Trang 4 / 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 70
  1. #31
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Sự cố Olympia: Lại Văn Sâm sẽ không để thí sinh thiệt
    Cập nhật lúc 14:04, Thứ Hai, 14/06/2010 (GMT+7)
    ,
    Khá nhanh chóng hồi âm thắc mắc của độc giả sau phản ánh "Đỉnh Olympia’ lần thứ 10 có phải huỷ kết quả?", vào lúc 12h trưa nay, 14/6, trang thông tin của Đài Truyền hình Việt Nam đã giới thiệu những thông tin của ban tổ chức và ý kiến của nhà báo Lại Văn Sâm, Trưởng ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế.



    Phan Minh Đức với câu trả lời tiếng Anh ở phần thi về đích
    Câu hỏi tiếng Anh trong phần thi Về đích ở trận chung kết Olympia năm thứ 10, do Trung tâm Apollo gửi sang như sau: “Hello, my name’s Tom. I have a problem with my flat. So I have to call somebody to come to fix the water. Who will I have to call?"

    Đáp án: “Plumber"

    Đây là phần thi của thí sinh Thanh Tùng, và câu trả lời của Thanh Tùng là “river”, là sai, Phan Minh Đức đã bấm chuông xin trả lời và trả lời là “plumber” nhưng khi đánh vần, Minh Đức lại đánh vần là “plumper”.

    Ngay khi cuộc thi kết thúc và nhận được ý kiến từ khán giả xem chương trình, bà Bùi Thu Thủy, Phó Trưởng ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế, đã cùng cố vấn tiếng Anh của chương trình, Thomas William Billinge, quốc tịch Anh, giáo viên Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam xem lại băng của trận chung kết.

    Thomas William Billinge, cũng chính là người đã đưa ra câu hỏi tiếng Anh trong chương trình, khẳng định câu trả lời của Phan Minh Đức là đúng và phần phát âm của em là chấp nhận được, bởi việc phát âm như vậy là thường thấy với người châu Á, và ông cũng đã rất nhiều lần nhận thấy một điều tương tự ở Thái Lan và Việt Nam.



    Bà Bùi Thu Thủy cùng Thomas William Billinge xem lại băng của trận chung kết Olympia năm thứ 10.
    “Bạn thí sinh đã hiểu rõ câu hỏi và đã trả lời câu hỏi đúng ngay lần đầu tiên. Có một sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm, bạn ấy đã nói [’plʌmbə] thay vì [’plʌmə], nhưng đây là một điều rất thường thấy với người châu Á và tôi đã nhận thấy mọi người phát âm như vậy rất nhiều lần ở Thái Lan và ở Việt Nam. Nếu bạn ấy là một học sinh của tôi mà phát âm từ này theo cách này, tôi sẽ luôn luôn đồng ý là câu trả lời đúng. Việc yêu cầu học sinh đánh vần không phải là một phần của câu hỏi, mà do người dẫn chương trình đưa ra. Vì vậy, mặc dù bạn thí sinh đã mắc lỗi khi đánh vần từng chữ cái của từ này, sẽ thật không công bằng khi không cho điểm chỉ vì việc này, vì tôi đã không yêu cầu học sinh phải đánh vần.
    Người dẫn chương trình đã nhắc lại từ này với thí sinh với cách phát âm bị sai, nhưng trong điều kiện thi căng thẳng, bạn thí sinh đã khẳng định là đó là câu trả lời của bạn ấy. Tuy nhiên, với điều kiện căng thẳng thi căng thẳng như vậy, thì ai cũng sẽ nói như vậy. Trong một trường quay ồn ào, cũng là tự nhiên khi người dẫn chương trình yêu cầu sự rõ ràng, điều này không thể hiện là người dẫn không đúng. Vì vậy, với tư cách là một chuyên gia về tiếng Anh tại Apollo, tôi khẳng định là bạn thí sinh đã trả lời câu hỏi một cách chính xác”, thầy Thomas William Billinge nhấn mạnh.

    Nhà báo Lại Văn Sâm: Sẽ không để thí sinh chịu thiệt

    Nhà báo Lại Văn Sâm, Trưởng ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế nhấn mạnh rất cầu thị và lắng nghe ý kiến đóng góp từ khán giả cũng như của chuyên gia.

    Theo ông, sẽ có những giải pháp hợp tình hợp lý để không có em thí sinh nào chịu thiệt thòi ở cuộc thi này.

    “Sau khi nghe ý kiến của các bên và xem xét trên tinh thần cầu thị, do "Đường lên đỉnh Olympia" là một cuộc thi trên nhiều lĩnh vực nên rất dễ xảy ra thắc mắc, chắc chắn chúng tôi sẽ có giải pháp để không em thí sinh nào phải chịu thiệt thòi. Ý kiến của chuyên gia tiếng Anh là một kênh thông tin rất quan trọng và chúng tôi vẫn tiếp tục tìm thêm những giải pháp hợp tình hợp lý”.


    Trang web VTV cũng giới thiệu trả lời nguyên văn tiếng Anh của Thomas William Billinge:

    “The contestant clearly understood the question and answered correctly the first time. There was very slight difference in pronunciation, he said [’plʌmbə] instead of [’plʌmə] but this is very common with Asian people and I have seen this many times in Thailand and in Vietnam. If he was a student of mine pronouncing this word in this way, I would accept it as correct every time. The spelling was not part of the original question and was added by the host. So even though the contestant made a mistake with the spelling, it would be unfair to take the points away from him for this, as I did not ask him to spell the word.

    The host repeated the word back to the contestant with the wrong pronunciation, but under the stressful conditions, the contestant confirmed this as his answer. However, anybody would have done the same in this situation.

    In a noisy studio, it is natural for the host to ask for clarification, and doing so does not reflect badly on the host in any way. I would have done exactly the same in this situation. So as an English expert from Apollo, I confirm that the contestant answered the question correctly”.

    (Theo vtv.vn)

    -----

    Nhân tiện vừa tìm được bài viết này về cái đỉnh Olympia:
    “Đỉnh Olympia” ở đâu mà…lên (?!)
    11:05, 04/06/2009

    Dãy núi Olympus nhìn từ hướng Nam
    Lưu để đọc sau
    Email bài này
    In trang này
    In bài này
    Ý kiến của bạn
    Liên hệ đăng lại bài
    10 bài được đọc nhiều nhất
    Cuối cùng, cuộc thi kiến thức mang tên “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 9 đã tìm được nhà vô địch là Hồ Ngọc Hân (Trường PTTH Quốc học Huế) với số điểm 245 trong cuộc thi chung kết năm vào ngày 17/5/2009.


    Có thể khẳng định rằng, “Đường lên đỉnh Olympia” là cuộc thi kiến thức rất hay và bổ ích cho các học sinh PTTH. Hơn thế nữa, những học sinh chiến thắng trong cuộc thi năm còn có cơ hội lớn cho tương lai với học bổng du học trị giá 35.000USD. Tuy nhiên, cái mà cho đến giờ dư luận vẫn băn khoăn chính là câu hỏi “Liệu có “đỉnh Olympia” như tên của chương trình hay không?”.

    Theo học giả An Chi trả lời câu hỏi của độc giả liên quan đến chuyện "Đỉnh Olympia" trên chuyên mục "Chuyện Đông - Chuyện Tây" của Tạp chí Kiến thức ngày nay và sau được in trong tập 4 của bộ sách "Chuyện Đông - Chuyện Tây" (NXB Trẻ 2006) thì Olympia không phải là tên núi, chỉ có núi Olympus (còn gọi là Olympe) thuộc Hy Lạp - có nghĩa là Chư thần.

    Trên thực tế, ở Hy Lạp có hai địa danh khi phát âm sang tiếng Anh rất dễ nhầm lẫn là Olympus và Olympia. Olympus là địa danh một dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp với độ cao 2.917m so với mực nước biển, nằm giữa hai miền Macedonia và Thessaly thuộc phía bắc Hy Lạp. Theo học giả An Chi, thì Olympus không chỉ là tên của "dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp nằm ở phía bắc" - là dãy núi nổi tiếng nhất, mà đó còn là tên của nhiều dãy núi khác, như: Olympus ở Bithunia, Olympus ở Galatia, Olympus ở Ionia...

    Ngoài ra, còn có một thành thị ở vùng Lukia (Hy Lạp) cũng mang tên Olympus. Tuy nhiên, chỉ có dãy núi Olympus nằm giữa hai miền Macedonia và Thessaly là nổi tiếng nhất bởi tương truyền đây là nơi ở của thần Zeus thường gọi là thần Dớt. Nhân vật thần thoại mà trong thần thoại Hy Lạp cổ vẫn thường nhắc đến với lời lẽ rất khiêm cung.

    Olympia, theo suy nghĩ của nhiều người bị ám ảnh do sự thông dụng của cụm từ mà Ban tổ chức cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” mang lại với ý nghĩa là "đỉnh núi vinh quang" thực chất hoàn toàn không chính xác. Bởi, Olympia là tên của một đồng bằng ở vùng Elis cổ, phía tây Peloponnesus, nơi diễn ra những kỳ thi Olympic cổ đại.

    Đại hội thể thao này được tổ chức 4 năm một lần, có niên đại trước năm 776 TCN. Năm 394, Hoàng đế Theodosius I (hoặc có thể là cháu trai của ông là Theodosius II vào năm 435 đã bãi bỏ đại hội thể thao này vì theo ý ông chúng làm gợi lại tà giáo. Olympia cũng nổi danh với tượng thần Dớt khổng lồ làm bằng ngà voi và vàng được chạm khắc bởi các nhà điêu khắc trứ danh. Tượng thần Dớt tại đây chính là 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.

    Như vậy, rõ ràng cách gọi "Đường lên đỉnh Olympia" theo Ban tổ chức cuộc thi là không ổn. Nếu như Ban tổ chức cuộc thi cho rằng cuộc thi lên "đỉnh Olympia" là biểu hiện tinh thần thể thao theo tiêu chí của Olympia thì không thể sử dụng từ "đỉnh" và "lên". Vì theo Đại từ điển Tiếng Việt do Giáo sư Nguyễn Như Ý chủ biên thì "đỉnh" là danh từ, với nghĩa chỉ phần cao nhất của vật thẳng đứng hoặc là điểm cao giữa hai cạnh của một góc.

    Cũng trong đại từ điển này, từ "lên" là động từ, với nghĩa di chuyển lên vị trí cao hơn hay được coi là cao hơn. Có thể thấy, tên gọi của cụm từ "Đường lên đỉnh Olympia" là hoàn toàn không khớp về mặt ý nghĩa. Còn nếu hiểu như cách hiện nay là "đỉnh núi Olympia", thì lại hoàn toàn sai hơn nữa. Đơn giản, thực tế là chỉ có đỉnh Olympus (hoặc Olympe) chứ làm gì có "đỉnh Olympia".

    Một cuộc khi kiến thức, do một Đài Truyền hình uy tín nhất của Việt Nam tổ chức nhưng ngay tên gọi chủ đề đã lâm vào tình cảnh tuy "danh chính" nhưng "ngôn không thuận". Tuy nhiên, rất tiếc là cho đến giờ, khi mà "Đường lên đỉnh Olympia" đã trải qua gần 10 năm phát sóng, nhưng Ban tổ chức cuộc thi vẫn "quyết tâm" không cải chính việc sai lệch này.

    Chúng tôi e rằng, một cuộc thi kiến thức dành cho người trẻ nhưng ngay chủ đề đã hỏng kiến thức thì rất khó có thể thuyết phục được dư luận. Ngẫm lại, việc này đâu có gì quá khó khăn đối với nhà tổ chức, chỉ cần sửa lại chủ đề cuộc thi là "Đường đến Olympia" hoặc "Đường lên đỉnh Olympus" sẽ đúng nghĩa hoàn toàn. Rất tiếc, có lẽ "uy tín" của "Đường lên đỉnh Olympia" theo đánh giá của các nhà tổ chức cao đến độ dẫu có sai nhưng vẫn dám sửa (!).

    Việc không chịu sửa, có thể vì nhà tài trợ là Tập đoàn điện tử LG và Ban tổ chức cuộc thi mắc bệnh "sĩ", bởi nếu nhận sai thì hóa ra tự nhận mình là "hơi kém kiến thức về lịch sử, địa lý". Cho dù báo chí đã nhiều lần lên tiếng về cái "đỉnh Olympia" này nhưng mọi chuyện "vẫn y nguyên".

    Nhân chuyện "Đường nào lên được "đỉnh Olympia" cũng xin nhắc lại những bất cập trong việc sử dụng ngôn từ của chúng ta hiện nay. Điều này, xảy ra nhan nhản ngoài phố trên các tấm panô quảng cáo, biển hiệu... ở bất kỳ địa phương nào. Đành rằng đã không để ý thì thôi, chứ đã để ý thì cái cảm giác bức bối khó chịu là không thể nào tránh khỏi.

    Trên trang blog của nhà báo Nông Huyền Sơn, chúng tôi thấy có nhiều ảnh chụp những biển hiệu quảng cáo lẫn các khẩu hiệu của nhiều UBND tỉnh sai đến mức "Xin lỗi, chịu không nổi", như: ápphích kêu gọi mọi người dân cùng tham gia chấp hành Luật Giao thông lấy hai câu ca dao làm ý chí bị viết sai chính tả thành: "Ai ơi! Nhớ lấy câu này - Sông sâu chớ nội (đúng ra là "lội" - PV) đò đầy chớ qua".

    Hoặc, một bản thông báo được dán trong cuộc thi Liên hoan Âm nhạc HSSV 2008 vì sai cách ngắt câu đã biến thành một bản thông báo ngớ ngẩn, nguyên văn của văn bản này là "Phòng thu âm hộ Học sinh sinh viên cho cuộc thi Liên hoan âm nhạc HSSV 2008" nhưng đã bị rớt câu thành "Phòng thu âm hộ/ Học sinh sinh viên...".

    Ngoài ra, cái cách viết tắt trên các biển hiệu cũng rất "độc đáo", như "Chó Bắc đặc sản" của một quầy bán thịt chó hoặc "Karaoke - Nắng Sài Gòn , Âm Thanh... Tuyệt Vọng". Theo diễn giải của chủ quán, thì âm thanh tuyệt vọng nghĩa là âm thanh vọng rất tuyệt vời, nhưng viết tắt kiểu này thì đúng là... “tuyệt vọng” thật.

    Dĩ nhiên, với những kiểu từ ngữ được coi như là "phát hiện" thì khó có thể mà... cãi nhau với người "phát hiện" được. Ngay cả Đài Truyền hình Việt Nam và nhà tài trợ là đại gia LG còn sai thì kể gì chuyện sai của... người dân.

    Chỉ có điều, đọc những cái biển hiệu hay ápphích ấy hoặc biết cái "ngôn không thuận" nhưng người ta cứ "mặc kệ nó" thì bỗng nhiên "Thương cho tiếng Việt" quá (!)


    Ngô Nguyệt Hữu
    http://antg.cand.com.vn/vi-vn/ktvhkh/2009/6/69489.cand
    Được sửa bởi Arkain lúc 06:32 ngày 15-06-2010

  2. #32
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Trời! Cái thuyết tam đoạn lựng này sao mà áp dụng triệt để thế.
    Người Việt còn nói tiếng Việt sai nên đi thi có quyền nói sai.
    Người Việt nói tiếng Anh không rành nên đi thi có tiếng Anh được phép nói sai.

    Cái thuyết này nên đổi tên lại là thuyết tam châm chế

  3. #33
    Tham gia
    25-09-2008
    Location
    Hà Lội
    Bài viết
    541
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Tôi ở australia. Người ta đọc là Pờ Lăm Bờ. Có thể tại vì ở đây người ta không nói tiếng anh.

    Được gửi bởi Arkain
    Theo âm luật của Anh Ngữ (kể cả khi đọc với giọng Mỹ, Canada, hoặc Úc), chữ "B" là chữ câm nếu nằm sau chữ "M"
    Mới nghe lần đầu cái luật như vậy

    stumble ? http://www.forvo.com/search/stumble/

    gamble ? zimbio ? ambience ?
    Được sửa bởi namduong8889 lúc 03:25 ngày 15-06-2010 Reason: Bổ sung bài viết

  4. #34
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Theo âm luật của Anh Ngữ (kể cả khi đọc với giọng Mỹ, Canada, hoặc Úc), chữ "B" là chữ câm nếu nằm sau chữ "M" ở cuối từ.
    Quote Được gửi bởi namduong8889 View Post
    Tôi ở australia. Người ta đọc là Pờ Lăm Bờ. Có thể tại vì ở đây người ta không nói tiếng anh.



    Mới nghe lần đầu cái luật như vậy

    stumble ? http://www.forvo.com/search/stumble/

    gamble ? zimbio ? ambience ?
    Trước khi click nút Reply, liệu bạn có đủ tinh thần học hỏi để tự check từ điển (như là tớ đã nhắc) để xem "người ta nào đó" từ trước đến giờ phát âm đúng hay sai chưa?

    Các bài học vỡ lòng về cách phát âm (giống như là "Chữ K luôn luôn là chữ câm khi đứng trước chữ N ở đầu từ", ví dụ như "Knife", "Know", "Knee", "Knob") được trường học Úc, Anh, và Mỹ dạy cho học sinh từ Tiểu Học khi chúng tập tành biết đọc biết viết. Khi lên đến Trung Học trở đi thì không nhắc tới những kiến thức căn bản đó nữa, mà tập trung trau dồi các khả năng cao hơn, như là luận văn, viết thơ, trình bày và biện luận trước lớp học.

    Nếu bạn chưa bao giờ nghe đến những kiến thức căn bản này (cũng như là bạn không biết rằng phải viết hoa các danh từ như "Australia" và "Anh"), thì tớ chắc chắn là bạn sang Úc khi tuổi đã quá mức Tiểu Học, và thầy cô giáo người Úc ngộ nhận rằng bạn đã được học những thứ căn bản ấy trong lớp Anh Văn từ khi còn ở Việt Nam rồi.

    Vậy khái niệm "Người ta" chung chung mà bạn đề cập đến đây bao gồm những ai? Giáo sư Đại Học? Dân bản xứ? Giới truyền thông? Du học sinh từ các nước Thứ Ba?

    "Người ta" đọc là Pờ Lăm Bờ, hay là chính bạn bấy lâu nay vô tình đọc là "Plumber" là Pờ Lăm Bờ, "Knife" là Khờ Nai Phờ theo kiểu Việt Nam trên đất Úc, vì mãi cho đến giờ phút này, bạn "Mới nghe lần đầu cái luật như vậy"?

    Dân bản xứ bên Úc thì chắc chắn biết nói tiếng Anh, nhưng mà nếu bạn bỏ qua các quy luật về cách phát âm, thì tớ khẳng định cái thứ ngôn ngữ mà bạn dùng khi nói chuyện với dân Úc chỉ nghe hao hao giống tiếng Anh mà thôi

    Và chắc chắn, nếu dùng thứ ngôn ngữ này trong trường, ắt đã có lúc các bạn học người Úc phải hỏi lại bạn "Pardon me? Could you please say that again? I didn't quite understand you". Đúng không?

    Úc dù sao cũng là thần dân của Nữ Hoàng nên theo đúng các quy luật ngôn ngữ của English hơn là bọn "dân thuộc địa phản loạn" bên Mỹ nhiều, đừng bao giờ để dân bản xứ nghe bạn pha trò một cách nực cười rằng "người ta" (tức ám chỉ dân Úc) không hiểu các quy luật căn bản về cách phát âm tiếng Anh nhé!
    Được sửa bởi Arkain lúc 20:09 ngày 15-06-2010

  5. #35
    Tham gia
    17-03-2010
    Bài viết
    457
    Like
    22
    Thanked 57 Times in 42 Posts
    Tôi không tin là có sự gian lận trong câu hỏi tiếng Anh. Lý do:
    Nếu giả sử Đức biết trước được đáp án thì cậu ta ko thể phát âm như thế. Và thậm chí phát âm như thế thì cũng được chấp nhận thì không có lý do gì để MC phải hỏi qua hỏi lại rất nhiều lần về đáp án, và yêu cầu đánh vần và dịch lại câu hỏi và câu trả lời qua tiếng Việt. MC và Đức làm như thế để làm gì? Khoe kiến thức hay là 'diễn' cho đạt? Làm như thế chỉ tổ làm bể dĩa mà thôi.
    ->Không hề thấy bất cứ dấu hiệu gian lận nào.

    Thí sinh đó trả lời đúng: Đánh vần và hiểu ngữ cảnh đúng rồi còn gì. Còn việc phát âm thì muôn trùng muôn nẻo. Không có cái nào được quy định là chuẩn trong cách phát âm cho tất cả các từ tiếng Anh cả. Ngoài ra người dẫn chương trình đóng vai là BGK thì việc quyết định câu trả lời kia đúng chẳng có gì sai cả.
    Phát âm sai khác với phát âm không chuẩn nha.
    Ngay cả người bản xứ thì một từ cũng có nhiều kiểu phát âm khác nhau. Điều đó là bình thường, quan trọng là viết và hiểu đúng từ đó ông ạ. MC cũng đã rất kỹ khi hỏi qua hỏi lại về đáp án của thí sinh.
    Chưa có câu nào tôi khẳng định Đức đã phát âm đúng, tôi chỉ nói rằng đáp án là đúng và phát âm như thế là chấp nhận được.
    Và đây là lời giải thích của người ra đề và cũng là ban giáo khảo, thầy giáo Thomas William Billinge, Trung tâm tiếng Anh Apollo:
    "The contestant clearly understood the question and answered correctly the first time. There was very slight difference in pronunciation, he said ['plʌmbə] instead of ['plʌmə] but this is very common with Asian people and I have seen this many times in Thailand and in Vietnam. If he was a student of mine pronouncing this word in this way, I would accept it as correct every time. The spelling was not part of the original question and was added by the host. So even though the contestant made a mistake with the spelling, it would be unfair to take the points away from him for this, as I did not ask him to spell the word.
    The host repeated the word back to the contestant with the wrong pronunciation, but under the stressful conditions, the contestant confirmed this as his answer. However, anybody would have done the same in this situation.
    In a noisy studio, it is natural for the host to ask for clarification, and doing so does not reflect badly on the host in any way. I would have done exactly the same in this situation. So as an English expert from Apollo, I confirm that the contestant answered the question correctly".
    Hôm đó tôi xem và ủng hộ người khác, tất nhiên tôi muốn người đó vô địch nhưng Đức đã xuất sắc hơn và chiến thắng đó là xứng đáng.
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Nếu Đức không được mớm trước mà vẫn trả lời tốt thì rõ ràng cậu có một kiến thức tiếng Anh khá tốt, hoặc cậu ta chơi game Xếp Ống Nước thành thạo .
    Bái phục cho kiểu suy luận của bác Khôi.
    Bác nói dậy chẳng khác có đứa nào đó không hề quen biết đến chỉ vào đống tài sản của bác và bẩu:"Cái này ông ko đi ăn cắp thì ông là một người tài năng". Liệu như thế được không? Tại sao bác biết từ Bờ lăm bờ đó nhưng không cho phép người khác biết?
    Bác gán cho một học sinh lớp 12 nghi án gian lận dựa trên suy luận ở trên thì thật quá đáng.

  6. #36
    Tham gia
    20-12-2007
    Bài viết
    3,736
    Like
    50
    Thanked 86 Times in 64 Posts
    Quote Được gửi bởi Sa Huỳnh View Post
    Bái phục cho kiểu suy luận của bác Khôi.
    Bác nói dậy chẳng khác có đứa nào đó không hề quen biết đến chỉ vào đống tài sản của bác và bẩu:"Cái này ông ko đi ăn cắp thì ông là một người tài năng". Liệu như thế được không? Tại sao bác biết từ Bờ lăm bờ đó nhưng không cho phép người khác biết?
    Bác gán cho một học sinh lớp 12 nghi án gian lận dựa trên suy luận ở trên thì thật quá đáng.

    Bạn nhạy cảm quá mức hoặc bạn đọc không kỹ, bác Khôi có ý khen cu Đức chứ có ý gì đâu.

  7. #37
    Tham gia
    01-02-2009
    Location
    her her! Ở rể nhà vợ ....ba
    Bài viết
    597
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    em thấy cái này khó xử quá, nếu thi lại thì tiếc cho cậu về nhật, vì cái gì cũng cần có sự may mắn mà, nhưng nếu không thi lại thì tiếc cho cậu giải nhì vì kết quả là 1 chuyến du học ( nếu thắng)

  8. #38
    Tham gia
    23-04-2009
    Bài viết
    618
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi duykhuong-it View Post
    em thấy cái này khó xử quá, nếu thi lại thì tiếc cho cậu về nhật, vì cái gì cũng cần có sự may mắn mà, nhưng nếu không thi lại thì tiếc cho cậu giải nhì vì kết quả là 1 chuyến du học ( nếu thắng)
    Lỡ thi lại. mà cậu về 3,4 thành 1,2. Cậu 1,2 thành 3,4. Thì đúng là tiếc cho cả 4 cậu ấy luôn.

  9. #39
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Gì đâu mà khó xử, đoán đúng mà chương trình không có nội quy trừ điểm nếu phát âm sai thì cứ giữ nguyên kết quả chứ cần chi thi lại
    _
    "Những người thông thái lên tiếng vì họ có điều gì đó để nói; Những kẻ đần độn thì chỉ để nói một cái gì đó." - Nhà Triết Học Plato.

    Cuộc chiến ngoại giao tại Á Châu trong thế kỷ 21 * Tin thời sự về "Tình Hữu Nghị Việt-Trung"
    1000 tấm ảnh quý hiếm của Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông * Chiến tranh Việt Nam: Những bức ảnh sưu tầm

  10. #40
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Quote:Được gửi bởi Sa Huỳnh
    Bái phục cho kiểu suy luận của bác Khôi.
    Bác nói dậy chẳng khác có đứa nào đó không hề quen biết đến chỉ vào đống tài sản của bác và bẩu:"Cái này ông ko đi ăn cắp thì ông là một người tài năng". Liệu như thế được không? Tại sao bác biết từ Bờ lăm bờ đó nhưng không cho phép người khác biết?
    Bác gán cho một học sinh lớp 12 nghi án gian lận dựa trên suy luận ở trên thì thật quá đáng.


    Bạn nhạy cảm quá mức hoặc bạn đọc không kỹ, bác Khôi có ý khen cu Đức chứ có ý gì đâu.
    ------------------------------------------------
    Hehe, cám ơn bồ huongct có ý tốt. Chán nhiều khi mình khen thật lòng mà cũng có người suy nghĩ lung tung . Tôi nói cậu ta giỏi hơn tôi vì tôi không biết cái từ đó nữa, tôi biết sau này nhờ chơi trò Xếp Ống Nước :p.

    Được chưa, bạn Sa Huỳnh đa nghi

Trang 4 / 7 FirstFirst 1234567 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •