiên lý màu xanh, chứ không phải đỏ hồng như xác pháo. Nếu chú thích xác pháo leo, thì gần xóm mình có cả đống để cháu ươm rồi trồng cho chú, khỏi phải mua. Cháu chẳng lạ gì các loại hoa Đà Lạt, cháu chỉ không biết những tên đẹp đẽ mà dân Sàigòn đặt cho nó”. Tội nghiệp cho người Sàigòn ! Mấy ông văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ ở mãi đâu đâu, rỗi chuyện, ngồi mơ mộng đặt tên hoa cho ra vẻ kiêu sa đài các, chứ dân Sàigòn sức mấy mà mộng mơ nổi.

    “ Bây giờ người ta cấy ghép lai tạo, rồi phun thuốc kích thích cho ra nhiều hoa màu sắc đẹp lắm, nhưng chóng tàn. Hoa đẹp, nhưng thấy kỳ kỳ làm sao ấy, không như những hoa hồi nhỏ cháu thấy”, Tuyên nói giọng buồn buồn. “ Để bữa nào rảnh, cháu dắt chú vào rừng tìm hoa về trồng”.

    Rồi tôi và Tuyên vào rừng. Đường có lúc chạy êm ái, có lúc chỉ là con đường mòn gập ghềnh nín thở. Một cái hồ rộng được bao bọc giữa núi rừng. Đẹp quá ! Tuyên nói: “ Hồ này là hồ Xanh, ngày xưa tụi cháu hay vào đây câu cá, có lần bơi ở đây bị vọp bẻ, suýt chết đuối. Bây giờ người ta không cho vào nữa”. “Sao vậy?”. “ Chú có thấy cái biệt thự ở gần đó không, có cả nhà thủy tạ, người ta đang làm đường nhựa để dẫn vào biệt thự đó. Cái gì người ta cũng bán”, Tuyên hậm hực như thể tuổi thơ của nó bị ai lấy mất.

    Chỉ có núi đồi, thung lũng, cây xanh, và tiếng thông reo. Tôi chỉ một vạt nâu nâu trên sườn đồi:

    - Đang cả một màu xanh, sao tự nhiên lại có một mảng nâu trên đồi vậy?

    - Chẳng biết người ta phun cái thuốc gì để giết cây thông, rồi họ sẽ đốt những cây chết lấy đất trồng cà phê. Những cây mọc thấp thấp ở đồi bên cạnh là cây cà phê đó chú. Cà phê ở Đà Lạt cao giá hơn cà phê Bảo Lộc.

    Chỉ có những người sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, đùa giỡn với núi rừng, với hoa lá cỏ cây mới thấy thương, mới cảm thấy tiếc nuối vẻ đẹp của thiên nhiên.

    Tuyên chỉ cho tôi những trái nhỏ lủng lẳng dưới dàn lá xanh:

    - Cây này là cây chua chát. Bắc dàn cho nó leo, mát lắm. Trái của nó ăn được.

    - Ừ thì mình sẽ làm dàn trồng cây chua chát, nhưng tại sao lại gọi là chua chát?

    - Hồi nhỏ tụi cháu vào rừng, hay hái trái này ăn, thấy chua và chát, nên gọi là cây chua chát.

    Tôi cười, văn học dân gian là đây rồi, tìm đâu cho xa. Chua chát hiểu theo nghĩa cao siêu như thân phận của con người, hay hiểu theo kiểu “ẩm thực” như tụi nhỏ cũng đâu có gì là trật. Hiện thực quá đi ấy chứ! Con người vốn phức tạp, càng có học càng phức tạp, nghĩ ra đủ thứ chuyện phức tạp, phức tạp chồng lên phức tạp. Ăn thấy chua chát thì gọi là cây chua chát. Tụi nhỏ đẻ ra triết lý, chứ triết lý đẻ ra tụi nhỏ hồi nào đâu?

    Tôi buột miệng hỏi Tuyên:

    - Đà Lạt còn hoa xấu hổ không?

    - Hồi trước nó mọc dại khắp nơi ở Đà Lạt, bây giờ tự nhiên không thấy nữa.

    - Ở Sàigòn cũng vậy. Cuộc sống đô thị, cuộc sống công nghiệp làm hoa xấu hổ chạy mất tiêu. Không chừng con người hết biết xấu hổ rồi. Trong rừng chắc còn, cháu tìm thử xem.

    Tuyên đi loanh quanh một hồi, rồi mang về một nhúm cọng xấu hổ. Nó nhìn tôi nghi ngờ:

    - Chú định trồng hoa xấu hổ à?

    - Chẳng lẽ cất công đi tìm, ngó một cái rồi vất đi.

    - Ai lại đi trồng thứ hoa dại này?

    - Thì người ta không trồng, mình trồng, thiên hạ mới nể, tôi trả lời bựa…

    - Mà chú định trồng hoa xấu hổ ở đâu?

    - Trồng dưới chân mấy bụi trúc.

    - Sao lại dưới chân bụi trúc? Trông đâu có đẹp…

    - Cây trúc tượng trưng cho người quân tử, tôi lý sự với Tuyên bằng một thứ triết lý bụi bặm, Người quân tử không phải lúc nào cũng đúng, có khi họ nghĩ sai, làm sai, nhưng người quân tử biết xấu hổ khi họ sai. Xấu hổ là dấu hiệu khởi đầu của sự phản tỉnh…, à…à,.. Phản tỉnh là… ngẫm ra thấy mình sai thì dũng cảm thừa nhận mình sai, rồi nghĩ lại cho đúng, hành động cho đúng. Xấu hổ lúc nào cũng gắn liền với người quân tử. Hoa xấu hổ không bám vào rễ, vào gốc cây trúc, thì bám chỗ nào?

    Tuyên trố mắt nhìn tôi ngưỡng mộ, như thể tôi là nhà bác vật bên Tây mới về.

    Trông hồng ri bi tráng, mộc mạc và chân thật biết bao !

    Trời đã chạng vạng tối. Khi về ngang qua lăng Quận công Nguyễn Hữu Hào, đột nhiên Tuyên dừng xe lại, bước đến một cây cao chừng 8 tấc, mọc khẳng khiu bên đường, chỉ có một cây vươn giữa đám cỏ dại, trên đỉnh cây là một cụm hoa màu hồng nhạt, nhiều hoa, nhiều cánh bé xíu. “Chú thích hoa này không?”, Tuyên hỏi. Tôi ngước nhìn lên lăng, âm u và hoang phế: “ Ừ thì mang về trồng cũng được, mà tên hoa là gì ?”. “ Cháu không biết, chắc nó là một loại hoa hồng”.

    Tuyên xuống…tấn, rồi nhẹ nhàng nhổ phăng cây như Lỗ Trí Thâm nhổ cây liễu ở sân chùa. Tôi bước tới đỡ lấy cây, Tuyên cảnh báo: “ Chú cẩn thận, cầm hoa hồng phải cầm ở rễ, cầm ở thân gai đâm”. Tôi bật cười ha.. hả.. Đúng thế ! Muốn kiểm soát hoa hồng, phải nắm chặt lấy gốc rễ. Đơn giản thế mà cả đời nghĩ không ra để phải chuốc lấy bao phiền toái. Tuyên ngơ ngác nhìn tôi. Nó không hiểu vì sao tôi lại cười sảng khoái với một chân lý đơn giản như thế. Thằng nhỏ này đúng là thầy tôi. Cái ngơ ngác của nó đạt tới mức…thiền, như câu chuyện nhà sư cõng cô gái qua sông.

    Ngồi sau xe, tôi hào hứng: “ Tiếc nhỉ! Không biết nó là hoa hồng gì?”. Tuyên im lặng, nó chạy thẳng ra chợ, gặp cô bán hoa thông thái, hỏi chuyện loanh quanh, rồi chỉ vào hoa hồng đang cầm trên tay, “ Chị biết hoa này tên gì không?”. Cô gái ngẫm nghĩ một chút, rồi bật ra: “ Hoa hồng ri”. Tuyên nhìn tôi, nháy mắt, tên nó là Hồng Ri.

    Tôi trồng cây hồng ri trong vườn, trông nó cao lêu nghêu và buồn bã giữa những loài hoa khác. Bước ra vườn là tôi nhìn nó trước tiên. Tôi quan tâm tới sự sống chết của nó hơn những loài hoa khác. Tôi tưới nước, tôi nhìn nó âu lo, vậy mà lá héo đi, các cánh hoa nhỏ xíu rủ xuống thảm hại. Đang tự do từ nơi hoang dã, bỗng nhiên bị nhốt trong vườn, giữa những loài hoa xa lạ phấn son, không buồn sao được. Tôi thoáng nghĩ, hay trả nó về…rừng. Người ta chở củi về rừng, thả động vật về rừng, thả cá về biển, chứ ai lại thả hoa về rừng.

    Tôi chợt nhớ đến câu chuyện Hương phi của vua Càn Long. Nhà Thanh đem quân đánh vùng Trung Á, bắt được công chúa xứ Hồi Hột, đem về dâng Càn Long. Nàng đẹp, người toát hương thơm kỳ lạ, được vua phong làm Hương phi. Nàng buồn, nhớ cố quốc. Vua cho xây cả cung điện thu nhỏ giống như ở kinh đô Hồi Hột để nàng khuây khỏa. Hương phi vẫn u uất nhớ quê, nhớ chồng. Sau cùng, nàng chọn dải lụa để chết.

    Tôi không phải là vua để vung tay chơi nổi cả khu rừng sinh thái. Tôi là thằng ngớ ngẩn về hoa. Hồng ri cũng ngớ ngẩn giữa bầy hoa đô thị. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Không chừng hồng ri sẽ sống. Vậy mà nó sống thiệt! Tuần sau, những cánh hoa bé xíu đã ngẩng lên, lá héo đã thay bằng lá non… Tôi tự thưởng cho mình ly rượu vang, hả hê: Càn Long chẳng là cái đinh gì so với thằng ngớ ngẩn như tôi.

    Hàng ngày tôi tập tưới cây, tập ngắm hoa. Tôi cố gắng nhớ những tên gọi nên thơ đài các của hoa, cố nhìn cho ra vẻ đẹp muôn màu muôn sắc của hoa, ráng hít hà hương thơm của hoa. Tập tành cái gì thì được, chứ tập tành… yêu coi bộ khó quá! Sự miễn cưỡng làm tôi bối rối.

    Cả đời chạy theo… hoa-biết-nói, lời nói bay lên lượn xuống, rồi trôi đi tuốt luốt. Bây giờ tôi lại chạy theo những loài hoa-không-biết –nói, ngắm nghía sự im lặng của chúng. Nhà văn Nhật Chiêu đọc thơ Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử, hứng lên nói rằng, im lặng là thứ ngôn ngữ ẩn giấu, hiểu được cái ẩn giấu đó, thì niềm im lặng sẽ cất lên tiếng hát. Tôi ngờ cha nội nhà văn này chỉ vẽ chuyện. Im lặng là im lặng, im lặng còn hát với hò thì coi sao được. Mà không chừng chả lại…đúng. Tôi đã chẳng từng lên rừng, mượn hoa xấu hổ, mượn đóa hồng ri để đi tìm một cái gì đó hay sao? Biết đâu trong rừng tôi lại bắt gặp ông bạn văn sĩ lè phè đang lom khom vác tâm tư Hermann Hess đi tìm cái gì đó. Chẳng lẽ lại tìm giống cái tôi đang tìm? Nếu gặp Nhật Chiêu trong rừng, tôi sẽ vẫy tay từ xa hello, tôi sẽ chụm hai tay làm loa hú to về phía chả : “ Same same but … different”.

    Tôi nhìn hoa xấu hổ dưới chân bụi trúc, ngẫm nghĩ về lòng tự trọng. Tôi nhìn hồng ri, hoa đứng chơi vơi giữa đám hoa đài các kiêu sa, những bông hoa hương sắc đã vào thẩm mỹ viện từ thuở hoài thai. Trông hồng ri bi tráng, mộc mạc và chân thật biết bao ! Hình như tôi vừa nhận ra vẻ đẹp của nó.

    Mà chân thật chẳng lẽ không phải là cái đẹp hay sao?

    Vũ Thế Thành, Đà Lạt, 31/1/2012
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  8. 3 thành viên Like bài viết này:


  9. #275
    Tham gia
    28-03-2007
    Bài viết
    623
    Like
    345
    Thanked 159 Times in 89 Posts
    Lâu lắm rồi, không có đọc sách vở hay cái cái gì hơi dài hết. Toàn ngồi máy tính, không làm thì coi phim, không coi phim thì lượn lờ FB
    Trưa nay tự dưng lại ngồi đọc, cũng tự dưng thấy bâng khuâng nhè nhẹ...

    Cảm ơn chú kiettt đã cất công cọp-pi

    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    ...
    Mà chân thật chẳng lẽ không phải là cái đẹp hay sao?

    Vũ Thế Thành, Đà Lạt, 31/1/2012

  10. Thành viên Like bài viết này:


  11. #276
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi traicocxanh View Post
    Lâu lắm rồi, không có đọc sách vở hay cái cái gì hơi dài hết. Toàn ngồi máy tính, không làm thì coi phim, không coi phim thì lượn lờ FB
    Trưa nay tự dưng lại ngồi đọc, cũng tự dưng thấy bâng khuâng nhè nhẹ...

    Cảm ơn chú kiettt đã cất công cọp-pi
    Chít cha, cu Cóc nhắc mới nhớ, tạp bút đó là mình copy về nhe mấy bác, mấy ngày gần đây được thiên hạ tag mình vô bài này từ nhiều nguồn khác nhau, nên không biết bài gốc từ nguồn nào, theo logic thông thường thì tác giả phải gởi cho báo trước, khi nào báo đăng rồi mới được chia xẻ cho bạn bè của mình, nếu vậy thì bài gốc nó ..........

    Đã tìm được bài gốc: Trích tuyển tập tạp văn "Những thằng già nhớ mẹ" của tác giả Vũ Thế Thành.
    Được sửa bởi kiettt lúc 15:20 ngày 29-10-2013 Reason: add nguồn
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #277
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts
    http://elib.quancoconline.com/ui/Vie...t.aspx?g=52216

    Vũ Thế Thành

    Những thằng già nhớ mẹ

    Bông hồng đỏ hay bông hồng trắng cho Ngày -của- Mẹ, đối với tôi chỉ là biểu tượng, chẳng ép phê gì. Ký ức về mẹ, dù gần hay xa, mới là điều nhức nhối. Tuổi càng cao, càng dễ quên chuyện trước mắt, nhưng càng nhớ chuyện xa xôi. Tuổi đời, tình đời trải miết rồi, nay nhớ về mẹ, thôi thì với bao điều thiếu sót và ray rứt, cứ giá mà… giá mà….



    Hai mươi năm trước, ông tổng giám đốc công ty tôi mất mẹ. Lúc đương quyền, ông đem mẹ vào Sàigòn ở với ông. Khi ông về hưu, bà đòi về quê ở vùng ngoại ô Hà Nội và mất ở đó. Tôi đến thăm khi ông trở lại Sàigòn được vài tháng.


    - Tuổi già được về quê sống những năm tháng cuối đời, rồi mất nhẹ nhàng như thế thì còn gì bằng, tôi an ủi.
    - Mất mẹ tớ cảm thấy như thiêu thiếu thế nào ấy…
    - Thiếu cái gì?
    - Tớ muốn trồng dàn bầu hay dàn mướp ở sau nhà cho mát, trồng cây nào hay hơn vì tớ sợ kiến… Tớ vẫn hay hỏi bà những chuyện lặt vặt như thế. Tớ sinh ra ở quê, nhưng có sống ở quê đâu. Bây giờ bà mất, tớ chẳng biết hỏi ai…



    Hồi đó tôi mới xấp xỉ U 40, còn mẹ, thấy cái thiêu thiếu của ông đúng là lẩm cẩm. Mấy chuyện vặt đó hỏi đâu chẳng được. Bây giờ thì tôi cảm được cái thiêu thiếu của ông thế nào rồi.



    Tôi có thằng bạn hồi trung học. Tay này quậy phá thầy cô dàn trời. Trường đuổi học, mời phụ huynh đến thông báo. Mẹ nó đến, đứng khoanh tay như người phạm tội, nhẫn nhục nghe thầy tổng giám thị trút cơn thịnh nộ, hài tội thằng con gần nửa tiếng đồng hồ..



    Mẹ nó chảy nước mắt: “ Nhà cháu nghèo, chạy cơm từng bữa cho anh em nhà nó có cái ăn. Nhà cháu lại không biết chữ, biết thế nào mà dạy nó. Nhờ thầy cô thương đến mà dạy dỗ. Đuổi học, thì nó học ở đâu? Ra trường tư làm gì có tiền. Trăm sự nhờ thầy thương cháu, roi vọt cho cháu nên người. Để rồi tối về, nhà cháu răn đe nó…”



    Cơn thịnh nộ trôi qua, dường như thương cảm với người đàn bà quê mùa trước mặt, thầy tổng giám thị rồi cũng bỏ qua.



    Tôi và thằng ông mãnh đó lấp ló ngoài văn phòng theo dõi. Nó cười hi hí khi biết mình… tai qua nạn khỏi. Chưa hết, hôm sau nó hớn hở : “ May quá, bà già tao giấu biệt chuyện này với ông già, nếu không thì… hì…hì…”.



    Nó tiếp tục quậy phá, nhưng kín đáo hơn, quậy phá cho đến khi vào lính vẫn còn, nên lãnh “củ” đều đều. Lần này thì chẳng ai nhẫn nhục thay cho nó.



    Hôm rồi, thằng ông mãnh về nhà sau ca đêm, ngồi uống rượu một mình, lướt “net”, đọc được bài “Cá bống kho tiêu” nào đó, gọi phone cho tôi từ Mỹ, nói rằng, tự nhiên nhớ mẹ, rồi khóc hu…hu… qua điện thoại: “ Cả đời tao làm khổ bà già. Bà già bệnh, tao bận việc, cứ hẹn lần, không về chăm sóc được. Bà già mất, tao về, không kịp nhìn mặt… Tiền bạc bây giờ có ích gì…”. Mẹ nó mất cũng gần 10 năm rồi… Càng quậy phá, càng mềm nhũn. Nguôi ngoai gì nổi !



    Mẹ tôi mất hồi đầu năm. Thấy tôi buồn, thằng bạn học rủ về quê nó ở Châu Đốc chơi cho khuây khỏa. Chén thù chén tạc, say túy lúy, cả bọn chuệnh choạng kéo nhau đi hát… karaoke. Thằng bạn cầm micro :” Xin giới thiệu với các anh em Châu Đốc, thằng bạn tôi đây ở Sàigòn vừa mất mẹ. Tôi xin hát tặng nó bài… “Bông hồng cài áo”…



    Rồi nó say sưa hát, động tác biểu diễn như một ca sĩ chuyên nghiệp. Bỗng nhiên giọng hát run run… Nó khóc nấc lên. Cách đây 2 năm, tôi ghé Châu Đốc dự đám tang mẹ nó.



    Chuyện khác, lần này không phải thằng, mà là …bà già. Tôi có cô bạn người Ý trạc tuổi, mỗi lần về Milan , ra nghĩa trang thăm mẹ, mang theo thỏi chocolate, ngày xưa bà thích ăn ( mà cô ta cũng thích nữa), bẻ chocolate, cùng ăn với cái… bóng mẹ. Chocolate Tây thay cho nhang đèn Ta, cũng chỉ là tấm lòng. Mẹ cô ta mất cũng 10 năm rồi.



    Lại có thằng, có thức ăn hay trái cây nào hay hay, lại mang để trên bàn thờ mẹ, và đặc biệt chỉ thích món ăn lấy từ bàn thờ mẹ. Khách đến chơi, thân thiết lắm, mới mang đồ cúng mẹ xuống đãi. Hỏi vì sao ? Ừ, thì cũng như hồi xưa bà cho mình ăn vậy, có đồ gì ngon cũng để dành cho mình…



    Mà có thằng con nào, dù có làm tới cái ông gì vĩ đại đến đâu, mà trưởng thành dưới con mắt của mẹ mình đâu nhỉ ? Có thằng 6 bó rồi, xách xe ra khỏi nhà, vẫn bị gọi lại “ Lại quên mang nón ( bảo hiểm)”. Mùa mưa, trời chưa mưa, ngồi một chỗ, nhưng vẫn gọi vói thêm thằng con « Mang theo áo mưa ».



    Tôi có thằng bạn trẻ người Đức chừng… 50, ra ngoài đường cũng bị bà già vói theo “ Alex, quên mang dù !”. Thằng này lúc nào cũng vênh váo tự hào vì còn mẹ. Nó khoe: “ Từ hồi tôi qua Việt Nam , mẹ tôi lấy làm lạ vì tôi quan tâm tới bả khác xưa nhiều lắm. Bả vui ! ”. Alex làm ăn ở Việt Nam hơn 12 năm rồi.



    Bông hồng đỏ hay bông hồng trắng cho Ngày -của- Mẹ, đối với tôi chỉ là biểu tượng, chẳng ép phê gì. Ký ức về mẹ, dù gần hay xa, mới là điều nhức nhối. Tuổi càng cao, càng dễ quên chuyện trước mắt, nhưng càng nhớ chuyện xa xôi. Tuổi đời, tình đời trải miết rồi, nay nhớ về mẹ, thôi thì với bao điều thiếu sót và ray rứt, cứ giá mà… giá mà….



    Nụ cười của người già , dù là nghễnh ngãng, dù là mù lòa,… nhớ lại, sao mà dễ thương chi lạ, nhớ xoáy tận đáy lòng. Ray rứt và ân hận là thế ! Ước gì thời gian lùi lại, sẽ tìm cách ghẹo bà, để có nhiều hơn nụ cười móm mém như thế. Nụ cười của mẹ già là nụ cười mãn nguyện, con cháu chưa quên bà, vẫn ở bên bà.



    Tôi viết bài này, tặng cho các bạn trẻ U 30, 40,.. gì đó. Các bạn hẳn có nhiều cơ may còn mẹ. Hãy biết trân trọng thời gian bên mẹ. Tôi biết (cũng như tôi ngày xưa), cách biện minh dễ nhất là bận việc và hẹn lần.



    Thời gian chắc gì đã làm nguôi ngoai nỗi nhớ ?

    Nhà thơ Nguyễn Khuyến có câu thơ khóc bạn:


    « Tuổi già giọt lệ như sương
    Hơi đâu ứa lấy hai hàng chứa chan »


    Ừ, nếu giọt lệ già này mà nhớ mẹ, thì ray rứt biết chừng nào !
    - See more at: http://elib.quancoconline.com/ui/Vie....QvvoretU.dpuf

  14. 3 thành viên Like bài viết này:


  15. #278
    Tham gia
    17-06-2008
    Bài viết
    1,079
    Like
    522
    Thanked 325 Times in 237 Posts

    Cô giàu có chứ ạ?



    Hai đứa bé co mình trong chiếc áo khoác quá khổ, rách rưới đứng nép vào nhau phía sau cánh cửa, run rẩy mời tôi: "Thưa cô, cô mua báo cũ không ạ?".

    Tôi đang bận, chỉ muốn từ chối một tiếng cho xong, thế nhưng khi nhìn xuống đôi chân của chúng, tôi thật không đành lòng. Những đôi dép lê bé xíu, ướt sũng vì mưa tuyết. "Vào nhà đi, cô sẽ làm cho mỗi đứa một ly cacao nóng!".

    Chúng lặng lẽ bước theo tôi. Hai đôi dép lê sũng nước được đặt trên bệ lò sưởi để hong cho khô. Cacao và bánh mỳ nướng ăn kèm mứt có thể làm ấm lòng trước cái lạnh buốt giá bên ngoài. Đưa thức ăn cho bọn trẻ xong, tôi lại vào bếp để tiếp tục với những con số chi tiêu trong gia đình.

    Không khí yên ắng trong phòng khách khiến tôi cảm thấy hơi làm lạ. Tôi nhìn vào trong phòng. Cô bé đang cầm chiếc tách đã uống cạn trên tay, ngắm nhìn một cách say mê. Cậu bé đi cùng rụt rè: "Thưa cô, cô có giàu không ạ?"



    "Cô giàu có ư? Không, không đâu cháu ạ!" - vừa nói, tôi vừa ngao ngán nhìn tấm khăn trải bàn đã sờn cũ của mình. Cô bé cẩn thận đặt chiếc tách vào đĩa. "Những chiếc tách của cô thật hợp với bộ đĩa!" - giọng nói của cô bé có vẻ thèm thuồng.

    Thế rồi chúng ra đi, trên tay cầm theo gói báo cũ, băng mình trong ngọn gió rét căm căm. Chúng không nói lời cảm ơn. Nhưng quả thật, chúng không cần phải cảm ơn tôi. Những gì chúng đã làm cho tôi còn hơn cả tiếng cảm ơn. Những chiếc tách và đĩa bằng gốm màu xanh trơn của tôi là loại thường thôi. Nhưng chúng là một bộ rất hợp. Tôi nếm thử món khoai tây và khuấy nồi súp. Khoai tây và món súp, rồi mái nhà, cả người chồng của tôi với công việc ổn định - tất cả đều rất phù hợp với tôi.

    Tôi đẩy chiếc ghế đang ở trước lò sưởi vào chỗ cũ và dọn dẹp lại căn phòng cho gọn gàng. Vết bùn từ đôi dép lê ướt sũng của hai đứa bé vẫn còn đọng lại trên mặt lò sưởi, nhưng tôi không lau đi. Tôi muốn giữ chúng lại, để lỡ đâu có ngày tôi lại quên rằng mình "giàu có" đến mức nào.


  16. Thành viên Like bài viết này:


  17. #279
    Tham gia
    07-05-2013
    Bài viết
    10
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Nhiều khi mải bon chen trong cuộc sống xô bồ, con người quên mất rằng những hạnh phúc nhỏ nhoi bên cạnh, những cái "giàu" mà mình ko nhận ra mà mãi đuổi theo những cái hư vô, xa xôi.
    Câu chuyện thật ý nghĩa, ta giàu khi mọi thứ ta đang có rất hợp với ta.

  18. Thành viên Like bài viết này:


  19. #280
    Tham gia
    17-12-2011
    Bài viết
    162
    Like
    32
    Thanked 19 Times in 17 Posts
    Người ăn

    1. Tịnh không một vệt gió. Ngoài xa, mặt biển tựa tấm kính khổng lồ bị bẻ cong, hắt sắc xanh bất biến lên nền trời trơn nhẵn. Ánh nắng chói chang bọc kín các thanh vịn cầu thang hồ bơi, nung nóng chúng thản nhiên, đến mức sắc trắng kim loại gần như chuyển sang trong suốt, rồi tan chảy vào làn không khí oi ả.

    Một phần hồ bơi hình cánh cung cũng rực lên dưới thứ ánh nắng ma quái, nhưng nửa mặt nước còn lại chỉ thuần một màu xám xanh im lìm. Anh bật điện thoại. Nó không làm việc đã năm ngày. Pin còn đầy. Nhiệt độ bên ngoài 34 độ Celcius.

    Với tay nhặt chiếc kính râm lẫn trong mấy tờ tạp chí, đeo lên mắt, anh đổi một tư thế thoải mái hơn trên ghế phơi nắng. Gần bên, những chiếc ghế rải rác quanh hồ bơi, mấy đôi khách Bắc Âu tóc vàng nhạt vẫn nằm bất động, mí mắt khép hờ, cơ thể rám nắng của họ mỗi lúc một sẫm đen, tựa các vật thể còn sót lại, treo lơ lửng trong cái khung cảnh đang phai hết màu sắc.

    Một bóng đen xuyên qua nắng, đi về phía anh, đặt xuống chiếc bàn nhỏ một cốc nước trắng có mấy lát chanh. Tiếng nói vẳng đến: "Ông có cần đặt trước taxi?". Anh nhìn lướt màn hình điện thoại, gật đầu: "Cám ơn. Hai tiếng nữa tôi phải có mặt ở sân bay!".

    Người phục vụ của resort vừa quay bước, anh tức khắc nối tiếp dòng suy nghĩ bị đứt đoạn. Hình ảnh Vinh ngồi một mình trong căn phòng mờ tối, bên mặt bàn rộng không để đồ vật, im lặng gọt một quả táo, cắt thành khoanh cẩn thận và ăn chậm rãi lại choán đầy tâm trí anh. Ngay cả giữa các giấc ngủ ngắn, gương mặt nhìn nghiêng của Vinh, đường nét hoàn hảo dù hơi gầy, vẫn cứ hiện ra, rõ ràng, với sự buồn rầu bí hiểm không sao giải thích. Cách đây hai tuần, anh gọi điện thoại cho Vinh.

    Như thường lệ, họ nói chuyện lâu. Mẩu chuyện phiếm về một đời máy ảnh mới, vài loại chứng khoán cần mua, và thông báo cho nhau biết mấy dự định công việc sắp tới. Tất cả được họ nói bằng giọng giễu cợt nhẹ nhàng. Trước khi gác máy, Vinh chợt bảo có lẽ anh ta đóng cửa văn phòng một thời gian, vì đến lúc cần nghỉ ngơi.

    Điều này đôi khi họ cũng từng đề cập. Mọi thứ chẳng có gì khác thường. Không hiểu sao, ý định tạm ngưng công việc cũng nảy ra trong anh thình lình. Sau khi tìm kiếm trên net vài địa chỉ resort, anh gửi đơn xin nghỉ phép và bay thẳng ra đảo. Một bungalow riêng biệt, mọi cánh cửa hướng ra biển. Trong túi du lịch có vài quyển sách. Anh không đem theo laptop. Không đắn đo, anh tắt luôn di động. Một kỳ nghỉ hoàn hảo, đứt lìa hoàn toàn với thế giới anh vừa rời bỏ.

    Tuy nhiên, suốt năm ngày qua, ý nghĩ về Vinh không ngừng lảng vảng, như thể từng phân tử không khí bao quanh anh đều dính chặt một hình ảnh nào đó, bị thu nhỏ, của người bạn thân.

    Chuông điện thoại đột ngột đổ chuông. Hoan, cô gái sống cùng anh gần hai năm. Họ vừa đính hôn tháng trước. Có lẽ cô đã kinh hoàng với sự biến mất của anh. Khoảng cách giữa các hồi chuông ngắn hơn, như phát điên. Suốt mấy ngày qua, anh chẳng hề nhớ đến sự tồn tại của cô. Không thể nói gì lúc này, anh bấm nút từ chối trả lời.

    Hơi nhỏm dậy đặt điện thoại lên bàn, hình ảnh hồ bơi với hai nửa phân định kỳ dị lại đập vào mắt, khiến anh rùng mình. Tựa một ảo giác đe dọa. Ánh phản quang từ các tay vịn kim loại rất giống lưỡi dao lóe lên trên tay Vinh, khi anh ta chậm rãi gọt vỏ táo trong căn hộ thiếu sáng.

    2. Đoạn đường từ resort ra sân bay của đảo gần 10km. Nhiệt độ bên ngoài là 36 độ. Con đường trải nhựa có thể chạy sáu làn xe, sâu hút, không một bóng cây. Ở các khúc quanh, biển hiện ra đôi khi. Người lái xe thi thoảng liếc nhìn hành khách qua kính chiếu hậu. Máy điều hòa phả từng luồng hơi lạnh vào ngực nên anh chỉnh lại khuy áo. Tài xế hơi nghiêng người, vươn tay điều chỉnh máy lạnh. Một cái xe đạp thình lình hiện ra phía trước, băng ngang. Taxi thắng gấp. Hai bánh xe đạp cao lênh khênh đổ vật xuống mặt đường xám trắng, không tiếng động. Anh chúi mạnh vào lưng dựa ghế trước nhưng chống tay kịp. Người tài xế mở cửa bước ra ngoài, đỡ dậy đứa trẻ và chiếc xe. Mọi việc giải quyết chóng vánh.

    Xe chạy tiếp. Người tài xế hỏi anh có bị sao không. Anh lắc đầu. "Nếu bắt buộc mọi người trên xe phải đeo dây an toàn thì tốt hơn!" – Tài xế phàn nàn. "Đúng vậy!" – Anh gật đầu, thử nhìn qua kính phía sau. Đứa bé không cưỡi xe đạp nữa mà ngồi trên đụn cát ven đường, lưng còng xuống. Nó nhỏ dần thành cái chấm rồi biến mất. Tái xế nói: "Không sao đâu. Nó chỉ sợ đôi chút!". "Ừ!" – Một lần nữa anh đồng ý.

    Một số người luôn thắt dây an toàn. Nhưng số đông còn lại không thể, hoặc không bao giờ biết đến sự hiện diện của loại dây đó, anh nghĩ. Chiếc taxi như cái hộp kín lao xuyên qua bầu không khí nóng bức. Bên trong, hai con người không có gì để nói, nên im lìm.

    Đưa anh đến sát cửa vào ga đi, người lái xe đưa cho anh danh thiếp: "Gọi cho tôi, nếu cần!". Anh gật đầu. Nhưng anh tin sẽ không lần nào nữa quay trở lại đảo. Sau khi check in, anh ngồi ở băng ghế gỗ, đợi nửa giờ sau lên máy bay.

    Cách đây 15 năm, hoặc có thể nhiều hơn, anh thường ngồi ở băng ghế công viên gần nhà. Một thằng bé trạc tuổi đến ngồi bên cạnh. Chúi mũi vào một quyển sách dày, nó đọc say mê đến mức anh tin rằng trong các mặt giấy kia, có gì đó mê hoặc thật sự, hơn hẳn quang cảnh máy bay thử nghiệm đang nhào lộn trên không trung, để lại hai làn khói trắng cắt đôi bầu trời. Khi anh hỏi tên quyển sách, thằng bé thản nhiên đưa ngay nó cho anh. Lướt qua vài dòng, anh cũng bị hút luôn vào bên trong câu chuyện. Kể từ đó, hai thằng bé kết thân.

    Vinh sống cách nhà anh hai dãy phố. Họ cùng đi bơi, xem phim cuối tuần, mua chung nhiều đĩa nhạc và có sở thích giống hệt nhau về các quyển sách. Ở người bạn này, có một điều gì đó khiến anh, và những đứa trẻ khác phải ngưỡng mộ. Có thể là trí thông minh đặc biệt, vẻ điềm tĩnh trước tuổi, hoặc bởi thái độ công bằng của Vinh.

    Ngay cả khi đã trưởng thành, các phẩm chất ấy nơi Vinh cũng không mất đi. Đơn giản là chúng biểu hiện theo cách khác, kín đáo và khắc kỷ hơn. Đôi khi gần như lạnh lùng. Sự nghiệp của cả hai khá nhanh và đi theo đường thẳng. Anh tin rằng họ chia sẻ với nhau hết thảy mọi thứ mà bọn con trai cùng quan tâm. Phải nhiều năm sau này, anh mới hiểu thực ra chỉ có tác động từ một phía. Anh đã luôn tự nguyện làm theo quyết định của Vinh. Không có chiều ngược lại.

    Bí mật ấy được phát hiện vào lần họ thay nhau lái xe đến một thành phố biển.Đó là chiếc xe Vinh mua ngay năm đầu tiên mở văn phòng riêng. Vinh cầm lái, bảo anh mở đĩa Tom Martin. Bản nhạc When I'm 64 chơi trên contrabass đượm vẻ khôi hài u sầu, hòa với động cơ xe rầm rì, thờ ơ. "Tụi mình từng nghe bài này hàng chục lần ở nhà cậu, trong một cái đĩa LP" – Khi ấy anh nói vui vẻ. Vinh lắc đầu: "Nhà tớ không có LP của The Beatles. Chưa bao giờ tớ chịu nổi họ!". "Nhưng cậu đã ghi lời tiếng Anh. Và tớ còn mượn quyển sổ ấy để chép lại" – Anh ngạc nhiên. Vẫn chăm chú vào tay lái, người bạn bình thản: "Cậu nhớ nhầm rồi!". Anh đành chấp thuận: "Có thể vậy!". Trí nhớ mình thật tồi tệ, anh tự nhủ.

    Xe chạy qua ngã ba, bên phải xuất hiện con đường mới trải nhựa. Anh nhắc Vinh rẽ. Đường ấy ra biển ngắn hơn một nửa thời gian. Nhưng cậu bạn vẫn cho xe đi thẳng. Vào khoảnh khắc ấy, anh nhận ra vết nứt vỡ, rất mờ, đã xuất hiện trong mối gắn kết chặt chẽ của họ...

    Điện thoại lại đổ chuông. Nhưng không phải là Hoan. Một nhân viên làm việc cùng phòng ở công ty cho biết có một bưu phẩm gửi bảo đảm, đề tên anh. "Cậu ký nhận hộ tôi. Cảm ơn!" – Anh yêu cầu. Trước khi tắt máy, anh chợt hỏi thêm: "Ai gửi?". Người nhân viên mất mấy giây tìm kiếm gì đó, rồi nói: "Một người tên Vinh. Không thấy địa chỉ. Nhưng dấu bưu cục gửi đi cũng trong thành phố".

    Một món quà từ Vinh. Thật kỳ lạ. Họ thân thiết đến mức chưa bao giờ có ý nghĩ phải tặng quà cho nhau, kể cả dịp sinh nhật. Anh gọi cho Vinh. Không có trả lời. Đầu máy bên kia đã bị khóa.

    Tiếng loạt roạt vang lên trên loa. Thông báo cho biết máy bay về thành phố trục trặc kỹ thuật. Sẽ có máy bay vào sáng hôm sau. Đành quay lại resort trong đảo. Anh sực nhớ cái danh thiếp. Chiếc taxi hiện ra gần như tức khắc. "Sao anh biết tôi sẽ gọi anh lần nữa?" – Anh hỏi khi ngồi vào xe. Người tài xế nhếch môi cười: "Tự nhiên biết vậy thôi!".

    Anh phóng mắt nhìn ra bên ngoài. Một thế giới trống trải, thừa thãi ánh sáng. Lúc ngang qua mấy đụn cát, anh thoáng giật mình. Đứa trẻ cùng chiếc xe đạp không còn. Dấu hằn của người và vật cũng biến mất. Có lẽ cát khô trượt xuống xóa hết vết tích.

    3. Anh nằm trên sofa, trong bungalow ban sáng anh vừa rời đi. Ánh sáng ngoài rèm cửa dịu xuống. Gió chạy trên những đỉnh cây sát mí biển. Gần 6 giờ. Nhiệt độ giảm xuống còn 28 độ. Anh đã ngủ khoảng ba tiếng. Màn hình điện thoại trống không.

    Nhấc máy bàn, anh gọi phục vụ mang bữa chiều. Sau đó anh pha trà. Tìm hộp đường nhưng không thấy. Anh mở tủ lạnh. Chỉ có nước đóng hộp và vài quả cây nhiệt đới màu sắc kỳ dị. Có lẽ chúng bị bỏ quên từ rất lâu. Anh vứt chúng vào sọt rác, cầm tách trà ra ngoài hàng hiên, nhìn biển. Chuông điện thoại vang lên. Hoan gọi. Sau giấc ngủ, đầu óc anh mềm lại và tỉnh táo. Giọng Hoan run nhẹ, như vọng đến từ một thế giới khác:

    - Khi nào anh về?

    - Trưa mai anh có mặt ở thành phố.

    - Khi đến nơi, anh gọi ngay cho em!

    - Em không cần ra đón. Anh có thể tự bắt taxi về nhà.

    - Không phải chuyện ấy. Một việc quan trọng khác em cần nói với anh.

    - Sao em không nói luôn lúc này?

    - Thôi được – Một thoáng ngần ngừ lướt qua – Vinh chết rồi. Ba hôm trước. Em đã gắng liên lạc với anh, nhưng không thể được.

    Mặt biển và khoảng trời trước mặt đột nhiên đỏ sẫm, như nhúng vào thứ nước quả dầm kinh hoàng, điên rồ. Lý do cái chết anh chưa biết. Nhưng anh không thể nói gì hơn. Cổ họng bị nung khô, rát bỏng, như sắp vỡ tung thành từng mảnh nhỏ. Tiếng đập thình thịch cuồng loạn trong lồng ngực. Chưa bao giờ anh thấy sợ hãi ghê khiếp đến thế. Các sự kiện và hình ảnh của ngày hôm nay, và cả các ngày trước đó, dường như đang rơi tự do, lẫn lộn, trước khi tách ra, bắn đi những hướng khác nhau.

    Anh ngồi bệt trên sàn gạch, tựa lưng vào bức tường thô rám. Từng mẩu trí nhớ quay trở lại, lộn xộn, ráp nối với nhau thành cuộc trò chuyện cuối cùng giữa họ.

    Sáng hôm ấy họ ngồi café dưới chân cao ốc, nơi Vinh có một căn hộ rộng. Trời mát. Đám chuồn chuồn chao đảo trong khoảng không hút gió. Vinh uống hết cốc cà phê, nheo mắt nhìn sự chuyển động hỗn độn của xe cộ và những con chuồn chuồn. Từ lúc nào đó Vinh đang gầy đi, như thể anh ta điều chỉnh, tự cất giấu mình vào khoảng không vô hình.

    Họ nói chuyện về cái dự án vừa hoàn tất của Vinh. Anh gợi ý với bạn dùng số tiền vừa kiếm được cho vài cuộc đầu tư có triển vọng. Vinh chợt hỏi: "Vì sao chúng ta làm tất cả các việc này, cậu biết không?". "Nếu không làm chúng, thì không biết làm gì khác!" – Anh đáp thành thật. Vinh gật nhẹ, cười. Lần đầu tiên anh ta đồng ý với anh dễ dàng. Nhưng, đó cũng là khi anh nhận ra một tia buồn thảm thoáng qua Vinh, rất nhanh.

    Chúng ta không đi đến đâu cả. Chúng ta cũng chẳng biết đang tìm kiếm điều gì. Hệt như chúng ta không ngừng chạy trên đại lộ trống trải, bất tận, chẳng hề có một cột mốc nào. Dù họ không nói thêm một điều gì, nhưng anh biết, Vinh đã truyền cho anh ý nghĩ tuyệt vọng sáng rõ ấy, bằng thứ năng lực chỉ riêng anh ta nắm giữ.

    Bóng tối len vào khoảng không giữa trời và mặt nước biển, căng phồng lên. Gió mạnh. Vài hạt nước lớn rơi từ mái ngói bungalow xuống tay vịn lan can. Anh loạng choạng đi vào bên trong, cài chặt các cánh cửa.

    Trái với dự đoán, anh vẫn ăn hết bữa tối, bật TV xem một bộ phim trên HBO. Nỗi đau đớn và sự sợ hãi không can dự vào các thói quen tầm thường, anh ngạc nhiên nhận ra. Trước khi nhắm mắt ngủ, giữa vô số mảnh ký ức về Vinh, bỗng anh ngồi nhỏm dậy. Vì lẽ gì khi thông báo cho anh cái chết của Vinh, giọng Hoan là của một người hoàn toàn kiệt sức?

    4. Người tiếp viên nhắc anh cài dây an toàn. Máy bay đảo và rung. Nhưng điều này khiến ý nghĩ trong anh liên tục, rõ nét hơn. Cơ trưởng thông báo nhiệt độ bên ngoài 32 độ. Điện thoại di động đã tắt. Từ hôm qua, Hoan không gọi lại. Anh bồn chồn co chặt bàn tay. Mối quan hệ giữa cô và Vinh mờ nhạt. Lần đầu khi anh giới thiệu Hoan với bạn thân, cô không ngần ngại phơi bày thái độ dè dặt, ác cảm và giữ khoảng cách.

    - Em không cần tỏ ra lạnh nhạt như thế. Vinh gần như ruột thịt, một người anh em của anh, em hiểu không? – Anh nói, khi chỉ còn họ với nhau.

    - Em biết. Nhưng không thể không sợ hãi.

    - Cậu ấy thông minh, không dễ gần. Nhưng cậu ấy chưa bao giờ làm ai tổn thương.

    - Không. Anh ta có gì đó gợi cảm giác đặc biệt nguy hiểm – Hoan nói khẽ, phân vân – Có thể vì vẻ cô độc quá rõ của anh ta...

    Sau lần ấy, bằng cách sắp xếp nào đó, họ không bao giờ gặp nhau ba người. Dường như Vinh cũng không mấy bận tâm sự hiện diện của Hoan, ngoại trừ một lần anh nói với Vinh về việc thiết lập một đời sống ổn định sau tuổi 30, có gia đình, yêu thương và có trách nhiệm với một ai đó. "Cậu có tin Hoan mang lại bình yên cho cậu suốt quãng đời còn lại không?" – Vinh nhìn thẳng vào anh.

    Anh bật cười: "Có lựa chọn khác nếu không tin điều ấy sao?". Vinh cười to. Tuy nhiên, anh nhận ra bạn thân chưa bao giờ có người yêu hay tình nhân, dù là mối quan hệ ngắn hạn. Đôi khi Vinh ốm. Anh ghé qua thăm. Mấy lúc như thế Hoan từ chối lên căn hộ của Vinh. Cô ngồi ở café dưới chân cao ốc, kiên nhẫn chờ anh bao lâu cũng được.

    Máy bay hạ cánh. Từ đường dẫn, anh đi thẳng ra cổng. Một người ngồi ghé trên hàng rào kim loại, gương mặt nhìn nghiêng cúi xuống, rất giống đứa bé bên đụn cát.

    Nhận ra anh, Hoan lảo đảo đứng dậy. Hốc hác, trắng xanh, cô bước đi khó khăn, tựa xuyên qua một làn nước cứng. Anh ôm nhẹ vai cô. Tóc, da, lớp vải áo, tất cả tỏa ra hương vị khô lạnh. Cô lắc đầu khi anh hỏi cô có ốm không.

    Họ lên băng sau chiếc taxi vàng. Anh hỏi ngay về Vinh. Anh ta mất vì cancer, metastasis giai đoạn cuối. Ba năm vừa qua rất đau đớn. Nhưng ngày cuối cùng anh ta hoàn toàn bình thản. Hoan trả lời nhát gừng, sử dụng vài từ tiếng Anh, thói quen khi cô lảng tránh sự sợ hãi hoặc cảm xúc khó kiểm soát. Anh khó thở khủng khiếp.

    - Anh không biết gì bệnh tật của Vinh! – Anh cất tiếng, sau quãng bất động.

    - Anh ấy giấu. Không ai biết. Kể cả gia đình.

    - Em biết hết những bí mật của Vinh? Từ lúc nào? – Anh hỏi, lạnh toát.

    - Gần hai năm nay. Với em, Vinh không che giấu. Anh ấy và em dựa vào nhau.

    - Tại sao anh không biết nó? – Rõ ràng anh đang rơi vào khoảng không tối đen.

    - Tại anh không bao giờ muốn biết. Anh luôn lảng tránh hết thảy những gì khiến anh cảm thấy không an toàn... – Hoan thì thầm.

    - Em thương yêu anh ta?

    - Vâng.

    5. Anh đến căn hộ của Vinh từ sáng sớm. Im ắng. Anh kéo rèm, mở các cửa sổ.

    Chuồn chuồn bay lượn dày đặc trong khoảng trời xanh lơ. Anh tự hỏi đã bao nhiêu lần Vinh đứng đây, lặng lẽ nhìn các vệt mây trôi dạt, những con chuồn chuồn điên cuồng vì mất phương hướng, các vòm cổ thụ dưới kia như các cụm khói lay động?

    Khi quan sát tất cả chuyển động bất tận ấy, Vinh đã nghĩ gì? Những câu hỏi dai dẳng, chẳng chạm vào điều gì rõ ràng nhưng lại khiến anh cay đắng hơn hết. Sau khi Vinh mất, căn hộ đóng kín. Anh mượn chìa khóa người nhà Vinh, đến vào hai ngày cuối tuần. Chẳng ai cản trở. Hình như với tất cả, giai đoạn này không có gì quan trọng nữa.

    Anh mang đến gói bưu phẩm Vinh gửi. Phía sau anh, nó nằm im, nguyên vẹn, hắt bóng trên mặt bàn gỗ. Rời cửa sổ, anh bật sáng các ngọn đèn, đến ngồi bên bàn.

    Dùng con dao gọt táo, anh cắt đứt các mối dây, tháo nắp hộp. Anh lấy ra từng món. Một quyển sách sờn gáy đầu tiên họ đọc chung ở băng ghế công viên. Những đĩa 33 vòng cũ xưa vẫn giữ được bao giấy ố vàng. Đĩa 'The Beatles" nằm trên cùng. Đúng như anh nhớ, "When I'm 64″ là bài thứ năm. Dưới đáy hộp còn một phong bì dán kín.

    Anh rọc nhẹ nếp gấp. Những bức ảnh chụp Hoan, lơ đãng và thanh mảnh, lang thang trong căn hộ anh đang hiện diện. Ánh sáng rất mạnh. Anh chầm chậm soi chúng lên đèn, từng bức một. Ý định thâm nhập bên dưới bề mặt vật thể và sự kiện trong anh tan biến đột nhiên. Chỉ còn lại cảm giác thất lạc sâu xa. Không một ai trong chúng ta đủ giỏi hay thận trọng để có thể sống mãi, phải không? Không ngẩng lên, anh thì thầm hỏi Vinh.

    Anh chạy như điên trên thang bộ, lao ra khỏi tòa cao ốc. Anh gọi điện cho Hoan khi dừng trên vỉa hè. Cô khóc lặng lẽ: "Anh đang ở đâu?". "Không sao. Gắng chờ anh!" – Anh đáp. Phía trước, một bảng điện chạy chữ cho biết không khí đang 30 độ. Gió thốc mạnh. Anh lại chạy tiếp, rất nhanh, xuyên qua đám đông ngược chiều.

    Phan Hồn Nhiên
    Next

Trang 28 / 30 FirstFirst ... 23252627282930 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •