Trang 1 / 9 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 84
  1. #1
    Tham gia
    23-11-2009
    Bài viết
    5
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Rất hay ! Những software hữu dụng cho box Nhiếp Ảnh

    HDR (High Dynamic Range)là một dạng ảnh kết hợp của nhiều vùng ánh sáng khác nhau tại cùng một thời điểm (không thật cần thiết), cùng một vị trí (quan trọng nhất – sai 1cm vị trí đặt máy cũng không thể ra được ảnh).

    Cách chụp ảnh với 3 độ phơi sáng khác nhau?

    Cách 1:

    * Chụp file Raw, dùng phần mềm chỉnh file RAW (vd như là Photoshop), chỉ chỉnh ánh sáng ở phần Exposure (hoặc có thể chỉnh màu mè gì cũng được nhưng phải ghi nhớ tất cả các thông số để chỉnh cho những ảnh sau). Tạo 3, 4, 5 ảnh với các độ ánh sáng khác nhau (bằng cách mở file RAW rồi tắt, unsaved, rồi lại mở lại file Raw đấy) , cảm tính sao cho 3 ảnh kết hợp ra đủ sáng (or thừa sáng, thiếu sáng…). Khuyến cáo nên tạo theo -4, -2,0,+2, +4 hoặc -2,0,+2.

    Cách 2: Set up Tripod

    * Có thể sử dụng cách chụp hẹn giờ, chụp 3 ảnh với 3 độ ánh sáng khác nhau (dùng Bkt hoặc EV ) – nếu đẹp dời thì có thể giữ máy bằng tay cũng được (make sure trong lúc sập ống kính, tay không di chuyển gì cả)
    * Thay đổi 1 trong 3 thông số: Iso, khẩu độ và độ sập ống kính. Cứ thay đổi làm sao cho 3 cái với 3 ánh sáng khác nhau. VD như cái 1 chọn Iso 100, f khoảng 8 đi, shutter speed tầm 10s với ánh sáng nhất, cái 2 Iso cả f vẫn thế, shutter speed thì làm tầm 70 là đủ sáng và cái thứ 3 vẫn tiếp tục thay shutter speed khoảng 160 để cho thiếu sáng. Lưu ý là máy vẫn dựng nguyên 1 chỗ.
    * Cũng có thể để máy cả ngày, chờ ánh sáng sáng tối theo … mặt trời , cách này chưa ai thử cũng ko bảo đảm lắm, nhưng mình nghĩ chắc cũng đựơc.

    Thế là 3 có ảnh với 3 độ phơi sáng khác nhau kiểu như sau (đây là mình dùng file RAW):

    Ảnh 1: Thừa sáng



    Ảnh 2: Đủ sáng



    Ảnh 3: Thiếu sáng



    Vậy là có đủ ảnh, mình dùng phần mềm Photomatix 3 để làm

    1.Mở phần mềm Photomatix, chọn File -> Open (or Ctrl O) để mở, mở cả 3 ảnh vừa mới chỉnh ra. (nếu dùng bản cũ hơn bản 3, còn dùng bản 3 thì bỏ qua bước này)

    2. Chọn Process -> Generate HDR… (or Ctrl G), chọn 3 ảnh vừa mới tạo ra, cứ click OK OK, các thông số khác thì các bạn tự vọc thêm nhé

    3. Chọn Tone Mapping

    Để tạo như ảnh trên thì chỉnh mấy thông số như thế này. Về vài setting:



    - Strength: Nên để cao nhất, ảnh nó chất, nếu trường hợp noise quá có thể giảm xuống, còn giảm xuống hết thì chả ra chất HDR nữa

    - Color Saturation: Tùy vào mức độ rất màu mè của ảnh hoặc thường cho đến đen trắng, có thể chỉnh ở đây.

    - Light Smoothing: Để ra chất HDR, có 5 mức độ, tùy theo mục đích rồi chọn

    - Liminosity: Tương ứng như tăng giảm contrast của ảnh.

    Tab Tone:

    + White Point: Tăng điểm trắng của ảnh

    + Black Point: Tăng điểm đen của ảnh

    + Gamma (từ 2-> 0.35): Phần khá quan trọng, tăng độ sáng tối của ảnh

    Recommend: Nên để Gamma từ 2-> 1.5, ảnh nhìn sẽ “phiêu hơn”, đặc biệt là khi trời có mây

    Còn mấy tab sau mình cũng ít dùng, nếu có chỉnh thì tăng Micro Contrast ở tab Micro và Highlights Smoothing ở mục S/H.

    Nếu tâm đắc kiểu chỉnh nào bạn có thể chọn Presents/ Save Settings để áp dụng cho những ảnh sau.

    Sau đó ấn Process là ra thành quả:

    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    11-02-2008
    Bài viết
    1,883
    Like
    122
    Thanked 120 Times in 61 Posts
    Chaò mừng @congdonganh viết bài chia sẻ cho làng.
    Kỷ thuật này hay và rất thích hợp cho ảnh có nhiều đường nét chi tiết hoặc có nhiều mây. Tuy nhiên nếu lạm dụng làm quá tay thì ảnh cũng không hay.
    Nếu dùng PS bản CS3 về sau thì cũng có thể làm dễ dàng, bằng cách chỉ chụp 1 tấm. sau đó dùng chính CS3 chỉnh 3-> 5 ành có ev để có các ảnh thừa sáng ,đúng sáng, thiếu sáng các mức độ khác nhau, lưu lại với tên flie, ví dụ ảnh ta chụp ban đầu là nnn và các ảnh chỉnh ev là nnn-2, nnn-1, nnn+1, nnn+2 . Sau đó chỉ cần vào CS3 , file -> Automate ->Merge to HDR -> Browse ( chọn hết 5 ảnh này, ví dụ nnn-2.nnn-1,nnn,nnn=1,nnn+2 ). Click chuột phải chọn 1 lần nữa và nhấn nút OK. Gia giảm thêm nắm muối ảnh cuối cùng. ta sẽ có 1 ảnh HDR.

    Ảnh này tôi chụp bị các vùng tối sáng khác nhau làm vùng tối bị chìm và mây chưa lên đẹp và làm HDR nhẹ ( nhẹ theo tôi là lúc làm các ảnh -ev và +ev đừng quá cách biêt với ảnh gốc ). Ảnh sau cùng nhu vầy.

    . Mây trên thung lủng - nắng trãi ven đồi.


  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #3
    Tham gia
    16-08-2009
    Location
    SG
    Bài viết
    1,907
    Like
    1,303
    Thanked 260 Times in 146 Posts
    Không biết ưu-nhược điểm của hai cách làm này, và cách nào cho hình đẹp hơn nhỉ?
    Đốt phim.

  6. #4
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,600
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Hổng biết có điều thấy làm tới làm lui dòm ảnh xấu quắc


  7. #5
    Tham gia
    04-05-2008
    Bài viết
    456
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi onggia9999 View Post
    Không biết ưu-nhược điểm của hai cách làm này, và cách nào cho hình đẹp hơn nhỉ?
    Cũng khó nói, cách của mình thì dễ hơn thôi. Làm HDR đẹp hay không do ảnh gốc và khéo của người dùng kỷ thuật.
    Thêm 1 tấm theo cách làm của mình.


    Thu vàng Osaka


    Ngoài ra còn tùy theo "gu" của người đưa ảnh có hợp với mình hay không ?

  8. #6
    Tham gia
    11-02-2008
    Location
    vô gia cư
    Bài viết
    1,281
    Like
    50
    Thanked 1,017 Times in 293 Posts
    Bác NLT ơi, làm xong thành quả của HDR thì những vùng nào đen thì phải "thấy" được không bị tối quá, còn vùng nào trắng thì cũng "thấy" được, không bị lóa quá. Hình như vùng đen của bác chưa lên cho lắm...


    -2EV, +2EV, combine

    [*_*]

  9. #7
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Quote Được gửi bởi ngutrienmien View Post
    Bác NLT ơi, làm xong thành quả của HDR thì những vùng nào đen thì phải "thấy" được không bị tối quá, còn vùng nào trắng thì cũng "thấy" được, không bị lóa quá. Hình như vùng đen của bác chưa lên cho lắm...
    Chà chà!!! cái HDR lợi hại quá đi mất ... Vùng trắng vùng đen ... há há há...Bác Năm đúng là...kinh nghiệm là kinh nghiệm quá đi ...há há há... em về em luyện HDR đây.

    Vùng đen của Bác NLT "lên" gì nỗi nữa mà lên!!!
    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

  10. #8
    Tham gia
    04-05-2008
    Bài viết
    456
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi thaychuastudio View Post
    Chà chà!!! cái HDR lợi hại quá đi mất ... Vùng trắng vùng đen ... há há há...Bác Năm đúng là...kinh nghiệm là kinh nghiệm quá đi ...há há há... em về em luyện HDR đây.

    Vùng đen của Bác NLT "lên" gì nỗi nữa mà lên!!!
    Đúng đó Thầy Chùa ơi. Tôi thấy ổng lên nhờ nhờ,ổng bứt tóc lắc đầu, rồi kéo cho đen luôn. Chỉ chú ý tới mây trắng thôi. Sau đó tấm tắc câu gì đại loại là muối nhiều hơn tiêu phải như vầy. Hì hì...

  11. #9
    Tham gia
    23-11-2009
    Bài viết
    5
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Tạo ảnh Polar Panorama với phần mềm Hugin

    Sử dụng một phần mềm chuyên dụng, chúng ta có thể "dễ dàng" tạo ra những bức ảnh 360 độ với hiệu ứng đặc biệt, trông như những hành tinh nhỏ xíu, xinh xắn...



    Để làm được những hành tinh này, về cơ bản chúng ta phải qua hai bước lớn:

    1.Tạo một bức ảnh panorama 360 độ x 180 độ (Equirectangular). Cái này hơi khác ảnh 360 độ thường một chút, ở chỗ bức ảnh này không chỉ quét hết 360 độ theo chiều ngang, mà còn quét hết 180 độ theo chiều thẳng đứng. Nghĩa là không còn thứ gì xung quanh ta rơi ra ngoài bức ảnh, kể từ điểm đặt chân cho tới tận đỉnh trời.

    2. Chúng ta sử dụng bức ảnh Equirectangular vừa tạo được, dùng một phép biến hình khá phức tạp từ hệ tọa độ đề-các sang hệ tọa độ cực, để "uốn" tròn bức ảnh panorama, tạo ra hành tinh bé nhỏ xinh xinh đẹp ơi là đẹp ( Hay còn gọi những bức ảnh kiểu này là Stereographic).

    Tóm lại, chúng ta cần gì để có thể bắt đầu:

    - Một máy ảnh với ống kính góc rộng. Ống kính tele cũng được, nhưng bạn sẽ phải chụp rất nhiều mới đủ 360x180 độ không gian. Máy ảnh PnS cũng OK.

    - Phần mềm Hugin: open-source và free hoàn toàn.
    Phần mềm download ở đây: http://hugin.sourceforge.net/
    Hugin có sử dụng một phần mềm tự động tính toán điểm kiểm soát (control points). Đó là phần mềm AutopanoSHIFT. Cũng free.
    Download ở đây: http://user.cs.tu-berlin.de/~nowozin...sift/#download

    Đơn giản chỉ có vậy. Và để làm ra bức ảnh Stereographic, chúng ta hãy xem minh họa của thành viên SUNF - Xóm Nhiếp Ảnh bằng một bức ảnh thực tế chụp tại Thánh địa Mỹ Sơn:

    - Trước tiên, SUNF chụp 10 tấm (Vì dùng ống mắt cá với DSLR Crop 1.3, đặt tiêu cự 12mm):



    Sau đó mở phần mềm Hugin lên, load 10 tấm ảnh vừa chụp xong, và theo hướng dẫn của Hugin để tạo ra bức ảnh 360x180. Kết quả như sau:



    Bạn nhớ là khi xuất ảnh, cần chọn tỷ lệ W:H = 2:1

    Sau khi có bức ảnh equirectangular rồi, chúng ta tạo một project mới trong Hugin, và load tấm ảnh equirectangular lên. Hugin sẽ cảnh báo chúng ta rằng chúng ta cần ít nhất 2 tấm ảnh! Cứ bấm OK, đừng lo, Hugin lừa chúng ta tý thôi, 1 tấm cũng được.

    Load xong, bạn tìm vào tab Images, chọn tấm ảnh Equirectangular vừa xong, đặt thuộc tính pitch của nó là 90. Xong chuyển sang tab Sticher, chọn kiểu project là Stereographic. Nhớ đặt lại W và H của bức ảnh bằng nhau, với kích cỡ bạn thích. Thế là ổn. Bạn bấm vào nút Preview trên toolbar của Hugin và dùng chuột trái và phải để xác định đường chân trời và tâm điểm của hệ tọa độ. Đại loại hình minh họa nó như sau:



    Căn chỉnh đến khi nào vừa ý, thì bạn tắt cửa sổ preview, chuyển sang tab Sticher, và bấm vào nút Stich now!

  12. #10
    Tham gia
    28-11-2009
    Bài viết
    537
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Hay quá, cám ơn bác đã chia sẻ!

Trang 1 / 9 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •