Trang 27 / 30 FirstFirst ... 2224252627282930 LastLast
Hiển thị kết quả từ 261 đến 270 / 295
  1. #261
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Xin lỗi mọi người!
    Máy tính của tui bị sự cố.Đã tạm ngưng online mấy ngày qua.Phây bút giờ không vào được.Đang bực nên mất cảm xúc.
    Xin cáo lỗi!
    Khó quá, không thèm ký

  2. #262
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts
    bác Cả xem thử đổi DNS có vào phây búc được không?
    Không biết bác đang xài win xp, win 7 hay gì?

  3. 2 thành viên Like bài viết này:


  4. #263
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi pinochu View Post
    bác Cả xem thử đổi DNS có vào phây búc được không?
    Không biết bác đang xài win xp, win 7 hay gì?
    Cám ơn bác!Bác bảo đổi DNS là đổi cái gì?{mình mù tin học,nói vậy đâu biết được}
    Mình dùng Win xp.
    Ngày mai có thể viết tiếp được rồi.FB tính sau.
    Khó quá, không thèm ký

  5. #264
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts
    dạ đây bác Cả:

    https://sites.google.com/site/inhaiy...dns-voi-win-xp

    Bác làm theo 3 cái hình đầu là được. Hình cuối cùng bỏ qua. Xong rồi bác vô FB thử được không.

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #265
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi pinochu View Post
    dạ đây bác Cả:

    https://sites.google.com/site/inhaiy...dns-voi-win-xp

    Bác làm theo 3 cái hình đầu là được. Hình cuối cùng bỏ qua. Xong rồi bác vô FB thử được không.
    Cám ơn bác pinochu.Đêm qua ,tớ cũng cố thức cài đặt lại rồi.Giờ đã ổn.
    Khó quá, không thèm ký

  8. #266
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    tiếp theo truyện:Chuyện người đàn ông cà phê sáng một mình

    Lại một buổi sáng.

    Người đàn ông buông tờ báo xuống bàn mắt đăm chiêu nhìn ra đường.Chợt tiếng Tám Thu than oán như muốn nói cùng người đàn ông:

    -Hồi đó làm gì được uống cà phê đá như bây giờ.Sang lắm là uống xây nại.Một ngàn đồng một ly phê đen mà còn không có uống ,phải uống lưng chừng giá phân nửa thôi...

    Người đàn ông lại nhíu mày không đồng tình với Tám Thu trong im lặng.Nếu có ai đó nhìn tận mặt người ông ta tất sẽ nhìn thấy cái mĩm cười nhếch mép.Hồi đó làm gì có một ngàn đồng mà cà phê cả ngàn một ly?Sau lần đổi tiền sau hòa bình,ai giàu có lắm thì cũng hai trăm đồng.Thêm một lần đánh tư sản kế tiếp...làm gì có tiền ngàn?Mỗi sáng được một ly cà phê lưng chừng bốn hào đã là khó ...tiền ngàn?tiền ngàn?!!!Mơ cũng không thấy!

    Dĩ vãng chợt kéo về.Tư Mẩn năm đó trúng lúa nên bán cho trạm hơn trăm giạ và ví lại cái bồ ngót ba mươi giạ lúa ăn tới vụ sau.Hơn trăm giạ mà được chưa tới hai trăm đồng cùng cái phiếu hoàn thành nghĩa vụ lương thực,cái phiếu mua hàng vật liệu xây dựng do ban thương nghiệp xã cấp.Tư Mẩn muốn sửa lại cái nhà nên xin xã cho phép mua xi măng khoãng chục bao cũng được.Ở Xã thì chưa có.Phải chờ ở huyện ,hoặc ở tỉnh,khi nào có hàng về thì được mua.
    Chưa có xi măng sửa nhà,Tư Mẩn cầm năm chục bạc đi Cần Thơ.Ra Cần Thơ thế nào Mẩn cũng hy vọng mua được cái máy thu băng -Ra giô mang về cho cả nhà .Thế nào vợ anh cũng thích rơn khi được nghe lại mấy tuồng cải lương,nào là" Mùa thu trên Bạch Mã Sơn"nào là "Đường gươm Nguyên Bá":rồi nào là Thanh kim Huệ,Minh Vương,Tấn tài...Anh thì khoái nhất là Minh Cảnh.
    Ra tới Cần thơ,Tư Mẩn đi lòng vòng mấy cửa hàng bách hóa tổng hợp.Thấy máy hát trưng bày trên kệ hàng kim khí điện máy.Ảnh hỏi mua thì nhân viên cho biết là hàng được bán theo giấy giới thiệu.Anh mừng rở móc ra giấy của Ban Thương nghiệp xã cấp thì người ta nói không phải mà phải là của Ban Thương nghiệp huyện có ghi rỏ là mua máy gì,để làm gì...cho công việc nghiệp vụ.Tư Mẩn thất vọng rời mấy cái máy hát.Anh làm gì mà được người ta cấp cho giấy đó mà mua.Tư Mẩn lại lững thững thả dọc các phố ,anh hết nhìn thứ nầy lại ngắm thứ khác mà trong lòng chỉ là ao ước.Anh cũng chẳng biết đang ao ước điều gì???!!!
    Đến quá trưa.Anh lại phải xuống bến tàu để mua vé về nhà.Trong khi chờ con tàu nổ máy rời bến anh mới chợt nhớ ra là chưa ăn gì từ sớm tới giờ.Xem lại chiếc đồng hồ ở phòng bán vé,thì còn những hơn một tiếng đồng hồ tàu mới chạy.Anh trở lên bờ và vào cửa hàng ăn uống của bến tàu mua vé cơm.

    -Một dĩa cơm bao nhiêu vậy cô?

    -Năm đồng.

    -Có dĩa nào hai đồng hông cô?

    -Không.

    Tư Mẩn thừ người nhìn lại dĩa cơm đang được bới từ người nhân viên.Chắc chỉ hơn một chén,nhưng trong đó có hai miếng thịt,vài miếng dưa leo,vài lá cải.Không ăn.Tư Mẩn tự tính một dĩa cơm mà bằng cả giạ lúa ai mà ăn cho vô.Sức của anh thì hai dĩa còn chưa thấm vào đâu.Cớ gì phải ăn tới hai ,ba giạ lúa.?Anh lại bước ra khỏi cửa hàng.Anh nhìn dáo dác tìm gì đó ăn đỡ dạ.Nhìn thấy bên kia đường có nam ba người đang xúm quanh chị bán khoai.Anh cũng bước sang đó.Thì ra ,chị kia đang bán khoai mì nấu.Thôi thì anh cũng mua một vài củ để ăn như mọi người.Chị bán khoai bốc ba củ rỏ to đưa cho anh và lấy tiền năm cắc.

    -Chị bán cho tôi thêm phần nửa đi.Một đồng hén chị!

    Xuống tàu,ngồi lại chổ cũ,Tư Mẩn đem khoai ra ăn.Vừa ăn vừa suy nghĩ, anh lại thấy mình vô lý,tại sao khoai mì ở nhà được trồng quanh vườn chỉ biết lấy củ cho đám gà,đám vịt nó ăn còn không hết,vậy mà bây giờ phải bỏ ra nửa giạ lúa mua mấy củ khoai nầy?Ờ!Mà sao khoai mì ở chợ lại ăn ngon hơn khoai nấu ở nhà?Vợ mình nấu thì nào có thua gì đây.?Khoai mì mà,luộc chín là ăn thôi có phải chế biến gì đâu?
    Đó là lần đầu tiên trong đời Tư Mẩn ăn được bảy củ khoai mì luột.
    Khó quá, không thèm ký

  9. 2 thành viên Like bài viết này:


  10. #267
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Còn nợ truyện nầy ta ơi!

    Thủng thẳng rồi viết tiếp.
    Khó quá, không thèm ký

  11. #268
    Tham gia
    17-06-2008
    Bài viết
    1,079
    Like
    522
    Thanked 325 Times in 237 Posts


    Từ chú bé đánh giày thành tổng thống Brazil



    Từ một đứa bé đói ăn, Lula có cơ hội làm việc ở tiệm giặt là nhờ biết đưa tay giúp đỡ những người khốn khó.

    Haley
    (Dịch từ Historystories)



    Chú bé Lula, sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại một gia đình nông dân ở Brazil. Nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, chú đã phải đi bán đậu phộng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi, và thiếu ăn. Sau khi lên tiểu học, lúc đó gia đình đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, tan học, chú bé thường đi với hai người bạn cùng lứa, đánh giầy ở đầu đường, hôm nào không có khách, thì coi như nhịn đói.

    Năm 12 tuổi, vào một buổi xế chiều, có một người khách, là chủ tiệm giặt là và nhuộm áo quần đến chiếu cố, ba đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhìn ba cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói: "Ai cần tiền nhất, thì tôi cho đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồng".

    Công đánh một đôi giầy chỉ có vậy nhưng 2 đồng đúng là một món tiền rất lớn, ba cặp mắt đều sáng lên. Một đứa nhỏ nói: "Từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói!". Đứa khác nói: "Nhà cháu đã hết thức ăn từ ba ngày nay, mẹ cháu lại đang ốm, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn". Cậu Lula nhìn 2 đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi một lúc, rồi nói: "Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho hai bạn đó mỗi đứa 1 đồng!".




    Luiz Inácio Lula da Silva, tổng thống Brazil nhiệm kỳ 2002 - 2010.

    Câu nói của Lula làm ông chủ tiệm và hai đứa kia rất ngạc nhiên. Cậu giải thích thêm: "Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói một ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa có ăn được ít đậu phộng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó. Ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn ông sẽ hài lòng".

    Cảm động trước câu nói của cậu bé, ông chủ tiệm đã trả cho nó 2 đồng bạc, sau khi nó đã đánh bóng đôi giầy. Và Lula giữ đúng lời, cậu đã đưa ngay cho hai đứa bạn mỗi đứa 1 đồng. Vài ngày sau, ông chủ tiệm đã tìm đến Lula, nhận cậu đến học nghề sau mỗi buổi tan trường ở tiệm giặt nhuộm của ông, thậm chí ông còn bao cả bữa cơm tối. Tiền lương lúc học nghề tuy rất thấp, nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.

    Chú bé hiểu rằng chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời. Từ đó, miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.

    Sau, Lula nghỉ học đi làm thợ trong một nhà máy. Để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu tham gia vào công đoàn. Năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng "Lao động". Năm 2002, khi ứng cử tổng thống, khẩu hiệu của ông là: "Ba bữa cơm no cho tất cả mọi người trong quốc gia này". Và ông đắc cử làm tổng thống Brazil. Năm 2006, ông đắc cử nhiệm kỳ hai.

    Trong 8 năm tại chức, ông đã thực hiện đúng lời mình đã hứa: 93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm. Thực hành đúng tâm niệm: "Giúp đời!". Và nước Brazil dưới sự lãnh đạo của ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở thành "con mãnh sư châu Mỹ", trở thành nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.

    ngoisao.net



  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #269
    Tham gia
    06-01-2010
    Bài viết
    194
    Like
    116
    Thanked 31 Times in 19 Posts



    Bữa cơm của Khổng Tử


    Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.


    Trong thời Đông Chu , chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.


    May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.


    Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.


    Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.


    Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm lên miệng.


    Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”


    Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ.


    Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên: tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.


    Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước.


    Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy, cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”


    Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”


    Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”


    Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

    Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra định vất đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em.

    Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”




    Nghe Nhan Hồi nói xong. Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!

    SUUTAM


  14. #270
    Tham gia
    04-10-2012
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    45
    Like
    18
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    Bài học trong cuộc sống vợ chồng

    Mình thấy câu chuyện thật sự ý nghĩa, có thể nói đây là cái tài của người vợ khi chồng mình có những lầm lỡ trong cuộc sống bon chen lắm cạm bẫy này. Cảm ơn bạn đã chia sẻ!

    Quote Được gửi bởi ivyinlove View Post
    Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi. Đám bạn thân của tôi nhất quyết bắt tôi phải đưa nàng ra khỏi xe trên đôi tay của mình. Do vậy, tôi đã bế nàng vào nhà. Lúc đó, nàng là một cô dâu tròn trĩnh và e thẹn, còn tôi là một chú rể rất sung sức và tràn trề hạnh phúc.

    Nhưng đó là cảnh của mười năm trước. Những chuỗi ngày sau đó cũng giản dị như một cốc nước tinh khiết: chúng tôi có con, tôi bước vào thương trường và cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Khi của cải trong gia đình chúng tôi mỗi lúc một nhiều hơn cũng là lúc tình cảm giữa hai chúng tôi suy giảm dần.

    Vợ tôi là một công chức nhà nước. Mỗi sáng chúng tôi cùng ra khỏi nhà với nhau và hầu như về nhà cùng một lúc. Con chúng tôi thì học tại một trường nội trú. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi nhìn bề ngoài hạnh phúc đến nỗi nhiều người phải ganh tị. Nhưng thật ra cuộc sống yên ấm đó gần như bị xáo trộn bởi những đổi thay không ngờ...

    Dew đã bước vào cuộc đời tôi.

    Đó là một ngày đầy nắng. Tôi đứng trước một ban công rộng lớn. Dew ôm vòng sau lưng tôi. Con tim tôi, một lần nữa, lại đắm chìm trong dòng suối yêu đương cùng nàng. Đây là căn hộ tôi mua cho cô ấy.

    Dew nói: "Anh là mẫu đàn ông có sức cuốn hút với đàn bà nhiều nhất". Câu nói của Dew đột nhiên nhắc tôi nhớ đến vợ mình. Hồi chúng tôi mới cưới, nàng nói: "Mẫu đàn ông như anh, khi thành đạt sẽ rất quyến rũ với phụ nữ". Nghĩ đến lời nói đó của vợ mình, tôi thoáng do dự. Tôi hiểu mình đang phản bội lại nàng. Nhưng tôi đã không thể cưỡng lại chính mình.

    Kéo tay Dew sang một bên, tôi nói: "Em đi mua mấy món đồ nội thất nhé? Anh có vài việc phải làm ở công ty". Hiển nhiên là nàng thất vọng rồi bởi vì tôi đã hứa sẽ cùng đi với nàng. Ngay lúc ấy, ý nghĩ phải ly hôn xuất hiện trong tâm trí tôi mặc dù trước đây ly hôn là một điều tưởng chừng không thể.

    Nhưng tôi nhận ra khó mà mở lời với vợ về chuyện này. Cho dù tôi có đề cập nó một cách nhẹ nhàng đến đâu chăng nữa, cô ấy chắc chắn sẽ bị tổn thương sâu sắc.

    Công bằng mà nói, cô ấy là một người vợ tốt. Tối nào, cô ấy cũng bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối, trong khi tôi ngồi phía trước màn ảnh TV. Bữa ăn tối thường xong sớm. Sau đó, chúng tôi cùng xem TV. Không thì, tôi lại thơ thẩn bên máy tính, mường tượng thân thể của Dew. Đó là cách tôi thư giãn.

    Một ngày nọ, tôi nửa đùa nửa thật nói với vợ tôi, "Giả dụ chúng ta phải ly hôn, em sẽ làm gì?". Cô ấy nhìn chằm chặp tôi phải đến vài giây mà không nói lời nào. Hiển nhiên cô ấy tin rằng ly hôn là một cái gì rất xa vời với cô ấy. Tôi không hình dung được vợ tôi sẽ phản ứng thế nào một khi biết rằng tôi đang nói nghiêm túc về chuyện đó.

    Lúc vợ tôi bước vào phòng làm việc của tôi ở công ty thì Dew cũng vừa bước ra. Hầu như tất cả nhân viên ở văn phòng tôi đều nhìn vợ tôi với ánh mắt ra chiều thông cảm và cố giấu giếm chút gì đó khi nói chuyện với nàng. Vợ tôi dường như có nghe phong phanh vài lời bóng gió. Cô ấy chỉ mỉm cười dịu dàng với đám nhân viên, nhưng tôi đọc được nỗi đau trong đôi mắt ấy.

    Một lần nữa, Dew lại nói với tôi: "Ninh, anh ly dị cô ấy đi? Rồi chúng mình sẽ cùng chung sống với nhau". Tôi gật đầu. Tôi biết mình không thể chần chừ thêm được nữa.

    Khi vợ tôi dọn ra bàn chiếc dĩa cuối cùng, tôi nắm lấy tay cô áy. "Anh có điều này muốn nói với em", tôi nói. Cô ấy ngồi xuống, lặng lẽ ăn.

    Tôi lại nhìn thấy nỗi đau trong đôi mắt nàng. Đột nhiên, tôi không biết phải mở miệng như thế nào. Nhưng tôi phải nói cho cô ấy biết những gì tôi đang suy nghĩ thôi. "Anh muốn ly hôn". Cuối cùng thì tôi cũng đặt vấn đề hết sức nặng nề này một cách thật nhẹ nhàng.

    Cô ấy tỏ ra không khó chịu lắm với lời tôi nói mà chỉ hỏi nhỏ "Tại sao?". "Anh nói thật đấy", tôi tránh trả lời câu hỏi của cô ấy. Cái gọi là câu trả lời của tôi đã khiến cô ta giận dữ. Cô ấy ném đôi đũa đi và hét vào mặt tôi "Anh không phải là đàn ông!".

    Đêm đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau. Cô ấy khóc lóc. Tôi hiểu cô ấy muốn biết chuyện gì đã xảy ra với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Nhưng tôi khó đưa ra được câu trả lời thỏa đáng bởi vì trái tim tôi đã nghiêng về Dew.

    Trong tâm trạng tội lỗi tột cùng, tôi thảo đơn ly hôn ghi rõ cô ấy sẽ sở hữu căn nhà, chiếc xe hơi và 30% cổ phần trong công ty tôi. Nhìn lướt qua tờ đơn, cô ấy xé nó ra từng mảnh. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Người phụ nữ chung sống với tôi suốt mười năm nay bỗng trở nên xa lạ chỉ trong một ngày. Nhưng, tôi không thể rút lại những lời đã nói.

    Cuối cùng, điều tôi mong đợi đã đến. Cô ấy òa khóc trước mặt tôi. Tiếng khóc của cô ấy thực sự là liều thuốc an thần cho tôi. Ý định ly hôn dằn vặt tôi suốt nhiều tuần qua giờ đây dường như càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ.

    Trời khuya, tôi về nhà sau tiệc chiêu đãi khách hàng. Tôi nhìn thấy vợ tôi đang cắm cúi viết tại bàn làm việc. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nửa đêm, tỉnh giấc, tôi thấy cô ấy vẫn ngồi viết. Tôi trở mình và ngủ tiếp.

    Vợ tôi đưa ra điều kiện ly hôn: Cô ấy không cần bất cứ thứ gì của tôi, nhưng tôi phải cho cô ấy thời gian một tháng trước khi chính thức ly hôn; và trong thời gian một tháng đó, chúng tôi phải sống với nhau một cuộc sống bình thường. Lý do chỉ đơn giản vì: tháng sau con trai của chúng tôi sẽ kết thúc kỳ nghỉ hè và cô ấy không muốn nó phải chứng kiến cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ.

    Cô ấy đưa cho tôi thư thỏa thuận cô ấy soạn sẵn và hỏi: "Anh còn nhớ em đã vào phòng cô dâu trong ngày cưới như thế nào không?"

    Câu hỏi này chợt làm sống tại trong tôi tất cả những kỷ niệm tuyệt vời ngày ấy. Tôi gật đầu và nói: "Anh còn nhớ".

    "Lúc đó, anh đã bế em trên đôi tay của anh", cô ấy tiếp tục, "do vậy, em có một yêu cầu là anh phải bế em ra vào ngày chúng ta ly hôn. Từ giờ đến hết tháng này, anh phải bế em từ giường ngủ đến cửa nhà mình vào mỗi sáng". Tôi mỉm cười đồng ý. Tôi biết cô ấy đang nhớ lại những chuỗi ngày ngọt ngào hạnh phúc và muốn cuộc hôn nhân của mình kết thúc lãng mạn.

    Tôi kể cho Dew nghe về điều kiện ly hôn của vợ mình. Cô ấy cười to và cho rằng đó là một yêu cầu ngu xuẩn. "Cho dù cô ta có đưa ra mánh khóe gì chăng nữa, thì vẫn phải đối mặt với kết cục ly hôn mà thôi", cô ấy nói một cách khinh bỉ. Lời nói đó của Dew ít nhiều khiến tôi cảm thấy khó chịu.

    Vợ tôi và tôi đã không đụng chạm gì về thể xác kể từ khi tôi có ý định ly hôn. Chúng tôi đối xử với nhau như hai người xa lạ. Vì vậy ngày đầu tiên tôi bế cô ấy, cả hai chúng tôi tỏ ra khá lóng ngóng, vụng về. Đứa con trai vỗ tay theo sau chúng tôi: "Cha đang ôm mẹ trên tay". Lời nói của con trẻ làm tim tôi đau nhói. Từ phòng ngủ đến phòng khách, sau đó mới đến cửa ra vào, tôi đã đi bộ trên mười mét với cô ấy trên tay. Cô ấy nhắm mắt và nói nhẹ nhàng, "Chúng ta sẽ bắt đầu từ hôm nay đừng nói gì cho con hay". Tôi gật đầu và cảm thấy chút gì đổ vỡ. Tôi đặt cô ấy xuống ở cửa ra vào. Cô ấy đứng đó chờ xe buýt, còn tôi lái xe đến công ty.

    Vào ngày thứ hai, chúng tôi "diễn" dễ dàng hơn. Cô ấy dựa vào ngực tôi. Chúng tôi quá gần nhau đến nỗi tôi có thể ngửi được mùi hương từ áo khoác của nàng. Tôi nhận ra rằng đã lâu lắm rồi tôi không nhìn kỹ người phụ nữ thân yêu của mình. Tôi nhận ra vợ tôi không còn trẻ nữa.
    Đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên gương mặt của nàng.

    Ngày thứ ba, cô ấy thì thầm vào tai tôi: "Vườn ngoài kia đang bị xói mòn đấy. Anh cẩn thận khi đi qua đó nghe".

    Ngày thứ tư khi tôi nâng cô ấy lên, tôi có cảm giác chúng tôi vẫn còn là một đôi uyên ương khăng khít và tôi đang ôm người yêu trong vòng tay âu yếm của mình. Những tơ tưởng về Dew trở nên mờ nhạt dần.

    Đến ngày thứ năm và thứ sáu, cô ấy tiếp tục dặn dò tôi vài thứ, nào là cô ấy để chiếc áo sơ mi vừa ủi ở đâu, nào là tôi phải cẩn thận hơn trong lúc nấu nướng. Tôi đã gật đầu. Cảm giác thân thiết, gần gũi lại trở nên mạnh mẽ nhiều hơn.

    Nhưng tôi không nói với Dew về điều này. Tôi cảm thấy bế cô ấy dễ dàng hơn. Có lẽ mỗi ngày đều luyện tập như vậy đã làm tôi mạnh mẽ hơn. Tôi nói với cô ấy: "Có vẻ bế em không còn khó nữa".

    Vợ tôi đang chọn váy đi làm. Tôi thì đứng đợi để bế cô ấy. Cô ấy loay hoay một lúc nhưng vẫn không tìm ra chiếc váy nào vừa vặn cả. Rồi, cô ấy thở dài, "Mấy cái váy của em đều bị rộng ra cả rồi". Tôi mỉm cười. Nhưng đột nhiên tôi hiểu rằng thì ra cô ấy đã ốm đi nên tôi mới bế cô ấy dễ dàng, chứ không phải vì tôi mạnh khỏe hơn trước. Tôi biết vợ mình đã chôn giấu tất cả niềm cay đắng trong tim. Tôi lại cảm thấy đau đớn. Theo phản xạ tự nhiên, tôi đưa tay chạm vào đầu cô ấy.

    Đúng lúc đó, thằng con chúng tôi chạy đến "Cha à, đến giờ bế mẹ ra rồi" - nó nói. Đối với nó, hình như nhìn thấy cha bế mẹ ra đã là một phần tất yếu trong cuộc sống của nó rồi. Vợ tôi ra hiệu cho nó lại gần và ôm nó thật chặt. Tôi quay mặt đi vì sợ rằng mình sẽ thay đổi quyết định vào phút chót.

    Tôi ôm cô ấy trong vòng tay, bước từ phòng ngủ qua phòng khách, qua hành lang. Tay cô ấy vòng qua cổ tôi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi ôm cô ấy thật chặt, tưởng tượng như chúng tôi đang trở về ngày tân hôn. Nhưng tôi thật sự buồn vì vợ tôi đã gầy hơn xưa rất nhiều.

    Vào ngày cuối cùng, tôi thấy khó có thể cất bước khi ôm cô ấy trong vòng tay. Con trai chúng tôi đã lên trường. Vợ tôi bảo: "Thực ra, em mong anh sẽ ôm em trong tay đến khi nào chúng ta già". Tôi ôm cô ấy thật chặt và nói: "Cả em và anh đã không nhận ra rằng cuộc sống của chúng mình từ lâu đã thiếu vắng quá nhiều những thân mật, gần gũi".

    Tôi phóng ra khỏi xe thật nhanh mà không cần khóa cả cửa xe. Tôi sợ bất cứ sự chậm trễ nào của mình sẽ khiến tôi đổi ý. Tôi bước lên tàu. Dew ra mở cửa. Tôi nói với cô ấy: "Xin lỗi, Dew, anh không thể ly hôn. Anh nói thật đấy".
    Cô ấy kinh ngạc nhìn tôi. Sau đó, Dew sờ trán tôi. "Anh không bị sốt chứ", cô ấy hỏi. Tôi gỡ tay cô ấy ra. "Dew, anh xin lỗi", tôi nói. "Anh chỉ có thể xin lỗi em. Anh sẽ không ly dị. Cuộc sống hôn nhân của anh có lẽ tẻ nhạt vì cô ấy và anh không nhận ra giá trị của những điều bé nhỏ trong cuộc sống lứa đôi, chứ không phải bởi vì anh và cô ấy không còn yêu nhau nữa. Bây giờ, anh hiểu rằng bởi anh đưa cô ấy về nhà, bởi cô ấy đã sinh cho anh một đứa con, nên anh phải giữ cô ấy đến suốt đời. Vì vậy anh phải nói xin lỗi với em".

    Dew như choàng tỉnh. Cô ta cho tôi một cái tát như trời giáng rồi đóng sầm cửa lại và khóc nức nở. Tôi xuống cầu thang và lái xe đến thẳng công ty.

    Khi đi ngang tiệm hoa bên đường, tôi đặt một lẵng hoa mà vợ tôi yêu thích. Cô bán hàng hỏi tôi muốn viết lời chúc gì vào tấm thiệp. Tôi mỉm cười và viết "Anh sẽ bế em ra, vào mỗi sáng cho đến khi chúng ta già".

Trang 27 / 30 FirstFirst ... 2224252627282930 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •