Trang 1 / 9 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 88
  1. #1
    Tham gia
    02-12-2003
    Bài viết
    880
    Like
    0
    Thanked 140 Times in 53 Posts

    Tệ thật ! Những cảm nhận cơ bản về màu sắc.

    NHỮNG CẢM NHẬN CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC TRONG PHOTOSHOP

    Lời nói đầu:

    Bạn đánh giá một tấm ảnh đẹp dựa trên những tiêu chí nào: Nội dung - Bố cục – Màu sắc…? Chắc chắn 01 tấm ảnh đẹp phải đạt cả 03 chuẩn trên. Thế nhưng nếu nói cái nào là quan trọng nhất hẳn sẽ có nhiều câu trả lời tuỳ theo “góc nhìn” của mỗi người !

    Hãy để cho những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp giảng giải về Nội dung Bố cục còn trong bài viết này : với “tư cách” là một a-ma-tơ về photoshop, TNDH xin được trao đổi cùng các bạn (cùng trình độ) những cảm nhận về màu sắc trong PS.

    Do bài viết được “ky cóp” từ nhiều nguồn tài liệu và chưa được trình bày một cách hệ thống, vì vậy nếu chỗ nào thiếu sót mong các bạn bổ sung hoặc góp ý.

    Bài 1 : Tổng quan về màu sắc trong PS.

    Phần I: Các chế độ màu trong Photoshop:

    Quan sát hộp thoại Color Picker bạn nhìn thấy có bốn chế độ màu phổ biến:
    RGB:
    - Là bộ màu gồm 03 màu cơ bản: Đỏ (R) Xanh lá cây (G) và Xanh da trời (B)
    - RGB là không gian màu dương tính thường được sử dụng phổ biến vì nó rất thuận lợi trong việc chỉnh sửa.
    CMYK:
    - Là sự phối hợp giữa Cyan (da trời) Magenta (tím) Yellow (vàng) và blacK (đen)
    - CMYK là không gian màu âm tính thường được dân in ấn sử dụng.
    Lab:
    - Anh chàng này khá đặc biệt, bạn hãy thử chuyển một file RGB sang Lab thử xem (Image > Mode > Lab Color) Trong bảng Channel nó sẽ giải mã cho bạn, nó chính là các kênh ảnh. Trong đó thông tin về kênh màu đen trắng L đã được tách ra từ thông tin chung của màu sắc. Kênh a mang thông tin màu xanh sang đỏ và kênh b mang thông tin màu xanh sang vàng.
    - Lab là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó là một công việc thú vị vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh a hoặc kênh b cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc.
    - Lab là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh KTS
    HSB:
    - Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ thấm qua) xác định số lượng màu sắc và Brihtness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc.
    - HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung.

    Phần II: Làm việc với màu sắc

    - Với các bạn thích chỉnh sửa ảnh thì “đồ nghề và đồ…chơi” sau là những thứ không thể thiếu:
    Eyedropper: có hình ống nhỏ thuốc nằm trong thanh công cụ. Nó là một densitometer kỹ thuật số mà bạn có thể di chuyển qua hình ảnh để đo tông màu và những giá trị màu sắc. Bạn đang lúng túng vì không biết cách phối màu như thế nào để tô lên làn da của một kiều nữ nào đó ? Đừng lo ! Bạn hãy lựa một tấm người mẫu thật đẹp “lôi” ra để cạnh tấm muốn chỉnh, dùng Eyedropper “chích” nhẹ lên người mẫu ở vùng da đẹp nhất (cấm “chích” vùng nhạy cảm à nhe) ngay lập tức màu đó sẽ xuất hiện trong Foreground hoặc Background của bạn, tha hồ mà tô cho tấm muốn chỉnh. Để “lưu trữ” cho những lần sau bạn có thể ghi lại “mã” của các màu đó bằng…
    • Bảng Info: Khi bạn rà trỏ chuột tới bất kỳ nơi đâu trên tấm hình bảng Info sẽ ghi lại giúp bạn một cách chính xác các thông số RGB và CMYK
    • Bảng Color: Giúp bạn chỉnh các màu Foreground hoặc Background dễ dàng bằng các thanh trượt.
    Levels và Curves: để cải thiện vùng sáng vùng bóng tối (Ctrl + L) và điều chỉnh độ tương phản (Ctrl + M)
    Blending Modes (BM): Cu cậu này rất quan trọng nằm ngay hàng đầu bảng Layers ấy vậy mà chẳng có “tên tuổi” gì trong các bảng của Photoshop. Blending Modes đó chính là chế độ pha trộn màu rất thường được sử dụng trong chỉnh sửa hay sáng tạo ảnh nghệ thuật. BM không làm việc với lớp Background vì vậy khi áp dụng nó bạn phải đổi tên (cho nó) và phải có từ hai layer trở lên nó mới “chịu” làm việc.
    Quan sát BM ta thấy có 05 nhóm, tuỳ theo mục đích chỉnh ảnh hay tạo ảnh mà mỗi nhóm có những áp dụng thích hợp, ví dụ nhóm 05 “anh em trên một chiếc xe tăng” Multiply – Screen – Overlay – Soft Light – Hard Light rất thích hợp trong xử lý ảnh.
    (TNDH đã có những bài tutor về Levels – Curves – Blending Modes đăng trong Box này nên không nhắc lại cách sử dụng)

    Phần III: Vài mẹo vặt tham khảo.

    * Màu trắng đích và màu đen đích:

    Trong hộp thoại Color Picker nếu bạn thiết lập các thông số sau:
    H = 0, S = 0, B = 95
    R = 243, G = 243, B = 243 rùi Ok.
    Bạn sẽ có một màu trắng đích .
    Nếu nhập:
    H = 0, S = 0, B = 5
    R = 12, G = 12, B = 12 Ok.
    Bạn sẽ có màu đen đích.
    Nhập làm chi dzậy cà ?
    Đặc tính của cặp giá trị 95% độ sáng và 5% bóng tối là khu vực an toàn nhất tránh được tình trạng thành phẩm khi in ra sẽ có những vùng sáng thiếu sắc thái (giấy trắng) hoặc vùng tối tối đến nỗi không thấy được chi tiết nào cả.

    * Độ tương phản của màu sắc:

    Đố nhanh bạn: mực đen viết trên giấy trắng có phải là những màu tương phản dễ nhận thấy nhất ?
    Chắc chắn sẽ có 51% nhanh nhẩu trả lời: Có ! Vì hai màu Đen và Trắng là 02 màu có độ tương phản lớn nhất.
    TNDH sẽ mãi ở trong số 51% nhanh nhẩu đó “níu” không đọc những dòng dưới đây:

    Bảng phân loại độ tương phản:
    1. Mực đen trên giấy vàng.
    2. Mực xanh lá cây trên giấy trắng.
    3. Mực xanh dương trên giấy trắng.
    4. Mực trắng trên giấy xanh dương.
    5. Mực đen trên giấy trắng.
    6. Mực vàng trên giấy đen.
    7. Mực trắng trên giấy đỏ.
    8. Mực trắng trên giấy xanh lá cây.
    9. Mực trắng trên giấy đen.
    10. Mực đỏ trên giấy vàng.
    11. Mực xanh lá cây trên giấy đỏ.
    12. Mực đỏ trên giấy xanh lá cây.
    Hoá ra "nó" chỉ đứng hàng thứ 5 trong bảng phân loại mà thui.

    TNDH xin tạm dừng bài 1 tại đây và chúc các bạn một kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ. Trong bài 2 TNDH sẽ cùng các bạn lướt qua Nghệ thuật phối màu với những cảm nhận căn bản về các màu nóng; lạnh; ấm; mát…và những hiệu ứng tạo ra từ sự phối màu như: Romantic; Soft; Moving; Tropical…Dự kiến bài cuối cùng trong loạt bài này là Sự cảm nhận về màu sắc - bố cục… qua những poster quảng cáo cho bộ phim Những cô gái chân dài. Mong các bạn đón xem.
    Attached Images
    Quote Quote


  2. #2
    Tham gia
    01-03-2003
    Location
    Tp. HCM
    Bài viết
    69
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Tôi cũng góp phần tạo nên 51% mà bác TNDH đề cập. Cám ơn bác rất nhiều.

  3. Thành viên Like bài viết này:


  4. #3
    Tham gia
    10-08-2002
    Location
    tphcm
    Bài viết
    562
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    bài nói về màu sắc của bạn TNDH nói chung la good nhưng với tôi thì là ngoại lệ ( những gì bạn nói voới tôi chẳnng áp dụng được tý nào) một đesigne chuyên nghiệp có thể cảm nhận được những điều bạn viết không? ... Không thể tiêu hóa nổi, nói chung là với KTS thì tạm chấp nhận

  5. Thành viên Like bài viết này:


  6. #4
    Tham gia
    12-07-2004
    Bài viết
    56
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Hôm nay tôi chính thức gia nhập diễn đàn....Mong được các pác giúp đở.Thank...Tôi xem tất cả poster của NCGCD rồi.Nói chung cũng tạm được.Hy vọng nghe ý kiến của TNDH

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #5
    Tham gia
    15-11-2003
    Bài viết
    296
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Bảng phân loại độ tương phản của bác đề cập rất hay nhưng có lẽ ta chỉ nên liệt kê đến 10 là được ròi, màu đỏ và xanh lá cây để gần nhau sẽ thành màu "chết", nhìn rất ghê, cần tránh không sử dụng!

  9. 2 thành viên Like bài viết này:


  10. #6
    Tham gia
    02-12-2003
    Bài viết
    880
    Like
    0
    Thanked 140 Times in 53 Posts

    Tệ thật ! Xin cám ơn góp ý của tất cả các bạn !

    Những cảm nhận...(tiếp theo)

    Bạn Khoa*** nói rất đúng, nhiều bạn sử dụng PS đã lâu nhưng ít chú ý đến sự phối màu một cách bài bản. Thông thường chúng ta quen sử dụng những mảng màu do “ông” Adobe… pha sẵn, những tấm ảnh tự sáng tác chỉ dựa trên sự cảm nhận chủ quan: Đẹp là được. Nhìn một tác phẩm nghệ thuật ta cũng chỉ dừng lại ở nhận định: tấm này được đấy, màu sắc dịu … mắt hoặc tấm này loè loẹt quá, chói quá…

    Như các bạn biết chức năng thứ 2 của Photoshop là sáng tạo ảnh và “ông” Adobe hẳn không ngờ mình đã góp phần “khai sinh” ra một ngành nghệ thuật mới và một giới hoạ sĩ mới chuyên vẽ “tranh” bằng…chuột !

    Hoạ sĩ PS đương nhiên phải nắm vững các nguyên tắc phối màu, còn chúng ta những dân chưa hoá Prồ hoặc không muốn thành Prồ chúng ta chỉ cần những hiểu biết sơ đẳng nhất về màu sắc để từ nay khi nhìn vào một tấm ảnh ta có thể mạnh miệng phán: tấm này màu sắc rất mạnh mẽ (Energetic) tấm kia màu rất khoẻ mạnh (Powerful)…Nói được như vậy chắc chắn dân … ngoại đạo PS phải lác mắt khâm phục bạn (và có thể lúc này trong mắt họ bạn đã hoá…rồ rùi đấy)

    Các bạn xem thử vài bức “tranh” sáng tác hoàn toàn bằng PS:
    Attached Images

  11. 5 thành viên Like bài viết này:


  12. #7
    Tham gia
    02-12-2003
    Bài viết
    880
    Like
    0
    Thanked 140 Times in 53 Posts

    Tệ thật ! Cưỡi ngựa xem...nghệ thuật phối màu.

    Những nội dung TNDH chuẩn bị trình bày cho các bạn dưới đây, chủ yếu trích từ cuốn Nghệ thuật phối màu do Nguyễn Hạnh biên dịch (Nếu bạn chỉ chuyên về PS và không có ý định kiếm sống bằng PS thì khỏi cần mua cuốn này làm gì vì giá khá mắc)

    Cuốn sách có nhiều hình minh hoạ đẹp nhưng trong đĩa CD kèm theo thì lại hổng có nên TNDH phải lụm một số hình ảnh khác tương tự để minh hoạ . Những nội dung không kiếm được hình, TNDH đề nghị bạn nào có thì up lên bổ sung nhé !

    Bài 2: NGHỆ THUẬT PHỐI MÀU

    Trong lời nói đầu Nguyễn Hạnh viết:
    Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta.
    Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được.
    Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận.
    Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.
    Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.
    Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà.
    Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.

    Phần I: Tóm tắt những khái niệm

    1/ Màu dương tính:
    Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

    2/ Màu âm tính:
    Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen.
    Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại.
    Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

    Ví dụ:
    Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

    3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)
    Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…

    Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho…riêng bạn.

    4/ Cách dùng màu:

    • Cấp thứ nhất (Primary)
    Dùng 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.

    • Cấp thứ hai (Secondary)
    Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây…
    Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.

    • Cấp thứ ba (Tertiary)
    Từ 3 màu căn bản: Đỏ - Vàng - Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.

    5/ Cái này giờ mới biết:

    Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên (quá xá là đúng)

    6/ Trình tự phối màu:

    Bước 1:
    Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
    Bước 2:
    Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
    Bước 3:
    Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.
    Ví dụ:
    Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
    Màu Gạch cua – Xanh ve chai.
    Da cam – Xanh dương.
    Nghệ - Chàm.
    Vàng – Tím.
    Vàng xanh - Đỏ tím…
    Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
    Ví dụ:
    Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.
    Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.

    Bước 4:
    Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.

    Bài viết xin tạm dừng , mời các bạn “thư giãn” bằng tấm hình dưới đây trước khi tiếp tục Phần II: 07 sắc độ màu.
    Attached Images

  13. 6 thành viên Like bài viết này:


  14. #8
    Tham gia
    02-12-2003
    Bài viết
    880
    Like
    0
    Thanked 140 Times in 53 Posts

    Tệ thật ! Những sắc màu...

    Phần II: 07 SẮC CẦU VỒNG

    Sắc độ hay tính chất của màu sắc gợi lên ít nhiều xúc động cho người xem. Người ta dùng nhiều từ khác nhau để mô tả đặc tính của màu sắc đơn và so sánh khi chúng phối hợp với nhau.

    Tuy nhiên độ sáng và tối lại là điều cơ bản của việc tạo ra sắc độ. Nếu không có ánh sáng thì sẽ chẳng có màu sắc. Tất nhiên, ở trong bóng tối tất cả chỉ là màu đen. Ánh sáng mặt trời là chùm tia sáng có bước sóng khác nhau. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lăng kính thì sẽ tạo ra một dải màu. Trong thiên nhiên điều này được thể hiện qua cầu vồng 7 sắc.

    Khi ánh sáng chiếu qua 1 vật, bề mặt của nó sẽ nhận bức xạ của bước sóng ánh sáng này và phản chiếu lại bức xạ của ánh sáng khác. Nếu mức hấp thụ bức xạ của các bước sóng đều nhau và mỗi thứ một chút thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu trắng. Ngược lại, nếu nó hấp thu toàn bộ bức xạ thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu đen.

    Vậy màu sắc thấy được trên một sự vật là sự tổng hợp bức xạ ánh sáng mà bề mặt của nó phản chiếu.

    Cùng một vật thể, nếu chụp hình ở dưới ánh sáng tự nhiên sẽ có sắc màu khác khi chụp dưới ánh sáng nhân tạo. Cũng vậy, khi soi một tờ in màu dưới ánh sáng tự nhiên thì màu sắc của hình ảnh sẽ khác khi soi tờ in dưới ánh sáng nhân tạo.

    Màu sắc được phân thành 8 loại:
    - Màu nóng (Hot)
    - Màu lạnh (Cold)
    - Màu ấm (Warm)
    - Màu mát (Cool)
    - Màu sáng (Light)
    - Màu sậm (dark)
    - Màu nhạt (Pale)
    - Màu tươi (Bright)

    Như đã nói ở phần đầu do không có hình minh hoạ giống như trong sách, nên các hình ảnh TNDH minh hoạ dưới đây có thể sẽ không phản ánh chính xác nội dung của từng màu. Một số màu chưa tìm được hình, mong các bạn xem nội dung và tìm kiếm giúp.

    MÀU NÓNG
    Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow.
    Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý.
    Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.
    Sức lôi cuốn của màu nóng ảnh hưởng nhiều đến sự chú ý của con người, nó làm tăng huyết áp (Ớn quá ! May mà dân IT đa số là trẻ nên cũng hổng sợ cái vụ này)và kích động hệ thống thần kinh (Cái này thì già trẻ gì cũng bị)
    Attached Images

  15. 6 thành viên Like bài viết này:


  16. #9
    Tham gia
    02-12-2003
    Bài viết
    880
    Like
    0
    Thanked 140 Times in 53 Posts

    Tệ thật ! 07 sắc màu...

    MÀU LẠNH
    Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.
    Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết.
    Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
    Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.
    Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu (?!)
    Attached Images

  17. 5 thành viên Like bài viết này:


  18. #10
    Tham gia
    02-12-2003
    Bài viết
    880
    Like
    0
    Thanked 140 Times in 53 Posts

    Tệ thật ! 07 sắc màu...

    MÀU ẤM
    Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ.
    Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng.
    Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau.
    Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam …
    Màu ấm như thân thiện, đón chào người xem.
    Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn.
    Attached Images

  19. 5 thành viên Like bài viết này:


Trang 1 / 9 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •