Trang 7 / 10 FirstFirst ... 245678910 LastLast
Hiển thị kết quả từ 61 đến 70 / 99
  1. #61
    Tham gia
    16-08-2009
    Location
    SG
    Bài viết
    1,907
    Like
    1,303
    Thanked 260 Times in 146 Posts
    Quote Được gửi bởi thaychuastudio View Post
    Eo ơi!!! lão ấy bảo "Đừng phụ thuộc vào thiết bị" , mà chưa gì đã đưa cái LEICA M9 ra rồi ... Hu hu hu
    Đúng rồi, khi nào đưa hẳn cái S2 ra mới gọi là phụ thuộc vào thiếc bị lão à.

  2. #62
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Đọc báo, tìm thấy loạt bài dạy gà chụp hình, giới thiệu link cho bà con coi, từ link này dẫn đến link khác, ai thấy mình cần bổ túc cái gì thì đọc cái đó nè

    Bù sáng

    Tổng quan về ISO

    Độ sâu trường ảnh DOF

    Khẩu độ

    Tốc độ

    Các nguyên tắc căn bản về bố cục

    Tìm hiểu về máy ảnh

    Trong từng bài, phía dưới nó còn có những link giới thiệu các đề tài khác nữa, mình có đọc sơ qua thì thấy có thể áp dụng cho cả máy bỏ túi và máy bỏ ... ba lô
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  3. 3 thành viên Like bài viết này:


  4. #63
    Tham gia
    07-12-2011
    Bài viết
    178
    Like
    96
    Thanked 251 Times in 119 Posts
    Tôi thường bị gãy phần chụp đêm và chuyển động. Thanks
    Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới...

  5. #64
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Tháng trước DPS (Digital Photography School) nó bắt mình làm bản khai, chắc mình khai đang xài PnS nên từ thời gian đó tips nó gởi cho mình toàn là quảng cáo sách học chụp hình không, mấy mẹo vặt ít hẳn đi nên lâu nay không có chiêu mới chia xẻ cho bà con.

    Lại có cậu đồng nghiệp sắp thành bố trẻ, ngoan cố cãi lời mình đi sắm cho bằng được con DSLR dòng entry level, sau khi ăn phải bả chú càng ngày càng xa rời con đường ... dương đạo, vừa được chú chia xẻ cái link này khi đang tìm chỗ bán bớt đồ lỡ mua, mình đọc thấy cũng có thể giúp ích được cho nhiều người nên xin phép copy lại đây, văn phong thì đúng dân làng mùi luôn, hơi Chí Phèo tí nhưng xét thấy cũng không đến nỗi quá đáng, phần thì phải tôn trọng nguyên tác nên mình để nguyên.

    Đại khái tác giả James Duong (JD) bằng kinh nghiệm của mình, chia sẻ với những anh em tập tành dấn thân vào con đường gian khổ và tốn kém được gọi bằng cái tên mỹ miều lừa tình là nhiếp ảnh. Mình copy lại loạt bài đầu thôi, ai có hứng thú thì cứ việc theo link gốc mà đọc tiếp.

    Nguồn:

    Ăn chơi thì phải sướng

    Dạo này JD chả chụp choẹt gì mấy, có đôi chút thì giờ làm thử 1 bài tư vấn để giúp đỡ anh em những lúc khó khăn về tinh thần khi chọn mua đồ chơi và cũng để chúng ta tổng kết sơ qua quá trình và kinh nghiệm chơi đồ hàng.

    Thực tế thì kinh nghiệm của JD cũng không có bao nhiêu nhưng JD nghĩ cũng đu đủ để có thể chia sẻ với anh em, giúp đỡ cho dân tinh ăn chơi cho đúng cách. Phần lớn chúng ta, nếu không muốn nói là tất cả, ban đầu khi đến với nhiếp ảnh đều xuất phát từ thú vui, nói cách khác là chơi ảnh. Như anh Hairy Tĩnh trong box phim nói 1 câu mà JD rất tâm đắc, 'ăn chơi thì cách chơi là rất quan trọng'. JD xin sửa 1 chút cho thật chính xác, "Ăn chơi thì phải sướng". Chơi cái gì cũng phải biết cách, nếu không sẽ trở thành 1 dạng đú bẩn, tốn tiền và tốn thời gian, tưởng là sướng nhưng đéo sướng, hoặc cũng sướng nhưng không thể cực khoái, kiểu nửa mùa.

    Cho nên, "Ăn chơi phải sướng" sẽ đi theo tiêu chí giá tiền hiệu năng, hiệu quả cao nhất so với đồng tiền bỏ ra. Cái này không những áp dụng cho anh em chơi bời mà còn ít nhiều có thể tham khảo cho các cụ thợ ảnh hay các em mới vào nghề kiếm tiền.

    Trước khi đi vào bài vở thì JD muốn chúng ta cùng chung 1 quan điểm với nhau: "chơi ảnh không chơi máy". Bức ảnh sau cùng phải có giá trị sung sướng cao nhất. Bức ảnh là thước đo chính xác nhất của độ sướng. Tất nhiên, cảm giác chụp ảnh, cảm giác lang thang, cảm giác nọ, cảm giác kia cũng là cái sướng nhưng chúng không thể vượt qua được bức ảnh sau cùng. Nhiều ông nhan nhản kêu "ảnh đẹp xấu quan trọng chó gì, được cầm máy lang thang là sướng rồi." Ờ, đến lúc về nhà cắm thẻ vào máy, ảnh như cục cứt xem có sướng được nữa không. Tất nhiên, mỗi người một suy nghĩ, nhưng JD thấy cái suy nghĩ đấy rất dởm đời, thậm chí là bốc phét. Thể loại đấy không nên đọc tiếp. Đối với JD và nhiều bác, bức ảnh sau cùng chính là giai đoạn cực khoái, là giây phút thăng hoa. Nói thật với các bác, có nhiều assignment JD phải chụp, lúc chụp chán bỏ mẹ, chả thấy sướng chỗ nào, nhưng khi về nhà, có được bức ảnh đẹp và đúng ý mình thì niềm vui cứ dạt dào. Chụp ảnh làm gì khi chúng ta không quan tâm đến ảnh.

    Muốn sướng, muốn ảnh đẹp thì phải trau dồi kiến thức. Thiết bị xét cho cùng cũng chỉ để hỗ trợ thôi. Cái này biết rồi khổ lắm nói mãi, nhưng có mấy ai thực hiện được ?!?!!? Thay vì mỗi ngày bỏ ra 1 tiếng để thẩm du thiết bị thì chỉ cần bỏ ra 15 phút lang thang dpreview, nikonrumor, còn 45 phút nên mò vào five prime flickr, flickriver, và google những giáo trình dạy chụp ảnh, đặc biệt về ánh sáng. Đồng ý chơi thiết bị cũng có cái sướng, nhưng cái sướng đấy so với cái sướng chụp được ảnh đẹp thì không so nổi. Sướng vì ảnh đẹp là cái sướng vĩnh cửu, sướng riêng của bản thân. Ai cũng có thể mua thiết bị để sướng, nhưng không phải ai cũng có thể chụp ra ảnh đẹp để sướng đâu.

    Nói dông dài để thống nhất tinh thần là thế, bố nào thấy không vừa ý thì thoát ra ngoài luôn, ông nào nhất trí thì chơi tiếp. JD sẽ không bao giờ khuyên các bác đi theo lộ trình nào cả. Bản thân JD cũng đã từng đi theo lộ trình, rất ngu và phí tiền, chỉ béo mấy thằng bán máy. Có bao nhiêu thì chơi bấy nhiêu, đừng bao giờ "cố thêm tí, thêm tí nữa, sau này sẽ đổi lên ...". Không sướng được đâu !!!

    Theo kinh nghiệm của JD cùng những bài học ngu nhưng đầy thấm thía, JD hy vọng các anh em sẽ tránh những bãi cứt mà JD đã dẫm phải để có thể đi thênh thang trên đại lộ ảnh sướng. Trước khi mua sắm, chúng ta phải xác định chúng ta là đối tượng nào, từ đó có thể suy ra nhu cầu. Mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu khác nhau, thậm chí cùng 1 đối tượng sẽ có nhiều nhu cầu. Nhìn trước nhìn sau, nhìn trái nhìn phải, JD thấy xung quanh mình có những đối tượng này:

    1. Những ông bố trẻ.
    2. Các cháu dậy thì.
    3. Tuổi già ham chơi.
    4. Niềm vui chợt đến.
    5. Làm nghề tay trái.

    Tất nhiên sẽ có những đối tượng khác nữa nhưng 5 đối tượng này là chủ đạo. Với 5 đối tượng này thì sẽ có những nhu cầu chụp ảnh sau:

    1. Gia đình vợ con bạn bè.
    2. Phong cảnh thiên nhiên thơ thẩn.
    3. Đời thường lang thang.
    4. Gái teen xóa phông.
    5. Có tiền bấm mạnh.

    Khi đã xác định được mình thuộc đối tượng nào và có nhu cầu gì thì chúng ta sẽ bàn đến vấn đề tiền nong, có bao nhiêu để đầu tư, quan trọng hơn là máu đến đâu.

    Về vấn đề chia theo nhu cầu hay đối tượng để tư vấn thì hơi chung chung. Với tiêu chí hiệu quả giá tiền thì JD sẽ chia theo phân khúc đồng tiền để tư vấn cho dễ.

    1. Xung quanh $1000

    Với khoản tiền này thì phần đông đối tượng sẽ là các ông bố trẻ mới có con và các cháu dậy thì mới mọc lông chim. Có những người chả biết ảnh ọt gì nhưng đến khi có con thì máu chụp ảnh nổi lên như động giật, nhất là để chụp đứa con bé bỏng mới ra đời của mình. Đối tượng các bố trẻ thực sự rất đông. Ngay như trong gia đình của JD cũng đã xuất hiện vài thành phần bố trẻ có nhu cầu chụp ảnh con yêu. Mặc dù ông bà nội ngoại cũng có nói: "có chú JD chụp ảnh kia kìa, bảo chú chụp cho, mua máy làm gì." Nhưng thực tế là chú JD không phải lúc nào cũng rảnh, quan trọng hơn là cái cảm giác được chụp ảnh trực tiếp cho đứa con yêu của mình mỗi tối, mỗi tuần đi chơi, xem nó lớn lên hàng ngày theo những bức ảnh là một cảm giác vô giá. Ông bố trẻ nào chưa mua máy thì nên khẩn trương đi nhé, kể cả trong nhà có ông chú hay ông cậu biết chụp ảnh đi chăng nữa. Vì chỉ chụp con cái và gia đình chủ yếu, các bố không cần đầu tư nhiều, kể cả có nhiều tiền. Đơn giản, ngoài các bố ra, còn có các mẹ cũng muốn chụp ảnh cho con yêu của mình, đầu tư nhiều tiền máy D700 hay D3 thì các mẹ sức đâu mà cầm. Cuối tuần đi biển cầm máy nhẹ nhàng mới khả thi, ôm bom tấn đi chơi lang thang thì sức đâu ??? Cho nên $1000 là đủ.

    Bên cạnh các ông bố bà mẹ, đối tượng chỉ nên bỏ ra $1000 là các cháu dậy thì lún phún lông chim. Tuổi của các cháu là cả thèm chóng chán, chắc chắn cũng sẽ có cháu chơi ảnh lâu dài, thậm chí kiếm tiền bằng ảnh, nhưng khả năng đó quả thật không rõ ràng. Nhiều cháu mua máy chỉ để đú với bạn bè, hoặc chỉ để sĩ với cô bạn xinh xinh cùng lớp. Các cháu cũng chưa kiếm ra tiền. Chú nghĩ, bỏ ra $1000 để mua máy là quá đủ cho các cháu rồi, kể cả bố mẹ các cháu có là đại gia hay cốp cáp gì đi nữa. Đề phòng trường hợp các cháu chán ảnh, không chơi nữa thì gia đình cũng không mất quá nhiều tiền. Hồi chú bằng tuổi các cháu còn không dám mua máy DSLR, bố cho máy gì thì dùng máy đấy thôi. Sau này thời sinh viên mới dám bỏ ra $800usd để đầu tư.

    Chốt lại, với 2 đối tượng này thì $1000 là quá đủ, thậm chí có thể ít hơn nữa cũng được. Với chi phí này thì các bố với các cháu chỉ có thể chơi dòng entry level. Nhưng đừng nghĩ nó thấp kém nhé, D40 chú vẫn có thể kiếm tiền phè phè. Hơn nữa, nó rất lợi hại cho các bố mang đi du lịch với gia đình, các mẹ cũng dùng đựoc dễ dàng và các cháu dậy thì cũng tiết kiệm tiền cho gia đình.

    Với dòng entry level thì chúng ta nên mua sắm như thế nào ? Tốt nhất cứ bám vào Ni-Ca cho nó lành, dễ mua và dễ bán, kể cả 2nd hand. JD dùng Nikon nhưng phải thừa nhận dòng entry level của Canon hay hơn bội phần. Dòng entry của Nikon có những hạn chế đau đớn:

    1. Không có motor lấy nét, không sử dụng được với lens AF thường giá rẻ, cụ thể như 50mm f1.8, 24mm f2.8
    2. Không đo sáng với lens AI cực rẻ.

    Trong khi đó, entry level của Canon có đầy đủ những tính năng đó, tiết kiệm được rất nhiều tiền khi chơi ống AF thường và đặc biệt là M42. Sẽ có đồng chí kêu là chơi Nikon entry chỉ cần lens kit nên body ko cần motor, nhưng như vậy không sướng. Với $1000, JD nghĩ chúng ta nên dính với Canon.

    450D, 500D, 550D: chất ảnh không khác gì nhau, 2 máy sau còn có quay phim. JD khuyên nên lấy 2 máy sau để còn quay phim cho con cái, giữ lại để sau này xem cho vui.
    Lens kit: ít ai thoát khỏi lens này vì độ tiện dụng và dễ dàng khi sử dụng.
    Mua thêm:

    Canon 50mm f1.8, hiệu quả so với giá tiền thực sự rất cao, chụp xóa phông cho con, chụp trong nhà khi thiếu sáng.
    Speedlight 430EX: chụp gia đình những lúc tụ tập ăn uống, chụp cho cháu bé cần dùng đèn này để đánh bounce, ko nên dùng flash cóc đánh thẳng vào mắt bé, rất nguy hiểm.

    Như vậy với giá thành loanh quanh $1000, nếu mua used, chắc chắn dưới $1000, các ông bố có thể phục vụ nhu cầu của mình 1 cách hoàn hảo, ăn uống họ hàng trong nhà, đi chơi gia đình gọn nhẹ, chụp bé xóa phống. Các cháu dậy thì có thể chụp ảnh cho lớp mình với lens kit 18-55, đánh bounce với 430EX khi chụp trong nhà bạn bè sinh nhật, có thể xóa phông cho các bạn gái xinh xinh băng 50mm f1.8.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  6. 2 thành viên Like bài viết này:


  7. #65
    Tham gia
    17-12-2007
    Bài viết
    191
    Like
    38
    Thanked 56 Times in 25 Posts
    Lần theo cái link của anh Kiettt mới thấy ngôn ngữ của tay này đáng sợ thật

    Một chút cảm nhận về vấn đề "Ăn Chơi":

    Ai muốn nói gì thì nói, nhu cầu "gái teen xóa phông" luôn luôn đứng đầu trong các nhu cầu của giới chơi ảnh mạng, ít nhất là ở vnphoto. Box chân dung mấy năm nay luôn luôn là box sôi động nhất. Vì sao ? 2 lý do:

    1. Dễ chụp, mở khẩu, tele, xóa phông, trông dễ nhìn, dễ đẹp, nội dung đơn giản, cái mặt to đùng, cái phông mờ tịt.
    2. Đối tượng đàn ông mê nhất là gái xinh chứ éo phải hoa lá cành tỉ mỉ hay phóng sự con người hay kể cả thời trang.

    Như JD đã nói từ trước, nếu các bác thực sự muốn lên tay chân dung thì không cần phải chụp gái xinh, chụp gái xấu mà chụp nghiêm túc còn tốt hơn vạn lần. Tuy nhiên, có rất nhiều ông lấy gái xinh làm cảm hứng sáng tác. Một dạng bệnh hoạn trong thú vui tinh thần. Và trong những ông bệnh hoạn đó, có vô số các ông chụp gái cực xấu, tôi không nói là ảnh xấu, tôi nói là gái của các ông rất xấu. Thú vị là các ông vẫn say sưa lấy những con ma ở cõi trần làm niềm vui và hứng thú sáng tác. Thật là quái dị.

    Thật, tôi không hiểu sao trên đời có những con xấu đến thế !!! Răng vừa vàng vừa vẩu, mắt vừa híp vừa lờ đờ như một lũ nghiện, Gò má thì cao đến mức sát mấy đời chồng cũng chả hết. Tóc thì vừa rối vừa bẩn trông ý như cái chổi quét nhà. Mũi thì tẹt dí xuống tận xương, nhìn nghiêng không thấy mũi đâu, lỗ mũi thì to như cái giếng nước cho cả làng cùng tắm. Người thì không biết có phải là người hay là ngợm nữa. Ngực thì lép như tấm phản, đúng như bọn mất dạy nói gọi là "hai lưng". Mông thì teo tóp như kiểu cả đời phải ngồi xí xổm.

    Và tôi không thể hiểu nổi tại sao nhiều ông có thể lấy những nàng đó làm niềm cảm hứng. Nhiều lúc xem ảnh các ông chụp, tôi không hiểu các ông đang sáng tác nghệ thuật hay chụp ảnh để dọa ma bọn trẻ con nữa, kiểu dí ảnh vào mặt con trai mình: "ăn đi, học bài đi rồi đi ngủ đi không thì con ma này nó đến nó bắt đấy." Thay vì chụp những con quái vật hiện hình, các ông hãy chụp người thân của mình đi. Dù họ không đẹp nhưng chắc chắn bức ảnh sẽ có nhiều ý nghĩa hơn và người xem sẽ cảm nhận được sự liên kết giữa tác giả và chủ thể.

    Ngoài ra, những ông nào chẳng may lấy vợ xấu thì hãy vào ngay Box Chân dung của Vnphoto để lấy niềm an ủi chân thành, trên đời này cũng còn nhiều con vật quái dị hơn con vợ già của mình nhiều.

    Gửi những em mẫu xấu đau xấu đớn: anh biết anh nói như vậy cũng thật quá đáng, xấu xí không phải là cái tội, nhưng không biết mình xấu, vẫn đú đởn ưỡn ẹo trước ống kính là một trọng tội. Các em có thể tập hợp với nhau thành 1 nhóm người mẫu với khẩu hiệu "kỳ quan thứ 8 của thế giới", chắc chắn các em sẽ giàu to vì sự hiếu kì của dân tình.

    ... tạo hóa thật là độc ác ....

    Cung kính gửi tặng các cụ già đang chìm trong cơn mê "Chân dung xóa phông, mẫu xấu và rất xấu":


    Đầu tiên, cháu xin gửi lời chào và chúc sức khỏe chân thành tới các cụ. Thật thập cổ lai hy, tuổi 70 xưa nay hiếm. Nay, nhiều cụ đã ngót nghét đầu 6, đầu 7 mà vẫn còn sức lực tham gia phong trào xã hội, thậm chí còn đam mê sáng tác nghệ thuật nhiếp ảnh thì quả thật trời đất đã phù hộ cho các cụ và gia đình. Trước khi nói tiếp thì cháu chỉ mong các cụ hiểu rằng: những điều cháu nói sắp tới hoàn toàn xuất phát từ ý thức đóng góp, không hề có ý đả kích ai hết, mong các cụ đừng nổi khùng :"thằng ôn con JD tuổi gì mà dám dạy đời các cụ ?!" Như cháu đã nói, ở tuổi các cụ mà có thể cầm máy sáng tác thì quả thật là một điều tuyệt diệu. Cháu ước ao có thể làm được điều gì đó để ông cụ thân sinh nhà cháu có thời gian và thoải mái tâm trí tìm đến một thú vui tinh thần như các cụ. Con cháu nhà các cụ quả là những người may mắn.

    Cháu tin rằng, đối với các cụ, ảnh đẹp xấu hoàn toàn không quan trọng, và các cụ cũng không nên quan trọng chuyện đẹp xấu, chỉ cần ngày nào còn có sức khỏe, thời gian và tâm trí để cầm máy đã là hồng phúc của dòng họ rồi. Tuy nhiên, không quan trọng đẹp xấu không có nghĩa là muốn chụp gì thì chụp. Nghĩa là sao ? Nghĩa là ở tuổi các cụ thì chụp gái teen ít ít thôi. Đứng đắn một tí đê. Nhìn 1 lũ các ông tóc bạc phơ quây 1 con đôi mươi trông có coi được không ??? Cháu không nói là các cụ không nên chụp gái teen, có điều hạn chế thôi. Đối tượng các cụ nên chụp nhiều nhất lúc này chính là gia đình và con cháu các cụ (mặc dù cháu biết các cụ có chụp). Khi các cụ "trở về cát bụi" thì những bức ảnh về gia đình của các cụ là hiện vật quý giá nhất, là sợi dây hữu hình gắn bó các cụ với gia đình, thậm chí gắn bó các thành viên gia đình với nhau hơn. Khi các cụ đã "đi xa", các con các cháu của cụ ít nhiều sẽ không còn gắn bó với nhau như hồi còn có các cụ. Những bức ảnh gia đinh chắc chắn sẽ đem lại sự khăng khít phần nào. Hơn nữa, chúng còn có giá trị thời gian một cách mạnh mẽ. Nhìn lại những bức ảnh 20 năm trước, cháu như xem một bộ phim về chính gia đình mình, ý nghĩa lắm các cụ ạ. Còn mấy cái ảnh chụp những con đú đởn chả có giá trị mẹ gì. Năm nay các cụ chụp thấy nó hay, năm sau các cụ xem lại thì chả còn cảm giác gì đâu, để trong ổ cứng cũng được mà xóa đi cũng chả thấy tiếc. Nhưng không cụ nào dám xóa ảnh gia đình đâu, nhất là những bức ảnh đại gia đình tụ tập vào dịp lễ tết.

    Như những gì cháu thấy, cách tiếp cận chụp gia đình và chụp gái gú của các cụ hoàn toàn giống nhau, giơ máy lên là bấm, chả cần suy nghĩ gì. Tuy nhiên, chụp gia đình mà không suy nghĩ thì vẫn còn giữ được khoảnh khắc thời gian. Chụp gái gú mà không suy nghĩ sẽ tạo ra những tác phẩm vô cùng thảm hại, nếu không muốn nói là tởm lợn. Bằng chứng là các cụ chụp gái rất hăng, xóa phông rất bốc, tinh thần lên rất máu. Những con mẫu xấu xí được thể hiện qua ống kính của các cụ đã hóa thân trở thành hình ảnh của những con phò bẩn tàu nhanh 50 nghìn một phát (bây giờ lạm phát cao, cứ cho là 100 nghìn một phát đi ).



    Cháu cũng mơ màng hiểu được tại sao các cụ mê chụp gái đến thế, mặc cho nhan sắc tàn bạo của các cô nàng õng ẹo. Tổ quốc Việt Nam của chúng ta chịu đau thương qua bao cuộc chiến tranh, cũng vì lẽ đó, khi còn thanh niên tráng kiện, các cụ không có nhiều cơ hội chơi gái. Đến nay về già, ít nhiều nuối tiếc, đành phải rơi rớt những giọt nước dãi tinh thần vào những bức ảnh gái xấu xóa phông và vỗ ngực tự hào ta đây cũng chụp ảnh gái như ai. Nhưng các cụ ơi, nghĩ đi nghĩ lại, cả đời đã thanh tịnh rồi, cuối đời tiếc nuối miếng thịt mà để làm gì ???

    Hơn nữa, các cụ cũng phải nghĩ đến con cháu mình nữa chứ. Thử tưởng tượng, các con các cháu cụ đi học đi làm, đến trường, đến cơ quan bị bạn bè hay đồng nghiệp vỗ vai: "êu, chiều qua tao thấy ông già nhà mày chụp ảnh cho mấy con đĩ ở công viên Tao Đàn đấy !" Thử hỏi, con cháu các cụ còn mặt mũi và tâm trí nào để học hành và làm việc được nữa ???

    Những gì cháu cần nói với các cụ về cách ăn chơi, có lẽ thế là đủ. Các cụ tiếc đời chụp gái cũng không sao. Nhưng ngoài con cháu mình ra, các cụ cũng nên giữ thể diện cho các "cháu" mẫu của các cụ. Không thể tiếp tục cái kiểu bấm liên thanh không cần động não được, nhất là khi các cụ rất chăm chỉ miệt mài post ảnh lên VNPhoto, diễn đàn nhiếp ảnh lớn nhất Việt Nam. Không khác gì nhục mạ các "cháu" mẫu. Chúng nó đã xấu sẵn rồi, mà trình độ các cụ thì không thể chụp theo cái kiểu "xấu che tốt khoe." Cách khắc phục duy nhất là chụp chậm lại, trước khi chụp phải quan sát và suy nghĩ, cố gắng tìm ra nét đẹp và cố gắng che đi những khuyêt điểm của mẫu.

    Những cái này không cần phải học ở đâu xa, người bình thường chụp đàng hoàng thì chỉ cần đi chụp vài lần là nắm được:

    Ngực nó teo, mông nó lép thì không được chụp nghiêng.
    Vai nó thô, mặt nó ngắn thì không được chụp thẳng.
    Mắt nó híp, mắt nó lác thì bảo nó đeo kính mát.
    Hàm nó ngang, cằm nó to thì phải chụp từ trên xuống.
    Răng nó vàng, răng nó vẩu thì đừng bắt nó cười.
    Chân nó ngắn thì hạn chế tele, ngồi thấp xuống mà chụp.
    Đít nó teo thì nói nó mang guốc cao.
    Chân nó cong bảo nó đứng xoay hông.
    Mũi tẹt, mặt gãy lưỡi cày thì không được chụp nghiêng.

    Vân vân và vân vân. Những thứ này chả ai dạy cho cháu cả, chỉ cần các cụ chụp chậm lại và động não một chút thì sẽ nắm được và ảnh sẽ khá lên nhiều. Hơn nữa, phải nghiêm khắc khi post ảnh gái lên mạng để giữ thể diện cho họ vì các cụ chụp cực xấu. Nhớ nhé, các cụ đừng bao giờ quên, thể diện của các cháu mẫu và quan trọng hơn cả, khoảnh khắc gia đình vẫn phải là chủ đề quan trọng nhất.

    Cháu xin kính chúc các cụ đại lão vạn thọ, sức khỏe dồi dào tựa biển đông, hạnh phúc gia tộc như cát tường.

    Kính cẩn nghiêng mình,
    Cháu James Duong

  8. Thành viên Like bài viết này:


  9. #66
    Tham gia
    17-12-2007
    Bài viết
    191
    Like
    38
    Thanked 56 Times in 25 Posts
    Và quý nhất những dòng chữ chứa đầy tâm huyết của anh

    (tiếp theo)

    ... đã lâu ko vào đây viết bài vì thực sự là quá bận, hết việc này đến việc khác. Hôm nay trời cao trong xanh, sương sớm long lanh, mình xin nói về 1 chủ đề nhiếp ảnh quan trọng nhất nhưng dường như đang bị lãng quên: Nhiếp ảnh gia đình.

    Ai ai có máy ảnh cũng chụp gia đình mình nhưng một khi đã biết chụp thì nhiều người lại bỏ quên cái chủ đề này, đặc biệt là đối tượng "Niềm vui chợt đến." Nhiều thằng đú bẩn cứ ôm cái tư duy rẻ tiền chụp gái mới sướng. Nhiều thằng khác lại tưởng mình nghệ hơn, "chụp gái thường quá, bố chụp đời thường mới nghệ, đời thường mới có khoảnh khắc, mới ra chất lang thang." Ngu vật. Đã là chụp ảnh thì không thể phân biệt chủ đề theo kiểu trên cao dưới thấp vì xét cho cùng, khi chúng ta chụp những con người xa lạ đó, hôm nay trông có vẻ hay, có vẻ đẹp nhưng ngày mai cũng chỉ là những bức ảnh tầm thường thôi.

    Chỉ có một chủ đề duy nhất có thể mang ý nghĩa thời gian, mang lại cho chúng ta những cung bậc tình cảm, đó chính là bức ảnh của người thân. Hai chữ người thân ở đây không giới hạn ở chính gia đình mình, hiểu nghĩa rộng ra, chính là bạn bè, hàng xóm và những con người có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta.

    Nhiếp ảnh gia đình rơi vào phạm trù nhiếp ảnh con người. Với cách hiểu nôm na, nhiều người sẽ cho rằng: nhiếp ảnh con người rơi vào 2 thể loại: chân dung sắp đặt và khoảnh khắc tự nhiên.

    1. Chân dung sắp đặt:

    Chụp gái chụp mẫu nói chung. Những người mới bắt đầu chụp thường rất máu chụp mấy con ôn trông có vẻ ngon ngon, kiểu: hàng càng ngon thì bố mày càng bấn. Mê gái chứ đéo phải mê ảnh. Tele nét căng, phông xóa mơ màng, con hàng ưỡn ẹo, up lên facebook, cả nhà vỗ tay. Nội dung chính của tác phẩm là Phò, càng căng càng chuẩn. Ngoài ra không có gì khác.

    2. Khoảnh khắc tự nhiên:

    Chụp khoảnh khắc đời sống, có thể là nụ cười em trẻ, bà gánh hàng rong, cũng có thể chả thấy mặt người đâu cả, đơn giản là khoảnh khắc ánh sáng hay một bố cục lạ lùng.


    Từ đó chúng ta sẽ thấy một điều: tư duy của chúng ta đang bị hạn hẹp bởi số đông. Cứ chân dung sắp đặt là phải gái xinh (mà thực ra toàn mấy con hàng trông như bị bệnh). Cứ khoảnh khắc tự nhiên là phải chạy ra phố cổ đón lõng dân tình vỉa hè. Tại sao chúng ta không thể áp dụng 2 phong cách này vào chính gia đình và người thân của mình ???

    Theo JD nghĩ, có 3 lý do đang tồn tại khiến cho dân tình éo thích chụp gia đình:

    1. Chụp cẩu thả, cứ lấy máy ra bầm thằng cu con trong nhà kiểu ko cần suy nghĩ, khiến cho bức ảnh chụp ra không ra gì cả. Để trong nhà xem thì còn được, mang ra ngoài thì người ta chửi cho.

    2. Kín đáo: gia đình mình ko thích mang ra cho bàn dân thiên hạ ngắm nhìn và bình phẩm. Cái này do suy nghĩ của mỗi người thôi, JD tôn trọng và ko có quyền đánh giá.

    3. Lý do này hơi cá biệt một tý: gia đình nhiều ông chả ra cái Lờ gì, nhìn nhau đã thấy ngứa mắt, chụp làm chó giề.

    Với 3 lý do khiến chúng ta quên đi việc chụp ảnh gia đình thì lý do thứ 2 thuộc về tư duy tư tưởng, lý do thứ 3 thuộc về hoàn cảnh khác quan. Những thứ đó khó có thể khác phục được. Chỉ có lý do 1 thì còn thuốc chữa.
    Thay vì chụp ào ào, bắn ầm ầm, "ờ, thằng cu con nhà mình mà, chụp lúc đéo nào chả được, lo giề", chúng ta nên coi mẫu nhà như mẫu đường, cho nó ăn mặc tử tế, set up mọi thứ đàng hoàng như mẫu xịn. Chắc chắn bức ảnh sẽ chất lượng hơn theo phong cách chân dung sắp đặt.

    3 bức dưới đây JD chụp mấy đứa cháu trong phòng khách, bảo mẹ nó cho ăn mặc đẹp, ngồi vào vị trí rồi bấm. Set up cũng rất đơn giản, 1 đèn SB-600 với soft box, nhờ ông bố cầm hộ, cứ thế mà bấm, vừa vui, vừa đơn giản, chất lượng mà lại ý nghĩa. Ông bà họ hàng ai xem cũng vui. Mang ảnh mấy con chân dài ra, chó nó thèm để ý.







    Do đó, với phong cách chân dung sắp đặt, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các kĩ thuật nhiếp ảnh để chụp cho gia đình mình, ví dụ cụ thể ở những bức ảnh trên là strobist.

    Với phong cách khoảnh khắc tự nhiên, chúng ta cũng hoàn toàn vô tư thoải mái bóp cò. Đặc biệt ở VN, họ hàng cô bác suốt ngày tụ tập, tha hồ mà bắn phá trong nhà. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, do đó, tùy vào từng gia đình mà ta tìm khoảnh khắc khác nhau.

    Ví dụ, thằng bạn mình mới có con thì mình tìm những pha vui vẻ ngộ nghĩnh

    Còn bức dưới đây thì cô bạn này độc thân nuôi con đã mấy năm nay nên mình chọn góc hơi buồn 1 chút, 1 bên là khu bếp trống trơn, 1 bên là đứa con nhỏ.



    Với phong cách chụp tự nhiên phóng sự, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để sáng tạo hơn. Ví dụ như kiểu bố cục xa xa gần gần như sau:



    Như đã trình bày ở trên, mỗi người trong chúng ta có một hoàn cảnh khác nhau, từ đó dẫn đến những lối sống và thói quen khác nhau. Chính vì vậy, ảnh gia đình của mỗi người sẽ có cá tính riêng rất rõ ràng. Khác hẳn với việc 10 ông chụp gái, ảnh nào cũng như nhau. JD không bảo các bác phải đi chụp chó nhưng JD rất thích chó và đi dã ngoại cho nên JD rất nhiều ảnh chó và ảnh đi rừng. Cái thú của việc chụp những bức ảnh này chính là ở khía cạnh nhật ký, tự mình nhìn những bức ảnh của những việc thân quen cùng những vật thân thuộc làm cho lại thấy nhiếp ảnh có ý nghĩa nhiều hơn, gần gũi hơn, và sâu sắc hơn.

    Lời nói dông dài nhưng không thể kễ xiết. Khi chúng ta sinh ra, ai ở bên cạnh chúng ta, khi chúng ta nhắm mắt lìa đời, ai sẽ ở bên cạnh chúng ta, chắc chắn sẽ không phải các con mẫu chân dài hay ông bà hàng rong. Chúng ta sống và làm việc để cho bản thân ta và quan trọng hơn, cho cả những ai nữa ? Gia đình và bạn bè vẫn luôn luôn là điều thiêng liêng và quan trọng nhất. Thời gian càng trôi qua, bức ảnh về gia đình và bạn bè càng ý nghĩa hơn. Nếu có thể ghi lại những khoảnh khắc đẹp của đời, chúng ta hãy ghi lại những khoảnh khắc của người thân yêu nhất.

    "Ăn chơi phải sướng" tồn tại được đã lâu, luôn luôn được sự ủng hộ của anh em nhiếp ảnh. Mục đích của topic này như JD đã nói từ trang đầu: chia sẻ kinh nghiệm và cảm nhận để chúng ta ăn chơi cho đúng cách. JD học được rất nhiều từ vnphoto nên cũng mong muốn chia sẻ những gì mình biết cho diễn đàn. Những gì phổ biến nhất liên quan tới nhiếp ảnh phổ thông thường nhật, có lẽ JD đã trình bày và hy vọng các anh em thấy nó có ích. JD xin dừng ở đây mặc dù biết rằng nhiếp ảnh là bất tận. Chúc cho tất cả chúng ta ăn chơi phải sướng.

  10. Thành viên Like bài viết này:


  11. #67
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Mẹo chụp hình qua kính (kiếng) mà không bị phản xạ ngược.

    Viết lại từ tips của Lumix qua câu hỏi :"How can I take pictures across glass windows with sharp focus?"

    Ta thường gặp tình huống khi chụp hình đối tượng nằm sau một tấm kính, hệ thống lấy nét tự động thường lấy nét vào những vật thể bị phản xạ lên kính, hoặc nét bị nhòe. Trên DSLR có giải pháp là dùng polarized filter để trị, còn anh em dùng PNS có thể áp dụng mẹo sau (xí trước là cái này nghe sao nói vậy nha, chưa thử).

    Khi bạn chụp hình xuyên qua cửa sổ kính, đưa máy ảnh lại càng sát cửa sổ càng tốt, và hướng điểm lấy nét vào đối tượng muốn chụp, lựa nơi có độ tương phản cao, bấm nửa nút chụp và giữ nguyên để máy lấy nét vào điểm đó rồi chụp.

    Hình 1_1, con chó chụp qua cửa kính xe hơi


    hình 1_2, theo kỹ thuật vừa đề cập



    HÌnh 2_1 phong cảnh thành phố chụp qua vách kính tòa nhà


    Hình 2_2 không bị phản chiếu


    Thật ra cái này không gọi là mẹo được, chỉ là nhắc nhở ta lựa góc chụp để né vụ ánh sáng và các đối tượng không mong muốn bị phản xạ lên kính thôi, nhưng dù sao cũng là một kinh nghiệm để chia sẻ với anh em.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #68
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts
    nếu có ziềng mua cái CPL gắn vô có thể xử được vụ ảnh phản chiếu khi chụp qua kính

  14. #69
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi nino View Post
    nếu có ziềng mua cái CPL gắn vô có thể xử được vụ ảnh phản chiếu khi chụp qua kính
    PnS thì gắn vào ... mắt à

    Hồi bữa đi Đà Lạt, mượn cái máy của bác Dê, lúc chưa trả, ngồi tần mần mấy cái CPL của ổng, vác thước ra đo, ra tiệm mua 4 cái lơi ống nước bình minh về ướm thử (17-19, 19-21, 21-27, 27-34) chưa vừa cái filter mà nhìn mình trong gương tay cầm cái máy ảnh, mún úynh thằng cầm máy dễ sợ
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  15. #70
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Xì păm một bài cho nó qua trang mới nào, có đồ chơi mới rủ bạn bè vào chơi chung

Trang 7 / 10 FirstFirst ... 245678910 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •