Trang 4 / 10 FirstFirst 12345679 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 99
  1. #31
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post

    7. Chụp trong bóng râm (tránh ánh nắng trực tiếp): ánh nắng trực tiếp dễ làm cho mẫu của bạn nhăn nhó, nheo mắt, và tạo những bóng đổ xù xì, đồng thời có thể làm sai lệnh những thông số cân bằng trắng một cách khó kiểm soát (?). Khi chụp trong bóng râm, ta sẽ không bị những bóng đổ thô ráp, thay vào đó là những khoảng (bóng đổ) dịu dàng của đường nét tự nhiên của mẫu. Với những cài đặt phơi sáng và cân bằng trắng thích hợp, bạn sẽ chụp được những bức ảnh tuyệt vời (kiettt: thật sự thì mình không hiểu rõ cái tip này lắm, do vẫn còn ảnh hưởng từ các thày hồi nhỏ: ánh sáng tạo nên hình khối, hình khối tạo nên cái hồn của tấm ảnh, chui vô bụi mà chụp thì khối khỉ gì nữa, vụ này chắc phải tìm tài liệu đọc thêm, nhất là nó có vẻ mâu thuẫn với cái tip tiếp theo của tác giả).
    Theo mình thì cái này chỉ hoàn toàn đúng khi chụp với thể loại Trắng Đen. Với mầu thì nên xem lại. Lý do. Khi ánh sáng yếu (Trong bóng râm, (Mấy nhiều, tàn cây, quá sớm hay lúc chiều tàn) ánh sáng thay đổi, các sắc độ đỏ, vàng bị giảm mạnh vì thế ảnh luôn có sắc xanh tái dễ nhận thấy khi chụp chân dung, hoa cỏ, trời sau khi mưa) chụp với ánh sáng dịu, nắng nhẹ thì đúng hơn và gần đây nhất chú cóc xanh có chụp tấm ảnh mà bác Cả hỏi sao xanh quá đó cũng là do sắc độ bị mất khi trời lặn các quang sắc chính trong ánh sáng tự nhiên giảm dần ánh sáng tự nhiên chỉ còn xanh, dần chuyển qua nâu và sau đó là đen khi tối hẳn

    Dưới bóng râm



    Ánh sáng dịu



    Nắng nhẹ

    Được sửa bởi dly lúc 07:39 ngày 14-08-2011

  2. 2 thành viên Like bài viết này:


  3. #32
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Có những khi hên,chụp được ảnh có sắc màu tốt,rỏ.Có những khi,thấy trời cảnh đẹp mà chụp không được.Thì ra,người chụp ảnh cũng phải có kinh nghiệm xem trời đất và biết quan sát để lợi dụng tự nhiên!
    Khó quá, không thèm ký

  4. #33
    Tham gia
    21-07-2011
    Bài viết
    9
    Like
    4
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Chụp ảnh là 1 nghệ thuật và người chụp ảnh là 1 nghệ sỹ. Yếu tố khách quan cũng chiếm 1 phần đó nhé

  5. #34
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Có những khi hên,chụp được ảnh có sắc màu tốt,rỏ.Có những khi,thấy trời cảnh đẹp mà chụp không được.Thì ra,người chụp ảnh cũng phải có kinh nghiệm xem trời đất và biết quan sát để lợi dụng tự nhiên!
    Đương nhiên anh, nhất là mấy thằng nòng ngắn như mình nữa kìa. Người ta xài máy xịn còn dùng kỹ thuật để chỉnh này chỉnh nọ, mình có nhiêu vô hết bấy nhiêu thì phải tránh né, lựa gió bẻ măng là chuyện phải làm nếu muốn có tấm ảnh coi cho đàng hoàng.

    Quan sát 3 tình huống anh Dly minh hoạ em có nhận xét là dù trong bóng râm hình vẫn lên đủ chi tiết, nhưng tấm hình nhìn không có cảm giác thanh thoát, thoải mái như lúc chụp trong ánh sáng dịu hay nắng nhẹ.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  6. #35
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Năm cơ sở về bố cục

    Tác giả Darren Rowse cho rằng bố cục tốt là một yếu tố quan trọng tạo nên một bức ảnh đẹp, nhưng vẫn là một cái gì đó khó xác định.

    Thay vì coi những nguyên tắc về bố cục là những "luật lệ" phải tuân theo, ông coi đó giống như những nguyên liệu mà một đầu bếp dùng để nấu thành món ăn, và cũng như nguyên liệu, hiếm khi nào người đầu bếp dùng tất cả trong một món ăn của mình.

    Darren Rowse giới thiệu năm "nguyên liệu", cơ sở về bố cục mà ông hay dùng trong những tấm ảnh của mình, đồng thời nhấn mạnh đây không phải là những luật lệ cần phải tuân theo, chỉ là những gợi ý mà ông cân nhắc khi chụp ảnh.

    1. Hoa văn:


    Những hoa văn tồn tại quanh ta, nhưng chỉ khi ta học được cách nhận ra nó. Nhấn mạnh và làm nổi bật những hoa văn này có thể tạo nên những bức ảnh nổi bật.

    Nguồn
    Được sửa bởi kiettt lúc 21:26 ngày 15-08-2011 Reason: quên dẫn nguồn
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  7. 3 thành viên Like bài viết này:


  8. #36
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Tiếp tục cắt dán từ các bản tin của Phó nhòm club, tut sau trích từ bản tin xuân 2010, nguồn đã dẫn từ post đầu tiên của thread này.

    Bản Tin Phó Nhòm Club - Xuân 2010 -
    Just For Beginners!
    Carole Kropscot
    Leawood, Kansas
    Đây là loạt bài thứ 39, 40 và 41 trong loạt bài ngắn về nhiếp ảnh, với mục đích hướng dẫn các bạn mới bước chân vào lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, và được đăng trong nguyệt san PSA (Photographic Society of America), từsố tháng 9 đến 11/09.


    BỐ CỤC TĨNH VÀ ĐỘNG
    (Static and Dynamic Composition)

    Mặc dù chủ đề chính có thể được đặt ở bất kỳ nơi nào trong tấm ảnh, chủ đề vẫn trông “bắt mắt” ở vài vị trí hơn những vị trí khác. Không phải ai cũng thích giống nhau và ghét giống nhau, cho nên không có điều lệ nhất định. Tuy nhiên, chúng ta co khuynh hướng phản ứng giống nhau về vài vị trí của chủ đề.

    Một tấm ảnh trông tẻ nhạt (tĩnh) khi chủ đề chính được đặt ở ngay giữa. Một chủ đề bất động ngồi đó, ở giữa tấm ảnh, không có gì gợi sự chú ý của người xem. Ví dụ như ảnh chính diện bình thường của một đóa hoa hoặc một tòa cao ốc. Những người mới vào ngành nhiếp ảnh thích đặt chủ đề ở trung tâm ảnh, và đó cũng là một trong những lý do tại sao những tấm ảnh như vậy thường được xem là tài tử và không có gì đặc biệt.

    Vị trí chính giữa cũng có nghĩa tâm điểm của đường ngang hoặc đường thẳng đứng: chủ đề ở giữa mép trên và mép dưới ảnh mặc dù chệch sang một bên, hoặc ở giữa hai cạnh bên mặc dù không hoàn toàn ở giữa đường thẳng đứng. Khoảng cách đều đặn giữa các mép ảnh, dù theo chiều nào thì cũng tạo cảm giác tẻ nhạt hơn.

    Một tấm ảnh sống động bao gồm những đường nét hướng dẫn và những góc cạnh, không có chủ đề ở tâm điểm, và có những vùng sáng và tối. Loại bố cục này thường do những người có nhiều kinh nghiệm hơn tính toán trước. Ngoài ra, chúng ta thường thích xem những gì không thường thấy trong đời sống bình thường mỗi ngày. Mắt chúng ta muốn bức ảnh đang được xem phải hơn là một ảnh hai chiều.

    Những chủ đề có góc cạnh hoặc được sắp xếp theo đường chéo góc giúp tránh cảm giác tẻ nhạt, và những đường tròn, đường cong, ánh sáng và bóng tối cũng vậy. Người xem ảnh có cảm tưởng những vùng sáng gần mình hơn và những vùng tối lùi ra xa hơn.

    Một bức ảnh sống động có thể có yếu tố hướng dẫn mắt người xem vào nội dung ảnh, hay hơn là chỉ nhìn thẳng vào chủ đề chính. Một con đường hoặc một bờ rào dẫn đến chủ đề chính tạo cảm giác của sự di chuyển. Những vùng tối dẫn đến những vùng sáng kéo người xem vào ánh sáng và mắt người xem đi từ mép ảnh vào chủ đề chính, thay vì những ảnh tẻ nhạt chỉ cho thấy chủ đề chính được chiếu sáng từ mọi phía.

    Người cầm máy ảnh cần dành thời gian tìm cách trình bày chủ đề một cách sống động hơn, mặc dù muốn được một bố cục đặc biệt khác thường sẽ khó khăn hơn. Hãy nhìn chung quanh và tìm cách xử dụng những chủ đề phụ để hổ trợ cho chủ đề chính. Nhận xét những vùng tối và vùng sáng cũng là một phần của việc sắp xếp bố cục.

    HẬU CẢNH
    (The Background)

    Các bạn nên biết hậu cảnh cũng quan trọng không kém chủ đề. Nhìn thấy một chủ đề mà mình thích rồi bấm máy ảnh là một việc quá dễ. Bạn cần phải tập dành thời gian để quan sát hậu cảnh cũng như tất cả những gì đóng góp vào việc tạo nên một bức ảnh xuất sắc.

    Mục tiêu chính là một hậu cảnh không làm rối mắt người xem, để chủ đề được chú ý trước nhất. Người xem nhận thấy ngay lập tức một hậu cảnh bị rối trước khi nhìn toàn cảnh tấm ảnh: hậu cảnh quá sáng, quá nhiều yếu tố linh tinh hoặc quá nhiều màu sắc. Hậu cảnh sẽ bị rối khi có những mảng sáng, những vật chạm vào chủ đề hoặc quá sắc nét khiến người xem thích thú và muốn nhìn lâu hơn.

    Nếu hậu cảnh có quá nhiều “lộn xộn” của đường phố, bạn có thể hạ thấp máy ảnh xuống và dùng bầu trời làm hậu cảnh. Nếu một vật trông giống như đang “mọc” ra từ đầu của chủ đề, bạn có thể bước qua một bên hoặc yêu cầu chủ đề di chuyển.

    Hậu cảnh bị rối vì có quá nhiều yếu tố linh tinh. Một trong những giải pháp là dùng khẩu độ rộng, như 5.6 hoặc rộng hơn, để làm mờ hậu cảnh. Phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất với ống kính telephoto nhưng lại không áp dụng được với ống kính góc rộng (wide angle lens).

    Những mảng sáng chói là vấn đề thường gặp với hậu cảnh. Anh nắng xuyên qua cành lá thường tạo nên những đốm sáng kéo mắt nhìn của người xem rời xa chủ đề chính. Trong trường hợp này, bạn chỉ nên chụp ảnh vào những ngày u ám, có mây. Giải pháp tốt nhất có thể được là thay đổi bố cục để tránh tất cả mảng sáng, không phải chỉ là ánh nắng xuyên qua cành lá mà còn có thể là ánh phản chiếu của những vật bóng loáng hoặc ánh nắng gắt chiếu trực tiếp lên vài phần của chủ đề.

    Hậu cảnh là một phần của bố cục và thay đổi bố cục có nghĩa là dời máy ảnh, chủ đề hoặc người cầm máy ảnh. Sau khi thấy một chủ đề đáng để chụp ảnh, bạn cần phải thay đổi vị trí, đi chung quanh, bước qua trái, qua phải, nhìn lên, nhìn xuống, để tìm một bố cục đẹp nhất, gồm có cả hậu cảnh. Khi cả hai chiến thuật đều thất bại, thường thì tốt nhất là không nên chụp ảnh đó.

    Một hậu cảnh tuyệt hảo là một hậu cảnh không chi phối sự chú ý của người xem rời xa chủ đề chính, mà trái lại phải hổ trợ chủ đề chính. Hậu cảnh có thể tự nó đẹp nhưng chỉ nên được chú ý sau chủ đề chính.

    NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CĂN BẢN TRÊN MÁY ẢNH
    (Choosing Basic Camera Settings)


    Làm sao để người mới vào ngành nhiếp ảnh quyết định được những điều chỉnh nào trên máy ảnh cần phải học và xử dụng đầu tiên ? Làm sao để quyết định nên điều chỉnh như thế nào để chụp được tấm ảnh mình muốn ?

    Trước hết là ISO, điều chỉnh độ nhạy của máy ảnh với ánh sáng và giúp cho độ sáng đẹp trong mọi trường hợp ánh sáng. Thông thường, ISO 100 được xem là căn bản, ISO cao hơn được dùng khi thiếu ánh sáng và thấp hơn khi quá sáng.

    Người cầm máy ảnh chọn ISO, và máy ảnh chọn khẩu độ và tốc độ để phối hợp tạo nên một độ sáng đẹp nhất. Lý do chủ yếu để thay đổi ISO là khi bạn không hài lòng với khẩu độ và tốc độ do máy ảnh chọn. Trường hợp này thường xảy ra nhất khi ánh sáng quá gắt hoặc quá tối.

    Bây giờ, người mới vào ngành nhiếp ảnh có thể thử những “modes” khác nhau của máy ảnh. “Auto” hoặc “Program” rất tiện dụng cho người mới vào nghề vì tạo được ảnh có độ sáng đẹp. Những modes tự động khác cũng vậy, ví dụ như Portrait, Landscape, Action hoặc Close-Up. Nếu người chụp ảnh không muốn tự kiểm soát một cách chính xác khẩu độ và tốc độ thì những modes tự động này cũng đủ tốt.

    Có hai modes cho người cầm máy ảnh chọn con số chính xác về khẩu độ hoặc tốc độ, rồi máy ảnh sẽ tự điều chỉnh con số kia để có độ sáng tối ưu. Bạn chọn tốc độ ưu tiên (Tv) khi bạn muốn chụp một chủ đề di động mờ nhòe hoặc thật rỏ nét. Bạn chọn khẩu độ ưu tiên (Av) khi bạn muốn hậu cảnh mờ hơn hoặc tất cả đều rỏ nét. Tùy theo ý bạn muốn ảnh như thế nào thì bạn tự chọn ưu tiên hoặc để máy ảnh điều chỉnh tự động.

    Ở mode “Manual” (M), người cầm máy ảnh chọn cả hai khẩu độ và tốc độ. Người mới vào nghề không nên chọn cách này vì kết quả thường là dư sáng hoặc thiếu sáng, nhưng lại có thể chọn khi muốn chụp ảnh panorama với nhiều tấm ghép lại. Nếu mỗi đoạn được chụp với khẩu độ và tốc độ chính xác giống nhau thì khi được ghép lại sẽ cho kết quả một tấm panorama đẹp nhất.

    PS: kiettt: bài về bố cục các bác này trình bày tương đối là dễ hiểu, nhưng không hay bằng các tuts từ DPS (digital Photography school), chết cái là bên đó họ trình bày rất đơn giản, đến nỗi không tài nào mình chuyển ngữ được vì không thể trình bày vấn đề ngắn gọn và rõ ràng được như họ, cũng giống như những bài hướng dẫn trong loại sách ... for dummies vậy, phải là hàng thày mới viết được rõ ràng, đơn giản, xúc tích được, trình mình còn xa lắm mới tới, hic hic
    Được sửa bởi kiettt lúc 08:49 ngày 22-08-2011 Reason: sửa lỗi mông ta
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  9. 5 thành viên Like bài viết này:


  10. #37
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Just For Beginners!
    Carole Kropscot
    Leawood, Kansas

    Đây là loạt bài thứ 42, 43 và 44 trong loạt bài ngắn về nhiếp ảnh, với mục đích hướng dẫn các bạn mới bước chân vào lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, và được đăng trong nguyệt san PSA (Photographic Society of America), từ số tháng 12 đến 2/10.

    Chân Dung Tự Nhiên
    (Candid Portraits)

    Khái niệm “candit portrait” có nhiều định nghĩa. Nội dung bài này sẽ viết về những ảnh chân dung được chụp kém trịnh trọng hơn ảnh studio nhưng đặc biệt hơn ảnh snapshot. Mục tiêu là gương mặt một người với nét mặt tự nhiên, không được sắp xếp dáng điệu trước. Ví dụ như bật cười không kềm chế, ngạc nhiên, buồn rầu rĩ, ánh mắt thật xúc động giữa hai người, và những cảm xúc khác bộc phát một cách tự nhiên.
    Anh chân dung tự nhiên được chụp đúng lúc nhờ vào phản ứng nhanh của người cầm máy ảnh, trái với những ảnh chân dung mà “giây phút ấy” được sắp đặt trước và “tư thế ấy” được giữ cho đến khi người cầm máy ảnh bấm nút chụp.
    (Hình minh hoạ: He_2010_1.JPG)

    Tuy nhiên, cảm xúc có thể được diễn tả không phải chỉ bằng nét mặt : đầu gục xuống, tư thế của hai tay trên mặt, dáng điệu của thân mình như nghiêng đầu lên vai. Thêm một người hoặc một vật có ý nghĩa (như một món đồ chơi bị bể hoặc một ly kem bị rơi xuống đất) cũng có thể giúp diễn đạt cảm xúc của chủ đề.
    Khi chủ đề là một gia đình hoặc nhiều người bạn thì càng ít sắp xếp càng tốt. Chủ đề được tiếp tục làm những gì đang làm, do đó họ hành động một cách tự nhiên trước ống kính.
    Khi chụp ảnh người lạ, nhiều người giấu mình sau máy ảnh và chụp lén. Đôi khi cách “ăn cắp chân dung” này không được vui vẻ chấp nhận. Khi bạn ra nước ngoài, để khắc phục trở ngại về ngôn ngữ và xã hội, bạn nên xin phép với một nụ cười trong khi chỉ tay vào máy ảnh và người lạ mà mình muốn chụp ảnh.

    Sự chọn lựa ống kính tùy thuộc vào khoảng cách giữa máy ảnh và chủ đề. Ống kính với cự ly dài có độ sắc nét cạn và vì vậy làm mờ hậu cảnh, cũng giống như khẩu độ mở rộng. Cách chụp chân dung này làm chủ đề nổi bật mà không kéo sự chú ý của người xem vào hậu cảnh. Thay vì dùng chân máy, bạn nên cầm máy ảnh trên tay để không làm chủ đề mất tự nhiên.

    Một quy tắc phổ biến để chụp ảnh tương đối sắc nét là dùng tốc độ màn trập cao hơn cự ly ống kính. Ví du : 1/125 cho ống kính 100mm, 1/250 cho ống kính 200mm, và 1/500 cho ống kính 400mm. Bạn cũng có thể tăng ISO để bù vào việc không dùng đèn flash, vì ánh sáng đèn flash sẽ làm chủ đề mất tự nhiên. Xử dụng chức năng chụp liên tục của máy ảnh (continuous shooting mode) cũng giúp nhiều trong việc tăng cơ may bắt được một thoáng cảm xúc trên nét mặt chủ đề.
    Thách thức mà người chụp ảnh cần phải vượt qua là phải kiên nhẫn, chăm chú, không cản trở chủ đề, và về kỹ thuật, phải sẵn sàng bấm máy đúng lúc.
    (Hình minh hoạ: He_2010_2.JPG)


    Cảnh Phản Chiếu Dưới Nước
    (Reflections in Water)
    Ngoại cảnh phản chiếu dưới nước là hình ảnh một chi tiết của đời thường nhưng lại là một nguồn sáng tác những bức ảnh rất được chú ý. Người chụp ảnh có thể luyện tập mắt nhìn nghệ thuật để phát hiện cảnh và chủ đề đẹp.

    Bất kỳ khi nào nhìn thấy nước, đó là lúc bạn nên đi bộ quanh và tìm chủ đề cho những ảnh mới lạ. Việc đi dạo quanh nơi đó sẽ thay đổi cách bạn nhìn cảnh vật và nước, tùy theo góc độ ánh sáng chiếu xuống mặt nước và tùy theo bạn đứng thẳng hoặc cúi xuống. Bạn cần phải ra công tìm những ảnh độc đáo.

    Chủ đề phản chiếu có thể xa hoặc rất gần : ngọn núi thật xa, những cây to, người, thú vật, chim hoặc cây cỏ rất gần mép nước, kể cả những vật “trong” nước, như thuyền bè hoặc hoa súng. Mặt nước tĩnh lặng làm cho mọi vật rỏ ràng, nhưng mặt nước gợn sóng lại tạo những đường nét trừu tượng đặc biệt.

    Loại ánh sáng rất quan trọng. Anh sáng thấp, phản chiếu ánh mặt trời, làm mặt nước lấp lánh. Bầu trời u-ám tăng cường độ màu sắc trong khi ánh nắng bình minh lại có thể cho những màu lạ mắt. Màu của bầu trời ảnh hưởng rất nhiều đến cảnh phản chiếu. Anh hoàng hôn với màu sắc rực rỡ sẽ làm cho mọi vật phản chiếu thêm phần sống động. Bầu trời xanh trong điểm vài cụm mây trắng cũng có thể góp phần vào hình ảnh phản chiếu.

    Thời điểm trong ngày cũng quan trọng, vì những cảnh phản chiếu không kéo dài suốt ngày. Ngoài ra, cảnh cũng thay đổi trong ngày. Do vậy, nếu bạn trở lại nơi đó vào lúc khác trong ngày hoặc vào những ngày khác, bạn sẽ có nhiều cơ hội bắt gặp những cảnh phản chiếu đẹp hơn. Bạn có thể chọn bố cục chỉ là phần phản chiếu dưới nước hoặc có thêm một phần nhỏ cảnh phía trên. Với chỉ một phần của cảnh được phản chiếu, bạn có thể lật ngược ảnh, hoặc với cả cảnh trên bờ lẫn phản chiếu, bạn có thể thay đổi kích thước cảnh trên bờ. Bạn nên chụp càng nhiều kiểu càng tốt để khai thác mọi góc cạnh của chủ đề.

    Bạn có thể bắt gặp ảnh phản chiếu trong những vũng nước sau một cơn mưa, trên một chiếc xe bị ướt, và dĩ nhiên ở đại dương, ao hồ và sông rạch. Trong những trường hợp này, bạn sẽ không uổng công nếu chịu khó tìm ảnh phản chiếu, dù ban đầu bạn không thấy ngay. Góc độ của máy ảnh so với cảnh phản chiếu sẽ thay đổi một cách đặc biệt những gì bạn trông thấy.
    (Hình minh hoạ: He_2010_3.JPG)

    VỀ ĐIỂM NHẮM
    (About Focusing)

    Phần sắc nét nhất trong một tấm ảnh là phần đã được nhắm vào. Một máy ảnh căn bản nhắm một cách tự động vào tâm điểm của khung ảnh. Chức năng này thường được gọi là AF (auto focus).

    Một vấn đề rất thường thấy trong ảnh chụp hai người mà mặt bị mờ, vì máy ảnh nhắm vào hậu cảnh rất xa giữa hai người. Có nhiều cách để đặt điểm nhắm vào chủ đề không ở giữa ảnh. Một trong những cách này là dùng chức năng khóa điểm nhắm (focus lock) : bạn đưa chủ đề vào giữa khung ảnh và focus bằng cách bấm nhẹ vào nút màn trập, rồi trong khi vẫn tiếp tục bấm nhẹ vào nút màn trập, bạn xoay máy ảnh qua đúng bố cục bạn muốn và bấm hẳn lên nút màn trập.
    Những máy ảnh tân tiến hơn có những cách nhắm đặc biệt hơn. Vài kiểu máy ảnh có thể tìm một khuôn mặt để nhắm vào (face detector), cho dù gương mặt không ở giữa ảnh. Vài kiểu máy ảnh khác cho người chụp ảnh lựa chọn điểm auto focus ở nhiều vùng không phải ở tâm điểm ảnh. Điểm AF được chọn sẽ sáng lên để báo cho người chụp ảnh biết. Ngoài ra, vài kiểu máy ảnh lại còn cho điểm AF thay đổi liên tục trong khi chủ đề di chuyển.
    Khoảng cách nhắm là yếu tố quyết định. Rất nhiều người mới vào ngành nhiếp ảnh thường không để ý việc mỗi ống kính có một tầm nhắm (focusing range), từ gần đến xa. Nếu máy ảnh gần hơn khoảng cách ngắn nhất được quy định thì hình ảnh sẽ bị mờ. Đây thường là nguyên nhân cận ảnh bị mờ. Bạn có thể tìm thấy chi tiết về khoảng cách này, tính bằng feet hoặc inch hoặc cm, trong những cuốn chỉ dẫn xử dụng của máy ảnh hoặc ống kính.
    Có những chủ đề mà máy ảnh rất khó auto focus, ví dụ như những vùng rộng không có tương phản hoặc không có chi tiết. Anh sáng yếu thường là một trở ngại. Một cách tạm giải quyết vấn đề này là nhắm vào một vật có khoảng cách đối với máy ảnh tương đương với chủ đề, rồi xoay máy ảnh qua đúng bố cục bạn muốn chụp.
    Đèn báo focus trên khung hoặc màn hình của máy ảnh có thể xanh hoặc đỏ, chớp hoặc không chớp, nhưng tốt nhất bạn nên chờ đèn báo đã focus trước khi bạn bấm hẳn lên nút màn trập. Có những máy ảnh vẫn cho bạn bấm khi chưa focus.
    Bạn nên kiểm tra lại một cận ảnh hoặc ảnh có chủ đề khó nhắm ngay sau khi chụp. Nếu ảnh bị mờ, bạn nên focus bằng tay. MF (Manual Focus) nên được dùng khi AF (Auto Focus) thất bại.
    Bạn cũng nên cho máy ảnh thời gian để focus, bằng cách bấm nhẹ nhẹ lên nút màn trập, và chờ máy ảnh focus xong trước khi bạn bấm hẳn lên nút màn trập.

    Kiettt: các hình mình hoạ mình capture từ file PDF, paste nó qua MSPaint rồi save lại, nhìn trên màn hình thì nó bự lắm nhưng không hiểu sao khi save lại và upload lên nó còn có chút chéo, chưa biết mình sai chỗ nào. Mà hình nhỏ bỏ vô coi kỳ lắm. Ai quan tâm chịu khó đối chiếu qua lại dùm. Mình sẽ tìm hiểu thêm coi có chiêu nào chưa tính tới không.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  11. 3 thành viên Like bài viết này:


  12. #38
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Chụp ảnh sinh hoạt gia đình – Những điều nên và không nên
    (Family Portraits Do’s and Don’ts by Chas Elliott)

    Tác giả: Chas Elliott, nguồn: http://www.digital-photography-schoo...-dos-and-donts

    Kiettt: mình thuyết minh lại những gì mình hiểu khi đọc bài này, theo dạng viết cho gà, và family portraits theo như nội dung bài viết có nghĩa rộng hơn là ảnh sinh hoạt gia đình, kiển như chụp ảnh nhóm nhiều người, chụp hình chung trong lớp học, nhóm bạn,… nhưng ta cứ thống nhất là sẽ dùng từ “ảnh sinh hoạt gia đình” nhé):



    Với gà, kỹ năng chụp ảnh gia đình có thể xem là điều đương nhiên phải biết, đôi khi nó quyết định sự tồn tại của … sự nghiệp chụp hình của bạn, ví dụ như chụp hình vợ con, hình gia đình mình mà đẹp thì có thổi lỗ tai vợ xin sắm thêm đồ nghề, vợ sẽ vui vẻ mà duyệt vậy đó, còn chụp mà xấu là coi chừng bị bã bắt bán hết đồ đi. Nhằm mục đích rèn dũa những điều nhỏ nhặt làm nên sự khác biệt trong chủ đề cổ điển này, Chas Elliott chia xẻ vài điểm nên và không nên khi chụp ảnh sinh hoạt gia đình.

    NÊN:

    1. Hãy xích lại gần nhau: ngay cả khi trong cùng một gia đình, mọi người không hẳn là gần gũi với nhau, nhưng nếu để mọi người xích lại gần nhau sẽ tạo nên sự khác biệt trong cái hồn của tấm ảnh. Khi mọi người thực sự xích lại gần nhau, nó sẽ lan toả hơi ấm và tạo cảm giác gia đình là phải gắn kết như vậy. Để bắt đầu, có thể xếp mọi người đứng hơi so le với nhau, vai hơi chồng lên vai. Cũng nên cân nhắc tuổi tác của các thành viên trong gia đình, nếu có ông bà cùng chụp hình, bạn hãy tìm ghế ngồi cho các cụ.


    2. Sắp đặt trang phục cho hài hoà: cố gắng xoay sở sắp xếp sao cho màu sắc quần áo cửa những người có mặttrong tấm hình tương đối hài hoà, khỏng chỏi nhau quá.

    3.Để ý coi có ai chớp mắt khi chụp không ? : nhóm chỉ có vài người thì có thể không bị lỗi này, nhưng với nhóm đông người thì có khả năng sẽ có người chớp mắt khi chụp. nhiều tay máy thường nghĩ “mình chụp bằng máy đì gi tồ mà, cứ bắn la–phan đi”, và sau nhiều lần còng lưng làm photoshop cắt dán mắt của một người từ tấm này qua tấm kia, sẽ phải thay đổi cách suy nghĩ thoi. Mọi người có thể bỏ qua cảnh một người trong hình cười hơi gượng gạo, nhưng một tấm ảnh gia đình mà có khuôn mặt nào đờ đẫn như đang ngủ gật hay đang phê thuốc, kẻ bị đổ thừa chính là thằng chụp hình

    4. Hãy tạo không khí vui vẻ để có được những nụ cười đẹp nhất: vài câu nói đùa có thể làm vơi đi sự gượng ép, căng thẳng. Câu nói thường được nghe nhất những lúc này là “nè, mọi người tập trung nhìn vô máy nè”, hãy yêu cầu mọi người tạo dáng theo cách mà họ cho là đẹp nhất. Nếu bạn có câu nói đùa nào làm cho mọi người bật cười, hãy chia sẻ cùng chúng tôi.


    5. Xoá phông nền: hãy mở khẩu lớn nhất mà bạn có thể, nhưng nhớ dặn mọi người đứng yên, khẩu 2.8 có thể làm cho bờ rào, bụi tre ở hậu cảnh mượt mà như lụa, nhưng cũng có thể làm cho cậu Bảy dì Ba đứng ở hàng cuối nhìn giống như ... ma hiện hồn về. Điều này thực sự là vấn đề lớn nếu mọi người đứng thành vài hàng và DOF của bạn quá mỏng, chỉ đủ nét cho hàng người đầu tiên chẳng hạn. Chủ đề ảnh sinh hoạt gia đình chụp người thì rõ từng khuôn mặt là yếu tố kiên quyết.



    KHÔNG NÊN

    1. Quên đặt lại các thông số trên máy ảnh trước khi chụp: ISO không đúng, EV chỉnh dư hay thiếu, size hình quá nhỏ,... Quả là khó mà ăn nói cho xuôi sau khi tốn cả buổi chụp hình và mọi người đã ra về hết, bạn mới phát hiện ra máy ảnh đang để ở độ phân giải cực thấp vì hôm qua bạn chụp hình mấy món đồ cũ tính mang lên 5 giây rao bán lại.

    2.Đừng để các mẫu nghiêng đầu vào nhau: người được chụp hình hay có khuynh hướng ngả đầu vào nhau hay cúi đầu, hãy cố gắng tránh việc đó dù đôi khi chính bạn cũng sẽ mắc lỗi đó khi người khác chụp hình cho bạn.

    3. Đừng nói những câu tiêu cực: bạm bấm xong một kiểu ảnh, nhìn vào màn hình và buộc miệng chửi thề hay “chít mịa” là hỏng bét. Hãy nói những câu tích cực hơn, kiểu như “đẹp quá, giờ mình thêm kiểu nữa nè”, bạn càng bảo với người được chụp hình là hình đẹp lắm, bạn càng có cơ may chụp được những tấm thật sự đẹp. Hãy sáng tạo ra những lời khen ngợi tự nhiên, kiểu như “hết xảy”, “nhà mình đẹp quá”, “dì Út nhìn xinh quá nè”,... những lời có cánh đó sẽ giúp động viên người được chụp ảnh bộc lộ hết vẻ duyên dáng tự nhiên nhất của họ. Và tin tôi đi, nó cũng góp phần động viên chính bạn nữa đấy


    Vài comment của những người đã đọc các tuts này và đóng góp kinh nghiệm riêng của họ:
    - K.Praslowicz : một mẹo chống chớp mắt mà bác này chia sẻ, là khi bác ấy chụp một nhóm 170 người, bác ấy bảo mọi người cùng nhắm tịt hết mắt lại, rồi bảo họ đồng thời mở mắt ra và chụp ngay lúc đó.
    - Dcclark thì chia sẻ kinh nghiệm khi chụp là hô to “chuẩn bị nà, 3, 2, 1” và bấm mấy khi đếm tới 2, bác này bảo bấm máy khi mọi người còn đang mất cảnh giác, chộp được những nụ cười đẹp nhất khi họ bắt đầu cười và chưa kịp “diễn”.

    - Jeffrey Kontur nhấn mạnh thêm cho mẹo của K.Praslowicz: đừng bắt mọi người nhắm mắt lâu quá khi bạn vẫn còn đang chỉnh máy, chỉ làm điều này khi bạn đã sẵn sàng bấm rồi.
    - Tina P chia sẻ câu nói đùa của bác ấy khi chụp hình “sao mọi người mặt mày nghiêm trọng dạ ? Bộ có ai vừa đánh rắm hả ?” (đùa kiểu này hình như không thích hợp lắm với người Việt).
    - Junj áp dụng mẹo nhắm mắt tập thể theo một cách rất sáng tạo, bác này yêu cầu mọi người nhắm chặt mắt lại rồi chụp một kiểu lúc đó, khi bảo mọi ngừoi mở mắt ra, bác ấy làm ra vẻ ngạc nhiên là hồi nãy lỡ tay bấm lộn, lúc mọi người đang cười vui vẻ thì bác ấy chơi thêm phát nữa, rốt cuộc ta có một serie ảnh rất là vui nhộn.

    PS: Bữa giờ cắt dán quá trời luôn mà sao không nghe ai còm gì vậy ? Mong được nghe thêm nhiều kinh nghiệm thực tế của phe ta, bữa giờ toàn là nghe Tây nói không à
    Được sửa bởi kiettt lúc 20:34 ngày 27-08-2011 Reason: sửa link hình minh hoạ
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  13. 4 thành viên Like bài viết này:


  14. #39
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Có bài nào về chụp con nít ko anh? Em chỉ quan tâm đến đối tượng đó thui

  15. #40
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Có bài nào về chụp con nít ko anh? Em chỉ quan tâm đến đối tượng đó thui
    Hên quá, khúc này phần chú nè, nhớ làm luôn phần comment nữa nhe, nhiều ông bà xúm vô nói bậy hay tán thêm kinh nghiệm, cũng thú vị lắm. "How to photograph new born", show hàng cái hình trước nè, cu mập chôm cái style này đi, nhớ bận áo vô nhe



    http://www.digital-photography-schoo...graph-newborns
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  16. Thành viên Like bài viết này:


Trang 4 / 10 FirstFirst 12345679 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •