Trang 7 / 71 FirstFirst ... 24567891012 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 61 đến 70 / 702
  1. #61
    Tham gia
    25-06-2007
    Location
    Hòn Ngọc Viễn Đông
    Bài viết
    643
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi U23_VN View Post
    Tự do ngôn luận đây:
    Đố các bác tìm được tất cả hơn 200 tờ báo lớn nhỏ của VN có cái tìn này ...cứ PM cho em ..em thưởng 1M
    Hứa danh dự trước toàn thể ddth
    Ít vậy pác, cho em góp thêm chút đỉnh để phần thưởng thêm lớn

  2. #62
    Tham gia
    13-06-2008
    Location
    HCMC
    Bài viết
    103
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Tranh chấp đảo - xử theo luật quốc tế

    Chuyện nhỏ làm khó tòa 23:41:28, 05/09/2008
    Bốn năm sau khi Romania khởi kiện, Tòa án quốc tế La Haye mới bắt đầu xét xử vụ tranh chấp chủ quyền về đảo Rắn trên biển Đen giữa Romania và Ukraine. Hòn đảo chỉ rộng 17 ha này lại là chuyện khó xử đối với Tòa án quốc tế La Haye vì bên nào cũng có lý và lẽ riêng trong khi cơ sở về luật pháp quốc tế lại quá rắc rối.

    Hai nước đều có lợi ích thiết thực to lớn trong việc giành và duy trì chủ quyền đối với hòn đảo nhỏ này vì ở đó và xung quanh được coi là có mỏ dầu khí với trữ lượng lớn, chẳng hạn như đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng của Romania trong 20 năm tới. Nó lại nằm ở vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng về quân sự và an ninh. Hơn nữa, hòn đảo này được coi là nơi an nghỉ cuối cùng của nhân vật anh hùng Achilles trong thần thoại Hy Lạp.

    Câu hỏi mấu chốt mà tòa án này phải trả lời nếu muốn xét xử đến cùng là coi hòn đảo này là đảo không có dân cư hay là đảo có người sống định cư. Từ câu trả lời cho câu hỏi này mới xác định được quy chế pháp lý của hòn đảo, chẳng hạn như hải phận và khu vực đặc quyền kinh tế, thềm lục địa… Romania cho rằng đảo này không người sống và do vậy chỉ là nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Còn Ukraine lại khẳng định trên đảo đã có bộ phận dân cư, thậm chí có cả trạm bưu điện, ngân hàng và khách sạn.

    Cái khó đối với tòa còn ở chỗ hòn đảo này trong lịch sử đã nhiều lần chứng kiến thay vua đổi chủ: trong thế kỷ 16 thuộc về Đế chế Osman, rồi thuộc về Moldova, đến đầu thế kỷ 19 thuộc về Nga, từ năm 1878 đến năm 1944 thuộc về Vương quốc Romania, từ 1944 thuộc về Liên Xô. Theo hiệp ước phân định biên giới giữa Liên Xô và Romania năm 1947 thì đảo này thuộc về Romania nhiều hơn là thuộc về Liên Xô, đến năm 1961 lại quy định thuộc về Liên Xô và sau này Ukraine lập luận chủ quyền của mình từ tư cách "kế thừa Liên Xô". Nhờ Tòa án quốc tế La Haye giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là một cách tiếp cận giải pháp được cho là khách quan hơn cả, nhưng trong trường hợp này thì tòa án này biết khách quan ra sao đây.
    Nguồn:
    Ý kiến của tui là: tại sao mình tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa với TQ, lại ko đem ra tòa án quốc tế để xử vậy? Nếu mà đem ra thì VN mình thắng chắc luôn mà.

  3. #63
    Tham gia
    12-09-2006
    Bài viết
    353
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Dâng cho tàu rồi mà xử gì nữa

  4. #64
    Tham gia
    10-12-2004
    Bài viết
    2,771
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 13 Posts
    Quote Được gửi bởi anticafe View Post
    Ý kiến của tui là: tại sao mình tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa với TQ, lại ko đem ra tòa án quốc tế để xử vậy? Nếu mà đem ra thì VN mình thắng chắc luôn mà.
    Với các tranh chấp quốc tế dạng như thế này, tòa quốc tế chủ xử khi 2 bên thống nhất :
    -Đồng ý đem ra để tòa phân xử.
    -Cam kết tôn trọng phán quyết của tòa.

    Việt Nam sẵn sàng đưa ra tòa quốc tế. Nhưng quan điểm của Tàu là : Chủ quyền của họ là không thể tranh cãi.

    Nên Việt Nam có đưa ra, tòa có xử (giả sử thôi) mà Tàu nó bác thì .... cũng như không !!!

  5. #65
    Tham gia
    23-04-2006
    Bài viết
    1,294
    Like
    2
    Thanked 24 Times in 11 Posts
    Quan điểm VN là tranh chấp đều đưa ra tòa án quốc tế, nhưng còn phía mấy thằng chó tàu khựa,nó làm sao mà chịu, vì nếu ra tòa thì 100% nó sẽ thua thôi,

  6. #66
    Tham gia
    13-06-2008
    Location
    HCMC
    Bài viết
    103
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi tranvu007 View Post
    Quan điểm VN là tranh chấp đều đưa ra tòa án quốc tế, nhưng còn phía mấy thằng chó tàu khựa,nó làm sao mà chịu, vì nếu ra tòa thì 100% nó sẽ thua thôi,
    Quan trọng là, nó sợ đưa ra tòa án quốc tế thì lẽ phải thuộc về mình. Vậy nên nó mới "vấn đề nội bộ để anh em chúng ta giải quyết, đem ra quốc tế làm lớn chuyện chi chứ".

  7. #67
    Tham gia
    11-09-2007
    Location
    Wonderland
    Bài viết
    522
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Thường thì các nước ngang tầm nhau (về mặt chính trị, quân sự) mới lôi nhau ra tòa thôi còn 1 bên to đùng, 1 bên bé tẹo thì chưa xử cũng biết kết quả rồi nên lôi thôi sợ mất lòng ông anh. Khi nào lớn mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản thì sợ cha gì mà không kiện.

  8. #68
    Tham gia
    04-12-2004
    Location
    TP.HCM
    Bài viết
    5,242
    Like
    34
    Thanked 895 Times in 566 Posts
    Các đảo trong Quần Đảo Trường Sa, Hoàng Sa nếu Việt Nam đi thưa kiện ở Tòa Quốc tế thì có lẽ sẽ trở thành kỳ án có một trong hai trong lịch sử ngành tòa án bởi vì không chỉ có ta và Tàu, mà còn có nhiều ông khác tham gia như Philippines, Malaysia, Indonesia, Đài Loan,... nên có lẽ tòa kia cũng mệt mỏi, xử hàng chục năm chưa chắc đã xong. Chưa kể mấy ông lớn như Nga, Mỹ, Nhật,... cũng nhảy vào kiếm chác nữa => Tòa có mà bỏ chạy mất dép
    "bất khả tri"

  9. #69
    Uzumaki_Naruto Guest

    Cách 'nhượng bộ' của TQ ở Biển Đông

    Cách 'nhượng bộ' của TQ ở Biển Đông

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...it_dutta.shtml

    Trong mấy năm gần đây, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa các nước tương đối im ắng, sau khi ASEAN và Trung Quốc ký tuyên bố về ứng xử Biển Đông năm 2002.

    Nhưng việc Bắc Kinh mới đây cảnh cáo công ty Mỹ Exxon Mobil không được thăm dò chung với PetroVietnam là dấu hiệu cho thấy vấn đề ngày càng phức tạp.

    Một nguyên nhân là nhu cầu năng lượng gia tăng trong vùng, và tiến bộ công nghệ giúp tìm các mỏ dầu khí dưới đáy biển.

    Nói chuyện với BBC ngày 31 tháng Bảy, Tiến sĩ Sujit Dutta, nghiên cứu viên cao cấp ở Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi, cho rằng Trung Quốc có thể nhượng bộ về Biển Đông – nhưng là theo cách riêng của họ.

    Sujit Dutta: Trung Quốc có thể nhượng bộ, nhưng vấn đề là họ đòi chủ quyền rất rộng lớn trên Biển Nam Trung Hoa. Họ đã chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, lấy đảo của Philippines năm 1995, nghĩa là hiện họ ở trong tư thế thuận lợi để mặc cả. Đòi hỏi chủ quyền của anh đã rất lớn rồi, và bây giờ anh “nhượng bộ” chỉ là để nhả bớt mà thôi.

    Đây là chiến thuật tiêu biểu của Trung Quốc trong thương lượng lãnh thổ. Nó buộc một số nước phải có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc, ví dụ như Philippines. Hay gần đây, báo chí đưa tin Nhật Bản và Trung Quốc đã có một thỏa thuận nhất định về Biển Đông Trung Hoa. Chúng ta thấy các nước đang phải điều chỉnh trước một thực tế cơ bản là Trung Quốc là thế lực đang lên.

    BBC:
    Theo ông, Biển Đông có quan trọng với Trung Quốc đến mức họ sẵn sàng dùng vũ lực?

    Họ đã dùng vũ lực rồi đấy chứ. Năm 1974, 1988 và 1995. Quả thực trong mắt Trung Quốc, Biển Đông rất quan trọng, trước tiên vì Trung Quốc, cũng như nhiều nước liên quan, tin rằng ở đó có dầu mỏ và khí gas. Họ tin có tài nguyên ở đó, Trung Quốc thì cần năng lượng vì thế vùng này có giá trị. Trung Quốc cũng tin rằng Biển Đông quan trọng về an ninh biển. Vì thế họ muốn đặt vùng biển này trong sự kiểm soát.


    Trung Quốc sẽ không đưa vấn đề ra tòa án giải quyết. Cái gì mà Trung Quốc đã chiếm thì họ sẽ không từ bỏ

    Tiến sĩ Sujit Dutta

    Cuộc tranh chấp dĩ nhiên không nên dẫn tới vũ lực. Nó cần được giải quyết bằng công cụ pháp lý. Nhượng bộ có thể có được, và cần có dựa trên căn bản lịch sử, luật pháp, dựa trên nền tảng ‘ai kiểm soát cái gì’. Đa số các hòn đảo đều chìm dưới mặt nước, không có người ở. Vì không có người ở trên nhiều đảo, rất khó xác định đảo nào thuộc về ai. Các đảo ở rất xa không chỉ Trung Quốc mà cả nhiều nước liên quan cuộc tranh chấp. Tôi hy vọng các bên sẽ có thể xây dựng được cơ chế để ngăn chặn xung đột xảy ra.

    BBC:
    Quay lại vụ Exxon Mobil, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đe dọa một công ty nước ngoài. Theo ông, các công ty có thể làm gì?

    Còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư và quan hệ của Exxon với chính phủ Trung Quốc. Nếu họ muốn, họ có thể giữ nguyên quan điểm của mình. Nhưng thường thì họ sẽ phải cân nhắc quyền lợi của họ ở một nước cụ thể và so sánh với Trung Quốc.

    Các công ty quốc tế, tôi nghĩ, họ đã quen với chuyện như thế này. Trung Quốc dùng thị trường khổng lồ làm công cụ ngoại giao với các công ty.

    BBC:Người Việt Nam muốn Trung Quốc phải trả lại quần đảo Hoàng Sa. Nhưng ông không thấy kịch bản đó sẽ xảy ra?

    Rất khó. Trung Quốc sẽ không đưa vấn đề ra tòa án giải quyết. Cái gì mà Trung Quốc đã chiếm thì họ sẽ không từ bỏ.

    BBC:Vậy nhìn rộng ra toàn bộ vấn đề Biển Đông, làm thế nào Việt Nam có thể hợp tác với Trung Quốc đồng thời không tạo cảm giác là nhượng bộ quá nhiều?

    Nếu Việt Nam tin rằng chủ quyền thuộc về mình, và họ có thể bảo vệ Exxon hay bất kỳ công ty nào khác trong vùng, thì họ có thể làm điều gì đó. Nhưng nếu không làm được, lựa chọn còn lại là đạt thỏa thuận chia sẻ tài nguyên với Trung Quốc.

    không còn gì để nói

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Tìm giải pháp về Biển Đông

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...nterview.shtml


    ASEAN có quan hệ tế nhị với Trung Quốc
    Tìm sự trợ giúp của bên thứ ba để đối chọi Trung Quốc là phương cách duy nhất cho các nước dính líu vào vụ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.


    Đó là nhận định của một nhà nghiên cứu về chiến lược chính trị Trung Quốc, tại trường Đại học Hải chiến (Naval War College), Rhodes Island, Hoa Kỳ.

    Tiến sĩ Toshi Yoshihara, đã viết nhiều bài về chiến lược biển của Trung Quốc, nói với BBC Việt ngữ hôm 23/07/08 rằng đe dọa mới nhất của Trung Quốc với công ty dầu khí Exxon Mobil tiêu biểu cho cách hành xử của Bắc Kinh quanh vấn đề Biển Đông.

    Toshi Yoshihara: Tôi không ngạc nhiên. Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký Quy tắc Hành xử chung về Biển Nam Trung Hoa, theo đó các bên tạm thời để yên các bất đồng và sẽ giải quyết chung một cách hòa bình. Bề ngoài thì có vẻ Trung Quốc ngả sang hướng giải quyết hòa bình, nhưng theo tôi, Trung Quốc chỉ “câu giờ" trong khi vẫn hiện đại hóa quân đội và tăng cường thế mạnh của họ.

    Vì thế tôi không ngạc nhiên khi Trung Quốc không cho các công ty nước ngoài khảo sát dầu tại đây. Trung Quốc sẽ tiếp tục tuyên bố chủ quyền của họ như đã làm, bắt đầu là vụ chiếm Hoàng Sa năm 1974, chiếm thêm một phần Trường Sa từ Việt Nam năm 1988, lấy thêm bãi đá San hô của Philippines năm 1995.

    BBC:
    Cả ASEAN và Trung Quốc đều nói về nhu cầu hợp tác để giải quyết mâu thuẫn. Nhưng theo ông, khả năng hợp tác khả thi đến đâu?

    Có một vài vấn đề dĩ nhiên họ có thể hợp tác, thứ nhất là đảm bảo không để bất kỳ va chạm nào biến thành xung đột. Thứ hai, họ có thể kiềm chế không tự ý đào tìm dầu mà không có sự đồng ý của các nước còn lại.

    Những chuyện như vậy có thể được giữ trong khuôn khổ của Quy tắc Hành xử chung. Nhưng vấn đề căn bản không thể giải quyết, đó là các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ. Bắc Kinh xem toàn bộ Biển Nam Trung Hoa thuộc về lãnh hải Trung Quốc. Dĩ nhiên đó là đi ngược lại luật pháp quốc tế. Nhưng Trung Quốc cứ khăng khăng như thế, có nghĩa là cuộc tranh chấp không có lối ra.

    BBC:Và các nước trong ASEAN chắc chắn không đủ sức để thách thức Trung Quốc.

    Đúng vậy. ASEAN ở trong tình thế bấp bênh, cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, và ngay cả nếu họ tập hợp lại, cũng không đủ sức phản công Trung Quốc. Vì thế ASEAN đã lách bằng cách phát triển quan hệ gần gũi không chỉ với Trung Quốc, mà cả với Mỹ. Đây là chuyện rất tế nhị vì ASEAN không muốn bị buộc phải lựa chọn, hoặc là Trung Quốc hoặc là Mỹ.


    Tiến sĩ Toshi Yoshihara

    Dạy ở khoa Chiến lược - Chính sách ở Naval War College
    Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Chính sách Đối ngoại, Washington DC
    Đề tài quan tâm: văn hóa chiến lược Trung Quốc, chính sách quốc phòng Nhật...

    BBC:
    Có những người ở Việt Nam chê trách chính phủ đã không dám lớn tiếng với Trung Quốc. Lại cũng có ý kiến cho rằng Hà Nội chẳng thể làm gì hơn vì Trung Quốc quá mạnh. Theo ông, chiến lược của một nước nhỏ nên là thế nào trong vấn đề này?

    Tôi nghĩ nếu các nước nhỏ có khả năng chống lại Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ làm, hoặc bằng động thái ngoại giao cứng hơn hoặc phô trương sức mạnh quân sự. Việt Nam, Philippines, Brunei, là những nước không đủ lực lượng để chứng tỏ quyết tâm trước Trung Quốc.

    Cách duy nhất là dựa vào bên thứ ba. Bên thứ ba nổi bật nhất, chắc chắn, là Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc phần nào đó là Ấn Độ. Điều mà ta có thể chứng kiến trong tương lai là sự liên kết địa chính trị kiểu mới, tức là Đông Nam Á lặng lẽ tìm tới bên thứ ba để phòng vệ lại Trung Quốc, mà không công khai nói rằng Trung Quốc là nguồn gốc gây ra bất ổn.

    Đây là chuyện rất thú vị. Liệu Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc sẽ đóng vai trò gì, để không chỉ nhằm trấn an Đông Nam Á mà còn gián tiếp nói với Trung Quốc rằng phía thứ ba sẽ phản kích lại hành vi gây hấn của Trung Quốc.

    BBC:
    Cho tới nay, sự quan tâm của Mỹ với vấn đề Biển Đông vẫn chỉ là làm sao tàu bè đi lại tự do. Theo ông, Washington liệu đến một lúc nào đó sẽ phải can dự sâu hơn?

    Quả thực hiện nay quan tâm của Mỹ chỉ dừng lại ở mức như quý vị nói. Nhưng có một góc độ chiến lược liên quan tới Mỹ. Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Trung Đông và châu Phi. Ông Hồ Cẩm Đào nhiều lần nhắc tới “sự khó xử Malacca”, tức là nguồn năng lượng của Trung Quốc có thể bị cản trở vì tai nạn, nhưng cũng có thể vì thế lực bên ngoài khóa chốt eo biển Malacca.


    Quan tâm chiến lược của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa liên quan tới an ninh năng lượng.

    Toshi Yoshihara

    Quan tâm chiến lược của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa liên quan tới an ninh năng lượng. Và đó là nơi mà Mỹ có tiềm năng trở thành vấn đề cho Trung Quốc. Nhiều nhà chiến lược Trung Quốc tin rằng nếu khủng hoảng xảy ra, ví dụ vì Đài Loan, Mỹ sẽ tăng sức ép bằng sự đe dọa phong tỏa eo biển Malacca. Thực ra liệu chuyện này có khả thi về quân sự hay không, là một câu hỏi rất lớn. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng có nhiều người ở Trung Quốc rất nghi ngờ Mỹ vì vấn đề này.

    BBC:Theo đánh giá của ông, kịch bản khả thi nhất tại Biển Đông trong vài năm tới là gì?

    Quy tắc Hành xử chung đem lại cơ chế ngăn ngừa xảy ra xung đột lớn. Mặt khác, do các bên không nhượng bộ xung quanh đòi hỏi chủ quyền, nên bế tắc vẫn sẽ tồn tại trong tương lai gần.
    Được sửa bởi Uzumaki_Naruto lúc 21:17 ngày 08-09-2008 Reason: Bổ sung bài viết

  10. #70
    Tham gia
    02-08-2007
    Bài viết
    1,735
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Tin mới hay cũ vậy !

Trang 7 / 71 FirstFirst ... 24567891012 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •