Trang 12 / 17 FirstFirst ... 79101112131415 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 111 đến 120 / 165
  1. #111
    Tham gia
    20-12-2007
    Bài viết
    3,736
    Like
    50
    Thanked 86 Times in 64 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Bắc mang thai, Nam có chửa
    Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi


    Câu này tớ phản đối ! trong nam ít xài từ "có chửa" hơn ngoài bắc nhé !

  2. #112
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Thai nghén, chửa đẻ là từ miền Bắc mà

  3. #113
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi dly View Post
    Thai nghén, chửa đẻ là từ miền Bắc mà
    Tớ cũng thắc mắc ở điểm đó, vì ở trong Nam gọi là "Mang thai ngoài giá thú" chứ đâu có gọi là "chửa hoang"!

  4. #114
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Hehehe cái này tớ copy không rõ nguồn gốc nên ko comment được. Coi như cái mục "Chửa đẻ" nó sai đi suốt ngay cứ bu vào khu đó hoài à :p Ghét :p

  5. #115
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Tiếp theo bài của bác Kiệt, các từ ngữ về hành chánh thì gần như là thay đổi toàn bộ sau 1975 theo chuẩn của Miền Bắc, nếu ra nước ngoài thì chắc phải cầm theo quyển từ điển vì ngoài này toàn là xài từ ngữ Miền Nam.

    Ví dụ: Passport thì dân Miền Nam gọi là "Sổ Thông Hành", dân Miền Bắc thì gọi là "Hộ chiếu".







    Sau này các danh từ hành chánh của Miền Nam bị vứt hết, chỉ cho xài kiểu Miền Bắc thôi, vậy cho nên thế hệ 7x trở đi tuy có nhiều người sinh ra ngay tại đất Sài Gòn cũng dần dần bắt chước gọi vẹt theo, mặc dù bản thân họ cũng chẳng hề biết cái danh từ "Hộ Chiếu" vốn của Miền Bắc kia cụ thể là tiếng Tàu hay là tiếng Ta.

    Miền Nam ngày xưa phiên dịch danh từ Passport thành giấy/sổ "Thông Hành", vì nó là công văn chứng nhận nơi xuất xứ, cũng như là các đặc điểm của một cá nhân để dễ nhận diện khi họ thông hành ("pass", "passe": đi qua) bằng đường bộ, đường biển, cũng như là đường hàng không ("Port", "Porta", "Porte": cổng thành/cửa khẩu/hải cảng) đến một quốc gia khác.

    Hỏi: danh từ "Hộ Chiếu" mà người Việt Nam quốc nội dùng ngày nay có nghĩa là gì?
    Được sửa bởi Arkain lúc 06:01 ngày 08-09-2010

  6. #116
    Tham gia
    08-01-2007
    Bài viết
    95
    Like
    11
    Thanked 31 Times in 20 Posts
    ở nhà tui có mấy quyển sách ..dạy làm thơ in vào năm 69 ..he he, tụi đọc mà nhiều chữ cũng phải đoán vì dùng rất nhiều" điển tích" của Tàu .Sau, tôi có đọc mấy cuốn như Tam quốc có lời bàn của Thánh Thán , tôi cũng hiểu ra nhiều .

    Tuy nhiên , khi đọc qua quyển Luận Ngữ in năm 1971 ( sách này do 1 người bạn học Phật Giáo cho tui) thì tui " bó chiếu " vì ngôn ngữ là 1 sự pha trộn khó tả giữa Nôm+ Hán Việt điển tích + tone Hồ Biểu Chánh ...

    Theo tôi, việc thống nhất tronh cách dùng câu chữ là 1 việc trọng đại mà quốc gia nào cũng nên làm .

    Nếu bạn đi ấn độ - India , mặc dù bạn giỏi tiếng anh bạn cũng vẫn sẽ không hiểu người ta nói cái gì vì chỉ khi nào làm việc gì Hành Chánh hay Giấy Tờ người ta mới dùng tiếng Anh , còn lại dùng toàn " thổ ngữ"..

    Chả lẽ các nước " lớn" họ cũng cứ lật đi lật lại cái chuyện giống như chúng ta sao ?????

  7. #117
    Tham gia
    06-06-2006
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,717
    Like
    136
    Thanked 73 Times in 54 Posts
    trong các từ thì tui thấy chỉ có "sổ thông hành" là dễ hiểu.

  8. #118
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    @Arkain lại nặng lời khi gọi mọi người là gọi vẹt. Ngay cả thế hệ 7X mà cả thế hệ 4X như ông bà già tôi giờ vẫn gọi nó là Hộ Chiếu. Lưu ý trước năm 1975 bao nhiêu người dân VN có cái passport?

    Nếu giờ Arkain về VN gọi cái SỔ Thông Hành chắc không ai biết đó là cái gì.

    Lưu ý ngôn ngữ là một thứ sống và rất nhiều người nếu không nói là tất cả sử dụng nó vì bị tác động/dạy dỗ/phim ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần. Không ai rảnh để thử đi suy nghĩ coi nghĩa gốc của nó là gì tất nhiên là trừ những nhà ngôn ngữ học hoặc những từ ngữ quá ngây ngô.

    Tôi sang Mỹ và cũng cực kỳ ngạc nhiên với những từ Người Việt ở Mỹ dùng mà có thể so sánh ngang với số tuổi của ông bà tôi được phát ngôn từ những chú nhóc nhỏ xíu. Nhưng tôi không dám nói họ là Vẹt mà chỉ nói do hoàn cảnh địa lý mà nhiều từ cổ vẫn còn được sử dụng trong khi hoàn toàn vắng bóng ở VN. Nếu ai đó có coi phim HK được người Việt ở US lồng tiếng thập niên 80 90 chắc sẽ hiểu rõ ý tôi nói hơn.

  9. #119
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Ngày xưa người ta dùng động từ "học vẹt" để diễn tả việc bắt chước làm theo mà không hề thắc mắc xem mình đang học gì. Không biết ngày nay có động từ mới nào nhẹ nhàng hơn (mà vẫn không kém phần chính xác) để thế vào chăng?

    Cũng một phần nhờ vào cái tinh thần học hỏi khiếm khuyết theo kiểu "Không ai rảnh để thử đi suy nghĩ coi nghĩa gốc của nó là gì" kỳ lạ kia mà cái danh sách này mới đến thế hệ của chúng ta thì đã bị đánh què đến 99%, Tây chẳng ra Tây, Ta chẳng ra Ta, riết rồi có nhiều người chẳng biết nó thật ra là Tây hay Ta

    Cũng vì thế mà hồi nhỏ tớ thắc mắc rằng "tại sao xe Lam lại được đặt tên như vậy" và thầy giáo của tớ trả lời tỉnh bơ rằng "vì khi mới được cho ra lò thì nó được sơn màu lam"(!)

    Tớ không biết cả hai nước Việt Nam thời ông bà, cha mẹ chúng ta cụ thể có bao nhiêu công dân nắm trong tay cái Passport, nhưng mà có lẽ thời ấy hễ bất cứ người nào mà đi làm "Hộ Chiếu" hoặc "Sổ Thông Hành" thì đều biết các danh từ ấy có nghĩa là gì.

    Ngày nay thì chưa chắc.

    Thậm chí có nhiều người còn không hiểu cả ý nghĩa và nguồn gốc của cái tên cúng cơm của mình trên tờ hộ chiếu ấy là gì mới đau!

    Ông bà, cha mẹ chúng ta tuy cũng dùng các từ ngữ Việt/Hán-Việt/Anh/Pháp giống như ta, nhưng điều khác biệt duy nhất là họ luôn biết rõ mình đang nói gì, nếu nhận thấy có điều đơn giản gì đó mà mình chưa hiểu thì họ sẽ tìm tòi cho đến khi nào hiểu mới thôi rồi mới dám mang ra xài. Đó là sự khác biệt giữa tinh thần học hỏi được bồi đắp bởi nền giáo dục xưa và nay.

    Nhìn xa hơn một chút, phải chăng cũng vì sự thay đổi trong tư duy này mà khả năng phân tích theo logic trong bàn tranh luận của ngày nay mới không bằng một góc của ngày xưa, "rất nhiều người nếu không nói là tất cả" thường bê nguyên xi bài bản của các thứ mà họ "bị tác động/dạy dỗ/phim ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần" vào bàn tranh luận một cách tỉnh queo, chứ không rảnh tự đi tìm hiểu thêm để có lập trường riêng cho mình?
    Được sửa bởi Arkain lúc 10:05 ngày 26-08-2010

  10. #120
    Tham gia
    03-10-2002
    Location
    TM HCM
    Bài viết
    1,186
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Xin lỗi anh Arkain nhưng anh dạy đời nhiều quá. Nói như anh chắc suốt ngày mọi người cầm cuốn từ điển tiếng Việt và ngồi mò tra nghĩa của tất cả mọi thứ.

Trang 12 / 17 FirstFirst ... 79101112131415 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •