Trang 1 / 5 1234 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 48
  1. #1
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA) bị rò rỉ thông tin về chương trình tình báo chống khủng bố PRISM

    Lộ diện nhân viên CIA tiết lộ bí mật


    Một cựu kỹ thuật viên CIA đã được xác định là nguồn rò rỉ thông tin về chương trình theo dõi điện thoại và Internet của chính phủ Hoa Kỳ, theo nhật báo Guardian của Anh.

    Edward Snowden, 29 tuổi, được Guardian mô tả là cựu kỹ thuật viên CIA, hiện đang làm việc cho Booz Allen Hamilton, một nhà thầu quân sự.

    Tờ Guardian cho biết chính đương sự đã yêu cầu tiết lộ danh tính của mình.

    Những thông tin được tiết lộ gần đây cho thấy các cơ quan chính phủ của Mỹ đã thu thập dữ liệu của hàng triệu cuộc gọi và theo dõi Internet.

    Phát ngôn viên của Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cho biết vụ việc hiện đã được đưa sang Bộ Tư pháp để điều tra hình sự.

    Tờ Guardian dẫn lời Snowden nói ông đã bay tới Hong Kong vào ngày 20/5, nơi ông đang thu mình trong một khách sạn.

    Bấ́t mãn

    Ông nói với tờ Guardian: "Tôi không muốn sống trong một xã hội làm những việc như thế này ... Tôi không muốn sống trong một thế giới mà tất cả những gì tôi làm và nói bị thu lại."

    Khi được hỏi nghĩ gì về những điều sẽ xảy ra cho bản thân, ông trả lời: "Không có gì tốt cả".

    Ông giải thích ông đến Hong Kong là vì nơi đây có "truyền thống tự do ngôn luận mạnh mẽ".

    Trong một thông cáo, Booz Allen Hamilton xác nhận Snowden đã làm việc cho họ gần ba tháng.

    "Nếu tin này là chính xác thì hành động là sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắ́c ứng xử và các giá trị nền tảng của hãng chúng tôi," thông cáo viết.

    Những thông tin rò rỉ đầu tiên xuất hiện vào tối thứ Tư ngày 4/6 khi Guardian đưa tin một tòa án bí mật của Hoa Kỳ đã yêu cầu công ty điện thoại Verizon cung cấp cho Cục An ninh Quốc gia (NSA) hàng triệu dữ liệu các cuộc gọi.

    Các dữ liệu này bao gồm số điện thoại của bên gọi tới và bên nhận cuộc gọi, thời lượng cuộc gọi, ngày, giờ và địa điểm cuộc gọi.

    Sau đó các tờ Washington Post và Guardian tiết lộ rằng NSA đã trực tiế́p tác động vào máy chủ của chín công ty Internet trong đó có Facebook, Google, Microsoft và Yahoo để theo dõi những cuộc liên lạc trực tuyến dưới một chương trình có tên gọi là Prism.

    Tất cả các công ty Internet này bác bỏ việc họ cho phép chính phủ Mỹ xâm nhập vào máy chủ của họ.

    Prism được cho là giúp NSA và Cục Điều tra Liên bang (FBI) xâm nhập vào các thư điện tử, nội dung chat và các hình thức liên lạc khác trực tiếp trên máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất của Mỹ.

    Chính phủ Mỹ cùng dùng cách thức tương tự để theo dõi những đối tượng người nước ngoài bị tình nghi là khủng bố hay gián điệp. NSA cũng thu thập dữ liệu cuộc gọi của các công dân Mỹ nhưng không thu âm cuộc gọp.

    Chính quyền được phép?

    Hôm thứ Bảy ngày 8/6, ông James Clapper, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, đã gọi vụ rò rỉ là "đau đứt ruột theo đúng nghĩa đen".

    "Tôi hy vọng chúng tôi có thể lùng ra ai đang làm việc này, bởi đây nó gây tổn hại to lớn cũng như cũng như ảnh hưởng đến an ninh và an toàn của đất nước," ông nói trên NBC News hôm 8/6.

    Prism được lập trình vào năm 2007 nhằm để theo dõi sâu các cuộc trao đổi trên mạng và lưu trữ thông tin về người nước ngoài.

    NSA đang chuẩn bị báo cáo hình sự gửi lên Bộ Tư pháp về vụ việc.

    Nội dung của các cuộc hội đàm qua điện thoại được Điều 4 Tu Chính pháp Hoa Kỳ bảo vệ.

    Tuy nhiên, những thông tin mà bên thứ ba, chẳng hạn như các công ty điện thoại, có được, lại không bị cấm.

    Điều này có nghĩa là chính quyền có thể lấy được dữ liệu của các cuộc gọi, ví dụ như thời gian và thời lượng cuộc gọi.

    Văn phòng của ông Clapper đã ra thông cáo hôm 8/6 nói rằng tất cả những dữ liệu được thu thập bằng Prism là có sự cho phép của một tòa án bí mật về Đạo luật Theo dõi Tình báo Nước ngoài (Fisa).

    Prism được cho phép sử dụng dựa trên thay đổi của các đạo luật theo dõi được ban hành dưới thời Tổng thống George Bush và được Tổng thống Barack Obama gia hạn hồi năm ngoái.

    Hôm thứ Sáu 7/6, ông Obama đã lên tiếng bênh vực chương trình theo dõi này. Ông cho rằng đó là sự 'xâm phạm íi ỏi" sự riêng tư và là cần thiết để bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố.

    "Không ai nghe lén điện thoại của mọi người," ông nói và nhấn mạnh việc này đã được Quốc hội chuẩn y.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...entified.shtml
    Được sửa bởi Arkain lúc 23:20 ngày 24-06-2013
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Cơ quan NSA biện hộ việc nghe lén điện thoại


    Người đứng đầu ngành tình báo Hoa Kỳ, James Clapper, đã mạnh mẽ biện hộ cho các chương trình theo dõi điện thoại của chính phủ sau khi việc ghi âm các cuộc điện thoại và việc theo dõi các máy chủ internet bị tiết lộ.

    Ông nói việc tiết lộ một tài liệu mật thuộc tòa án về việc thu thập các nội dung ghi âm điện thoại gây "tổn hại không thể sửa chữa".

    Việc tiết lộ về chương trình theo dõi trên các máy chủ thuộc chín hãng internet là "đáng trách", ông nói.

    Các hãng internet khước từ việc cho phép các điệp viên của chính phủ tiếp cận các máy chủ của mình.

    Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ nói ông muốn đảm bảo với người dân Mỹ rằng cộng đồng tình báo cam kết tôn trọng quyền tự do cũng như quyền riêng tư cá nhân.

    Vào cuối hôm thứ Năm, ông đã ra tuyên bố với những lời lẽ mạnh mẽ sau khi báo Guardian của Anh nói một lệnh mật của tòa án đã đòi hãng điện thoại Verizon phải trao các hồ sơ lại cho Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) "hàng ngày".

    Bài tường thuật được đưa ra sau những tiết lộ trên cả báo Washington Post và Guardian, nói rằng các cơ quan của Hoa Kỳ đã theo dõi trực tiếp từ các máy chủ của chín hãng internet để theo dõi người sử dụng trong một chương trình có tên Prism.

    Các tường thuật về Prism nêu ra những câu hỏi mới về việc chính phủ Hoa Kỳ xâm phạm tới mức nào quyền riêng tư của các công dân khi bảo vệ an ninh quốc gia.

    NSA xác nhận đã âm thầm thu thập hàng triệu cuộc gọi điện thoại. Nhưng ông Clapper nói "việc tiết lộ khi không được phép... có thể gây tổn hại dài lâu và không thể sửa chữa được cho khả năng của chúng ta trong việc xác định và đối phó với nhiều mối nguy mà đất nước đang phải đương đầu".

    Bài báo đã bỏ đi "thông tin then chốt" về việc sử dụng các thông tin thu được để "ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố và áp dụng một số các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và quyền tự do cá nhân".

    Ông nói các tường thuật về Prism đã có "một số điểm không chính xác".

    'Cổng hậu'

    Trong khi thừa nhận chính quyền thu thập các cuộc liên lạc từ các hãng internet, ông nói chính sách áp dụng là chỉ nhằm vào các đối tượng "không phải người Mỹ".

    Báo Washington Post nói tuy nhiên một lượng lớn các nội dung trao đổi của người Mỹ vẫn bị kiểm tra để lần theo dấu vết hoặc tìm hiểu thêm thông tin về các đối tượng bị để ý.

    Các thông tin thu thập được từ Prism đã trở thành phần đóng góp quan trọng cho báo cáo hàng ngày lên Tổng thống và chiếm tới gần một phần bảy các báo cáo tình báo, tờ báo này nói thêm.

    Washington Post nêu tên chín công ty internet, gồm Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube và Apple.

    Microsoft, trong một tuyên bố gửi cho BBC, nói hãng chỉ xem dữ liệu của khách hàng khi nhận yêu cầu có tính ràng buộc pháp lý và chỉ tuân thủ đối với một số tài khoản nhất định.

    Về phần mình, Yahoo, Apple và Facebook nói họ không cho phép chính phủ tiếp cận trực tiếp tới các máy chủ của mình.

    Trong một tuyên bố, Google nói: "Google không có một 'cổng hậu' để chính phủ tiếp cận các dữ liệu của người dùng cá nhân."


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...veilance.shtml

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #3
    Tham gia
    26-01-2010
    Bài viết
    65
    Like
    10
    Thanked 11 Times in 9 Posts
    Thế không thấy Arkain viết gì về Hoa Kỳ thu thập thông tin cá nhân của người dùng nhỉ, haha. Mấy giờ rồi còn đi PR cho BBC.

  6. #4
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Cựu điệp viên 'mất tích' ở Hong Kong


    Cựu nhân viên CIA Edward Snowden, người rò rỉ thông tin về hệ thống nghe lén tuyệt mật của Hoa Kỳ, đã biến mất khỏi khách sạn ở Hong Kong.

    Ông Snowden, 29 tuổi, đã rời khỏi khách sạn vào thứ Hai 10/6. Hiện không ai biết ông ở đâu, tuy người ta cho rằng ông vẫn ở Hong Kong.

    Trước đó, ông tuyên bố ông có "bổn phận giúp giải thoát người dân khỏi áp bức".

    Tuần trước xuất hiện thông tin rằng các cơ quan của Mỹ đang thu thập hàng triệu băng ghi âm các cuộc nói chuyện điện thoại cũng như theo dõi dữ liệu trên internet.

    Người phát ngôn của Văn phòng Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia nói hồ sơ đã được chuyển lên Bộ Tư pháp Mỹ như một vụ án hình sự.

    Trong khi đó, một lá đơn được đăng tải trên website của Nhà Trắng với nội dung kêu gọi tha tội cho ông Snowden đã thu được hơn 30.000 chữ ký.

    Thông qua báo Guardian của Anh, ông đã tự xác nhân mình chính là nguồn tiết lộ thông tin về hệ thống nghe lén.

    'Biến mất'

    Hãng truyền thông RTHK của Hong Kong nói ông Snowden đã ra khỏi khách sạn Mira hôm thứ Hai.

    Hãng thông tấn Reuters dẫn lời nhân viên khách sạn nói ông trả phòng lúc giữa trưa.

    Ewen MacAskill, phóng viên tờ Guardian, thì nói với BBC ông tin rằng ông Snowden vẫn còn ở Hong Kong.

    Hong Kong - nay là thành phố của Trung Quốc - đã ký hiệp định dẫn độ với Mỹ, nhưng các phân tích gia cho rằng để dẫn độ ông Snowden về Hoa Kỳ thì sẽ phải mất nhiều tháng, và Bắc Kinh có thể ngăn chặn việc này.

    Tin cho hay ông Snowden tới Hong Kong hôm 20/5. Công dân Mỹ có thể được miễn thị thực nhập cảnh Hong Kong trong thời hạn 90 ngày.

    Các tố cáo của ông đã gây rắc rối chính trị xuyên Đại Tây Dương, khi có cáo giác rằng cơ quan theo dõi điện tử GCHQ của Anh cũng sử dụng hệ thống của Mỹ để theo d̃i công dân Anh.

    Ngoại trưởng Anh William Hague đã hủy chuyến đi Washington để ra điều trần trước Quốc hội Anh hôm thứ Hai, tại đó ông bác bỏ các cáo buộc.

    Báo Guardian nói ông Snowden là cựu trợ lý kỹ thuật của CIA, hiện làm việc cho công ty Booz Allen Hamilton, nhà thầu quốc phòng của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA).

    Ông nói với báo này: "NSA đã lập ra một hệ thống hạ tầng cho phép họ có thể chặn lọc bất kỳ thông tin gì. Với khả năng này, đại đa số các cuộc liên lạc trên thế giới có thể bị nghe lén".

    "Nếu như tôi muốn đọc email của anh hay nghe lén điện thoại của vợ anh, tôi chỉ cần vào hệ thống chặn lọc này. Tôi có thể tiếp cận các thư điện tử, mã khóa, các cuộc điện thoại, chi tiết thẻ tín dụng..."

    "Tôi không muốn sống trong một xã hội nơi người ta làm những việc này. Tôi không muốn sống trong một thế giới nơi mọi điều tôi làm hay phát biểu đều bị ghi lại."

    Ông Snowden tuyên bố ông không gây tội gì: "Chúng ta đã thấy quá nhiều tội trạng mà chính phủ gây ra. Họ thật là giả dối nếu cáo buộc tôi phạm tội".

    Tuy nhiên ông thừa nhận rằng có khả năng ông sẽ bị bỏ tù và quan ngại cho những người quen biết ông.

    'Giá trị cốt lõi'

    Trong một thông cáo, công ty Booz Allen Hamilton xác nhận rằng ông Snowden là nhân viên của họ trong thời gian chưa tới ba tháng.

    Thông cáo nói: "Nếu đúng sự thực thì đây là hành động vi phạm nghiêm trọng quy tắc hành nghề và các giá trị cốt lõi của công ty chúng tôi".

    Trong cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Hai, người phát ngôn cho chính phủ Jay Carney nói ông không thể bình luận gì về vụ Snowden vì quá trình điều tra đang diễn ra.

    Những tin tức đầu tiên của vụ rò rỉ xuất hiện tối thứ Tư tuần trước, khi tờ Guardian đưa tin rằng một tòa án bí mật của Mỹ đã ra lệnh cho công ty điện thoại Verizon phải chuyển cho NSA dữ liệu về hàng triệu cuộc nói chuyện điện thoại.

    Trong các dữ liệu này có số điện thoại, thời lượng cuộc gọi, giờ gọi và địa điểm cuộc gọi.

    Một hôm sau đó, hai báo Washington Post và Guardian cho hay NSA đã nối thẳng vào máy chủ của chín công ty internet như Facebook, Google, Microsoft và Yahoo để theo dõi các hoạt động của người sử dụng, trong một chương trình có tên là Prism.

    Tất cả các hãng internet trên đều bác bỏ cáo buộc cho phép chính phủ Mỹ tiếp cận máy chủ của họ.

    Prism bị nói đã cho NSA và FBI quyền tiếp cận emails, web chats và các hình thức liên lạc khác thẳng từ máy chủ của các công ty internet lớn ở Mỹ.

    Các dữ liệu này được sử dụng để theo dõi các nghi phạm khủng bố hoặc điệp viên người nước ngoài. NSA cũng thu thập dữ liệu điện thoại của các khách hàng Mỹ, nhưng nói không thu âm lại các cuộc trò chuyện của họ.

    Văn phòng của Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia James Clapper nói các thông tin thu thập được trong chương trình Prism đã được Tòa án về Theo dõi Tình báo nước ngoài (Fisa) thông qua.

    Prism được cho quyền thực hiện hoạt động này theo điều luật theo dõi đã được bổ sung sửa đổi và thông qua dưới thời Tổng thống George W Bush, và được tái thông qua dưới thời Barack Obama.

    Ông Obama đã lên tiếng bảo vệ các chương trình theo dõi của chính phủ và trấn an người dân Mỹ rằng không ai nghe điện thoại của họ cả.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...hongkong.shtml

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #5
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    "Do thám điện tử giúp ngăn khủng bố"


    Ông Alexander nói NSA đã ngăn chặn nhiều cuộc khú̉ng bố

    Người đứng đầu cơ quan do thám ̣điện tử của Mỹ nói chương trình theo dõi điện thoại và internet mới bị phát giác đã giúp ngăn ngừa hàng chục âm mưu khủng bố.

    Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Keith Alexander lên tiếng biện hộ cho các chương trình theo dõi nói trên.

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thì nói các chương trình này cho thấy đã đạt được "sự cân bằng mỏng manh nhưng quan trọng" giữa riêng tư cá nhân và an ninh.

    Thông tin về hệ thống theo dõi này bị vỡ lở trên truyền thông hồi tuần trước.

    Trong khi đó, người cáo giác thông tin tuyên bố sẽ chống lại việc dẫn độ ông về Mỹ.

    Edward Snowden đã rời khỏi nhà ông ở Hawaii tới Hong Kong trước khi các báo Guardian và Washington Post đăng tải thông tin về các chương trình nghe lén tuyệt mật của chính phủ Mỹ.

    Cựu nhân viên CIA 29 tuổi đã cung cấp cho các báo thông tin về chương trình của NSA, rằng cơ quan này đã thu thập số lượng khổng lồ thông số các cuộc gọi điện thoại và liên lạc internet từ các công ty của Mỹ.

    Giới chức Mỹ thừa nhận có các chương trình này, nhưng Tổng thống Barack Obama nói chúng được Quốc hội và tòa án kiểm soạt chặt chẽ.

    'Mỹ sẽ diệt vong'

    Lãnh đạo các nước châu Âu đã bày tỏ quan ngại về mức độ của các chương trình theo dõi và yêu cầu được biết liệu quyền lợi của các công dân châu Âu có bị vi phạm hay không.

    Trong khi đó, tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Anh William Hague tại Washington DC, Ngoại trưởng Kerry nói các chương trình này "đã ngăn chặn nhiều vụ khủng khiếp".

    "Nếu tôn trọng quyền riêng tư, tự do và Hiến pháp thì tôi nghí dần dần điều này sẽ được chấp nhận và người dân sẽ hiểu."

    Các quan chức ngành tình báo giải thích rằ̀ng tình báo Mỹ không nghe lén các cuộc trò chuyện qua điện thoại của người Mỹ. Họ cũng khẳng định rằng chương trình theo dõi liên lạc qua internet, tên mật là Prism, chỉ nhằm vào những người không phải công dân Mỹ ở nước ngoài.

    Họ cũng nói các chương trình này là công cụ an ninh quan trọng.

    Tại cuộc điều trần của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ hôm thứ Tư, Tướng Alexander nói: "Chúng đã giúp ngăn ngừa hàng chục âm mưu khủng bố".

    Ông cũng nói giới chức tình báo "cố gắng minh bạch" về các chương trình này và sẽ giải trình tại ủy ban trước khi công bố bất cứ thông tin nào khác.

    Tuy nhiên vị giám đốc NSA cũng nói một số chi tiết sẽ không được tiết lộ "bởi vì nếu chúng ta nói cho quân khủng bố biết chúng ta sẽ truy đuổi chúng thế nào, chúng sẽ thoát và người Mỹ sẽ diệt vong".

    Ông Alexander nói thêm rằng ông thà bị chỉ trích là che dấu gì đó hơn là "gây ảnh hưởng tới an ninh của đất nước".

    Xem xét lại

    Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Susan Collins của tiểu bang Maine đã chất vấn về độ xác tín của cáo buộc rằng NSA có thể nghe lén bất cứ cuộc điện thoại hay xem bất cứ email nào của người Mỹ, kể cả tổng thống, mà ông Snowden đưa ra.

    Tướng Alexander trả lời: "Không đúng. Tôi không biết có cách thức nào để làm việc này".

    Tuy nhiên ông Alexander nói rằng NSA cần điều tra xem làm sao ông Snowden, một nhân viên hợp đồng cấp thấp, lại có thể thu thập và rò rỉ các thông tin quan trọng như vậy được.

    Ông nói với các dân biểu rằng cần xem xét lại tất cả các quy trình.

    "Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trên mạng, một số người có khả năng to lớn trong việc vận hành các hệ thống."

    Một số dân biểu thừa nhận rằng họ không ý thức được về mức độ của chương trình vì đã không tham dự các cuộc họp về an ninh tình báo trước đó.

    Dân biểu Dân chủ bang Tennessee Steve Cohen nói: "Tôi cho là nghị viện đã hơi ngái ngủ".

    Trong khi đó, Thượng Nghị sỹ Dân chủ Ron Wyden, người từng cảnh báo về chương trình này hồi năm ngoái, đã cáo buộc Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia James Clapper là gây hiểu lầm hồi tháng Ba khi ông này bác bỏ rằng NSA thu thập thông tin về hàng triệu người Mỹ.

    Dân biểu Cộng hòa Justin Amash kêu gọi ông Clapper từ chức với lý do Hạ viện không thể đưa ra được quyết định đúng đắn nếu như "người đứng đầu ngành tình báo lại đưa ra thông tin gian dối".

    Tin tức mà ông Snowden rò rỉ ra ngoài rõ ràng đã khiến chính phủ Mỹ tức giận, nhưng cho tới nay ông chưa bị truy tố và cũng chưa có yêu cầu dẫn độ ông.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...a_terror.shtml

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #6
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi tvthanh78 View Post
    Thế không thấy Arkain viết gì về Hoa Kỳ thu thập thông tin cá nhân của người dùng nhỉ, haha. Mấy giờ rồi còn đi PR cho BBC.
    Trong những năm qua có rất nhiều người (kể cả hơn chục tờ báo tại VN) từng nhờ tớ giúp thông dịch & bình luận về các tin tức thời sự quốc tế, nhưng mà có lẽ cái yêu cầu của thành viên này là vô duyên & bất lịch sự nhất.
    "Những người thông thái lên tiếng vì họ có điều gì đó để nói; Những kẻ đần độn thì chỉ để nói một cái gì đó." - Nhà Triết Học Plato.

    Cuộc chiến ngoại giao tại Á Châu trong thế kỷ 21 * Tin thời sự về "Tình Hữu Nghị Việt-Trung"
    1000 tấm ảnh quý hiếm của Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông * Chiến tranh Việt Nam: Những bức ảnh sưu tầm

  11. Thành viên Like bài viết này:


  12. #7
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Snowden Vào Làm Việc Cho NSA Với Mục Đích Duy Nhất Là Để Thu Thập Tài Liệu về Mạng Lưới Tình Báo PRISM

    HONG KONG -- NSA leaker Edward Snowden says he took his job with the National Security Agency for the sole purpose of obtaining evidence on Washington's cyberspying networks, the South China Morning Post reported Monday.

    Snowden, who was in Hong Kong before fleeing to Moscow this weekend, told the newspaper that he sought a position as an analyst with the consulting firm Booz Allen Hamilton so he could collect proof about the NSA's secret surveillance program ahead of planned leaks to the media.

    "My position with Booz Allen Hamilton granted me access to lists of machines all over the world the NSA hacked," he told the Post in a June 12 interview that was published Monday. "That is why I accepted that position about three months ago."

    In his interview with the Post, Snowden divulged information that he claimed showed hacking by the NSA into computers in Hong Kong and mainland China.

    "I did not release them earlier because I don't want to simply dump huge amounts of documents without regard to their content," he said. "I have to screen everything before releasing it to journalists."

    Asked by the Post if he specifically went to Booz Allen Hamilton as a computer systems administrator to gather evidence of surveillance, he replied: "Correct on Booz."

    His intention was to collect information about the NSA hacking into "the whole world" and "not specifically Hong Kong and China," he said.

    The documents he divulged to the Post were obtained during his tenure at Booz Allen Hamilton in April, he said.

    He also signaled his intention to leak more of those documents at a later date.

    "If I have time to go through this information, I would like to make it available to journalists in each country to make their own assessment, independent of my bias, as to whether or not the knowledge of U.S. network operations against their people should be published," he said.

    Snowden's current whereabouts are a mystery after he failed to show up for a Moscow-Cuba flight to Cuba on Monday.

    WikiLeaks founder Julian Assange, who is assisting Snowden's run from U.S. authorities, told reporters Monday that Snowden is "healthy and safe" in an undisclosed location awaiting word on his request for asylum by Ecuador.

    White House spokesman Jay Carney said Monday that it is the administration's assumption "that he is in Russia."

    He also said that officials in China and Hong Kong were notified in plenty of time to block Snowden's departure from Hong Kong. He said the incident "unquestionably" damaged U.S. relations with China.

    Although Assange himself is holed up in the Ecuador embassy in Britain to avoid extradition to Sweden, he spoke to reporters Monday to offer the latest on the twists and turns of the 30-year-old analyst who has been charged in U.S. federal court with espionage after acknowledging that he was the source of materials detailing surveillance programs by the U.S. National Security Agency.

    Snowden revealed an NSA program that collected telephone records for millions of Americans and a separate operation that targeted the Internet communications of non-citizens abroad who were suspected of terrorist connections.

    He initially fled to Hong Kong, then flew to Russia on Sunday in an apparent roundabout trip to Ecuador.

    The Russian news site RT reported that Aeroflot had earlier confirmed that two seats had been booked in Snowden's name for Monday's flight to Cuba. But an Aeroflot representative who wouldn't give her name told the Associated Press that Snowden was not on Flight SU150 to Havana. AP reporters on the flight also didn't see him.

    "Snowden has gone through registration, but did not physically board the plane and has remained in the transit zone," RIA Novosti quoted an official at Sheremetyevo airport as saying.

    Assange would not be specific on Snowden's location but said he is "unlikely to return'' to the U.S., at least under the current administration.

    "We are aware of where Mr. Snowden is," Assange told reporters. "He is in a safe place and his spirits are high. Due to the bellicose threats from the U.S. administration ... we cannot reveal what country he is in at this time.''

    Assange declined to say whether he has spoken personally with the former defense analyst. At the same time, he said Snowden has "expressed no regret in his decision to reveal this important information to the public.''

    Assange also said that Russian officials did not have advance notice of Snowden's arrival in Moscow and claimed that Snowden had not been debriefed by Russian security officials

    Assange, also the subject a U.S. investigation into the disclosure of secret American diplomatic cables, said the charges against Snowden are "an attempt to intimidate any country to stand up for his rights to tell the truth.''

    Russia is under increasing pressure from the United States to block Snowden from further travel.

    Snowden, whose U.S. passport has been revoked, fled Hong Kong apparently to avoid a U.S. extradition request and to get asylum eventually in Ecuador. In June 2012. Ecuador gave refuge at its embassy in London to Assange, who is wanted in Sweden for questioning in connection with a ***ual assault investigation.

    Ecuador Foreign Minister Ricardo Patino has confirmed that Snowden had requested asylum in his country and pledged that his request would be considered in the shortest time possible, according to televised remarks carried by the Latin-American channel Telesur.

    RIA Novosti reported at about 2 a.m. Monday morning that Ecuador's Ambasor to Russia, Patricio Alberto Chavez Zavala, was seen leaving Sheremetyevo's transit zone with several people getting into his car.

    Interfax reported that Snowden has not been able to leave the airport because he does not have a Russian visa. He was accompanied by WikiLeaks representative Sarah Harrison, a British citizen who does have a Russian visa, according to Interfax.

    Earlier the White House urged Russia to consider "all options available," according to National Security Council Spokeswoman Caitlin Hayden.

    A Russian security official indicated on Monday that Moscow had no basis to extradite Snowden.

    "Snowden has not committed any unlawful act on Russian territory," RIA Novosti quoted an unnamed security official as saying Monday morning. "Russian law enforcement has no order to detain him, so there is no basis to do so."

    A Kremlin spokesperson said Monday that the Russian government had no advance knowledge that Snowden was traveling to Moscow, The Wall Street Journal reported.

    Dmitry Peskov, spokesman for President Vladimir Putin, told the Journal that Russia wouldn't intervene in the Snowden matter by holding him or returning him to the U.S. to face charges.

    "It is not a question for us," Peskov told the newspaper. "We don't know what his plans are and we were unaware he was coming here."

    The South China Morning Post meanwhile reported that Snowden had provided information to show that the NSA had hacked into the Hong Kong system of Pacnet, which runs undersea telecommunications cables around the Pacific, and into 63 computers and servers at Tsinghua University in Beijing, one of China's most elite schools.

    "The NSA does all kinds of things like hack Chinese cellphone companies to steal all of your SMS data," Snowden told the newspaper.

    Snowden, who was employed by Booz Allen Hamilton as an NSA systems analyst in Hawaii, fled to the Chinese territory of Hong Kong last month with top-secret documents and court orders on government surveillance operations.

    Under Hong Kong's mini-constitution, the city is allowed a high degree of autonomy from mainland Chinese authorities until 2047. It also has its own legal and financial system, a holdover from the British colonial rule that ended in 1997.

    Snowden was allowed to leave Hong Kong just hours after Obama administration officials announced they filed a formal petition with Chinese authorities seeking Snowden's arrest and return to the United States.

    A Russian lawmaker commented on Monday that the Snowden affair would have little effect on Russia-U.S. relations.

    "It won't improve these relations, but it won't harm them," RIA Novosti quoted Leonid Kalashnikov, first deputy head of the State Duma Foreign Affairs Committee, as saying. Kalashnikov added that Russia should give Snowden citizenship and asylum. "Why should he fly to Ecuador? This isn't about a political refugee, but about a humanitarian one."

    House Intelligence Committee Chairman Mike Rogers said the U.S. government must exhaust all legal options to get Snowden back.

    "Every one of those nations is hostile to the United States," Rogers, R-Mich., said on NBC's Meet the Press.

    In New Delhi, Secretary of State John Kerry said Monday that the U.S. had put several countries on notice that Snowden is wanted by the U.S. legal system on on three felony counts.

    He also took a jab at China and Russia, where Snowden fled to avoid arrest.

    "I wonder if Mr. Snowden chose China and Russia as assistance in his flight from justice because they are such powerful bastions of Internet freedom," Kerry told reporters. "And I wonder if, while he was in either of those countries, did he raise the questions of Internet freedom, since that seems to be what he champions."

    China's Foreign Ministry distanced itself from any role in Snowden's departure from Hong Kong, saying Monday the territory had the right to make its own decision.

    In a routine briefing with reporters, the spokeswoman said Beijing has "always respected" Hong Kong's ability to deal with such matters through its legal system.

    She also raised Beijing's concerns about cybersecurity in light of Snowden's allegations, saying that the Chinese government has brought the issue up directly with Washington.

    "We are seriously concerned about the cyberattacks that the relevant U.S. government agencies carried out on China as have been recently reported," she said. "This demonstrates again that China is a victim of cyberattacks."

    Hong Kong lawmaker and lawyer Albert Ho, whose firm had been representing Snowden in an effort to clarify his legal situation with the government, said he suspects authorities in Beijing were calling the shots.

    Ho said an intermediary who claimed to represent the government relayed a message to Snowden saying he was free to leave and should do so.

    Ho said he didn't know the identity of the intermediary and wasn't sure whether the person was acting on Hong Kong's or Beijing's behalf.

    "The entire decision was probably made in Beijing and Beijing decided to act on its best interests," Ho told reporters. "However, Beijing would not want to be seen on stage because it would affect Sino-U.S. relations. That's why China has somebody acting in the background."


    http://www.usatoday.com/story/news/w...uador/2451403/

  13. Thành viên Like bài viết này:


  14. #8
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nguyên văn bài báo của Người Lao Động, thử so sánh với BBC xem sao:

    Nhờ PRISM, Mỹ phá hơn 50 âm mưu khủng bố
    Thứ Tư, 19/06/2013 21:07


    Tướng Keith Alexander (trái) và ông Sean Joyce trao đổi tại cuộc điều trần hôm 18-6

    Các quan chức Mỹ cảnh báo rò rỉ thông tin mật về các chương trình theo dõi khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn

    Điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện hôm 18-6, các quan chức tình báo và thực thi pháp luật Mỹ khẳng định những chương trình theo dõi internet, điện thoại (PRISM) đã giúp chặn đứng hơn 50 âm mưu khủng bố kể từ sự kiện 11-9-2001.

    Những công cụ hiệu quả


    Theo các quan chức nêu trên, hai âm mưu tiêu biểu nhất bị chặn đứng là đánh bom tàu điện ngầm ở TP New York năm 2009 và tấn công sàn giao dịch chứng khoán New York cùng năm.

    Phó Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Sean Joyce nói nhờ theo dõi các cuộc trao đổi giữa một phần tử cực đoan Al-Qaeda nổi tiếng ở Yemen với một cá nhân ở Mỹ đã cho phép cơ quan này ngăn chặn âm mưu tấn công sàn giao dịch chứng khoán New York từ trong trứng nước, đồng thời bắt những kẻ liên quan. Ông Joyce khẳng định: “Việc sử dụng những công cụ tôi liệt kê ra đây có giá trị lớn trong nỗ lực ngăn chặn khủng bố”.

    Tướng Keith Alexander, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), khẳng định các chương trình này đã giúp bảo vệ Mỹ và đồng minh khỏi mối đe dọa khủng bố khắp thế giới. Theo ông, trong hơn 50 âm mưu nói trên, ít nhất 10 âm mưu nhằm vào Mỹ, số còn lại nhắm đến hơn 20 nước khác.

    Với lý lẽ này, các quan chức Mỹ cảnh báo hành động rò rỉ thông tin mật về những chương trình theo dõi của Edward Snowden đã khiến thế giới trở thành một nơi nguy hiểm hơn. Ông Robert S. Litt, luật sư trưởng của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, nhận định: “Chúng ta đối mặt với nguy cơ mất đi các khả năng thu thập thông tin tình báo hiệu quả bởi rò rỉ về chương trình theo dõi”.

    Nên giải mật bao nhiêu?

    Hãng tin Bloomberg nhận định vụ rò rỉ về PRISM đã hâm nóng lại cuộc tranh luận về sự cân bằng giữa các quyền tự do dân sự và nỗ lực chống khủng bố xuất hiện sau sự kiện 11-9. Trong khi nhiều nghị sĩ và nhóm tự do dân sự lo ngại sự riêng tư của người dân bị xâm phạm, ông Jim Himes, một thành viên Ủy ban Tình báo Hạ viện, lại nhận định quy mô chương trình theo dõi internet, điện thoại của NSA là chưa từng có tiền lệ nên khó tránh khỏi nguy cơ xảy ra những trường hợp lạm dụng.

    Tổng thống Barack Obama hôm 17-6 cho biết cộng đồng tình báo đang tính toán xem nên giải mật bao nhiêu thông tin để vừa trấn an người dân vừa tránh gây tổn hại cho các chương trình theo dõi. Điều này tương tự khuyến cáo của ông Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện.

    54% người Mỹ ủng hộ truy tố Snowden

    Một cuộc thăm dò mới đây của báo USA Today/Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 54% người Mỹ được hỏi ủng hộ truy tố Edward Snowden tội rò rỉ thông tin mật về các chương trình theo dõi của NSA. Tỉ lệ phản đối truy tố 38%. Ngoài ra, 53% người được hỏi đồng tình với tuyên bố của các quan chức Mỹ rằng các chương trình theo dõi giúp ngăn chặn khủng bố, cao hơn so với tỉ lệ không đồng tình là 41%.

    Tuy nhiên, chênh lệch giữa tỉ lệ người ủng hộ và phản đối các chương trình theo dõi của NSA sít sao hơn nhiều: 48% ủng hộ so với 47% phản đối. Cuộc thăm dò nêu trên được tiến hành với 1.512 người trưởng thành từ ngày 12 đến 16-6.
    http://nld.com.vn/2013061908290529p0...u-khung-bo.htm

    Không giữ kín PRISM, "người Mỹ sẽ chết"
    Thứ Năm, 13/06/2013 10:22

    (NLĐO) - Tướng Keith Alexander, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) hôm 12-6 đã lên tiếng biện hộ cho chương trình theo dõi Internet, điện thoại mà cơ quan này đang tiến hành.

    Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban phân bổ ngân sách Thượng viện, tướng Alexander cho rằng những chương trình này đã giúp đập tan hàng chục âm mưu tấn công khủng bố. Ông khẳng định: “Đây là chương trình mật nhưng nó đã giúp ngăn chặn hàng chục vụ khủng bố”.

    Ngoài ra, trong nỗ lực xoa dịu những nỗi lo về tình pháp lý của chương trình, ông Alexander khẳng định chương trình hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của ngành lập pháp và tư pháp. Theo ông, NSA đang làm chính xác những gì được quốc hội cho phép sau sự kiện khủng bố 11-9-2001. Ông cho biết thêm rằng NSA “không có gì phải che giấu” đồng thời kêu gọi “sự tin tưởng” của người dân để cơ quan này có thể làm tốt công việc của mình.

    Tướng Keith Alexander điều trần trước
    Ủy ban phân bổ ngân sách thượng viện hôm 12-6


    Mặt khác, ông Alexander hoan nghênh cuộc tranh luận về tính pháp lý của chương trình bởi “những gì họ đang làm là bảo vệ công dân Mỹ”. Vì thế, ông cho hay đang tìm cách giải mật thêm về PRISM nhưng khẳng định nhiều chi tiết sẽ không được tiết lộ. "Nếu tiết lộ các chi tiết trên thì bọn khủng bố sẽ biết về cách thu thập thông tin của NSA và người Mỹ sẽ chết" - ông nhấn mạnh.

    Theo kế hoạch ban đầu, phiên điều này tập trung vào kế hoạch chi tiêu 13 tỉ USD cho an ninh mạng của chính phủ nhưng đã bị bao trùm bởi những tranh cãi liên quan đến các chương trình theo dõi của NSA. Cũng tại phiên điều trần, bà Dianne Feinstein, chủ tịch Ủy ban Tình báo thượng viện, tiết lộ các nhà điều tra đã sử dụng cơ sở dữ liệu thu thập được cho những mục đích bên ngoài việc chống khủng bố, như chương trình hạt nhân Iran, nhưng phải có lệnh của tòa án.

    Phiên điều trần trên diễn ra giữa lúc nỗi lo về các chương trình theo dõi của NSA đang lan rộng, nhất là tại châu Âu. Bà Viviane Reding, Cao ủy tư pháp Liên minh châu Âu, đã viết thư cho bộ trưởng tư pháp Mỹ để yêu cầu giải thích. Trong lá thư, bà Reding cũng bày tỏ những lo ngại sâu sắc về khả năng nhà chức trách Mỹ đã tiếp cận dữ liệu của công dân châu Âu.

    Châu Á cũng sốt ruột không kém. Các quan chức một số chính phủ châu lục này từng gửi nhiều thông tin nhạy cảm và tài liệu chính sách thông qua những dịch vụ e-mail của các công ty Mỹ. Họ lo ngại rằng những thông tin này có thể đã bị giám sát và thu thập bởi NSA.


    http://nld.com.vn/20130613102217201p...my-se-chet.htm

  15. Thành viên Like bài viết này:


  16. #9
    Tham gia
    19-05-2004
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    5,820
    Like
    22
    Thanked 143 Times in 113 Posts
    Khác với mấy vụ tiết lộ bí mật quốc gia trước đó, vụ này coi bộ rất gai góc khi Mỹ một mặt ủng hộ sự tự do phát ngôn và riêng tư ở các nước khác. Không cho phép các công ty của họ cung cấp thông tin cho các quốc gia khác yêu cầu. Nhưng mặt khác thì có quyền đưa trát của tòa để moi tin từ các công ty kia. Dữ liệu người dùng thì chắc chắn sẵn có. Thằng lớn nào cũng thu thập nó để sử dụng, nhưng cách dùng như thế nào mới quan trọng. Lần này ở barcamp mình định trình bày 1 số thủ thuật để theo dõi người dùng trên Internet ăn theo vụ PRISM mới được. Hi vọng không có yêu cầu dẫn độ nào =))
    Khám phá Du lich Con Dao

  17. #10
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Sau tròn một tuần chương trình do thám quy mô lớn của Mỹ được đăng trên Guardian và Washington Post, các cuộc tranh cãi xung quanh việc PRISM là gì và thực sự hoạt động ra sao vẫn diễn ra dù nhiều bên liên quan đã lên tiếng.

    Ngày 6/6, hai tờ báo lớn của Anh và Mỹ tuyên bố đang nắm trong tay tài liệu mật được trình bày dưới dạng slide thuyết trình dài 41 trang về một dự án mang tên PRISM, trong đó Cơ quan Anh ninh Quốc gia (NSA) và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) có khả năng truy cập trực tiếp vào máy chủ để lấy các đoạn chat, e-mail, ảnh, video...của người dùng từ 9 công ty Internet và công nghệ hàng đầu là Yahoo, Apple, Microsoft, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube.



    PRISM Là Gì?

    PRISM là một hệ thống được NSA sử dụng để tiếp cận các nội dung giao tiếp trên mạng của người dùng dịch vụ Internet. Tài liệu rò rỉ đã ghi rõ PRISM có thể "thu thập thông tin trực tiếp từ máy chủ" của các công ty trên. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã thừa nhận sự tồn tại của dự án, nhưng khẳng định đây là chương trình "quan trọng và hoàn toàn hợp pháp", được Quốc hội cho phép và được tòa án kiểm soát chặt chẽ. "Thông tin thu thập được từ chương trình này là những tin tức tình báo quan trọng nhất, có giá trị nhất, được sử dụng để bảo vệ đất nước trước nguy cơ tấn công khủng bố", ông Clapper tuyên bố.


    9 Công Ty Internet Trên Có Tham Gia Vào Chương Trình Này?

    Hiện chưa rõ việc truy cập vào máy chủ của Apple, Google, Facebook... là hoạt động đã nhận được sự chấp thuận từ các hãng, hay do NSA âm thầm thực hiện mà không thông báo với các bên liên quan.


    Trong bài viết với tiêu đề: "What the...?" (Cái quái quỷ gì thế?), Larry Page, CEO của Google, bày tỏ sự tức giận trước những nghi ngờ rằng họ bắt tay với chính phủ Mỹ để theo dõi người dùng. Ông khẳng định "mọi nhận định Google đã mở 'cổng hậu' và tiết lộ thông tin cá nhân cho chính phủ là hoàn toàn sai sự thật".

    Tất cả các hãng nằm trong danh sách bị nghi vấn cũng trả lời rõ ràng rằng họ không thỏa hiệp với chính phủ mà chỉ chia sẻ thông tin trong từng trường hợp cụ thể khi có lệnh từ các cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí, Steve Dowling, phát ngôn viên của Apple, cho hay: "Chúng tôi chưa bao giờ nghe đến PRISM. Không tổ chức nào được quyền truy cập vào máy chủ của chúng tôi, còn muốn được cung cấp dữ liệu thì phải mang theo lệnh của tòa".

    Chưa thể xác định các công ty nói dối hay không, nhưng phản ứng quyết liệt của họ khiến nhiều người tin họ "vô tội". Tuy nhiên, các hãng cũng chỉ phủ nhận việc cho phép chính phủ truy cập "trực tiếp" vào server chứ vẫn cung cấp thông tin khi có lệnh. Theo New York Times, "trong một số trường hợp, dữ liệu được gửi đến chính phủ qua mạng từ máy chủ của công ty đó". Các dữ liệu "được chia sẻ sau khi luật sư công ty nhận được yêu cầu của FISA (Foreign Intelligence Surveillance Act - Cơ quan Giám sát tình báo nước ngoài) chứ không được gửi đi hay truy cập tự động".

    Một nguồn tin khác cũng khẳng định với trang CNet rằng PRISM "là một quá trình hợp pháp và các công ty phải tuân theo". Nói cách khác, cụm từ "truy cập trực tiếp" không có nghĩa các công ty mở cửa máy chủ cho NSA vào lục lọi tự do, mà chỉ thể hiện là NSA sẽ nhận được thông tin như ảnh, video, chat... của một cá nhân hay một nhóm (chẳng hạn kẻ bị tình nghi là khủng bố) từ Facebook, Google sau khi họ này nhận được lệnh yêu cầu.


    Ai Là Người Tiết Lộ Chương Trình Tuyệt Mật PRISM

    Đó là Edward Snowden, cựu nhân viên CIA 29 tuổi và được cho là đang ở Hong Kong từ ngày 20/5. Lý do anh này quyết định tiết lộ thông tin về PRISM là để bảo vệ "sự tự do cơ bản của mọi người trên khắp thế giới". Anh này đang được coi như người hùng nhưng cũng bị gán tội danh "kẻ phản bội". Đáng chú ý là Snowden đề nghị công khai danh tính của mình.


    Edward Snowden, người cung cấp thông tin về PRISM cho báo chí.

    Snowden từng làm về an ninh mạng cho CIA đến năm 2007 và có cơ hội tiếp cận một loạt tài liệu mật. Năm 2009, Snowden bắt đầu làm cho Booz Allen Hamilton, một nhà thầu của NSA, ở Hawaii. Anh này cho hay còn nhiều thông tin bí mật khác sẽ tiếp tục được công bố thời gian tới.


    PRISM Nhắm Đến Những Nước Nào?

    Một công cụ mang tên Boundless Informant bị rò rỉ cho thấy NSA đã thu thập tới gần 100 tỷ mẫu dữ liệu (data report) trên toàn cầu, trong đó Mỹ chiếm khoảng 3 tỷ, trong giai đoạn kéo dài 30 ngày kết thúc vào tháng 3/2013. Iran đứng đầu với 14 tỷ, theo sát là Pakistan với 13.5 tỷ dữ liệu. Jordan, Ai Cập và Ấn Độ cũng nằm trong diện bị theo dõi sát sao. Mức độ do thám được chia theo màu sắc, trong đó xanh lá cây nhẹ nhất, tăng dần lên là vàng, cam và cao nhất là đỏ.


    Bản đồ về mức độ thu thập thông tin ở các nước của Mỹ.

    Trong số khoảng 61,000 mục tiêu của NSA, Snowden cho hay có hàng nghìn máy tính nằm ở Trung Quốc. Báo South China Morning Post nói đã nhìn thấy những tài liệu Snowden cung cấp nhưng không thể kiểm chứng tính xác thực của chúng.


    Vụ Kiện 20 Tỷ USD

    Trong khi mọi việc còn gây tranh cãi, bốn nhà hoạt động Larry Clayman, Charles Strange, Matt Garrison và Michael Ferrari đã kiện các bên liên quan vì xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. 12 công ty trong danh sách bị kiện gồm Sprint, T-Mobile, AT&T, Facebook, Google, Microsoft, Skype, YouTube, Apple, PalTalk, AOL và Yahoo. Ngoài CEO của các hãng này, đơn kiện cũng liệt kê cả Tổng thống Mỹ Barack Obama, Bộ trưởng Bộ tư pháp Eric Holder và Giám đốc NSA Keith Alexander.

    Vụ kiện tìm kiếm khoản bồi thường lên đến 20 tỷ USD cho những thiệt hại gây ra cho người dùng cũng như phí tòa án. Bên cạnh đó, tổ chức phi lợi nhuận American Civil Liberties Union cũng đang lên kế hoạch kiện chính phủ Mỹ vì do thám công dân trên Internet.


    http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/d...y-2822047.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 03:24 ngày 26-06-2013

  18. 3 thành viên Like bài viết này:


Trang 1 / 5 1234 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •