Trang 3 / 10 FirstFirst 1234568 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 99
  1. #21
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Bác Cả coi được chưa ? Em đã tìm ra cách convert nó thành text, bác cần cái nào, nói em post lại cho.

    Mấy thông tin này thì hơi lâu rồi, em vừa được gởi cho một số tips mới hơn, để quởn quởn dịch lại rồi post lên sau, toàn những thứ căn bản và dùng được cả cho PNS và nòng dài
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  2. #22
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Cám ơn bác Kiệt!Bác tìm được phần nào thì đưa lên phần đó dùm.Nếu bác chọn lọc những phần thiết thực thì càng hay!
    Khó quá, không thèm ký

  3. #23
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Trích bản tin Hạ 2011 của Phó nhòm club

    Đây là bài thứ 51, 52 và 53 trong loạt bài ngắn về nhiếp ảnh, với mục đích hướng dẫn các bạn mới bước chân vào lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, và được đăng trong nguyệt san PSA (Photographic Society of America), số tháng 9, 10 và 11/2010.
    Người dịch : Vân Mai

    Phương pháp đo sáng (Metering Modes)

    Bộ phận đo sáng của máy ảnh kết hợp lượng ánh sáng rọi vào các phần của ảnh rồi chọn ra một độ sáng gồm khẩu độ và tốc độ, phối hợp với ISO.

    Có vẻ hợp lý khi chúng ta nghĩ chỉ cần đưa một máy ảnh tối tân nhắm vào bất kỳ chủ đề nào thì chúng ta cũng sẽ được một ảnh có ánh sáng đẹp, nhưng sự việc không đơn giản như vậy.

    Hệ thống đo sáng có thể quân bình tất cả các ánh sáng bắt được hoặc có thể căn cứ vào ánh sáng tại tâm điểm của tấm ảnh mà tự điều chỉnh khẩu độ và tốc độ, hoặc chỉ đo sáng tại một vùng nhỏ. Các phương pháp đo sáng khác nhau của máy ảnh cho người chụp ảnh nhiều chọn lựa tùy thuộc vào vùng nào mà người chụp ảnh muốn người xem thấy trước nhất.

    Nói chung, một máy ảnh có ba cách đo sáng căn bản và mỗi cách ứng dụng ánh sáng khác nhau. Mỗi nhà sản xuất máy ảnh chọn đặt tên những cách đo sáng này khác nhau; tuy nhiên cũng đôi khi nhiều tên thường giống nhau, và có thể được giới thiệu như là cách đo sáng tổng quát (overall mode), cách đo sáng tại trung tâm ảnh (center-weighted mode) và cách đo sáng tại một điểm (spot mode).
    Cách đo sáng tổng quát được chọn tại xưởng sản xuất (Kiettt: tức được để là cách đo sáng mặc định khi máy xuất xưởng), và thường thì người mới chụp ảnh không biết (là) còn có chọn lựa khác. Trong cách đo sáng này, máy ảnh chia một ảnh ra nhiều vùng và phân tích ánh sáng của tiền cảnh, hậu cảnh và trung tâm. Cách này cho kết quả tốt trong những trường hợp chủ đề ở gần trung tâm ảnh và hậu cảnh có những vùng sáng và tối bình thường. Những tên thường dùng cho cách này là Evaluative, Matrix hoặc Pattern.

    Trong cách đo sáng tại trung tâm ảnh, máy ảnh chú trọng đến ánh sáng tại vùng trung tâm. Những vùng sáng và/hoặc tối ở hậu cảnh không quan trọng bằng.
    Trong cách đo sáng tại một điểm, máy ảnh hầu như chỉ đo sáng tại điểm mà máy ảnh được nhắm vào, và chủ đề tại điểm này được sáng rỏ cho dù ánh sáng những vùng chung quanh thế nào cũng không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, hậu cảnh lại có thể bị dư sáng hoặc thiếu sáng, và kết quả là tấm ảnh nhìn một cách tổng quát lại có vẻ như không đúng sáng.

    Mỗi vùng sáng và tối cần độ sáng đúng cho riêng vùng đó để ảnh có độ sáng đẹp, nhưng điều này cũng có nghĩa là không thể đo đúng sáng cùng một lúc mỗi phần của ảnh. Người chụp ảnh phải chọn, hoặc là một cái nhìn tổng quát đẹp, hoặc chỉ một vùng nhất định sáng đẹp hơn phần còn lại của ảnh.

    Người chụp ảnh phải quyết định phần nào cần ánh sáng đẹp, rồi chọn cách đo sáng
    thích hợp để có một độ sáng chấp nhận được.
    –—

    Áp Dụng Phương Pháp Đo Sáng (Using Metering Modes)

    Trứoc khi chọn một phương pháp đo sáng, người chụp ảnh cần phải quyết định từng phần trong tấm ảnh cuối cùng sẽ trông như thế nào. Điều quan trọng là cần phải nhìn ảnh qua màn hình máy điện toán hoặc máy ảnh, vì ảnh không nhất thiết trông giống như cảnh bạn thấy.

    Người mới cầm máy ảnh có thể nghĩ một máy ảnh tốt sẽ ở đúng sáng bất kỳ cảnh nào, nhưng sự thật không thể được. Một vùng tối không thể cho thấy chi tiết nếu không được tăng sáng một chút. Một vùng trắng cũng không thể có chi tiết nếu phần trắng loá không được làm tối đủ để cho thấy còn gì ở đó. Cả hai việc không thể được thực hiện cùng một lần mà được.

    Bạn sẽ phải chọn một trong ba cách đo sáng sau đây: ánh sáng trung bình của toàn cảnh, ánh sáng trung bình nhưng chú trọng nhiều hơn ở phần trung tâm của ảnh, hoặc đo sáng ở một điểm trong một vùng nhỏ.

    Thoạt đầu có vẻ như rất dễ chọncách đo sáng tốt nhất, nhưng bạn đừng quên điều quan trọng là mắt người phản ứng với ánh sáng khác máy ảnh. Ví dụ, người nheo mắt khi nắng quá gắt để nhìn chủ đề được rỏ hơn. Máy ảnh không làm như vậy, mà lại chuyển chủ đề được rọi sáng từ phía sau thành một bóng đen (silhouette). Hệ thống đo sáng được điều chỉnh sẳn từ xưởng sản xuất đã chuyển ánh sáng của tất cả các vùng tối và sáng thành ánh sáng trung bình. Kết quả là tấm ảnh trông không giống như mắt người nhìn thấy.

    Có một cách để thấy ánh sáng đo được tại nhiều vùng khác nhau, đó là bấm nút màn trập nửa chừng rồi xem ảnh, rồi cứ như vậy mà nhắm vào nhiều vùng khác nhau. Làm như vậy với mỗi phương pháp đo sáng, bạn sẽ thấy cảnh đó dưới nhiều phiên bản khác nhau.

    Bạn cũng cần tập chuyển đổi nhanh qua các phương pháp đo sáng. Thật là tiện nếu bạn có thể đo sáng tại một điểm của một cảnh có ánh sáng không bình thường. Một cảnh tầm thường trông sẽ ít tầm thường hơn khi được đo sáng khác hơn phương pháp đã được định sẳn. Mục tiêu của người chụp ảnh là tìm phương pháp đo sáng tốt nhất cho mỗi tấm ảnh.

    Hệ Thống Đo Sáng (Light Meter)


    Lượng ánh sáng phản chiếu từ chủ đề được máy ảnh đo và chuyển thành khẩu độ (f/stop) và tốc độ màn trập, dựa theo chỉ số ISO đã được chọn sẳn. Khái niệm về việc đo ánh sáng tưởng như đơn giản thật ra lại rất phức tạp vì những thành phần khác nhau của chủ đề không phản chiếu lượng ánh sáng giống nhau. Nói một cách giản dị thì máy ảnh cho mọi vật một độ xám trung bình.

    Không thể lập chương trình để hệ thống đo sáng cho ra một độ sáng đúng tuyệt đối cùng lúc cho những vùng tối và sáng, vì mỗi vùng phản chiếu một lượng ánh sáng khác nhau và, do vậy, cần khẩu độ và tốc độ khác nhau. Những nhà sản xuất hệ thống đo sáng trong máy ảnh đã chọn tiêu chuẩn 18%, tỷ lệ đã được xác định là gần đúng với lượng ánh sáng phản chiếu từ một cảnh trung bình có nhiều độ sáng và tối khác nhau. Tỷ lệ 18% này được xem như độ xám trung tính ở giữa.
    Và thế là lý thuyết về tấm thẻ xám 18% ra đời. Khi bạn đo sáng một cảnh bằng cách hướng máy ảnh nhắm vào một tấm bìa 18% xám thì bất kỳ ảnh nào chụp cảnh đó với ánh sáng đó đều được xem như đúng sáng. Hệ thống đo sáng trung bình được thiết kế dựa theo nguyên lý này. Cũng chính vì vậy những cảnh thông thường trông như đúng sáng khi bạn chỉnh máy ảnh qua “overall metering mode”.
    Ví dụ như màu trắng bạch không được hệ thống đo sáng của máy ảnh chụp như trắng bạch vì vùng trắng này không phản chiếu 18% ánh sáng đưa vào máy ảnh. Chính vì vậy tuyết trắng trông hơi xám trong một ảnh chụp tự động.

    Vậy thì hệ thống đo sáng dùng phần nào của chủ đề để quyết định về khẩu độ và tốc độ ?

    Nói chung, hệ thống này tính bình quân tất cả các số đo trong phạm vi “metering mode” đã được chọn. Những máy ảnh mới được tung ra thị trường đẵ được lập chương trình “thông minh” hơn. Ví dụ, một cảnh trung bình có thể được hệ thống đo sáng xem như có phần trên sáng, như bầu trời, và máy ảnh tự động điều chỉnh để thích ứng. Người chụp ảnh có khi cần phải dùng kỹ thuật của riêng mình để bù trừ độ sáng đã được máy ảnh chuyển qua bình quân.
    —————————————
    Người dịch : Vân Mai
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  4. 2 thành viên Like bài viết này:


  5. #24
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Bài này trích từ bản tin xuân 2011 cũng của Phó nhòm club, hình như mỗi bản tin chỉ có một bài về các tips như vầy, còn thì toàn là các cụ khoe hàng và khoe thơ thôi. Bài này không hay bằng bài trước nhưng thông tin cũng khá bổ ích, bài trước nhờ đọc kỹ khi cắt xén và mông-ta lại, mình mới nghiệm ra là trước giờ mình đo sáng và lấy nét sai bét nhè.

    Just For Beginners!
    Carole Kropscot
    Leawood, Kansas
    Đây là bài thứ 48, 49 và 50 trong loạt bài ngắn về nhiếp ảnh, với mục đích hướng dẫn các bạn
    mới bước chân vào lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, và được đăng trong nguyệt san PSA (Photographic
    Society of America) số tháng 6, 7 & 8/10.

    CÁCH GIỮ GÌN MÁY ẢNH
    Ngoài việc chỉnh các nút điều khiển máy ảnh, kiến thức về nhiếp ảnh của người chụp ảnh cần bao gồm luôn cả việc giữ gìn máy ảnh, vì máy ảnh có thể bị hỏng do cách sử dụng.
    Chất lỏng làm hỏng máy ảnh, vì vậy bạn sẽ không muốn làm đổ cà-phê, nước ngọt hoặc các loại chất lỏng khác lên máy ảnh. Bạn không nên để chung trong bao đựng máy ảnh các
    loại chất lỏng như kem dưỡng da, nước sát trùng để rửa tay, và nước lau ống kính.

    Chụp ảnh trong mưa rất nguy hiểm, mặc dù bạn đã che phần lớn máy ảnh bằng bao nhựa. Một chuyên viên sửa chữa máy ảnh có thể phục hồi một máy ảnh đã bị nước vào trong, nhưng không phải lúc nào cũng được. Không khí ẩm từ thác nước, biển, hồ, sông, sương mù, hoặc một căn hầm ẩm ướt trước sau gì cũng làm máy ảnh không hoạt động nữa. Chụp ảnh từ trên thuyền hoặc gần hồ bơi có rủi ro bị nước văng lên máy ảnh. Do đó, bạn cần phải lau chùi thật kỹ bên ngoài máy ảnh ngay sau mỗi lần chụp ảnh trong điều kiện như vậy.

    Máy ảnh cũng không thích vụn bánh. Thức ăn không được để gần hoặc ăn gần máy ảnh, ống kính, kính lọc hoặc đèn flash. Những mảnh vụn thức ăn có thể lọt vào máy ảnh khi bạn thay ống kính, thẻ ghi hình hoặc pin. Đặc biệt ống kính zoom lại càng dễ bị hỏng vì những vật nhỏ li-ti khi ống kính xoay để zoom và cuốn những hạt cát (hoặc vụn thức ăn) vào. Vì vậy, trong khi và ngay sau khi chụp ảnh trên bãi biển hoặc sa mạc, bạn phải lau chùi máy ảnh thật kỹbằng cọ và khăn. Ngay cả khi chụp ảnh ở những địa điểm bụi bặm hoặc dơ bẩn, bạn cũng phải giữ gìn máy ảnh kỹ như vậy. Lau chùi phía trong bao đựng máy ảnh cũng là một việc quan trọng cần làm. Nếu những vật nhỏ đã lọt vào bên trong máy ảnh rồi thì bạn nên giao cho một chuyên viên sửa chữa máy ảnh lấy ra, bạn không nên tự làm.

    Khi bạn cất giữ máy ảnh, ngắn hoặc dài hạn, ống kính nên được thu vào vị trí đóng, với nắp ống kính lắp vào, và đèn flash rời, nếu có, phải được tháo ra khỏi máy ảnh. Bạn cần phải lưu ý đặc biệt khi đi du lịch với máy ảnh trong xe. Máy ảnh để ngoài hay trong bao đựng có thể rơi khỏi ghế ngồi. Bạn không nên để máy ảnh trong xe đang bị nóng hoặc ngay dưới ánh nắng gay gắt. Bạn cũng cần phải cẩn thận như vậy đối với pin, đèn flash, ống kính và kính lọc. Máy ảnh sẽ trở nên vô dụng nếu bất kỳ phụ tùng nào bị sử dụng không thích đáng. Pin phải được sử dụng đúng cách. Cách tốt nhất là đựng những pin dự phòng trong hộp mà pin không thể xoay và chạm vào nhau. Không nên đụng vào pin khi tay bạn bị bẩn hoặc dính dầu. Không nên để pin trong máy ảnh không dùng lâu hơn một tháng. Không nên để pin bị đông lạnh. Pin bị lạnh quá sẽkhông hoạt động cho đến khi được làm ấm lên.
    Pin và máy nạp pin hoạt động tốt nhất khi bạn nạp pin đủ thời lượng được ghi trong bản hướng dẫn kèm theo máy. Pin dùng chung cùng lúc phải có cùng hiệu, cùng mức nạp điện như nhau, và phải được thay cũng cùng lúc. Ống kính phải được giữ sạch, không dính dấu tay và bụi bẩn. Việc lau chùi phải được làm thường xuyên và với những dụng cụ thích hợp : vải microfiber mềm dành riêng cho ống kính, nước đặc biệt để lau ống kính (bạn nhỏ vài giọt nước này lên vải chớ không phải trực tiếp lên ống kính). Nhiều loại vải cứng, như quần áo hoặc khăn giấy, sẽ làm trầy mặt kính.

    Khi bị va chạm, mặt trước ống kính có thể bị trầy hoặc nứt. Vòng chụp che nắng được gắn ở đầu ống kính, giúp bảo vệ mặt trước ống kính khỏi bị trầy và đồng thời cũng ngăn không cho nắng chiếu trực tiếp lên ống kính tạo nên những điểm sáng lóa trong ảnh. Kính lọc trong suốt hoặc chống tia cực tím cũng bảo vệ ống kính. Nếu muốn, bạn có thể tháo kính lọc ra trước khi chụp ảnh.

    Bạn không nên mạnh tay trong khi sử dụng máy ảnh. Phải có nguyên nhân khi đèn flash không bật lên. Tìm câu trả lời trong tập hướng dẫn tốt hơn là cố nạy lên và làm gãy. Nếu bạn thấy khó khăn khi tháo ra hoặc lắp một ống kính vào thì đó là lúc bạn cần phải đọc lại tập hướng dẫn sử dụng. Trước một dịp chụp ảnh quan trọng, bạn nên ôn lại hiểu biết. Dù sao bạn cũng nên luôn mang tập hướng dẫn sử dụng theo trong túi hoặc bao đựng máy ảnh.

    Mang máy ảnh một cách an toàn là một việc quan trọng. Cách thứ nhất là đựng trong túi chuyên dùng cho máy ảnh, có lót một lớp dầy để bảo vệ máy ảnh. Khi mang dụng cụ nhiếp ảnh trong một bao vải thường, bạn nên gói mỗi món trong một miếng nhựa loại chuyên dùng để đóng gói (bubble wrap), vải dầy hoặc hộp của chính món đó. Khi bạn muốn máy ảnh sẵn sàng để chụp ảnh thì cách an toàn nhất là bạn đeo máy ảnh vào cổ, an toàn hơn khi bạn cầm trong tay và máy ảnh có thể tuột tay bạn dễ dàng. Khi bạn bỏ máy ảnh nhỏ vào túi, máy ảnh có thể bị va chạm hoặc rơi ra khỏi túi. Dù bạn đeo máy ảnh vào cổ, rủi ro vẫn còn vì máy ảnh có thể đong đưa, chạm vào một vật cứng nào đó và bị thiệt hại. Vật cứng nào đó có thể đơn giản là một cạnh bàn khi bạn ngồi xuống để ăn. Khi bạn cúi xuống để lấy bao đựng máy ảnh trên mặt đất, máy ảnh có thể va vào chân máy hoặc chạm mặt đất. Rủi ro nhiều nhất là ống kính sẽ bị nứt hoặc trầy. Tốt nhắt là bạn phải luôn luôn đặc biệt lưu ý.

    Bạn cũng cần chú ý đến nơi bạn đặt máy ảnh khi không dùng đến. Nếu máy ảnh ở trên bàn, ai đó có thể chạm tay hất nó xuống đất hoặc làm văng nước lên nó. Nếu máy ảnh ở trong bao đựng máy ảnh, bao có thể chưa được gài kỹ.

    Ngoài việc máy ảnh bị ướt hoặc rơi xuống nước, còn một cách dễ nhất để làm hỏng máy ảnh là đánh rơi nó. Dù bề ngoài trông không bị ảnh hưởng nhưng máy ảnh có thể không còn hoạt động, hoặc nếu nó vẫn chụp ảnh được, bạn sẽ thấy việc hư hỏng bên trong máy ảnh hoặc ống kính trong tương lai.

    Bạn nên tránh sử dụng máy ảnh trong những trường hợp không thích hợp. Bạn không nên dùng chiếc máy ảnh tốt nhất của bạn để chụp những ảnh vui khi bạn đi trên ca-nô hoặc kayak, thuyền buồm nhỏ, hoặc gần hồ bơi, hoặc bất kỳ nơi nào mà nước có thể tung tóe lên máy ảnh.
    Máy ảnh có thể dễ dàng bị vỡ ở những nơi mà nó có thể bị va chạm hoặc đánh rơi. Trong những trường hợp này, tốt nhất là bạn nên dùng một máy ảnh cũ hoặc ngay cả loại máy dùng một lần (disposable camera).
    Bạn cần phải chuẩn bị đặc biệt trước khi chụp những cảnh chỉ diễn ra “một lần trong đời”, kiểm tra mỗi máy ảnh để chắc chắn sẽ không bị trở ngại nào. Điều này đặc biệt đúng với cả máy ảnh cũ lẫn máy ảnh mới tinh.

    Tóm lại, máy ảnh có thể bị hỏng dễ dàng do kiến thức chưa hoàn toàn đầy đủ, do không chú ý đúng mức, hoặc được sử dụng trong môi trường không thích hợp
    Được sửa bởi kiettt lúc 20:54 ngày 08-08-2011 Reason: sửa lỗi morasse
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  6. 2 thành viên Like bài viết này:


  7. #25
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Tiếp nửa đi bác ơi!
    Xem bài ,thấy mình ẩu quá!
    Khó quá, không thèm ký

  8. #26
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    13 thủ thuật để nâng cao tay nghề chụp chân dung ngoài trời

    Lời phi lộ: mình nhận được mấy bài học này qua mail, trong các bài học không thấy nó cấm mình trích dịch hay phổ biến nội dung của nó. Dù đọc kỹ thì có nhiều kiến thức nó trích lại từ những bài đăng cả chục năm trước rồi, nhưng dù sao cũng là những kiến thức căn bản mà hình như bây giờ rất nhiều người mắc phải, nên mình ráng chắt bóp, hiểu tới đâu viết lại tới đó, chứ không dám dùng từ dịch lại (hí hí hí, tiếng Anh của tui trét đầy cái lá me à, tinh tướng được nhiều lắm tới chú Ngỏng, chú Berg là hết òi). Đồng thời mình cũng ghi chú thêm vài ý kiến riêng, do khi qua trao đổi với nhiều bạn ảnh vừa bắt đầu chơi, mình có nhận xét là các bạn sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để mua cái máy mắc tiền, nhưng lại không biết/không chịu/không có điều kiện tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất, thế nên ai biết rồi cứ việc bỏ qua, ai thấy mình lộn nhớ nhắc.

    Sẽ ghi chú nguồn cẩn thận và khuyến khích bà con tham chiếu đến bản gốc để nhận được thông tin chính xác, ai phát hiện ra tớ bỏ sót, nói bậy nói thiếu nói sai chỗ nào xin vui lòng đính chính, một thằng thấy mờ mờ dẫn theo mấy thằng không thấy đường lò dò đi, ai thấy cả dây này sắp dắt nhau xuống hố mà không nói là đồ … bà bắn

    Để bắt đầu, coi như mọi người đều đã biết những định nghĩa hay được nhắc tới như DOF, bokeh (những định nghĩa này dễ dàng google ra và khá dễ hiểu), và ta quy ước với nhau "xiết khẩu" tức là vặn nhỏ độ mở ống kính lại hay chỉnh khẩu độ về mức số lớn, ví dụ như từ mức f11 lên mức f16 hay f22. "Nới khẩu" là ngược lại, chỉnh khẩu độ về số nhỏ hơn như từ f11 xuống f5.6 hay f4,...


    1. Đừng bao giờ chọn nhiều điểm lấy nét (focus points) cho ảnh chân dung, chọn một thôi: khi bạn chọn chế độ lấy nét tự động, máy ảnh sẽ lựa chọn nhiều điểm lấy nét khác nhau, và như thế bạn đang chơi khăm chính bạn. Chức năng này của máy ảnh được lập trình để chọn ra bất cứ vật gì gần ống kính nhất và lấy nét vào đó. Trong vài trường hợp, máy ảnh tự chọn một số điểm và “đoán” ra điểm cần lấy nét dựa trên khoảng cách trung bình giữa các điểm đó. Chọn chỉ một điểm để lấy nét mang đến cho người chụp sự kiểm soát tuyệt đối (kiettt: giờ mới hiểu cái PNS của mình có vài chế độ lấy nét (AF options) khác nhau, và theo user guide thì chả hiểu mấy cái đó nó khác nhau thế nào, thật sự mình cũng chưa bao giờ có ý định chụp thử trong cùng điều kiện với các option khác nhau nhằm tìm ra coi tại sao nhà sản xuất lại rách việc thế).

    2. Luôn luôn lấy nét vào mắt mẫu: đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, và luôn là điểm nhấn của bất kỳ tấm ảnh chân dung nào, không hẳn đôi mắt là phần quan trọng nhất của một tấm ảnh chân dung đẹp, nhưng nó là thành phần sắc sảo nhất trên khuôn mặt và nên là như thế. Khi bạn chụp với độ mở ống kính rộng (kiettt: để khẩu mở lớn, tức số nhỏ) và lấy nét vào mắt, độ nhoè của ống kính cũng làm đồng thời làm cho vùng da chung quanh mịn đi một chút.

    3. Mở ống kính lớn để làm mỏng vùng ảnh rõ: Có vài lý do để đầu tư vào một ống kính tốc độ cao (?) thoả được độ mở của ống kính lớn (kiettt: có thể hiểu là quan hệ nhân quả, cùng một thời chụp, nếu ống kính mở lớn thêm một nấc – tức khẩu nhỏ đi một số, f4 xuống f2.8 chẳng hạn - thì tốc độ phải tăng thêm một mức để giữ nguyên lượng ánh sáng vào máy ảnh, ví dụ như S từ 125 lên 250), lý do phổ biến nhất là để có được DOF mỏng. Bây giờ bạn có thể chụp ở độ mở f2.8 hay f4 và bạn nên như vậy. Phần lớn những tấm ảnh chân dung tuyệt vời chụp dưới ánh sáng tự nhiên với khẩu mở lớn mang đến hiệu quả tuyệt vời từ sự mờ nhoè mịn màng của hậu cảnh mà chúng ta gọi là “bokeh”.

    4. Đừng bao giờ chụp với ống kính ngắn hơn 50mm, hãy thử ở mức 70mm hoặc hơn: điều cuối cùng bạn muốn nghe từ mẫu là “tại sao cái đầu của tôi nhìn như là bị phình ra vậy ?” (bảo đảm không có tay máy nào muốn nghe nhỏ Sếu mè nheo vụ này ). Những ống kính nhỏ dưới mức 70mm thường làm méo mó chủ đề của bạn, nhưng dù sao nó cũng chưa dễ nhận ra đến khi bạn xuống đến mức dưới 50mm. Hiệu ứng nén của một ống tele cũng làm tăng mức “bokeh” (kiettt: sẽ quay lại phần này với phản biện của khá đông người đọc, bác Ngutrienmien từng đề cập đến vấn đề này, hình như trong box lens thì phải, với giải thích dễ hiểu hơn cha nội này rất nhiều).
    Tạm ngưng ở đây chờ ý kiến bà con là sẽ làm tiếp hay thôi.
    Nguồn: http://www.digital-photography-schoo...#ixzz1UJkWk5R9
    Được sửa bởi kiettt lúc 22:32 ngày 08-08-2011 Reason: format thiếu nguồn
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  9. 2 thành viên Like bài viết này:


  10. #27
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Loại máy du lịch bỏ túi đừng mơ chuyện chụp chân dung.Chụp rỏ hình là cũng ngon rồi.
    Khó quá, không thèm ký

  11. #28
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Loại máy du lịch bỏ túi đừng mơ chuyện chụp chân dung.Chụp rỏ hình là cũng ngon rồi.
    Cũng không hẳn vậy đâu anh, lâu lâu bà nhập cũng có những tấm ngon lành lắm.

    Khi đọc qua những tips mà các tay máy nước ngoài chia sẻ, em có cảm tưởng trước giờ mình hoàn toàn không hiểu cái máy của mình hoạt động ra sao, hay nói cách khác mình chưa bóc lột hết sức lao động của nó. Chỉ hoàn toàn thụ động mở máy, để full auto, thấy gì chụp nấy thôi.

    Các diễn đàn và forum về nhiếp ảnh nước ngoài có cái rất hay là họ giải thích cặn kẽ với giả định là những dòng máy khác nhau sẽ có cách setup khác nhau, nên chủ yếu họ trình bày bản chất vấn đề, mỗi người đọc sẽ tự tìm hiểu sao để tự mình áp dụng chuyện đó vào hoàn cảnh của mình. Bây giờ em không còn máu như hồi nhỏ nữa nhưng khi đọc họ, máu nó lên lại rồi

    Giờ chỉ ráng đọc và ghi nhớ thật kỹ, tưởng ượng trong đầu là áp cái đó vào máy mình thì ở chỗ nào, để có dịp đi chơi là áp dụng thử coi sao.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #29
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts

    Kỹ thuật chụp lia máy (panning) – Những điều cần biết

    Bên vinacamera có bài viết về lia máy... vác về bên này cho anh em nào chưa biết


    Kỹ thuật chụp lia máy (panning) – Những điều cần biết

    Panning Techniques


    Chụp lia máy (panning) là một kỹ thuật nhiếp ảnh đã được sử dụng từ rất lâu và giúp nhiếp ảnh gia tạo ra những hiệu ứng đẹp và lạ mắt nhưng cũng phải khổ luyện mới thành tài – hoặc phải gặp hên.

    Đúng như tên gọi của kỹ thuật này, người chụp “lia máy” theo chủ thể đang chuyển động muốn chụp với tốc độ cửa chập (shutter speed) đặt rất chậm (khoảng dưới 1/60 giây) để tạo ra những bức ảnh trong đó chủ thể (hoặc một phần chủ thể) nét (tương đối) còn hậu cảnh – và đôi khi cả tiền cảnh – bị nhòa đi do máy di chuyển theo chủ thể. Tùy vào ý tưởng sáng tạo của người chụp sẽ quyết định nên đặt tốc độ cửa chập và cách lia máy (hay ngoáy máy) như thế nào cho phù hợp.

    Về căn bản, kỹ thuật chụp lia lợi dụng tốc độ cửa chập chậm và động tác lia máy theo chủ thể để vừa giữ được nét của chủ thể, vừa tạo hiệu ứng nhòe hình của hậu cảnh một cách “nghệ thuật”, đem lại cho bức ảnh không khí sống động của chủ thể đang di chuyển.


    Chủ thể nét nhưng hậu cảnh nhòa mở do máy ảnh di chuyển theo chủ thể

    Cách chụp như sau:


    1. Đặt chế độ cửa chập (shutter speed) thấp – mới đầu đặt ở 1/30 giây, sau đó sẽ điều chỉnh sau theo tốc độ di chuyển của chủ thể – nhằm mục đích khi lia theo máy, tốc độ đủ chậm để làm nhòe hậu cảnh. Vấn đề chiều sâu ảnh trường (DOF) liên quan tới khẩu độ mở (apature) không quan trọng lắm vì đằng nào hậu cảnh cũng bị nhòe mờ do máy ảnh di chuyển theo chủ thể đang chuyển động. Tuy nhiên, cũng cần chú ý khép khẩu độ mở phù hợp bởi lúc này tốc độ cửa chập rất chậm có thể làm cho ảnh bị cháy do thừa sáng (overexposure).

    2. Vị trí góc chụp: Nên đứng tương đối xa đường di chuyển của chủ thể, không nên đứng theo hướng chủ thể tiến lại gần hay ra xa chỗ đứng chụp để đảm bảo khoảng cách giữa máy và chủ thể không thay đổi đáng kể trong quá trình bấm máy, ví dụ: muốn chụp xe cộ đi lại trên đường, không nên đứng sát mép đường mà nên lùi sâu vào bên trong. Liên quan đến cự ly chụp, để chụp lia nên chọn các ống tele tầm ngắn từ 85-100mm là phù hợp.

    3. Chuẩn bị: Nên chuẩn bị tư thế đứng chụp và luyện lia máy theo hướng phán đoán chủ thể sẽ di chuyển, nên chụp thử vài kiểu để đánh giá tốc độ cửa chập đã đặt có phù hợp với mong muốn xóa phông (là nhòe hậu cảnh) và tốc độ di chuyển của chủ thể không (theo phán đoán). Đặt sẵn khẩu độ mở phù hợp với tốc độ cửa chập đã định để ảnh không quá tối hay quá sáng cháy; quyết định trước nên bắt đầu lia từ khoảng nào và ngắm vào các điểm có cự ly tương đương rồi thử căn nét và lia. Nên tính trước vị trí sẽ bấm máy để có được hậu cảnh và góc chụp đẹp.

    4. Các chế độ căn nét: Nếu phán đoán trong quá trình lia cự ly giữa máy và chủ thể là không đổi – trong phạm vi thời gian cửa chập hoạt động (ví dụ 1/30 giây) – và tay lia đã tập điêu luyện, có thể đặt máy ở chế độ căn nét cố định và căn nét trước dựa vào các vật có khoảng cách tương đương với chủ thể khi xuất hiện. Nếu không hiệu quả, cần chuyển sang chế độ căn nét vật chuyển động đối với các máy số, ví dụ ở Canon DSLR là AI Servo hay Nikon DSLR là AF-C.

    5. Thao tác chụp: Khi chủ thể xuất hiện, giơ máy ngắm vào chủ thể và lia theo chủ thể, quan sát tới khoảnh khắc thuận lợi và hậu cảnh mong muốn thì nhấn nút chụp. Với máy số ở chế độ căn nét vật chuyển động, nhấn nửa nút chụp sau khi bắt được chủ thể vào khuôn hình và tiếp tục lia máy theo chủ thể đến vị trí thuận lợi thì bấm nốt nửa nút để chụp. Lưu ý quan trọng: Khi bấm nút vẫn tiếp tục lia theo chủ thể mà không dừng lại ngay để bảo đảm chủ thể không bị mất nét do máy “chững lại” còn chủ thể vẫn tiếp tục di chuyển.


    Lia máy trên đường phố Hà Nội

    Hai thách thức lớn nhất trong kỹ thuật chụp lia là làm sao bắt kịp với tốc độ của chủ thể đang di chuyển và luôn giữ chủ thể trong khuôn hình, và khi bấm chụp, máy không giật hay chững lại làm mất nét chủ thể. Để vượt qua hai thách thức này, bạn cần luyện tập lia máy và đi chụp vào những ngày may mắn.

    Nói chung, muốn có những bức ảnh chụp lia đẹp theo mong muốn, bạn cần phải kiên trì tập luyện. Những kiểu đầu thực hành chụp lia thường làm cho người chụp rất nản lòng, nhưng sau vài chục tới khoảng một trăm kiểu bạn sẽ tự tin hơn và có thể tập trung vào sáng tác nghệ thuật với kỹ năng chụp lia máy của mình.



    Theo Vinacamera

  14. 2 thành viên Like bài viết này:


  15. #30
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    bác Trưởng thì chửi liền "mày có bao giờ nghe nói tới cái nhiệt độ màu chưa đồ mắt quạ"
    Quote Được gửi bởi dly View Post
    Mình chẳng biết cái tay HT muốn ám chỉ gì với cái chữ nhiệt độ mầu?
    Ý ổng là nếu có thể can thiệp hay ăn gian bên phần chỉnh nhiệt độ màu, sắc độ nóng hay lạnh mình có thể gia giảm được ấy mà. Thật ra thời điểm bác HT đang nổi tiếng, studio của ổng trên gác, còn dưới nhà là một đám lau nhau dân ráp máy tính đi bán, góc thì có chú sửa monitor, góc bự nhất là của mấy chú sửa máy photocopy, bác í mà phán cứ như trời phán vậy, bố thằng nào dám cãi, cãi ổng ổng bịt mấy cái lỗ đinh bên studio của ổng lại, đứa nào chọc cho ổng giận là cả đám nó úynh cho nhừ tử ấy chứ

    Tiếp theo phần 13 tips đã nói ở trên:

    5. Bỏ qua phần (5): luôn chụp theo chuẩn RAW, phần (6): Luôn đem theo card xám bên mình để hiệu chỉnh cân bằng trắng, phần 5 thì máy mình không có, ghen tị nên ếm lại, phần 6 thì thật sự chưa hiểu lắm, để từ từ đọc thêm đã.

    7. Chụp trong bóng râm (tránh ánh nắng trực tiếp): ánh nắng trực tiếp dễ làm cho mẫu của bạn nhăn nhó, nheo mắt, và tạo những bóng đổ xù xì, đồng thời có thể làm sai lệnh những thông số cân bằng trắng một cách khó kiểm soát (?). Khi chụp trong bóng râm, ta sẽ không bị những bóng đổ thô ráp, thay vào đó là những khoảng (bóng đổ) dịu dàng của đường nét tự nhiên của mẫu. Với những cài đặt phơi sáng và cân bằng trắng thích hợp, bạn sẽ chụp được những bức ảnh tuyệt vời (kiettt: thật sự thì mình không hiểu rõ cái tip này lắm, do vẫn còn ảnh hưởng từ các thày hồi nhỏ: ánh sáng tạo nên hình khối, hình khối tạo nên cái hồn của tấm ảnh, chui vô bụi mà chụp thì khối khỉ gì nữa, vụ này chắc phải tìm tài liệu đọc thêm, nhất là nó có vẻ mâu thuẫn với cái tip tiếp theo của tác giả).

    9. Nếu bạn phải đối mặt với ánh sáng mạnh: luôn tìm cách kiểm soát góc chụp, sử dụng những loại tấm chắn sáng, và cố gắng bắt chước ánh sáng trong studio, chụp ngược sáng không phải là ý kiến tốt, trừ khi bạn muốn tạo hiệu ứng silhouette. Khi mặt trời phía sau lưng tôi (kiettt: người chụp, tức chụp thuận sáng), tôi luôn để mẫu nhìn ra chỗ khác để tránh ánh sáng trực tiếp, và thường nhận được kết quả tốt. Một mẹo rất hay là chờ đến khi có đám mây che bớt mặt trời, nó thường tạo nên độ tương phản cao

    Hình minh hoạ của tác giả trong bài viết, ảnh của Meredith Farmer, http://www.flickr.com/photos/meredithfarmer/446219590/

    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  16. Thành viên Like bài viết này:


Trang 3 / 10 FirstFirst 1234568 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •