Trang 8 / 55 FirstFirst ... 356789101113 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 71 đến 80 / 549
  1. #71
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Nhiều người trong chúng ta có lẽ còn nhớ bài Bức họa đồng quê của nhạc sĩ Văn Phụng. Đó quả thực là một bức họa với: "Trời xanh xanh bao la, mây trắng trắng trắng xóa... Chàng trai xay xay xay, thôn nữ giã giã giã, em bé đưa miệng cắn đôi hạt lúa vàng...".

    Nhưng, đó chỉ là một trong những bài hát "dân dã" của Văn Phụng, bởi hầu hết ca khúc của ông được sáng tác theo phong cách bán cổ điển - vừa lãng mạn vừa sang trọng mà không ít trong số đó có cảm hứng xuất phát từ chuyện tình của ông với một nữ ca sĩ một thời vang bóng...

    Không chỉ sáng tác ca khúc, ông còn thành lập ban tam ca nam đầu tiên ở Việt Nam với Văn Phụng - Anh Ngọc - Nhật Bằng (1953-1954)
    chỉ gói gọn trong khoảng 60 ca khúc. Ngoài những bài hát trữ tình, lãng mạn , đắm đuối. Cố Nhạc sĩ còn một số ca khúc khá vui tươi như: Bức Họa Đồng Quê, Trăng sơn cước, Nhạc ngày xanh, Ghé bến Sài Gòn, Vui bên ánh lửa... Trong các nhạc sĩ thời xưa, nhạc cũ của Nhạc sĩ Văn Phụng tương đối được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

  2. 2 thành viên Like bài viết này:


  3. #72
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Bức Họa Đồng Quê

    Văn Phụng
    (sáng tác năm 1955)
    Nhịp 4/4 Vui tươi, rộn rã Điệu Cha Cha Cha

    1
    Trời xanh xanh bao la mây trắng trắng trắng xóa
    Tia nắng tưng bừng chiếu trên đồng lúa vàng
    Ðàn chim, chim chim non đang ríu ríu rít hót
    tung cánh bay nhẹ lướt trên cành la đà

    2.
    Từ xa xa xa xa nghe thoáng thoáng tiếng hát
    thôn nữ bên đồng lúa ca lời mơ màng
    Tình tang tang tang tang tang tính tính tính tính
    Du khách nâng nhẹ phím buông nhẹ tơ vàng

    Đ.K.
    Hỡi nắng hãy sáng lên để ngàn hoa tươi thắm hơn
    Hỡi gió hãy cuốn lên để đồng xanh tươi mát hơn
    Thôn quê hân hoan mừng ngày mùa sang,
    Người người hò vang, đàn hòa tình tang
    Nhịp nhàng vẳng xa

    Hò lơ ho lơ
    Hò lơ ho lơ ho lơ ... Hò lơ ho lơ
    Hò lơ ho lơ hó lơ
    Ơi anh em ơi còn gì đẹp tươi
    Còn gì mừng vui bằng ngày mùa mới gặt về thảnh thơi

    3.
    Chàng trai vui câu ca thôn nữ cất tiếng hát
    Em bé nô đùa rỡn luôn miệng tươi cười
    Ðồng quê hôm nay vui Vui với thóc lúa mới
    cho bõ công cày cấy bao ngày mong chờ

    4.
    Chàng trai say say say thôn nữ giã giã giã
    Em bé đưa miệng cắn đôi hạt lúa vàng
    Vầng trăng nhô lên cao soi sáng khắp lối xóm
    Ai nấy vui làm với muôn ngàn câu hò
    Ai nấy vui làm với muôn ngàn câu hò
    Hò hò hò lơ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: Bức Họa Đồng Quê, nhạc và lời Văn Phụng, An Phú 321, An Phú ấn hành 1956

    ========================================

    Mộng Hải Hồ


    nhạc của Văn Phụng
    lời của Lữ Liên

    Slow Fox
    4/4

    Lòng ta mơ tiếng vó ngựa chập-chùng,
    Ngàn lời ca với tiếng đàn bập-bùng,
    Của đoàn người phiêu-lưu gió sương
    Trên chiếc xe ra đi bốn phương,
    Đi không vương luyến-nhớ và sầu-thương.

    Lòng ta mơ sóng gió thổi ào-ào,
    Ngoài biển-khơi sóng biếc cuộn rạt-rào.
    Đời Tự-Do yêu thương biết bao,
    Ta ước-ao, ta đang khát-khao,
    Theo con tàu lướt sóng Đại-Dương.

    Yêu đời bềnh-bồng như chim én,
    Giang-hồ để tìm trời xuân mới.
    Tiếng hát của đoàn lữ-hành trầm-lắng vọng ngàn nơi,
    Nghe như chơi-vơi về muôn lối.

    Trùng-dương ơi! mến tiếc người ngàn đời.
    Tình Thiên-Nhiên luyến-nhớ ngợp một trời.
    Lòng say-sưa ta gieo ý thơ
    Lên tiếng tơ cho bao giấc mơ
    Bay theo cùng cánh gió ngàn phương

    TÀI LIỆU THAM KHẢO: Mộng Hải Hồ, nhạc Văn Phung-lời Lữ Liên, D.H. 44, Diên Hồng xuất bản 1958

    ===================================

    Các Anh Đi
    Văn Phụng
    Khuyết Danh

    Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi
    Các anh đi, đến bao giờ trở lại
    Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông
    Làng tôi nghèo nho nhỏ ven sông
    Gió bấc lạnh lùng thổi vào mái rạ
    Làng tôi nghèo gió mưa tơi tả
    Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi
    Các anh đi, mái ấm nhà êm
    Câu hát tiếng cười rộn ràng trong xóm nhỏ
    Các anh về, tưng bừng trước ngõ
    Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
    Mẹ già bịn rịn áo nâu
    Vui đàn con ở rừng sâu mới về
    Làng tôi nghèo xóm nhà tre
    Các anh về không chê làng tôi bé nhỏ
    Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở
    Nồi cơm nấu đỗ
    Bát nước chè xanh
    Ngồi vui kể chuyện tâm tình xa xôi
    Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi
    Xóm làng tôi còn nhớ mãi
    Hỡi đoàn người trai trẻ đấu tranh

    Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi
    Các anh đi, đến bao giờ trở lại
    Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông

    Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông
    Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông

    Tài liệu tham khảo: Tình Yêu & Quê Hương - Nhạc Tuyển 2
    (Văn Phụng - Đan Thọ - Nhật Bằng - Nguyễn Túc / Virginia 1996)

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #73
    Tham gia
    27-06-2005
    Bài viết
    754
    Like
    1
    Thanked 3 Times in 1 Post
    Không phủ nhận công lao của anh Đờm. Không tính đến giọng hát chọc tiết của ĐVH, nhưng phải công nhận là ĐVH đã cả gan đánh liều đi xin phép sở VHTT hát 1 số ca khúc trước 1975 mà trước giờ ở VN chưa ai dám hát: Thành Phố buồn, Phút cuối, đặc biệt là Qua Cơm Mê (Nói về tâm sự của 1 anh lính CH). Từ đó thì trong nước, nhiều ca sĩ khác mới bắt chước hát theo những bài hát này. Đó cũng là góp phần phổ biến 1 số bài hát cấm vậy.

    Thứ 2 là nói về việc người ta cứ hay sử dụng bừa bãi cụm từ: Nhạc tiền chiến. Lâu nay nhiều người chứ nhắm cho bài nào xưa xưa thì gọi là tiền chiến tất. Thậm chí có người gọi dòng nhạc chiến đấu (nhạc cách mạng) là nhạc tiền chiến nữa cơ (Đằng nào cũng có từ chiến trong đó )

    Nhạc Tiền Chiến, nghĩa là nhạc trước chiến tranh, (tương tự cụm từ Văn Thơ Tiền Chiến), tính từ mốc CMT8 1945 Việt Minh cướp chính quyền tạo nên nước VN độc lập. Và chỉ những ca khúc sáng tác trước 1945 mới gọi là nhạc tiền chiến theo nghĩa gốc của nó. Sau đó căn cứ theo giai điệu, phong cách của bài hát mà người ta ghép luôn 1 số bài hát sáng tác giai đoạn 1945 - 1954 thành nhạc tiền chiến luôn. Đó là sai với nghĩa gốc nhưng vẫn tạm chấp nhận được và xem giai đoạn này là giai đoạn chuyển giao từ thế hệ nhạc sĩ tiền chiến sang các thế hệ sau này. Mốc 1954, 1 số tác giả đi vào miền Nam (Dương Thiệu Tước, Văn Phụng, Tuấn Khanh, Phạm Duy...) để tiếp tục sáng tác dòng nhạc lãng mạn. 1 số ở lại miền Bắc (hoặc tập kết) để sáng tác dòng nhạc đấu tranh cách mạng (Hoàng Việt, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Văn Thương, Trần Hoàn...). 1 số khác ở miền Bắc thì im re không sáng tác nữa (Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Dzoãn Mẫn, Hoàng Dương...)

    Các tác giả tiền chiến (khá hạn chế về số lượng) nổi bật có thể nhắc đến:
    Nguyễn Văn Thương: Đêm Đông
    Nguyễn Văn Tý: Dư Âm
    Văn Cao: Suối mơ, Buồn tàn thu, Thiên thai...
    Đặng Thế Phong: Con thuyền không bến, Giọt mưa thu
    Lê Trọng Nguyễn: Nắng chiều
    Nhật Bằng: Bóng chiều tà
    Chung Quân (Thầy của Vũ Thành An): Làng tôi
    Phạm Trọng Cầu: Mùa Thu không trở lại
    Hoàng Trọng: Dừng bước giang hồ, Ngàn thu áo tím...
    Thông Đạt: Ai về sông Tương
    Tuấn Khanh: Chiếc lá cuối cùng
    Văn Phụng: Bức họa đồng quê, Xuân họp mặt
    Trần Hoàn: Sơn nữ ca
    Phạm Đình Chương: Nửa hồn thương đau, Mộng dưới hoa
    Trọng Khương: Bánh xe lãng tử
    Tô Hải: Nụ cười sơn cước (Ông này đang là "hot blogger" tuổi 85 với nick nhatsybaothu)
    Lê Trực (Hoàng Việt): Tiếng còi trong sương đêm
    Lê Mộng Nguyên: Trăng mờ bên suối
    Dương Thiệu Tước: Tiếng xưa, Đêm tàn bến Ngự...
    Ngọc Bích: Mộng chiều Xuân
    Cung Tiến: Thu Vàng, Hương Xưa...
    Dzoãn Mẫn: Biệt Ly
    Đan Thọ: Chiều tím
    Nguyễn Văn Khánh: Nỗi lòng
    ...
    Được sửa bởi phoipha lúc 13:17 ngày 09-04-2009

  6. 3 thành viên Like bài viết này:


  7. #74
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Bài ca của tôi khi ra đi năm 1979.

    Thuyền Viễn Xứ
    Nhạc sỉ: Phạm Duy

    Chiều nay sương khói lên khơi
    Thùy dương rũ bến tơi bời
    Làn mây hồng pha ráng trời
    Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người

    Thuyền ơi! viễn xứ xa xưa
    Một lần qua dạt bến lau thưa
    Hò ơi! giọng hát thiên thu
    Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về

    Nhìn về đường cô lý
    Cô lý xa xôi
    Đời nhịp sầu lỡ bước
    Bước hoang mang rồi ...!
    Quay lại hướng làng
    Đà Giang lệ ướt nồng
    Mẹ già ngồi im bóng
    Mái tuyết sương
    Mong con bạc lòng ...

    Chiều nay gửi tới quê xưa
    Biết là bao thương nhớ cho vừa
    Trời cao chìm rơi xuống đời
    Biết là bao sầu trên xứ người

    Mịt mờ sương khói lên hương
    Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
    Chiều nay trên bến muôn phương
    Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường

  8. Thành viên Like bài viết này:


  9. #75
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Có cần cung cấp lời mấy bài nhạc Tiền Chiến không vậy

  10. #76
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Những bản nhạc trữ tình trầm ấm dịu êm của Sài Gòn xưa vốn không phân biệt tuổi tác của người ca sĩ trình bày, mà chỉ phân biệt khả năng của người ca sĩ ấy có truyền cảm được cái "hồn" của các tác phẩm ấy hay không.

    Không phải chỉ có các ca sĩ lớn tuổi mới có khả năng ấy, mà thời nay những ca sĩ trẻ có khả năng trình bày các bài hát của Sài Gòn trước 1975 đúng theo phong cách êm dịu của nó tuyệt không phải hiếm hoi gì cả (Trần Thái Hòa và Như Quỳnh là các ví dụ hiển nhiên), đúng là chị Khạc Đờm Vĩnh Hưng có công đi tiên phong trong việc nhập cảng các bài hát của Sài Gòn xưa hiện vẫn thịnh hành trên sân khấu Hải Ngoại về cho giới trẻ quốc nội, nhưng mà cái tội cũng lớn không kém cái công, nếu muốn đi xa thêm một bước nữa mà đề cử cái danh hiệu "anh hùng cứu nhạc Sài Gòn xưa" cho chị ấy thì có lẽ các cố nhạc sĩ cũng phải đội mồ sống dậy khi thấy thủ phạm công khai hấp diêm âm nhạc của mình được tôn vinh mà lại được fans vỗ tay cổ võ!

    Với cái phong cách gào thét như Tố Hữu kêu khóc Xít Ta Lin để "thổi hơi hướng mới vào giai khúc cũ" (hay nói huỵch toẹt ra là hấp diệm nhạc Sài Gòn xưa) của chị Khạc Đờm thì chẳng khác gì đi thi khiêu vũ quốc tế (ballroom dancing) mà trình bày vũ điệu Waltz lả lướt quý phái bằng những động tác hip hop ngoáy đít cho nó "mới lạ", hoặc là trình diễn một bài dân ca quan họ đậm đà tình quê theo kiểu nhạc...rap cho nó "trẻ trung"!

    Đành rằng làm thế thì có thể lôi kéo sự cổ võ của những cô chú "ngoại đạo" chưa từng được xem/nghe "hàng xịn", nhưng nếu cho rằng những cái thứ quái thai dị dạng mới được sản sinh đó là cứu tinh của những thứ classic thì thà cho những thứ classic đó an nghỉ luôn dưới mồ còn hơn là bị các ca sĩ bất tài đào lên và sỉ nhục (điều này không chỉ riêng gì nhạc Việt, mà đối với nhạc ngoại ngày xưa như là Beatles, BeeGees cũng vậy). Nhưng mà tớ tin rằng nếu không có chị Khạc Đờm thì nhạc Sài Gòn xưa cũng chẳng bị tuyệt chủng đâu, trước sau gì cũng có những ca sĩ khác trong nước khám phá ra cái kho tàng nghệ thuật bị chôn vùi sau khi Sài Gòn bị "phỏng ..ái" lúc họ xem các ca sĩ Hải Ngoại trình bày chúng trong những cuốn dvd Asia & Paris By Night, vốn được bày bán công khai khắp nơi tại VN bất chấp sự cấm đoán & bắt bớ, mà nói không chừng có khi vị "cứu tinh" này lại còn hơn ĐVH ở điểm là...biết hát là đằng khác!
    Được sửa bởi Arkain lúc 04:49 ngày 12-04-2009

  11. #77
    Tham gia
    08-07-2008
    Location
    Hà Lội phố
    Bài viết
    881
    Like
    26
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Em cũng không đồng ý với bác Berg. Đúng là DVH có được cái gọi là mang nhạc xưa đến với giới trẻ nhưng nếu mà mang như vậy thì ngang giết chết nhạc mất rồi. Hát như vậy không thể gọi là hát nhạc xưa dược.

    Nhưng em cũng thấy rằng các bài nhạc xưa được những ca sĩ trẻ bây giờ thể hiện không đến nỗi tồi mà, họ cũng nói lên được dòng tâm sự qua lời hát.
    Các bác nghe Quang Lê với " Sương Trắng Miền Quê Ngoại" " Thư cho Vợ Hiền " " Kẻ Ở Miền Xa"...thì em thậm trí còn thấy khó có người thể hiện hay hơn ấy chứ. Hay Nghe Như Quỳnh, Trần Thái Hòa đâu phải là không hay phải không nào?

    SƯƠNG TRẮNG MIỀN QUÊ NGOẠI
    Nhạc Sĩ: Đinh Miên Vũ
    Ca sĩ: Quang Lê

    Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm
    Sương trắng rơi vai tôi buốt lạnh mềm
    Chim muôn buồn rủ nhau bay về đâu
    Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau

    Nào những khi ôm thép súng tê tay
    Đắm mắt theo bao hư ảo thở dài
    Nơi chốn xa cuộc đời mẹ quẳng gánh
    Em còn khều sáng ánh đèn từ sương mai

    Mẹ biết bây giờ con ngồi gác nhỏ
    Gió hẹn mưa thề một khi con về quê ngoại xưa
    Để mẹ nhắn lời thăm
    Trường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ
    Theo mẹ đến trường giờ đây con đường xưa còn đó
    Tóc liều vờn gió ru hoài ...

    Bận hành quân nên khó thăm nhau
    Nhưng có nhau như hơi thở vào đời
    Tóc em còn cỏ thơm hương cỏ may
    Để anh nói chuyện ngày mai

    Bạn bè anh theo lớp tuổi ra đi
    Dăm đứa thân đôi khi chẳng trở về
    Xin có em nguyện cầu cho đời anh
    Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai ...

  12. #78
    Tham gia
    27-06-2005
    Bài viết
    754
    Like
    1
    Thanked 3 Times in 1 Post
    Các ca sĩ trẻ hát vẫn có thể nghe được, nhưng tôi lại thấy không thể đạt được cái thần thái như thế hệ ngày xưa. Những Thanh Tuyền, Thanh Thúy, Giao Linh, Chế Linh, Duy Khánh... họ hát nhạc của thế hệ họ nên có sự thấu hiểu sâu sắc nó. Họ hát như tâm sự vậy, đặc biệt là Duy Khánh, Nhật Trường (Trần Thiện Thanh), Chế Linh (Tú Nhi) hát nhạc do chính họ sáng tác.

    Ngày nay nghe Quang Lê, Trường Vũ, Tuấn Vũ... hát thấy hời hợt sao á, bài hát cũng như bài nào, ngang phè, không có khắc khoải trong từng câu chữ. Hơn nữa lại có sự can thiệp của công nghệ âm thanh. Giọng hát mỏng thì hát chục lần ghép lại đè lên nhau là thành giọng dày. Hát vấp thì hát lại xong dùng công nghệ ghép các đoạn vào. Chứ còn ngày xưa, hát vấp 1 chữ là phải hát lại toàn bộ bài hát. Như vậy mới biết đâu là siêu sao thực sự.

    Thật khập khiểng khi so sánh Sương trắng miền quê ngoại, Thư Xuân trên rừng cao, Kẻ ở miền xa... giữa Duy Khánh và Quang Lê.

  13. #79
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi Dicky_Ng View Post
    TÌNH KHÚC CHIỀU MƯA (Nguyễn Ánh 9)

    Tình chết không đợi chờ
    Tình xa ai nào ngờ
    Tình đã phai nhạt màu, tình đâu ?

    Lòng chót trao về người
    Dù đã lỡ làng rồi
    Lòng vẫn xin trọn đời lẻ loi

    Chiều mưa ngày nào sánh bước bên nhau
    Tin yêu dạt dào mộng ước mai sau
    Cho ân tình đầu mãi mãi dài lâu
    Cho duyên tình mình đừng có thương đau

    Chiều nay một mình chiếc bóng đơn côi
    Mưa rơi giọt buồn giá buốt tim tôi
    Mưa rơi lạnh lùng xóa dấu chân tôi
    Tình yêu bây giờ trả lại người xưa

    Tình lỡ nên tình buồn
    Tình xa nên tình sầu
    Tình yêu phai nhạt màu, còn đâu ?

    Lời cuối cho người tình
    Dù đã bao muộn phiền
    Lòng vẫn yêu trọn đời ... người yêu ơi !
    Đây là bài mà tớ thích nhất trong cuốn DVD Thúy Nga Paris By Night 83 - Những Khúc Hát Ân Tình, trình diễn bởi Bằng Kiều, Lương Tùng Quang, Trần Thái Hòa, Minh Tuyết, Ngọc Liên, Angela Trâm Anh.

    http://www.youtube.com/watch?v=ceoFiS6ofp0

    (clip bên trên là MP3 chứ không phải là video nhé)
    Được sửa bởi Arkain lúc 14:16 ngày 09-04-2009

  14. #80
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Quote Được gửi bởi TongNghien View Post
    Nhạc xưa - Hoài niệm hay trường tồn ?


    Người ta cứ bảo "giữ ngàn năm văn hiến", thế nhưng thế hệ trẻ ngày nay mấy ai còn nhớ rõ được hình dáng cầu tre, hay ánh lập lòe đom đóm. Mười năm sau, hai mươi năm sau, người ta đọc ro ro cho học sinh chép chuyện "Lưỡng quốc Trạng Nguyên" Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ bắt đom đóm làm đèn, nhưng lại không thể nào tìm ra một con đóm đóm giữa mấy chục thị thành trên cả nước.

    Những giá trị tinh thần phản ánh nét văn hóa của mấy trăm năm, của một, hai ngàn năm dân tộc đã mai một dần, cũng tựa như nền văn hóa bốn, năm ngàn năm trước đó đã chìm trong cửa miệng.

    Có lẽ hai mươi năm sau, ba mươi năm sau, những ca khúc nhạc xưa không còn đất sống nữa. Bởi lẽ, người của thời đại ấy thở bằng thứ không khí khác, nhưng cha ông họ tức chúng ta ngày nay sẽ lại day dứt như các tiền bối bây giờ.

    Biết làm sao được !
    UHm, biết làm sao được. Thậm chí chữ "nhạc Vàng" còn không dám nhắc ở trong topic này. Âm Nhạc có lỗi hay con người có lỗi nhỉ. Mà cớ gì những bài hát ca ngợi tình yêu ngày một đi vào dĩ vãng. Cấm .... cấm ... cấm ... để những nhạc trẻ Duong Dai ( Đương đại) lên ngôi . Suốt ngày thấy đám nhỏ nhảy cà tưng cà tửng trên TV, sân khấu. Tóc xanh mỏ đỏ... lai giống mấy đứa Thái lan, Hàn Quốc. Chao ơi, nhạc việt đâu có phải vậy!!

    Đi nghe nhạc. Lâu lâu thật là lâu. Mới nghe lại bài :" Mấy nhịp cầu tre" . Chỉ cần bấy nhiêu thôi. là đủ thỏa mãn một buổi tối.

    Đâu cần đợi đến lúc những người trẻ thích hoài niệm bây giờ tiến đến vài mươi năm nữa. lúc này chúng ta đã phải thở một không khí âm nhạc của nước láng giềng rồi!!
    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

Trang 8 / 55 FirstFirst ... 356789101113 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •