Trang 1 / 3 123 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 22
  1. #1
    Tham gia
    16-07-2002
    Bài viết
    4,452
    Like
    0
    Thanked 307 Times in 60 Posts

    Về chuyện "vay mượn" của một số nhạc sĩ VN

    Trên diễn đàn YeuAmNhac.com đang có 1 chủ đề khá "hấp dẫn" sau bài viết sau của nhạc sĩ Quốc Bảo trên Giaidieuxanh.com.vn

    Tiêu đề của topic trên YAN là:
    "Quốc Bảo thả phao giúp Bảo Chấn"

    ==========
    Chuyện vay mượn trong âm nhạc
    15:11' 07/04/2004 (GMT+7)
    Người Nhật nói: “Bắt chước để sáng tạo”. Phương châm ấy thể hiện rất sinh động ở những động tác rập khuôn văn hóa Tây phương của các du học sinh Nhật thời Minh Trị. Quả thực, hành động vay mượn đã trở thành tôn chỉ cho xã hội Nhật suốt một thời gian dài hậu Thế chiến, và đấy cũng là một trong những chìa khóa thành công của họ.

    Với những nước đang phát triển, cái làm nên “cốt cách” không nhiều, không sâu, và nhất là - không hiện đại; thì hành động vay mượn chất liệu từ bên ngoài nên được xem như phương cách tiến bộ nhất để hòa nhập và phát triển. Chẳng thể nào bó rọ với ao nhà, gốc đa, mái đình mà mơ những cơn mơ toàn cầu. Các nhạc sĩ tiền bối Việt đã vay gì từ âm nhạc Tây phương? Họ vay cảm hứng: những cảm hứng cá nhân, những chuyện tình riêng tư, những cảm thức về cái tôi cô độc của Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Thương, Dương Thiệu Tước ... đều chịu ảnh hưởng từ ca khúc Pháp.

    Họ vay chất liệu âm nhạc: âm giai 7 nốt và đặc tính “giải quyết trọn vẹn” của nó. Họ vay kỹ thuật tác khúc: khúc thức 2 đoạn đơn, kỹ thuật mô phỏng giai điệu. Họ vay tiết tấu: âm nhạc dân gian Việt làm gì có tango, bolero, valse? Cần minh xác lại một ý kiến của nhạc sĩ Bảo Chấn khi cho rằng tác phẩm của các vị tiền bối Việt nếu có trùng hợp gì đó với Tây thì do cùng cảm hứng, chứ thời ấy làm gì có cơ hội nghiên cứu nhạc Tây (sic)! Trên thực tế, những người đặt nền móng cho Tân nhạc, cho Thơ mới và cho Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam đều nghe, đọc và nghiên cứu khá sâu trào lưu văn hóa cận đại Pháp. Những “tập nhiễm” từ thơ Lamartine, từ nhạc Tino Rossi, từ văn Chateaubriand ...đã được tìm thấy quá rõ ràng.

    Do đặc thù về chủng tộc, về tập quán, các dân tộc Á châu không sở trường về tiết tấu. Cơ sở giai điệu ngũ cung và hạn chế của nó là sự mơ hồ, thiếu tương phản cũng đã trói buộc người sáng tác rất nhiều. Vì thế, không riêng Việt Nam, các nước Á châu đều tìm cách phát triển nền nhạc phổ thông của mình bằng cách đi vay các yếu tố ngoại lai như tiết tấu Mỹ (mà Mỹ vay lại của các dân tộc Phi châu), cấu trúc âm giai 7 âm cổ điển, cấu trúc blues 12 nhịp, .v.v. Nét đặc trưng về tiết tấu Canto-pop với hàng loạt móc kép dồn dập thực ra cũng chẳng phải hoàn toàn của Trung Hoa cổ truyền. Họ đã vay của Tây, vay phong cách Jim Steinman. Người Hàn làm nhạc hip-hop dựa hầu như tuyệt đối vào kỹ nghệ sound production của Mỹ; cách nói rap của họ cũng cực kỳ “lai căng”, nửa Hàn nửa Mỹ. Nhật thì ôm gần hết alternative và metal Mỹ để dựng nên rock Nhật...

    Như thế, chúng ta có thể vay cảm hứng, vay chất liệu, vay kỹ thuật tác khúc để xây nền cho ta. Vay ai? Có vẻ như, chúng ta không mấy thành công khi đi vay âm nhạc Tây phương hiện đại. Cá tính quá dị biệt; môi trường sống, nếp nghĩ, tập quán ngôn ngữ quá xa nhau khiến chuyện đi vay trở thành chắp vá, lộ liễu, “lai căng”. Thế nên, những nhạc sĩ Việt trẻ tuổi đi vay “thứ dễ nghe hơn” từ các nước láng giềng gần. Họ tìm vay nhạc Thái, nhạc Hàn, nhạc Mã Lai, nhạc Hồng Kông. Nói cho công minh, họ đang vay từ những nguồn vốn nghèo hơn vốn nhà! Quả thế, những gì chúng ta đang muốn mượn từ nhạc Thái, nhạc Tàu rất thô sơ, ấu trĩ.

    Cũng để đối phó với việc xét duyệt - vì những bài có nguồn gốc Mỹ đều không được cấp phép - người ta phải vay “ngân hàng” Á châu hàng loạt. Có vay nhiều thêm đi chăng nữa, chúng ta cũng chỉ đáp ứng được mỗi một chuyện: nhu cầu nghe nhạc ồ ạt, thiếu chọn lọc của một số ít công chúng. Nhạc nửa Việt nửa Tàu tràn lan cũng chỉ để ca sĩ kiếm tiền chăng chớ ở những shows dễ dãi, và nhạc công phòng thu có việc làm đều đặn! Việc vay, như vậy, trở thành một “giải pháp tình thế” đáng buồn. Vay kiểu ấy, chẳng giúp ích gì cho một căn cơ lâu dài của chính ta; và vô hình trung, chúng ta đang tự làm mờ cốt cách.

    Còn phải nói thêm về một tai hại nữa khi “vay gần”: vì không hiểu được tiếng Hàn, tiếng Nhật, chúng ta cứ đẻ ra hàng loạt những phó bản ất ơ vô tội vạ, chất chồng ngày càng nhiều những đống “não tình”. Vay như thế nào? Nhạc sĩ Bảo Chấn đã từng nghe và chép lại vô số tổng phổ nhạc nhẹ, từ Paul Mauriat đến Yanni, từ Burt Bacharach đến Chicago để phục vụ cho ban nhạc hòa tấu của anh trong những năm 80 - 90. Công việc hết sức tốn công đó lẽ ra có thể giải quyết nhanh chóng bằng cách đặt mua tổng phổ xuất bản. Song, thời ấy ta chưa thể mua hàng qua internet. Bảo Chấn đã phải cặm cụi ghi từng nốt nhạc, từng ô nhịp, từng hợp âm, vừa để phục vụ “đời cơm áo” vừa học tập phong cách phối khí. Anh, nhà phối khí có uy tín, đã tự học bằng cách khổ nạn như vậy.

    Trong số những tổng phổ không rõ xuất xứ, có cả nhạc Keiko Matsui... Duyên may cho Matsui và xui xẻo cho nhạc sĩ Bảo Chấn. Vì nhờ chuyện ồn ào đó, người nghe jazz Việt mới để ý đến Matsui. Cô là một trong hàng nghìn nghệ sĩ smooth jazz (dòng pop mượn vỏ jazz, dễ nghe; ở Việt Nam có Hoài Sa và Huy Tuấn theo xu hướng này) và không hề là người có ảnh hưởng lớn đến không khí âm nhạc thế giới. Nhờ chuyện ồn ào, người Việt tìm mua thêm một ít nhạc của cô.

    Cái xui của nhạc sĩ Bảo Chấn xuất phát từ việc anh đã "quên khuấy" xuất xứ bản tổng phổ ghi được. Tai nạn nghề nghiệp của một người hơi thiếu ngăn nắp chăng? Và dư luận đang có chiều hướng xét công xét tội kiểu Trung cổ?

    Quốc Bảo
    ===================
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    16-07-2002
    Bài viết
    4,452
    Like
    0
    Thanked 307 Times in 60 Posts
    Và đây là 1 bài trả lời khá là hay của member trumcua

    ===============
    Luận điểm của nhạc sĩ Quốc Bảo là... sai bét, là nguỵ biện giả dối !!!!

    Thứ 1:

    Với những nước đang phát triển, cái làm nên “cốt cách” không nhiều, không sâu, và nhất là - không hiện đại; thì hành động vay mượn chất liệu từ bên ngoài nên được xem như phương cách tiến bộ nhất để hòa nhập và phát triển. Chẳng thể nào bó rọ với ao nhà, gốc đa, mái đình mà mơ những cơn mơ toàn cầu. Các nhạc sĩ tiền bối Việt đã vay gì từ âm nhạc Tây phương? Họ vay cảm hứng: những cảm hứng cá nhân, những chuyện tình riêng tư, những cảm thức về cái tôi cô độc của Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Thương, Dương Thiệu Tước ... đều chịu ảnh hưởng từ ca khúc Pháp.

    Họ vay chất liệu âm nhạc: âm giai 7 nốt và đặc tính “giải quyết trọn vẹn” của nó. Họ vay kỹ thuật tác khúc: khúc thức 2 đoạn đơn, kỹ thuật mô phỏng giai điệu. Họ vay tiết tấu: âm nhạc dân gian Việt làm gì có tango, bolero, valse? Cần minh xác lại một ý kiến của nhạc sĩ Bảo Chấn khi cho rằng tác phẩm của các vị tiền bối Việt nếu có trùng hợp gì đó với Tây thì do cùng cảm hứng, chứ thời ấy làm gì có cơ hội nghiên cứu nhạc Tây (sic)! Trên thực tế, những người đặt nền móng cho Tân nhạc, cho Thơ mới và cho Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam đều nghe, đọc và nghiên cứu khá sâu trào lưu văn hóa cận đại Pháp. Những “tập nhiễm” từ thơ Lamartine, từ nhạc Tino Rossi, từ văn Chateaubriand ...đã được tìm thấy quá rõ ràng.


    Quốc Bảo dẫn dụ người nghe về chuyện người Nhật " bắt chước ", chuyện các nhạc sĩ xưa của chúng ta ta ảnh hưởng của phong cách nhạc Pháp để phù phiếm rằng "chuyện copy" là "bình thường thôi, ai cũng vậy cả" là hoàn toàn sai trái.

    Ai chắc cũng từng đã nghe qua câu nói "Mất năm để ra đời 1 lý thuyết ở Liên Xô thì mất một tháng để người Mỹ biến lý thuyết khoa học đó thành phát minh thực tiễn và chỉ mất một ngày để người Nhật biến phát minh đó thành sản phẩm cải tiến hơn tràn ngập thị trường". Người ta dựa vào cái đã có và đi lên, chứ không phải là copy 99.99% rồi nhận vơ là của mình.

    Cách nói này là một kiểu nguỵ biện hạ thấp vợ chồng nhạc sĩ Nhật và tự tôn hành động ăn cắp của mình lên là bình thường, là nhu cầu tất yếu của sự phát triển.

    Nếu ai từng nghe nhạc Rap Hàn Quốc hay Rock Nhật thì rõ ràng thấy dựa vào chất nhạc của phương tây nhưng phát triển theo phong cách của họ. Những dòng nhạc của họ có sức sống rất mạnh mẽ nhờ ủng hộ của công chúng và hình thành một dòng nhạc đặc thù. Nhưng có ai copy nguyên xi như ns Bảo Chấn của hay không ?

    Nhưng nham nhở nhất là Quốc Bảo còn đưa những nhạc sĩ "lão thành" của chúng ta để làm bia đỡ đạn cho Bảo Chấn. Đánh đồng việc nhạc của họ có ảnh hưởng phong cách Tây Phương (cái này ai cũng biết) với việc ăn cắp nhạc. Một kiểu biện hộ lấy danh dự nhừng người khác để che chở cho hành động của mình.

    Thứ 2:

    Trong số những tổng phổ không rõ xuất xứ, có cả nhạc Keiko Matsui... Duyên may cho Matsui và xui xẻo cho nhạc sĩ Bảo Chấn. Vì nhờ chuyện ồn ào đó, người nghe jazz Việt mới để ý đến Matsui. Cô là một trong hàng nghìn nghệ sĩ smooth jazz (dòng pop mượn vỏ jazz, dễ nghe; ở Việt Nam có Hoài Sa và Huy Tuấn theo xu hướng này) và không hề là người có ảnh hưởng lớn đến không khí âm nhạc thế giới. Nhờ chuyện ồn ào, người Việt tìm mua thêm một ít nhạc của cô.

    Lại một kiểu hạ thấp người khác để tự tôn bản thân mình. Năm 1998, Keiko đứng vị trí thứ 3 trong những nhạc sĩ đắt giá nhất trong dòng nhạc hòa tấu (Sau Kenny G và Boney James). Năm 1999, Keiko được trao giải nữ nghệ sĩ Jazz trong năm (Oasis Female Oasis Awards Female Smooth Jazz). Và dòng nhạc Smooth Jazz nằm trong số những dòng nhạc trí thức và được ưa chuộng hiện nay ở Phương Tây. Không cần "người Việt để ý tới" thì cô ta đã nổi tiếng từ lâu rồi. Cô ta được hưởng lợi gì khi người Việt toàn mua điã nhạc... copy. Quốc Bảo đang nghĩ ông ta và nhạc sĩ Bảo Chấn đang ở vị trí này trên cái thế giới này ?

    Nói ý này chẳng khác nào Quốc Bảo định hướng người đọc nghĩ Keiko Matsu làm chuyện này với ý định thấp hèn là lôi kéo mọi người mua đĩa (đĩa gốc) của cô. Đây thật là chuyện lố bịch vì ai ở diễn đàn này cũng hiểu, nguyên nhân làm to chuyện này là do ai? Ai là người khăng khăng không nhận trong khi người khác ban đầu đã nói muốn cho qua chuyện ?

    Thứ 3:

    Quốc Bảo nói rằng Bảo Chấn ngày xưa đã "khổ nhọc" chép lại tổng phổ các bản hoà tấu trong đó có cả nhạc của Keiko Matsu nhưng lại "quên khuấy" mất xuất xứ như...... Vậy một cách rõ ràng rằng Bảo Chấn biết bài TTXX do mình viết dựa trên tổng phổ là... không phải của mình, là đồ chôm chỉa hoàn toàn. Sao tới giờ phút này ông ấy vẫn không thừa nhận ?
    --------------------------------------

    Nếu mình biết mình đã làm sai thì thừa nhận người khác còn cảm tình với mình. Tôi ghét nhất là kiểu ăn nói giả dối, làm mù mờ người khác để che giấu cái lỗi của mình.

    Riêng cá nhân tôi tin chắc là chính cả Quốc Bảo, người đã cho nhạc Smooth Jazz là dòng nhạc nửa mùa, thuộc dạng bèo bọt, không những ưa thích mà còn "chôm" khá nhiều từ dòng nhạc này để đưa vào các bài hát của ông. Ai có bằng chứng cụ thể đem lên đây để mọi người "dập" cho ông ta 1 trận.

    Đã sai rồi mà còn dối trá.

    ====================

  3. #3
    Tham gia
    16-07-2002
    Bài viết
    4,452
    Like
    0
    Thanked 307 Times in 60 Posts
    Và cuối cùng là Aries82:

    ========
    Vâng, thưa anh Quốc Bảo kính mến. Tôi hiểu vì sao anh muốn viết bài này, khi anh đang là nhạc sĩ dẫn dắt, hay có thể nói theo kiểu bình dân 1 chút là bầu sô của 1 số ca sĩ. Vì chính anh cũng thường xem nhẹ giá trị của 2 chữ "copy" mà đánh đồng nó với "học hỏi". Vâng, anh đã vay mượn ý tưởng từ những clip Hàn, đã xây dựng nên hình ảnh của 1 NTV virus nửa nạc nửa mỡ (vừa giống Lee Jung Hyun, vừa giống Ayumi, thêm chút lạ mắt của Chunli trong Street Fighter + tí hình ảnh của nàng Lulu trong FF X). Anh có thể đổ thừa chuyện clip Bí ẩn vầng trăng do tay đạo diễn gà mờ người Đài Loan, nhưng không thể làm ngơ khi bỏ đến mười mấy nghìn usd (ôi mẹ ơi) nhờ người hắn chép, hay ăn cắp ý tưởng người khác được
    ==========

    với Rocker208:

    ==========
    ...
    Ờ vâng, Bác Quốc Bảo copy nhạc ngoại quá kĩ nên nhiều bản cắt với dán như những mảng puzzles. Thế nhưng tui có 1 chứng cứ chưa được giám định, đó là nghi án do chính tôi đặt ra cho chính mình cách đây 3 năm, giữa 2 bài Tuổi 16 do Quốc Bảo viết nhạc và lời do ca sĩ Thư Lê trình bày và bản Renaissance Faire, track thứ 9 nằm trong album Shadow of the Moon phát hành năm 1998 do Blackmore's Night, ban nhạc gia đình của Richie Blackmore đồng thời là thành viên cũ của ban nhạc rock huyền thoại Deep Purple trình bày. Các bạn thử giám định giùm tôi xem có phải không.

    http://www.yeuamnhac.com/zz/tuoi16.wma

    http://www.yeuamnhac.com/zz/renaissancefaire.wma

    ==========

  4. #4
    Tham gia
    16-07-2002
    Bài viết
    4,452
    Like
    0
    Thanked 307 Times in 60 Posts
    Tôi không rành nhạc lắm, nhưng nghe xong 2 bài trên thì cũng có thể biết được là nó giống nhau rất nhiều. Lại có thêm 1 nhạc sĩ "quên" rằng mình lấy nhạc của người khác nữa chăng ?

    Bên YAN phải login mới cho đọc bài nên tôi mạn phép copy sang đây để những ai quan tâm vấn đề này đều có thể đọc được. Bạn thử nghe 2 bài trên rồi cho biết ý kiến xem sao

    Tôi đang có 1 chút liên tưởng những chuyện này đến 1 số "giải" của cuộc thi TTVN

  5. #5
    Tham gia
    20-09-2002
    Location
    Sài Gòn
    Bài viết
    2,486
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 23 Posts
    ừ, thật buồn đó .

    Không phải tôn vinh người Nhật, hạ thấp người Việt, cú nghĩ lúc nào người Nhật cũng đúng, nhưng thực sự mà nói, dù rất muốn bênh gà nhà, nhưng trong trường hợp cũa BC, mình không biết nói gì hơn.

    Giờ đây mổi lần nghêu ngao bài hất TTXX, lại thấy đau quá.

  6. #6
    Tham gia
    20-09-2002
    Location
    Sài Gòn
    Bài viết
    2,486
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 23 Posts
    2 bài trên thì không thể gọi là copy được ,

  7. #7
    Tham gia
    09-04-2004
    Bài viết
    2
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    ôi thôi Richie Blackmore lại ăn cắp nhạc của Quốc Bảo rồi, tội nghiệp ông ấy. Hai bài này hoà thanh giống 95%, giai điệu thì Richie có khéo léo modify đi tý xíu, nhưng mà mới nghe 2 bài thì giật cả mình, tay Rocker kỳ cựu Richie này trắng trợn thật!

  8. #8
    Tham gia
    12-04-2003
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    5,684
    Like
    0
    Thanked 79 Times in 19 Posts
    Nghe rùi, hát Tình thôi xót xa trên nền nhạc Nhật sướng thật, nó phối âm hay hơn VN mình nhiều. Lá lá la Từ khi quen em anh mới biết bối rối vì những lúc thoáng nghe em cười ....
    Bis bis Bảo Chấn

  9. #9
    Tham gia
    11-08-2003
    Bài viết
    711
    Like
    0
    Thanked 17 Times in 2 Posts
    Hết Bảo Chấn,3con mèo rồi đến Trần Tiến bị lên thớt ... không biết tương lai âm nhạc của việt nam đi về đâu !

  10. #10
    Tham gia
    31-03-2004
    Location
    Ma Thiên Lãnh
    Bài viết
    1,018
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Bảo Chấn là một trong số ít các nhạc sĩ của trào lưu nhạc mới mà ma rất thích.....Trần Tiến, Việt Anh, Dương Thụ, Quốc Bảo
    Nếu một trong những nhạc sĩ này dính vào tiêu cực thì ma rất buồn và ma tin rằng các bạn cũng như vậy..... Ma đã nghe 2 bản này và qủa thật nó giống nhau quá......nhưng ma kịt liệt lên án những ai có cái giọng điệu theo kiểu" Bảo Chấn so với nhạc sĩ Nhật kia chả là gì cả ====> Bảo Chấn chôm nhạc !!!!!! Việc xác định ai copy ai vẫn còn dài và nên chăng hãy để những người có chức năng xác định rỏ ràng ..........
    Nhưng ma khẳng định rằng đây đang là cơ hội để những tờ báo lá cải spam nhảm...... Ngay cả bài " Sắc màu" của Trần Tiến cũng mang lên spam ........ ma đã nghe 2 bài có vài điểm giống nhau nhưng chung qui lại thì không có việc chôm chỉa gì ở đây cả..... Và ma cũng biết NS Trần Tiến sáng tác bài này từ rất lâu nhưng không công bố và bài hát lọt ra ngòai là ngoài ý muốn của tác giả.....và nên chăng tự bắn vào chân mình và tự phỉ báng nền âm nhạc nước nhà hiện nay vốn không có nhiều nhạc sĩ chất lượng........tay báo nào tự nhận là có ý định là làm trong sạch nền âm nhạc nước nhà thì ma thấy rất là tức cười.....

Trang 1 / 3 123 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •