Trang 1 / 9 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 88
  1. #1
    Tham gia
    01-04-2009
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    251
    Like
    0
    Thanked 10 Times in 10 Posts

    Thêm ký tự F, J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt - Bộ GD- ĐT

    Tiếng Việt - Quốc ngữ và Tiếng Việt - máy tính.

    Theo TT từ bộ GD - ĐT, sẽ thêm 4 ký tự ( F, J, W, Z ) vào bảng chữ cái tiếng Việt, dự kiến ban hành chính thức vào tháng 10-2011.
    Theo tôi : tiếng Việt - Quốc ngữ và Tiếng Việt - Máy tính, không thể đồng nhất với nhau.
    Bộ chữ cái trên máy tính trước đây dùng ASSII / ANSI ( 128 / 256 ký tự ), nay là Unicode ( 65536 ký tự ). Chưa hết trong văn bản còn có kích thước, màu sắc và nhiều định dạng khác, như trên mc2, dưới C6H5OH, thường - nghiêng - chân, ...
    Bộ chữ cái A-Z không đủ để ghi âm tiếng Việt, chữ Quốc ngữ vốn không dùng 4 ký tự ( F, J, W, Z ) mặt khác dùng thêm dấu phụ ( ă, â, đ, ê, ơ, ư ), dấu thanh - khác với bộ chữ cái Latin. Âm tiết Tiếng Việt có thanh điệu không gắn liền với ký tự. Ví dụ "â" đọc như "ớ", nhưng không ai viết "lân cận" thành "lớn cớjn" ( xin lỗi các bộ gõ hiện nay không gõ được chữ "Ơ" có cả hai dấu thanh "sắc và nặng" - không biết trong bộ chữ cái nào có ký tự này
    và hình dạng nó thế nào ) cả.

    Do thiếu thông tin về thông tư trên, không biết định nghĩa "bảng chữ cái tiếng Việt" trong đó đen trắng, vuông tròn thế nào : có hay không có dấu thanh ?
    - Nếu không có thì từ nay thành chữ "viet khong dau" ( gửi tổng đài AZ !! ).
    - Nếu có thì "bảng chữ cái tiếng Việt" lập kỷ lục thế giới.
    Dù có, dù không tất cả đều mới. Các văn bản đã ký : trở thành giấy lộn. Thầy trò bình đẳng, trên dưới như nhau.

    Cải cách giáo dục ? Cũng là dạy và học các định lý, nguyên lý được công nhận ( không lẽ trước đây nó sai ) . Chúng ta có đổi tay cầm viết, cũng viết ra chữ Việt Quốc ngữ ( chẳng lẽ ra chữ Hán - Nôm ). Có thêm vào F, J, W, Z thì Nga - Mỹ - Anh - Pháp - Đức - Ý - Nhật - Trung Hoa cũng chẳng đọc được nếu không học tiếng Việt.

    F, J, W, Z không thể nằm ngoài bảng chữ cái ( bảng chữ cái nào ? ) là mệnh đề vô nghĩa.

    Cục trưởng Quách Tuấn Ngoc, là một chuyên viên tin học, biết ngoài bảng chữ cái Latin, còn nhiều bảng chữ cái khác, như Hy Lạp, Nga - Slavơ, ... Các ký hiệu khác ( Lý - Hóa - Toán - Kỹ thuật ...) trong hệ thống của nó đều có định nghĩa chính xác. Chữ 'A' có code là 65 ( 0x40 ), chữ 'Z' có code là 90 ( 0x5a ).
    Dự thảo này để làm gì ? Nếu quý vị muốn sáng tạo, lập ra một ngôn ngữ mới ( Pascal++, hay Pascal# - tiếng Việt plus plus, tiếng ViệtSharp. tiếng Việt.Net ) dùng riêng, xài ở nhà thì không ai nói, tôi còn việc của tôi. Có rắc rối nhỏ : có ai đem bài tập ngôn ngữ Pascal vào môi trường C / Java để biên dịch không ? Nó không dịch được : hoặc bạn tập gõ phím hoặc bạn là kẻ bất thường, máy PC - trình biên dịch không hiểu điều bạn muốn nó làm ! Ví dụ, để hòa nhập, chúng ta đường đi bên trái. Kết quả của cải cách đó thu được là gì ! Đường xá bị đào bới, ngân sách phải chi ra. Một ví dụ khác, chúng ta đổi hệ Mét sang Inch thì bàn phím có thay đổi dài ra / ngắn lại ( so với giá trị quy đổi cũ ) ? Luôn phải mang theo calcutator, PC ! Khổ thân cho những ai đã học cũng như chưa học "ngoài bảng chữ cái" chưa công bố. Trước đúng nay sai; di sản tiền nhân để lại trước mắt : thấy mà không hiểu, muốn biết phải học, học cái cổ ngữ đang dùng hôm nay, khi thông tư hướng dẫn về tiếng Việt chưa có hiệu lực !!!
    Ngược lại :
    "Hiện nay ban soạn thảo bao gồm các nhà ngôn ngữ học, chuyên gia công nghệ thông tin và các nhà giáo vẫn đang tiếp tục hoàn chỉnh bản dự thảo thông tư. Những thông tin ban đầu về nội dung dự thảo thông tư này chưa đầy đủ và không chính thức. Còn nhiều vấn đề ban soạn thảo vẫn đang phải tiếp tục thảo luận và tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn. Theo quy trình, sau khi hoàn thành dự thảo sẽ được công bố trên trang web của Bộ GD-ĐT để tiếp thu ý kiến góp ý trong 60 ngày. Sau đó chúng tôi cũng sẽ tổ chức hội thảo với các chuyên gia về ngôn ngữ và công nghệ thông tin. Vì vậy, khi thông tư còn đang trong quá trình soạn thảo, mọi sự đánh giá, góp ý đều không có cơ sở." - http://tuoitre.vn/Giao-duc/450503/F-...g-chu-cai.html
    "mọi sự đánh giá, góp ý đều không có cơ sở." !!!

    Học, học nữa, nhân tài vật lực hoang phí cho việc ( vô ích ) kém hiệu quả này! Máy PC đang hoạt động tốt, chưa có triệu chứng hỏng hóc, thì có phải nâng cấp ( trang bị PC mới mạnh hơn, phần mềm mới hơn ) cũng chỉ để đánh máy - in ra thông tư hướng dẫn loại này, thay vì đầu tư vào bàn ghế, chiếu sáng, nhà vệ sinh chưa có đủ trong trường học. Một mai khi máy tính lạc hậu - tiếng Việt PC hết date, chúng ta lại tiếp tục học, các version mới của tiếng Việt - tiếng Việt Mobile, tiếng Việt 4G ?

    Tôi vào webSite GD-ĐT để tìm hiểu thêm, rồi hoàn toàn thất vọng, chợt liên tưởng đến sự kiện "Tìm ra học sinh tấn công website của Bộ GD-ĐT" :

    // hình 1 - webSite GD-ĐT chứa ***** phần mềm, ****** - key.


    // hình 2- webSite GD-ĐT đang "xài chùa" công cụ tìm kiếm của Google.


    Chắc chắn Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) không phải không có việc để làm, mà đang bận nâng cấp máy tính văn phòng. Ơ hay muốn sửa máy thì mua về nhà tập sửa, sao lấy thiện cảm với tiếng Việt PC làm nhiễu loạn đất nước - xã hội? Sản phẩm của các anh / chị hay - tốt tôi xin tải xuống để dùng, và vui vẻ trả tiền mua License.
    Tên miền của webSite của Bộ GD-DT, thật là hòa nhập quốc tế www.moet.gov.vn nhưng chẳng chút thân thiện ( không có www.bogiaoducvadaotao.vn chẳng hạn ) muốn tìm tôi phải nhờ google, tìm thấy cũng chả nhớ nổi –hiểu được www.moet.gov.vn là cái gì. What is moet ? Search in dictionary : not found !

    Sau khi bổ xung 4 ký tự ( F, J, W, Z ) thì học sinh có cần học về máy tính, về NNLT ? Nó chỉ áp dụng - sử dụng tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính, không áp dụng thật bên ngoài : môn học khác, bậc học khác ? Sau khi cái thông tư kia được chính thức ban hành thì :
    "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" viết thế nào cho đúng ?
    và nó được ban hành theo bảng chữ chữ cái nào, người nước ngoài cầm có đọc – hiểu được không (, thay vì chỉ cần dịch ra chữ viết – ngôn ngữ của họ, theo cách làm truyền thống) ?.
    Câu hỏi đặt ra quốc thể hay hòa-nhập-quốc-tế(-bất-bình-đẳng ) cái nào quan trọng hơn, cái nào cần làm trước! Sử dụng cho toàn dân hay cho một vài vị khách du lịch, nhà đầu tư nước ngoài dùng là cần kíp hơn !

    Mong các bạn bổ xung, tranh luận

    Văn Hiền
    Được sửa bởi Van8Hien62 lúc 16:56 ngày 10-08-2011 Reason: Định dạng lại
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    23-01-2005
    Location
    http://hoctudau.com
    Bài viết
    2,957
    Like
    105
    Thanked 365 Times in 209 Posts
    Đúng là Giáo Dục nói chung và Giáo Dục Tin Học nói riêng còn hàng tá vấn đề cần bàn, nhưng topic này cũng đã được nêu ở : http://www.ddth.com/showthread.php/7...67#post3067767 dưới 1 góc nhìn tích cực hơn , ai thích ném đá giáo dục thì cứ ném ở topic này, còn ai muốn xây dựng sang topic kia nhé

    Về những gì bạn comment mình ko bàn, nhưng riêng phần sài chùa công cụ Search của Google mình thấy chấp nhận được, thậm chí nên áp dụng
    Thông tin + clip: http://youtube.com/hoctudau

  4. #3
    Tham gia
    01-04-2009
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    251
    Like
    0
    Thanked 10 Times in 10 Posts
    Cám ơn bạn nhiều.
    Do nóng vội, bức xúc và không nhìn thấy topic cùng chủ đề.

    Văn Hiền.

  5. #4
    Tham gia
    11-08-2011
    Bài viết
    12
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    mong các bác tiếp tục có những bài viết hữu ích như thế này nữa.

  6. #5
    Tham gia
    28-03-2006
    Bài viết
    98
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Không chấp nhận F J W Z trong bảng ký tự phổ thông thì chắc tri thức Tiếng Việt ngừng lại ở cấp 2 thôi.
    Hãy hỏi giáo sư Toán Ngô Bảo Châu cần bao nhiêu công sức để chuyển toàn bộ các ký hiệu f(x) thành ph(x) trong các tài liệu toán học hiện tại và tương lai sẽ phải chuyển khoảng bao nhiêu để khỏi mang tiếng "phá hoại sự trong sáng của Tiếng Việt" ? Còn nữa khi có công trình nghiên cấp quốc tế nhớ chuyển lại từ ph(x) thành f(x) thì nếu còn dùng ph(x) thì chắc cộng đồng toán quốc tế ... mệt mỏi lắm.
    Đừng khiến người nước ngoài nghĩ người VN là hạng ăn cháo đá bát vì sử dụng kiến thức phát minh của người khác rồi lại còn tự ý đổi tên. Phát âm đúng hay không không quan trọng bằng tôn trọng tên người khác để người khác khi cần tìm hiểu về họ thì việc tìm kiếm cũng rộng hơn ở mức lớn nhất có thể chứ không phải chỉ tìm được những thông tin mà cái đám ăn cháo đá bát đó đưa lên.

    Có rất nhiều bác sĩ người đã và đang chữa bệnh cho 1 trong các thành viên trong gia đình bạn đã học và được chia sẻ kiến thức y khoa mà tên thuốc, tên bệnh, ... bắt nguồn từ đẩu từ đâu không truy cứu nổi. Nếu dân tộc nào cũng khăng khăng "giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc" thì chắc bố mẹ và tổ tiên bạn không còn sống đến ngày tạo ra bạn đâu. Hoặc có thể vì "giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc" mà con cái bạn sau này sẽ tàn tật vì một chứng bệnh mà y học trong nước chưa theo kịp, một trong số nguyên nhân là ngôn ngữ.

    Mong được tranh luận thêm.

  7. #6
    Tham gia
    01-04-2009
    Location
    Việt Nam
    Bài viết
    251
    Like
    0
    Thanked 10 Times in 10 Posts

    Thêm ký tự F,J,W,Z chỉ là ý kiến cá nhân - ý kiến cá nhân hay ý kiến Bộ GDĐT ?

    Bộ GD-ĐT: Thêm ký tự F,J,W,Z chỉ là ý kiến cá nhân
    TTO - Chiều ngày 10-8, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các cơ quan thông tấn, báo chí do Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT Nguyễn Mạnh Hùng ký.
    >> Thêm ký tự F, J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt
    Công văn này cho biết: Việc đề xuất “Thêm ký tự F, J, W, Z cho bảng chữ cái tiếng Việt” chỉ là ý kiến cá nhân một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ Thông tin. Các ý kiến này chưa được đưa ra thảo luận trong Ban soạn thảo, càng không phải là chủ trương, ý kiến của Bộ GD -ĐT.
    Bộ GD-ĐT cũng cho biết bộ có chủ trương xây dựng dự thảo “Thông tư ban hành Quy định về sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Và theo quy định, trong quy trình xây dựng Thông tư, có việc xin ý kiến rộng rãi qua mạng. Nhưng đến nay, bản dự thảo vẫn chưa có được phiên bản đầu tiên, chưa có nội dung cụ thể để phát triển thành văn bản của Thông tư, nên chưa đến giai đoạn công bố để xin ý kiến rộng rãi.
    Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí không coi ý kiến nghiên cứu của cá nhân nói trên là chủ trương, ý kiến của Bộ GD-ĐT để độc giả cho ý kiến, bình luận.
    VĨNH HÀ

    1 - Trên trích nguyên văn từ báo mạng : http://tuoitre.vn/Giao-duc/450623/Bo...n-ca-nhan.html

    2 - Dưới là ý kiến cá nhân của tôi
    A. Báo mạng ( webSite ) Tuổi trẻ - OnLine không nghiêm túc khi đưa tin, lọc tin.
    - Nguồn tin, thông tin gốc.
    - Lọc bỏ những ý kiến phản hồi của người đọc
    Chỉ chia sẻ những ý kiến ủng hộ, trung tính, hay phản đối ôn hòa
    /*
    Kịp thời ...
    Hãy đợi thông tư ra rồi bình ... Cựu SV của thầy Ngọc(cách nay đã chục năm)
    Lại trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ...
    ...
    */
    TTO là người phát ngôn của Bộ GD-ĐT ?
    Công văn trên tên gì, lưu trữ ở đâu - có trên webSite của Bộ GD-ĐT ?
    Tôi dùng một số công cụ tìm kiếm ( Google, Yahoo, ... ) để tìm "Bộ GD-ĐT: Thêm ký tự F,J,W,Z chỉ là ý kiến cá nhân" là ý kiến cá nhân ông Nguyễn Mạnh Hùng, hay của Bộ GD-ĐT.
    * Google! - Kết quả tìm kiếm : Khoảng 90.000 kết quả (0,07 giây)
    * http://nld.com.vn/2011081006231910p0...tieng-viet.htm nói nguồn tin từ TTXVN, có nói đến "Thông tư Ban hành Quy định về sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân"
    * http://vanban.moet.gov.vn : kết quả không tìm thấy
    // webSite của Bộ GD-ĐT giao công việc cho Google
    // webSite của Bộ GD-ĐT báo lỗi
    // webSite của Bộ GD-ĐT không tìm được - trả lời được - một yêu cầu rất đơn giản!!
    [img] http://4.bp.blogspot.com/-cQh6IDX5Kw...0/MoetFind.JPG [/img]

    /* Tìm thủ công, áp dụng kỹ thuật "tà đạo" cũng không thấy “bí mật quốc gia” !!!*/

    B. Bộ GD-ĐT có webSite chính thức không ?
    http://www.moet.gov.vn có giá trị - đã đầu tư - được điều hành như thế nào ?
    // Tôi cảm nhận webSite đó như một showRoom quảng cáo tài tử - nghiệp dư
    // "Nghĩ mình phương diện quốc gia .." - "Kiều - Nguyễn Du"
    [img] http://4.bp.blogspot.com/-GpL0e8fBU3...40/MoetSrv.JPG [/img]

    Các bạn quan tâm vui lòng tìm hiểu và nhận xét.


    Văn Hiền.
    Được sửa bởi Van8Hien62 lúc 12:48 ngày 11-08-2011 Reason: Định dạng lại

  8. #7
    Tham gia
    11-08-2011
    Bài viết
    9
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    thêm những kí tự này vào coi bộ hơi khó

  9. #8
    Tham gia
    17-05-2011
    Bài viết
    395
    Like
    287
    Thanked 10 Times in 7 Posts
    Quote Được gửi bởi ttanama1 View Post
    thêm những kí tự này vào coi bộ hơi khó
    công nhận, có mấy khi tiếng việt dùng đến những chữ cái này nhỉ?

  10. #9
    Tham gia
    19-05-2004
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    5,825
    Like
    22
    Thanked 143 Times in 113 Posts
    1 góc download từ thời 2005 nhỉ. Chắc do không ai chăm sóc nó ).
    Nói thật ko biết Van8Hien62 viết tiếng Việt kiểu gì mà đọc đi đọc lại vài lần vẫn không hiểu.
    Xài chùa Google là sao? Phải trả tiền cho Google để đặt công cụ search à? Hay phải tốn nguồn tài nguyên và nguồn lực để xây dựng và duy trì một search engine trên site. Coi chừng Van8Hien62 bị ném đá ấy =)).
    Còn tìm không ra văn bản ấy cũng chả có gì vô lý, vì nó chỉ là dự thảo đâu được đưa lên trên đó.
    Riêng Moet vẫn là site của nhà nước hoạt động rất hiệu quả cho đến bây giờ đấy.
    Sẵn sàng tranh luận nhưng đề nghị người viết bài tổ chức các ý kiến lại sao cho người khác đọc hiểu được
    Khám phá Du lich Con Dao

  11. #10
    Tham gia
    23-01-2005
    Location
    http://hoctudau.com
    Bài viết
    2,957
    Like
    105
    Thanked 365 Times in 209 Posts
    Quote Được gửi bởi tin_truc22 View Post
    1 góc download từ thời 2005 nhỉ. Chắc do không ai chăm sóc nó ).
    Nói thật ko biết Van8Hien62 viết tiếng Việt kiểu gì mà đọc đi đọc lại vài lần vẫn không hiểu.
    Xài chùa Google là sao? Phải trả tiền cho Google để đặt công cụ search à? Hay phải tốn nguồn tài nguyên và nguồn lực để xây dựng và duy trì một search engine trên site. Coi chừng Van8Hien62 bị ném đá ấy =)).
    Còn tìm không ra văn bản ấy cũng chả có gì vô lý, vì nó chỉ là dự thảo đâu được đưa lên trên đó.
    Riêng Moet vẫn là site của nhà nước hoạt động rất hiệu quả cho đến bây giờ đấy.
    Sẵn sàng tranh luận nhưng đề nghị người viết bài tổ chức các ý kiến lại sao cho người khác đọc hiểu được
    Đúng rồi, nếu so với rất nhiều site nhà nước bị bỏ hoang thì moet vẫn là 1 site hoạt động rất sôi nổi và hiệu quả.

    Quay lại topic, ngay từ TW được dùng rất nhiều, kể cả trong các văn bản chính thức, với ý nghĩa là "Trung Ương" nhưng xưa nay chữ W chưa bao giờ được thừa nhận, cũng như ko ai cho biết phải đọc TW là gì, nếu đọc dạng viết tắt, vì ko có quy định chữ W đọc trong tiếng Việt ra sao (đa số gọi là V đúp hoặc V kép, hoặc đọc theo tiếng Anh, nhưng điều này là học theo nhau, ko được trình bày trong sách giáo khoa)

    Cho nên nếu không lạm dụng quá việc này (ví dụ quy ước F là Ph hoặc W là Qu ...), mà chỉ dừng lại ở việc

    1- chính thức thừa nhận cô vợ bé F, W,... này là thành viên trong gia đình chữ cái
    2- hướng dẫn cách đọc và viết những chữ đó
    3- nêu rõ vị trí của chúng trong bảng chữ cái

    (2,3 là hệ quả của 1)

    thì đây cũng là 1 việc hợp lý

    Nếu không làm việc trên thì nên chính thức công nhận Tiếng Anh (hoặc Pháp, hoặc 1 ngôn ngữ khác có những từ La Tinh thông dụng, nếu không chọn tiếng Anh) như 1 ngôn ngữ phụ để giải quyết các tình huống cần đọc hay viết những ký tự rất phổ biến trên.
    Thông tin + clip: http://youtube.com/hoctudau

Trang 1 / 9 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •