Hiển thị kết quả từ 1 đến 8 / 8
  1. #1
    Tham gia
    18-10-2008
    Bài viết
    120
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Câu hỏi, cần giúp đỡ Nhận giấy phép 3G: Sau mừng là… quá lo

    Dân trí) - Trúng tuyển 3G, các doanh nghiệp buộc phải nộp một khoản tiền đặt cọc lớn để thực hiện đúng cam kết. Những vấp váp ban đầu trong quá trình triển khai khiến các nhà mạng hiểu rằng, con đường 3G không hề “ngon ăn”.

    Chiều 13/8, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã chính thức trao 4 giấy phép 3G cho Mobifone, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (đơn vị triển khai là Vinaphone), Viettel và liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom.
    Theo hồ sơ cam kết, kể từ khi giấy phép có hiệu lực (15/9/2009), sau 1 tháng Vinaphone sẽ chính thức triển khai dịch vụ 3G để trở thành mạng đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ này tại những thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM... rồi mở rộng ra các tỉnh.

    Mobifone thì công bố sẽ cung cấp dịch vụ 3G muộn hơn chút vào tháng 12/2009 với việc phát sóng 2.400 trạm BTS 3G vào thời điểm khai trương dịch vụ.

    Ông Đỗ Vũ Anh, Phó Giám đốc Mobifone cho biết: “Theo thiết kế, mạng 3G của Mobifone sẽ dùng công nghệ HSPA. Điểm nổi bật là tốc độ truy cập mạng Internet của các khách hàng Mobifone sẽ được cải thiện rõ rệt vì tốc độ tối đa lên tới 7,2 Mbps”.

    Nguồn tin từ Mobifone cho biết thêm, vào thời điểm khai trương, mạng 3G của Mobifone còn được roaming với ít nhất 50 mạng di động khác trên thế giới, sau đó sẽ hoàn thành việc lắp đặt 7.700 trạm BTS 3G trong 3 năm.

    Thông tin từ Viettel, mạng di động này sẽ cung cấp dịch vụ 3G vào tháng 4/2010. Khi khai trương dịch vụ, Viettel sẽ phát sóng khoảng 5.000 trạm BTS 3G. Trong 3 năm đầu tiên, Viettel cam kết đầu tư số tiền lên tới 12.789 tỷ đồng cho 3G để phủ sóng toàn quốc.

    Tại buổi lễ, liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom không có tuyên bố cụ thể về thời điểm cung cấp dịch vụ 3G. Tuy nhiên, theo đúng cam kết tại hồ sơ thi tuyển thì liên danh này phải cung cấp 3G sau 9 tháng kể từ ngày giấy phép 3G chính thức có hiệu lực.

    Nguồn tin từ Bộ TT-TT cho biết, cơ quan này sẽ giám sát rất nghiêm ngặt việc thực hiện cam kết 3G và mạng nào không làm đúng sẽ bị phạt nặng. “Với tổng số tiền đặt cọc để lấy giấy phép 3G của 4 “thí sinh” lên tới 8.100 tỷ đồng, hình phạt của Bộ TT-TT không phải là đùa”, lãnh đạo một nhà mạng nhận định.

    Trả lời câu hỏi về việc 3G đem lại lợi ích gì cho thuê bao 2G, ông Đỗ Vũ Anh cho biết: “Có thêm băng tần 3G, chất lượng dịch vụ 2G của các mạng sẽ được cải thiện rõ rệt. Cụ thể việc nghẽn mạng được giảm thiểu, tiếng thoại trong và rõ hơn… là những “quyền lợi” mà mọi khách hàng đều có chứ không chỉ riêng các khách hàng sử dụng dịch vụ 3G”.

    Theo nhận định của các chuyên gia về viễn thông, ngay sau khi cấp giấy phép 3G, ngoài việc chạy đua về tiến độ triển khai, việc phải tìm ra bài toán giải quyết hiệu quả khoản đầu tư 3G cũng rất đau đầu. Có lẽ, sau một thời gian dốc sức chuẩn bị cho 3G, các nhà mạng đều nhận thức rõ đây là con đường không hề bằng phẳng, có rất nhiều khó khăn chưa lường trước đã hiện hữu.

    Vào thời điểm hiện tại, muốn sử dụng dịch vụ 3G thì ngoài việc nhà mạng có sóng 3G thì người dùng phải có máy 3G. Tuy nhiên trên thực tế hiện số lượng máy di động hỗ trợ 3G tại Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ và đây sẽ là gánh nặng rất lớn đối với các mạng di động đầu tư 3G ồ ạt mà chưa tìm ra lời giải về hiệu quả kinh doanh.

    Phát biểu tại buổi lễ trao giấy phép, ông Hoàng Anh Xuân, Tổng Giám đốc Viettel tỏ ra khá lo lắng: “Trước đây chúng tôi khá háo hức để có giấy phép 3G. Nhưng sau khi đi khảo sát về triển khai 3G tại các nước và được nhận giấy phép 3G rồi thì lại lo. Nếu không cảnh giác thì 3G là một cái bẫy làm mình sập tiệm không chừng”.

    Tuy vậy đến thời điểm này, theo Bộ TT-TT, các mạng di động trúng tuyển 3G vẫn đang thực hiện khá nghiêm túc những gì đã cam kết, bởi đã có ràng buộc khá chặt chẽ liên quan đến khoản tiền đặt cọc khổng lồ.

    http://dantri.com.vn/c76/s76-343749/...-la-qua-lo.htm
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    26-11-2002
    Bài viết
    91
    Like
    1
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Đang mong chờ
    "tốc độ tối đa lên tới 7,2 Mbps" <-- liệu có thay thế ADSL đc ko nhỉ? Nếu chi phí rẻ tương đương ADSL chắc dẹp luôn ADSL cho tiện. Wifi cũng dẹp luôn

  3. #3
    Tham gia
    18-10-2008
    Bài viết
    120
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Câu hỏi, cần giúp đỡ Tiến lên 3G - đường không phẳng

    ICTnews – Kinh nghiệm các chuyên gia quốc tế chia sẻ tại Vietnam Telecom 2009 là: con đường tiến lên 3G không phẳng mà vẫn lắm ngã ba đường.
    Giá cước phải linh hoạt và tránh “sốc”
    Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, Bộ TT&TT cấp 4 giấy phép 3G và các mạng di động đã cam kết đầu tư khoảng 33 nghìn tỷ đồng trong 3 năm đầu. Đây là thách thức đối với các mạng di động, song sẽ là cơ hội để cung cấp nhiều dịch vụ và tăng doanh thu. Hiện các doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục triển khai mạng 3G của mình, nhưng dịch vụ 3G sẽ phải có giá cước thấp hơn hoặc bằng giá cước dịch vụ 2G. Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia đưa ra kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi từ 2G sang 3G và khuyến nghị cần có một chính sách giá cước phù hợp tránh để người dùng “sốc”. Với các quốc gia khác, việc đưa ra một gói cước trọn gói hàng tháng cho phép sử dụng không giới hạn tất cả các dịch vụ (Internet di động, Mobile TV...) là giải pháp tối ưu nhất. Nhưng với một thị trường viễn thông vẫn có thói quen “trả trước” như Việt Nam, các gói cước thuê bao theo ngày, theo tuần sẽ là giải pháp tốt hơn cả. Đại diện PT Telekomunikasi cho rằng, khó có thể đưa ra một khung giá cước cố định cho mọi dịch vụ. Vì vậy, mỗi nhà khai thác phải xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với đối tượng khách hàng của mình.
    Thiết bị đầu cuối vẫn còn trở ngại
    Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia cũng đề cập đến những khó khăn về thiết bị sẽ làm trở ngại cho việc triển khai 3G. Ông Tim Storey, người đứng đầu Nghiên cứu Viễn thông châu Á của hãng JP Morgan cho biết, khi cung cấp dịch vụ 3G, các nhà khai thác hướng đến các khách hàng cao cấp. Đó hầu hết là những người dùng smartphone, và họ sẽ dần chuyển từ các dịch vụ 2G sang 3G. “Họ chính là những người mang lại doanh thu 3G cho các nhà khai thác”. Tuy nhiên, thực tế 3G đã triển khai tại nhiều nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Philippine, Ấn Độ, Sri Lanka… song mức độ thành công không cao. Đơn cử như tại Indonesia, 3G đã có từ giữa năm 2006 và đến cuối năm 2008 mới đạt 7% trong tổng số thuê bao di động. Còn ở Malaysia, đến nay cũng chỉ có 10% thuê bao 3G. Trong khi tại các nước như Philippine, Srilanka, tình hình còn tệ hơn, với số thuê bao 3G lần lượt là 3% và 2%. Như vậy, thuê bao 3G ở những quốc gia châu Á này chỉ mới đạt dưới 10%. Ông Tim Storey cho rằng, nguyên nhân là giá thiết bị đầu cuối còn quá cao. Ở Ấn Độ, chính phủ còn có chính sách ép nhà sản xuất thiết bị làm việc với hãng viễn thông để cho ra đời các dòng máy 3G giá rẻ, khoảng 20 USD. Hiện nay giá thiết bị 3G là trên 200 USD. Song các hãng di động và sản xuất ĐTDĐ cần xác định sự hợp tác giữa họ là cùng có lợi và nâng tầm hợp tác lên mức khu vực và thế giới. “Giá máy 3G phải ở mức 20-30 USD thì 3G mới thành công”, ông Tim Storey nói.

    Theo một khảo sát được ông Lê Văn Khương, Phó Tổng giám đốc VTC, công bố tại Hội nghị, hiện nay có khoảng 33/71 dòng máy điện thoại di động 3G. Tuy nhiên, thiết bị đầu cuối vẫn là một thách thức được hầu hết đại biểu tại hội nghị thừa nhận. Trước những khó khăn về máy đấu cuối 3G, ông Đỗ Vũ Anh cho biết, MobiFone sẽ xem xét hình thức hợp tác với các hãng sản xuất máy ĐTDĐ để kinh doanh theo kiểu trợ giá cho những khách hàng cam kết dùng dịch vụ của MobiFone. Theo ông Hoàng Sơn, Tổng giám đốc Viettel Telecom, mức trợ giá có thể không cao: “Bởi vì mức ARPU (doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao – PV) của Việt Nam còn thấp. Chẳng hạn như tại Mỹ, hay Hàn Quốc, mức ARPU là 40-50 USD/tháng, do đó các hãng di động có thể trợ giá và bán máy với mức giá rẻ được. Song tại Việt Nam, hãng di động sẽ phải tính toán với bài toán thời gian quay vòng, thu hồi vốn”. Ông Sơn cho biết, hiện nay tại Việt Nam mức ARPU của một thuê bao di động trả trước là khoảng 7-8 USD, còn trả sau là 15 USD.
    Chất lượng dịch vụ và nội dung sẽ níu kéo khách hàng
    Ông Nguyễn Phong Nhã cho biết, các nhà mạng đều cam kết tốc độ tối đa 144 kbps tại vùng nông thôn và 380 kbps tại các đô thị trong hồ sơ thi tuyển 3G. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng tốc độ này chưa chắc có thể đáp ứng tốt nhu cầu của một số dịch vụ cao cấp như video on demand, music download... mà đáng nhẽ ra mạng 3G phải có được.
    Bà Karine Dussert - Sarthe, Giám đốc Marketing di động của Tập đoàn Orange France Telecom chia sẻ, khách hàng sẽ không quan tâm đến việc nhà mạng sử dụng công nghệ nào, tốc độ bao nhiêu mà họ chỉ cần biết chất lượng dịch vụ mà nhà mạng cung cấp cho họ có đảm bảo hay không mà thôi. Vì vậy, muốn triển khai 3G thành công thì việc làm hài lòng khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ tiếp xúc với dịch vụ 3G là điều hết sức cần thiết và phải có nhiều dịch vụ nội dung hấp dẫn phù hợp với khách hàng. Bà Karine Dussert – Sarthe cho rằng, các nhà cung cấp dịch vụ phải tìm ra dịch vụ “sát thủ” để níu kéo khách hàng. Đối với Orange đó chính là dịch vụ MobileTV. Đại diện của Telecom Malaysia đưa ra cảnh báo, nếu không có những đột phá trong các dịch vụ nội dung và chiến dịch tiếp thị tốt, 3G có thể sẽ gánh chịu thất bại. Bởi tâm lý người sử dụng đa số vẫn chưa sẵn sàng để trả một khoản tiền khá lớn cho những thiết bị đầu cuối hiện đại và những thay đổi trong việc sử dụng công nghệ số.
    Bên cạnh việc quan tâm phát triển thị trường thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ, muốn triển khai thành công mạng di động 3G tại Việt Nam, hầu hết các chuyên gia nước ngoài còn đưa ra lời khuyên rằng các nhà mạng Việt Nam cần tập trung vào việc phải tiếp tục duy trì doanh thu từ dịch vụ cơ bản như thoại, SMS song song với việc phát triển dịch vụ nội dung, data và có một chính sách giá cước cụ thể, minh bạch đủ để làm yên lòng khách hàng.
    Với chủ đề “Xây dựng một tương lai di động và băng rộng bền vững cho Việt Nam”, Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2009 do Viện Chiến lược TT&TT phối hợp với Baecon tổ chức đã thu hút được sự tham gia của trên 150 đại biểu đến từ các Bộ, ngành trung ương, các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế... Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai cho biết: Trong những năm qua Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao trên thế giới. Tính đến hết năm 2008, cả nước có trên 82,2 triệu thuê bao điện thoại các loại (trên 16,2 triệu thuê bao cố định và 66 triệu thuê bao di động) và trên 20,6 triệu người sử dụng Internet. Mật độ điện thoại đã đạt 97,5 máy/100 dân, tăng gần 27 lần so với năm 2000. So với năm 2000, số thuê bao cố định hiện có đã cao hơn 6 lần, số thuê bao di động tăng hơn 80 lần, số người sử dụng Internet tăng gấp trên 100 lần. Sự phát triển của các dịch vụ thông tin di động, ADSL cho thấy tiềm năng to lớn của các dịch vụ thông tin di động và băng thông rộng tại thị trường Việt Nam và dự báo các dịch vụ ấy sẽ còn đạt mức tăng trưởng cao trong những năm tới. Theo Thứ trưởng Trần Đức Lai, triển khai 3G sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng trong đời sống kinh tế xã hội cần đến băng thông rộng và góp phần phổ cập dịch vụ điện thoại cho tất cả người dân.

    Nhóm phóng viên ICT

    http://www.ictnews.vn/Home/vien-thon...18404/View.htm

  4. #4
    Tham gia
    19-05-2004
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    5,825
    Like
    22
    Thanked 143 Times in 113 Posts
    Thích cái dạng bán điện thoại kèm hợp đồng quá
    Không biết mạng nào kéo con iPhone 3GS về đầu tiên đây.
    Nếu mà ký hợp đồng thuê bao mới chỉ sợ mất tiền đang có trong điện thoại với mất số của mình thôi
    Khám phá Du lich Con Dao

  5. #5
    Tham gia
    17-08-2009
    Bài viết
    96
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi lighthousehn View Post
    Đang mong chờ
    "tốc độ tối đa lên tới 7,2 Mbps" <-- liệu có thay thế ADSL đc ko nhỉ? Nếu chi phí rẻ tương đương ADSL chắc dẹp luôn ADSL cho tiện. Wifi cũng dẹp luôn
    Mình thì rất thích không dây nhưng nói thật các nhà khoa học luôn nói là hệ thống trục mạng có dây lúc nào cũng cao hơn không dây cả, thế nên dù 3G hay Wimax thì cũng ứng dụng trong mạng WAN là vừa, hoặc ít ra cũ phải có Modem 3G để quản lý và cuối cùng là phát wifi là đẹp rồi chứ phát 3G hay wimax thì làm gì nữa, ở mức độ trong nhà thì wifi luôn là sự lựa chọn tốt

  6. #6
    Tham gia
    26-11-2002
    Bài viết
    91
    Like
    1
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Ông Nguyễn Phong Nhã cho biết, các nhà mạng đều cam kết tốc độ tối đa 144 kbps tại vùng nông thôn và 380 kbps tại các đô thị trong hồ sơ thi tuyển 3G. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng tốc độ này chưa chắc có thể đáp ứng tốt nhu cầu của một số dịch vụ cao cấp như video on demand, music download... mà đáng nhẽ ra mạng 3G phải có được.
    Cam kết tốc độ tối đa Giờ mới nghe thấy lần đầu

    Tối đa mà chỉ có thế thôi à. Thế tối thiểu chắc là 0 kbps, trung bình chắc 1-2 kbps

  7. #7
    Tham gia
    20-08-2009
    Bài viết
    12
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Xin mời vào trang này để xem những bài viết về lập trinh ứng dụng http://laptrinhungdung.blogspot.com

  8. #8
    Tham gia
    26-11-2002
    Bài viết
    91
    Like
    1
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Trải nghiệm 3G của Vinaphone

    Nghe thiên hạ kháo nhau tùm lum về 3G của Vinaphone, kèm theo cái chiến dịch PR của nó hoành tráng quá (cái clip giới thiệu cũng hay thật). Bỏ ra 40k mua cái sim khuyến mãi (tài khoản 50k +75k tiền khuyến mãi) về mần. Và sau đây là kết luận:

    1. Tốc độ không được như quảng cáo (Quảng cáo ở http://3g.vinaphone.com.vn/ tốc độ 7.2 Mbps và nhanh gấp 8 lần theo lý thuyết so với GPRS/EDGE):

    - Duyệt wap trên mobile bằng opera tốc độ có nhanh hơn GPRS,EDGE thật, nhưng cũng không phải quá xuất sắc.

    - Connect qua laptop: thấy ghi tốc độ kết nối 921.6Kbps (chắc là do limit của bluetooth), vào một số trang VN như VNExpress, thời gian connect khá lâu. Khi load ra được text, chờ load ảnh mỏi mòn.

    Có thể do connect qua bluetooth nên nó bị hạn chế tốc độ. Nhưng với tốc độ bluetooth 1M thì vào duyệt web cũng không đến nỗi chậm thế. Cảm giác tốc độ chỉ nhanh hơn EDGE khoảng 2-3 lần.

    Túm lại về tốc độ, sẽ kiếm cái cab rồi báo cáo tiếp cho mọi người hay. Hoặc ai có đủ đồ nghề thì report giùm phát.

    2. Dịch vụ mobile TV: Không thể chấp nhận được. Hình xem nhòe nhoẹt, giật cà tưng cà trớn. Nhe nhạc theo yêu cầu 5" bufferring 10".

    À còn nữa. Sóng 3G yếu và chập chờn hơn 2G, đang dùng tự nhiên mất mấy giây rồi có lại. Còn cột sóng lên xuống như sóng biển là thường xuyên

    Mới thử được 2 dịch vụ đó, mọi người chờ tôi thử video call rồi report tiếp nhé

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •