Trang 25 / 30 FirstFirst ... 2022232425262728 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 241 đến 250 / 295
  1. #241
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #242
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi nino View Post
    suy nghĩ nhiều về bài viết của đồng đồng về 2 hướng trái chiều nhau
    Vậy bịnh luận chơi bài viết nầy đi.

    Nếu đứng vào vị trí của nhân vật chính là người doanh nhân với 2 thái độ tâm lý,ban đầu thì bị xâm phạm nên có thái độ hung dử.Đây là thái độ thông thường của những con người được ăn trên ngồi trước,đang thụ hưởng những gì tốt đẹp ,ngon lành của xã hội.Tuy nhiên ,con người nầy được nhân vật phụ làm thay đổi thái độ.Vậy đâu là thái độ biểu hiện đúng bản chất của con người?

    Nếu câu chuyện trên được kể lại là chuyện thật{không cần bàn nếu là chuyện hư cấu} thì:

    Ông doanh nhân là người tốt thật sự hay đứa trẻ là người tốt thật sự?

    Nếu là chuyện thật ngoài đời thì diển biến ra sao sau khi chiếc xe của ông doanh nhân ăn gạch?Có phải là đứa trẻ được một trận te tua không ngồi dậy nổi mà nhìn theo dáng người hùng dần dần khuất bóng...Còn lại một mình không làm gì được nên ao ước ông doanh nhân là kẻ biết thương người.

    Chờ cao kiến!
    Khó quá, không thèm ký

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #243
    Tham gia
    07-12-2011
    Bài viết
    178
    Like
    96
    Thanked 251 Times in 119 Posts
    Thấy hay share lại như đã hứa với một bạn

    Một thương nhân giàu có có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý.

    Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác.

    Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà.

    Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.

    Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”.

    Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.

    “Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.

    Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”.

    “Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.

    Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”.

    Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”. Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông.

    Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.

    Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”.

    Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ. Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.

    Còn bà vợ thứ ba? Đó chính là của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.

    Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.

    Bà vợ thứ nhất chính là linh hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời.

    Tốt hơn hết là nuôi dưỡng linh hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.
    Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới...

  6. 2 thành viên Like bài viết này:


  7. #244
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Gái post bài nầy sao giống mấy mẫu chuyện trong những quyễn kinh phật giáo.?
    Khó quá, không thèm ký

  8. Thành viên Like bài viết này:


  9. #245
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    THỬ MỘT LẦN CHO BIẾT


    Có một gã đàn ông kia chán ngấy việc mình phải đi làm mỗi ngày trong khi vợ thì cứ ở nhà.

    Anh ta muốn vợ thấy những việc anh phải cáng đáng ở cơ quan nên cầu nguyện như sau:

    “Lạy Chúa, con phải đi làm mỗi ngày và phải cực nhọc suốt 8 tiếng đồng hồ ở cơ quan, trong khi vợ con thì tà tà ở nhà. Con muốn vợ con biết những gì con phải trải qua, xin Chúa tráo đổi thân hình nàng và con chỉ một ngày thôi. Amen”.

    Trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, Đức Chúa Trời bèn chấp thuận và hoàn thành điều ước của gã đàn ông.

    Ngay sáng hôm sau, gã thức dậy trong cơ thể ngừời đàn bà.

    Gã ra khỏi giường, làm bữa ăn sáng cho người “chồng” của mình, đánh thức các con, mặc đồ đi học cho chúng, cho chúng ăn sáng, sửa soạn đồ ăn trưa mang theo, chở chúng tới trường, chạy về nhà giặt quần áo, đi chợ mua thức ăn, và tính toán tiền bạc trong ngày.

    Lúc đó đă đến 1 giờ trưa và anh ta lật đật sắp xếp giường ngủ, lau nhà, chùi sàn nhà bếp.

    Chạy đến trường chở các con và suốt đường về phải cãi vã với chúng. Lấy sữa và bánh cho các con xong, cho chúng vào bàn ngồi làm bài tập về nhà, xong lại dọn ra bàn ủi đồ, vừa ủi quần áo vừa xem TV.

    Đúng 4:30 anh ta bắt đầu lo bữa cơm chiều, rửa rau làm sà lách sửa soạn các món thịt dành cho bữa ăn chiều.

    Sau bữa ăn chiều, anh ta lau bếp, xếp quần áo vừa giặt xong buổi sáng, mang các con ra tắm, và đưa chúng vào đi ngủ.

    Vào 9 giờ đêm anh ta đã mệt đờ người, dù mọi chuyện nhà vẫn chưa xong, cũng phải lên giường, rồi cũng phải “trả bài”.

    Sáng hôm sau, anh ta thức giấc và lập tức quì cạnh giường và cầu nguyện:
    “Chúa ơi, con không biết những điều con đã suy nghĩ. Con đã quá lầm lẫn mà ganh tỵ với việc vợ con ở nhà suốt ngày. Chúa ơi, xin giúp con được tráo đổi lại vai trò như cũ.”

    Đức Chúa Trời, với lòng lành vô hạn của Ngài, trả lời: “Con yêu quí, Ta
    cảm nhận được là con đã học được bài học nên sẵn lòng cho con tráo đổi lại như cũ. Nhưng con phải đợi 9 tháng 10 ngày nữa, vì tối hôm qua con đã có bầu".







    TÂM PHỤC HAY KHẨU PHỤC (theo mùi, có vẻ truyện TQ, nhưng thây kệ, hay là được)

    Đôi vợ chồng mới cưới, đêm tân hôn, vợ giấu đôi giày của mình đi, đợi chồng bỏ giày lên giường liền giẫm vào giày chồng. Chồng nhìn thấy cười "xuỳ, xuỳ" đuổi vợ.

    Cô dâu mới bảo, mẹ dặn đêm tân hôn giẫm vào giày chồng thì cả đời không bao giờ giận chồng. Chú rể mới thì bảo, mẹ dặn nếu vợ giẵm vào giày chồng thì cả đời sẽ đồng cam cộng khổ với chồng.

    Vợ bắt đầu quản chồng, bắt đầu từ cái nhỏ. Bảo chồng đổ bô nước giải, chồng cũng làm. Ruộng của nhà, vợ bảo trồng gì chồng trồng nấy. Các cô hàng xóm bảo tránh xa cô nào, đi gần cô nào chồng cũng làm theo.

    Chồng đang tán phét với mọi người, chỉ cần vợ gọi một tiếng là cum cúp như trâu bị dắt mũi về nhà ngay. Chồng uống rượu với bạn, vợ kéo tai là theo vợ về nhà.

    Có người kích, đàn bà 3 ngày không đánh là vênh như miếng ngói lợp nhà. Anh cũng là đàn ông, sao lại để vợ quản không còn ra hồn thằng đàn ông thế. Nó mà là vợ tôi, tôi chẳng cho vài cái đế giày ấy chứ. Chồng cười bảo: Đưa vợ anh lại đây, tôi cũng quạt nó vài cái đế giày.

    Người bạn nọ cáu, thật kiếp trước làm hoà thượng chưa bao giờ nhìn thấy đàn bà ! Không ai giống anh, đồ sợ đàn bà !

    Việc trong thôn cần mọi người bàn bạc, tất cả đàn ông đều đến, mọi người khích bác, việc này anh cũng quyết được cơ à, hay là phải gọi vợ đến ? Chồng đưa vợ đến dự thật.

    Vợ quản được chồng rất là đắc ý, đến một ngày, vợ thủ thỉ với chồng về những điều không phải của mẹ chồng.

    Chồng ngồi ngây, thở dài bảo vợ:
    "Em biết vì sao anh không đánh em không ? Vì mẹ anh đấy. Cả đời mẹ khổ sở vì tính bố thô bạo, chỉ có điều không hài lòng là câu trước câu sau ông đánh mẹ. Mẹ anh bị bố đánh đến nỗi gãy cái gậy to bằng cổ tay, gãy cả ghế. Mẹ anh vì các con mà chịu nhịn cả đời. Mỗi lần nhìn mẹ bị bố đánh, anh tự thề với lòng mình, lấy vợ sẽ không làm vợ đau một đầu ngón tay. Không phải anh sợ em, vì anh không quên được lời mẹ, là đàn bà sinh ra là để đàn ông yêu thương chứ không phải sinh ra để đàn ông đánh."

    Vợ ngây người, không tưởng tượng chồng lại rộng lượng đến thế. Chồng uống rượu con cà con kê với bạn, vợ không gọi cũng không nắm tai kéo đi, đôi lúc còn bưng nước cho chồng uống.

    Có người hỏi chồng, dậy vợ cách gì thế? Chồng nghiêm túc trả lời: Đánh đàn bà sẽ dậy đàn bà khẩu phục, yêu thương đàn bà sẽ dậy đàn bà tâm phục
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  10. 3 thành viên Like bài viết này:


  11. #246
    Tham gia
    05-04-2013
    Bài viết
    3
    Like
    1
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Một nụ cười có thể thay đổi 1 ngày. Một cái ôm có thể thay đổi 1 tuần. Một lời nói có thể thay đổi 1 cuộc sống.

  12. 2 thành viên Like bài viết này:


  13. #247
    Tham gia
    06-01-2010
    Bài viết
    194
    Like
    116
    Thanked 31 Times in 19 Posts


    Hãy giữ vững ước mơ



    Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra, cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu.

    Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:

    - Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?

    Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:

    - Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

    Nhà quý tộc lại gặng hỏi:

    - Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

    Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:

    - Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

    Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:

    - Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

    Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:

    - Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ! Nhưng gia đình cháu rất nghèo và không thể trang trải cho việc học tập của cháu được.

    Nhà quý tộc tiếp lời:

    - Đừng bận tâm cháu ạ. Cháu sẽ có một trái tim của người thầy thuốc độ lượng và kiến thức sâu rộng về y học. Hãy giữ vững ước mơ, lên kế hoạch cho bản thân và bác sẽ chi trả mọi chi phí học tập.

    Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó là nhà chính trị gia Winston Churchill (nổi tiếng với cương vị thủ tướng Anh trong thời thế chiến thứ hai). Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ bờ đê. Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thần dược penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.

    Không ai ngờ rằng đến thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ Alexander Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông từng cứu năm xưa.

    ngoisao.net

  14. 4 thành viên Like bài viết này:


  15. #248
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Tác giả của blog bảo hồi còn trẻ, lúc quét nhà ông lượm được mảnh báo cũ, đăng một câu chuyện rất ngắn có tựa đề "nhớ về một chuyện đụng xe" của nhà văn NQS và ông kể lại theo trí nhớ:

    … “Hôm ấy, tôi đạp xe theo sau một người bạn đi về hướng Chợ Lớn, để tới một nơi hẹn. Khi đến một ngã tư, anh bạn đã vượt qua, tôi qua chưa kịp thì đèn chuyền sang màu vàng báo hiệu dừng lại. Nghĩ rằng tôi có thể vượt qua nên cố sức nhấn bàn đạp dấn tới. Một xe đạp khác băng qua. Chúng tôi đã va vào nhau, đều té ngã. Đứng dậy, chúng tôi cãi nhau chuyện phải quấy. Ai cũng đưa ra lý lẽ của mình. Tôi kịch liệt bảo vệ lập trường của tôi. Giao thông bị trở ngại. Một Cảnh sát tiến đến. Anh ta nói : “hai bác cũng đã lớn

    tuổi, hai xe không hư hại gì, cũng chẳng ai trầy sướt, hai bác nên hòa nhau, đừng cãi nữa”. Chúng tôi đồng ý giải hòa và sau đó, phần ai nấy đi, theo hướng của mình. Tôi mất hút ông bạn. Tôi ăn năn tư nhủ, lẽ ra tôi phải dừng xe lại khi đèn vàng báo hiệu, nhưng tôi cố tình vượt qua, vì sợ lạc ông bạn, tôi sẽ không biết đi đâu, vì không biết địa chi rõ ràng, lại trong cảnh phố rộng người đông.!

    Xét cho cùng, tôi kết luận: ở đời phải biết chổ đến của mình, nếu đi theo người ta mà không biết về đâu, sẽ rước lấy tai họa, có khi phí cả cuộcđời. ”.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  16. Thành viên Like bài viết này:


  17. #249
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Bài post của bác Kiệt có thông điệp hay,đáng ghi nhớ.Tuy nhiên,người ta ít chú ý đường đi ,điểm đến của mình,nhất là ...theo gái/trai.
    Nói chung,theo tình là con đường đau khổ thì nhiều,nhưng được cái là....quá hấp dẩn.
    Khó quá, không thèm ký

  18. #250
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Nhàn đàm của nhà văn Nguyễn Quang Lập




    1. Định hướng của cô giáo

    Cái Loan học ở lớp cháu là con cô Lý Hiệu trưởng.

    Hồi học lớp 1, tên của nó là Phạm Thị Loan. Lên lớp 2 đổi thành Phạm Bích Loan, sang năm lớp 3 nhãn vở của nó là ghi là Phạm Kiều Loan và cho đến bi giờ, lớp 5, tên của nó là Phạm Mỹ Loan.

    Thằng Lâm toét ghét cái Loan lắm nên giờ ra chơi viết thêm dấu nặng vào tất cả nhãn vở của cái Loan thành “Loạn”. Cái Loan khóc dãy dụa rồi chạy lên mách mẹ nó! Chiều hôm í thằng Lâm bị cô chủ nhiệm áp tải lên ngồi ở Ban giám hiệu viết liền một lúc 4 bản kiểm điểm.

    Cái Loan gầy như con cò bị kiết lỵ (thằng Lâm toét bảo thế), hai mắt nó cận lòi, làm gì cũng lóng ngóng lóng ngóng. Ngồi trong lớp nghe giảng mồm nó thường há ra chảy cả nước dãi nhưng chả nhớ gì (thằng Đức đen bảo nó nghe bằng mồm nên kiến thức chui cả vào bụng, cứ ỉa là hết). Học trước, quên sau thế nhưng khi nào cũng đạt loại giỏi!

    Giờ ra chơi nhảy dây nó cứ lăn xả vào nhảy, không vướng chân thì cũng vướng tay, ngã uỳnh uỵch… Nó hát rất tệ, nghe cứ như mèo cái gào đêm, nhưng cậy là con cô Lý hiệu trưởng nên bao giờ nó cũng được cô giáo cử lên hát và cả lớp phải vỗ tay như cô chủ nhiệm dặn. Cái Loan còn bảo, hè sang năm nó sẽ sang Liên Xô luyện thanh để về thay Mỹ Tâm đang ngày càng xuống. Mỹ Loan tiêu diệt Mỹ Tâm! nó bảo thế

    Hôm tổng kết học kỳ, trường cháu thi văn nghệ. Cái Loan đăng ký hát hai bài. Cô chủ nhiệm bắt cả lớp phải đi từ sớm để làm fan cho nó. Cô í chọn 4 đứa con giai cao nhất lớp phải cầm 4 cái bảng ghi chữ L, O, A, N để vẫy vẫy khi cái Loan hát. Lúc đến lượt cái Loan lên sân khấu, thằng Lâm toét phụ trách chữ A tự dưng đau bụng cầm luôn bảng chữ A chạy ra nhà xí, thế là ba thằng còn lại cứ cầm ba chữ L O N vẫy loạn cả lên…

    Hôm sau cô chủ nhiệm bị cô hiệu trưởng phê bình là “công tác định hướng kém”.

    2. Định hướng của ông trẻ

    Ông trẻ cháu là đại tá hẳn hoi nhá! Ông í đi bộ đội từ năm 16 tuổi, bi giờ về hưu luôn một mạch ở quê. Tên ông trẻ cháu là Thành, do ngày xưa có nhiều chiến công mà bây giờ lại còn rất hay gương mẫu nên mấy ông cán bộ ở xã đều gọi ông cháu là “lão Thành cách mạng”. Ông cháu chả nói gì, chỉ bảo “mấy thằng đểu”.

    Tuần rồi ông trẻ cháu lên Hà Nội đi châm cứu. Từ nhà cháu đến nơi châm mất 8 cây số. Ông nội cháu bảo “Để tôi đưa đi”, ông trẻ khoát tay bảo “vẽ chuyện”. Ông nội cháu lại bảo “Đường Hà Nội như tơ nhện, lâu không đi lạc như bỡn”, ông trẻ cháu lại bảo “Rừng xanh núi đỏ thời xưa em còn thuộc như chỉ tay, kệ em”…

    Trưa hôm ấy ông trẻ cháu dắt xe đạp đi, trước khi đi ông trẻ cháu còn ngoái lại bảo “4 giờ chiều em về”. Đúng 4 giờ chiều, đã thấy ông trẻ dắt xe về, miệng kêu “Xong”. Ông cháu thè lưỡi lắc đầu khen “Chú giỏi”.

    Tối hôm ấy cả nhà ăn cơm ai cũng bảo ông trẻ cháu già rồi mà vẫn còn tinh! Trẻ bi giờ xách dép cho ông không đáng. Ông trẻ cháu không nói gì chỉ lim dim cười.

    Đi được 3 buổi chiều về đúng giờ, đến buổi thứ 5, mãi 6 giờ vẫn không thấy ông trẻ cháu đâu. Ối giời ơi! Bố cháu mí chú Hùng thì sùng sục dắt xe đi tìm ông còn ông nội mí bà cháu thì đi ra đi vào cứ như con hổ bị nhốt…7 giờ, 8 giờ rồi đến 9 giờ 30 tối, giữa lúc mọi người đang định gọi về quê hỏi thì ông trẻ cháu lọc xọc dắt xe về, mặt mày bơ phờ, áo quần xệh xạc. Líu ríu đỡ ông trẻ ngồi vào ghế, bà cháu hỏi “Chú đi đâu đi đâu giờ mới về?”. Ông trẻ cháu hổn hển bảo “Lạc đường”. Mọi người bảo “Chú đi đường ấy 3 ngày 6 lượt sao lại còn lạc”. Ông trẻ cháu bảo “Khổ! Gần bệnh viện châm cứu có cái cần cẩu cao nghền nghện, 3 hôm nay nó đều chỉ về phía nhà mình nên em cứ theo hướng đấy mà đi. Hôm nay giở giời thế nào….nó lại chỉ mẹ sang hướng khác, báo hại em đạp xe rã cả người mà chỉ toàn thấy những đê là đê. Khổ!”.

    Ông cháu lắc đầu cười như mếu rồi bảo “Thời này mà chú còn định hướng kiểu ấy, chết là cái chắc!”

    3. Định hường của ông nội.

    Chiều nay cháu vừa được 9 điểm đấy! Thế mà ở nhà ông cháu lại làm bà cháu bị què chân!

    Tất cả cũng chì vì cái tật của ông cháu là cứ rỗi là kê lại đồ đạc trong nhà.

    “Cả nhà thì đã đi vắng, chỉ có mỗi hai cái thân già, thế mà ông mày lại dở quẻ đòi kê lại tủ”. Bà cháu thút thít bảo thế. Trước đấy bà cháu đã gàn nhưng ông cháu phẩy tay bảo “yên tâm, đã định hướng rồi, để tôi”.

    Ông chạy sang nhà chú Dũng hàng xóm túm tay lôi xềnh xệch anh Việt điếc con chú ý sang. Anh Việt cao, to, đen, hôi mà khỏe lắm. Mỗi bữa anh ý ăn hết 6 bát cơm nhưng ăn xong chỉ ngủ, chẳng phải làm gì vì anh ý bị điếc. Anh ý ghét ăn thịt chỉ thích ăn tôm trong khi mẹ anh ý lại suốt ngày mua thịt về nấu. Anh í hay nhì nhàu “ôm hì chả ua, huốt hày khi ào ũng ịt, ịt!” (tôm thì chả mua, suốt ngày khi nào cũng thịt, thịt) mọi người nghe cứ cười bò cả ra.

    Cái tủ của ông bà cháu vừa to mà lại vừa nặng. Ông cháu đi một vòng quanh tủ nghiên cứu rồi phân công bà đứng ở đầu tủ phía trong, anh Việt đứng đầu tủ phía ngoài còn ông cháu đứng giữa để làm chỉ huy ra lệnh. Ông cháu phổ biến bằng tay cho anh Việt xong, gật gật cái đầu để hỏi. Anh Việt điếc giơ ngón tay cái rồi cũng gật gật đầu kêu “ô ghê”.

    Đứng vào vị trí xong, ông cháu vừa khoát tay một cái anh Việt đã cong người xô cái tủ lao ầm ầm ngay vào phía trong. Bà cháu luýnh quýnh thế nào bị kẹp dí vào tường la oai oái. Ông cháu phát hoảng xua tay rối rít hét ầm lên “Thôi thôi thôi thôi…”. Anh Việt chả nghe thấy gì lại cứ tưởng ông cháu vung tay động viên, phấn khởi mắm môi đẩy thật lực…..

    May làm sao đúng lúc ấy mẹ cháu lại vừa về đến nhà…!

    Bà cháu bây giờ cứ ngồi một chỗ ôm chân xuýt xoa kêu “Tưởng chọn ai lại chọn đúng thằng điếc mà định hướng, rỗ khổ”
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

Trang 25 / 30 FirstFirst ... 2022232425262728 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •