Trang 50 / 55 FirstFirst ... 4547484950515253 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 491 đến 500 / 549
  1. #491
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Tác giả “Lệ đá” qua đời

    (NLĐO) - Nhạc sĩ Trần Trịnh đã qua đời vào chiều ngày 10-10 (giờ địa phương) tại miền Nam California, Mỹ, hưởng thọ 76 tuổi.
    Nhạc sĩ Trần Trịnh là tác giả của nhiều ca khúc được công chúng yêu thích như Lệ đá, Qua cơn mê, Hai sắc hoa tigon, Mùa phượng tím, Cung đàn muôn điệu...

    Nhạc sĩ Trần Trịnh (tên thật là Trần Văn Lượng) không chỉ viết ca khúc mà còn dành nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu nhạc jazz. Nghệ danh Trần Trịnh hình thành từ việc ghép họ của ông với thần tượng của ông, thầy dạy nhạc Rémi Trịnh Văn Phước.

    Tác phẩm đầu tiên của nhạc sĩ Trần Trịnh là Cung đàn muôn điệu, được lên ý tưởng từ năm 14 tuổi nhưng 3 năm sau mới hoàn tất. Công việc mưu sinh của nhạc sĩ Trần Trịnh là nhạc công piano ở các phòng trà, vũ trường. Trong khoảng thời gian đó, ông cũng hợp tác với nhạc sĩ Nhật Ngân thực hiện một số ca khúc mang âm hưởng dân ca, đề tên Trịnh Lâm Ngân. Ca khúc Lệ đá ra mắt 1968 và đây cũng là thời điểm cái tên Trần Trịnh trở thành ngôi sao của làng sáng tác. Năm 1995, ông cùng gia đình định cư tại Mỹ.
    Nhạc sĩ Trần Trịnh qua đời
    Vũ Hoàng, phóng viên RFA
    2012-10-14


    Nhạc sĩ Trần Trịnh, người nổi tiếng với bài hát Lệ Đá, phổ nhạc của thi sĩ Hà Huyền Chi, mới qua đời hôm thứ tư vừa qua, tại bệnh viện miền Nam California.

    Chương trình âm nhạc cuối tuần hôm nay, xin được dành để gửi đến ông lời cầu chúc siêu thoát về miền cực lạc.

    Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng, sinh năm 1937 tại Hà Nội, ông vào Nam năm 1954, học nhạc với thầy Remy Trịnh Văn Phước, vì thế, ông lấy tên là Trần Trịnh.

    Ngoài phổ thơ bài hát nổi tiếng Lệ Đá năm 1968, nhạc sĩ Trần Trịnh còn được biết đến qua nhiều tác phẩm âm nhạc khác, chẳng hạn, như bản Hai Sắc Hoa Tigôn, ông phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của TTKH năm 1957.

    Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trần Trịnh thân thiết với nhạc sĩ Nhật Ngân; hai ông đã cộng tác với nhau để viết nên nhiều bài hát bất hủ như: Xuân Này Con Không Về, Mùa Xuân Của Mẹ, Qua Cơn Mê, Tiếng Hát Nửa Vời dưới bút danh Trịnh Lâm Ngân.

    Ngoài việc là nhạc sĩ viết nhiều ca khúc để đời, ông còn dành thời gian để nghiên cứu nhạc jazz. Tác phẩm đầu tiên ông viết là Cung Đàn Muôn Điệu, được ông ấp ủ từ năm lên 14 tuổi, nhưng phải 3 năm sau, tác phẩm mới thành hình. Khi còn sinh sống tại Việt Nam, ông là nhạc công chơi piano cho các phòng trà, vũ trường. Nhờ có ông mà Lệ Đá đã được mọi người biết đến và cũng từ đó, cái tên Trần Trịnh trở thành ngôi sao của làng sáng tác tại Việt Nam. Năm 1995, ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ.

    Một mất mát lớn trong làng văn nghệ

    Nhạc phẩm Lệ Đá qua tiếng hát ca sĩ Lệ Thu, người được đánh giá là thành công hơn cả khi trình bày ca khúc này của nhạc sĩ Trần Trịnh. Không khỏi bồi hồi nhớ về những ngày đầu tiên khi cầm bài hát Lệ Đá, ca sĩ Lệ Thu tâm sự:

    “Bài Lệ Đá tôi vẫn nhớ mãi khi lần đầu tiên tôi cầm bản nhạc, tôi thấy lời thơ hay quá, lời thơ đó là của thi sĩ Hà Huyền Chi, do anh Trần Trịnh phổ nhạc, tôi luyện tập và tôi hát ngay.

    Hoàng biết là hồi đó các đàn chị của tôi, bây giờ như chị Thái Thanh, chị Ngọc Lan, chị Chu Hà, chị Kim Tước hát giọng mũi, còn riêng tôi lúc bấy giờ không hiểu tại sao tôi hát giọng thật. Cho nên chính vì vậy, khi tôi cất tiếng hát lên tôi còn nhớ khán giả sững sờ ra, tại vì nó có một khai phá lạ, thành ra tôi hát bài đó thành công ngay. Đó là những cảm nghĩ của tôi khi nghĩ về bài Lệ Đá.

    Theo tôi thì đó là một mất mát quá lớn trong làng nghệ thuật, tôi biết rằng chuyện đó không ai tránh khỏi, thành ra những người còn lại vẫn phải đau buồn tiếc nuối những người ra đi thôi, vì vậy mình cũng không thể cãi lại quy luật của tạo hóa. Chúng tôi chắc cũng sẽ làm một buổi lễ lớn, tưởng nhớ đến anh.”



    Ca sĩ Lệ Thu là người được đánh giá là thành công hơn cả khi trình bày ca khúc Lệ Đá của nhạc sĩ Trần Trịnh.

    Tưởng nhớ về nhạc sĩ Trần Trịnh, ca sĩ Phương Hồng Quế, một người bạn, một người em gái đã có cơ hội được gặp ông vào những ngày cuối cùng cũng không khỏi bùi ngùi chia sẻ với chúng tôi:

    “Phương Hồng Quế rất là xúc động khi nghe tin anh Trần Trịnh nằm tại nhà thương cấp cứu. Và ngay khi nghe tin thì Phương Hồng Quế đến; thứ năm anh vào bệnh viện thì Chủ nhật Phương Hồng Quế đến.

    Anh nằm đó, lúc đó đã mê rồi nhưng lúc Phương Hồng Quế đến thì Phương Hồng Quế hỏi anh có nhận ra Phương Hồng Quế không, và nếu nhận ra em thì anh cứ gật đầu, anh cũng gật đầu chớp chớp như muốn chảy nước mắt; lúc đó, thực tình thương anh lắm vì anh là một người anh trong làng văn nghệ ngay từ lúc Phương Hồng Quế mới ra đời đi hát, gặp anh lần đầu tiên trong đài quân đội, lúc đó mới có 15 tuổi.

    Tính tình anh rất hiền và rất trầm tĩnh. Sự ra đi của anh làm cho Phương Hồng Quế cảm thấy một sự mất mát của người anh văn nghệ, một sự mất mát rất là to lớn, và Phương Hồng Quế cũng không ân hận khi thứ hai đi hát và gặp được anh ngày chủ nhật. Biết rằng vô thường trước sau gì mọi người cũng phải ra đi, bây giờ chúng ta chỉ cầu nguyện cho hương hồn anh sớm về cõi Phật.”


    Ngay trước giờ phút nhạc sĩ Trần Trịnh qua đời, ông Trần Quốc Bảo, một người em trong giới nghệ sĩ với nhạc sĩ Trần Trịnh cũng đã có mặt, ông thuật lại những giây phút sau cuối:

    “Trần Quốc Bảo là một trong những người đến gần như là cuối cùng, cùng với một số người bạn thân của ông. Những giây phút cuối cùng ông cô độc, vì bà vợ đã mất cách đây 3 năm, ông chỉ còn 2 đứa con, chưa kể, đứa con cuối cùng của ông cũng đã mất.

    Giây phút cuối cùng là Quốc Bảo đi với Mai Lệ Huyền là người vợ trước của ông cách đây 40 năm. Trong giây phút hồi dương, Quốc Bảo thấy ông rất xúc động, ông đã cố vùng dậy để nói với người bạn cũ những lời cuối cùng, nhưng rất tiếc đó chỉ là những cố gắng qua ánh mắt, điều cảm động nhất là chị Mai Lệ Huyền đã đến vào giờ phút cuối cùng.

    Cách đây 2 năm, vợ nhạc sĩ Nhật Ngân có mua miếng đất, ý dành tặng cho nhạc sĩ Trần Trịnh khi ông nằm xuống ngay cạnh mộ của chồng mình. Nhưng cách đây 2 tuần, nhạc sĩ Trần Trịnh cũng biết sức khỏe của mình không thể vượt qua được, cho nên ông đã cùng với 2 con quyết định xin được thiêu, để tro cốt của ông và vợ được ở cùng với nhau.”


    Vâng, vẫn biết là quy luật của tạo hóa sinh tử, nhưng sự ra đi của nhạc sĩ Trần Trịnh vẫn làm cho những người ở lại thấy đau buồn, trong giây phút tiễn biệt ông về cõi vĩnh hằng, qua làn sóng của đài, Vũ Hoàng xin thay mặt toàn thể anh chị của em đài ACTD gửi tới gia đình ông lời thành kính phân ưu, mong hương hồn ông sớm được siêu thoát nơi chín suối.

    http://www.rfa.org/vietnamese/progra...012092058.html

  2. #492
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts


    Đoàn Người Lữ Thứ
    Nhạc Sĩ: Lam Phương.
    Chương Trình Văn Nghệ: Paris By Night 88 - Đường Về Quê Hương.
    Ca Sĩ Trình Bày: Ngọc Liên, Tâm Đoan, Hương Giang, Quỳnh Vi, Ngọc Loan, Hương Thủy, Huy Tâm, Trịnh Lam, Thế Sơn, Lương Tùng Quang, Dương Triệu Vũ, Trần Thái Hòa.


    Kìa là rừng sâu âm u dưới sương trời khuya,
    Một đoàn tàu đi quanh co giữa đêm trăng đầy.
    Lòng tràn niềm vui đêm nay chúng ta cùng sum vầy,
    Bên nhau ta hát, hát mãi, hát quên đường xa!

    Rừng già về khuya im nghe tiếng ca đoàn ta
    Hòa cùng trời mây bao la sáng tươi mơ màng.
    Vượt ngàn dặm xa gian nguy chí trai thề tung hoành,
    Ra đi ta chỉ ước một ngày mai huy hoàng!

    Ôi! Dừng chân đây hỡi làn mây đêm thâu lơ lững về đâu?
    Ôi! Mây thấu chăng Miền Bắc giờ đau thương tràn khắp đồng sâu.
    Rừng ơi! Trăng sáng lả lướt muôn nơi,
    Trăng thắm tô thêm nhạc đêm vui.
    Tình xuân chan chứa mơ ước xa xôi,
    Nhưng biết đâu đời là mộng thôi!

    Một hồi còi vang ngân lên xé tan màn sương,
    Lòng người rừng sâu nôn nao thức giữa đêm trường,
    Nhìn đoàn người đi mênh mang biết đâu là bến bờ,
    Đi gieo no ấm, bác ái, đi xây tự do!

    Dù đường còn xa bao la hay qua đồi cao,
    Biển rộng rừng sâu khi đi thân trai ngại gì!
    Rồi một ngày mai khi non sông say nhạc thanh bình,
    Chim xanh đua hót đón mừng đoàn ta trở về!

    Rồi một ngày mai khi non sông say nhạc thanh bình,
    Chim xanh đua hót đón mừng ngày về vinh quang!


    "Năm anh Lam Phương học lớp 10, hồi đó chúng ta thường gọi là Đệ Tam, thì nhân một chuyến trường tổ chức buổi cắm trại, trên một chuyến xe lửa Sài Gòn ra Nha Trang, anh ngồi viết một nhạc phẩm tươi vui, với những lời ca chan chứa về hy vọng của tương lai đất nước. Anh đặt tựa đề là Đoàn Người Lữ Thứ".

    M.C Nguyễn Ngọc Ngạn
    Được sửa bởi Arkain lúc 20:08 ngày 19-01-2013

  3. 2 thành viên Like bài viết này:


  4. #493
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Tâm hồn người nghệ sĩ thật đáng khâm phục. Hồi lớp 10, mình chỉ mới biết làm thơ con cóc tặng gái. để rồi mấy thằng lớp bên nó dí nó uýnh cho bầm cả mắt

    Cám ơn lão Ác đã post một bài rất hay

  5. #494
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Một lời tưởng nhớ đến cố nhạc sỹ Phạm Duy, lời lẽ mình không đủ để khóc về ông nên xin phép mượn lời của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn.

    Âm nhạc của Phạm Duy làm cho người Việt gần nhau hơn

    Chủ nhật, 27 Tháng 1 2013 23:50



    Mới nhận được tin từ anh ĐH, phóng viên báo Thanh Niên, cho biết Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời vào lúc 14:30 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115. Ông thọ 93 tuổi. Thế là người nhạc sĩ thiên tài đã ra đi về cõi vĩnh hằng, tiếp theo những người bạn của ông như Văn Cao, Hữu Loan, Trịnh Công Sơn, Hoàng Cầm, v.v. Mới hôm nào mình chúc ông thọ 100 tuổi, thế mà bây giờ thì, nói theo chính lời nhạc của ông, nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Dù Phạm Duy đã tắt thở, nhưng âm nhạc của ông thì chưa tắt và sẽ không tắt, và do đó, ông chưa chết. Qua âm nhạc, Phạm Duy đã đóng góp một phần tích cực trong việc làm cho người Việt xích lại gần nhau hơn.

    Tên người nhạc sĩ đại tài và những lời ca của ông đã đi vào tâm trí tôi từ hồi nào chẳng hay. Nhớ cách đây trên dưới 10 năm, phóng viên Trần Nguyên (lúc đó còn làm cho tạp chí Khám Phá) trong một lần phỏng vấn, hỏi tôi thích bài nhạc hay câu nhạc nào nhất, tôi nói ngay đó là bài Tình ca của Nhạc sĩ Phạm Duy, trong đó có câu Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, Tôi yêu bác nông phu đội sương nắng bên bờ ruộng sâu, và Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh. Viết ra một cách tự nhiên, không cần suy nghĩ gì cả. Thế mới biết có những câu hát đã đi vào máu xương mình hồi nào mà không hay.

    Viết về Phạm Duy và nhạc của ông thì chắc phải cần đến nhiều luận án và nhiều sách. Trong 40 năm qua đã có nhiều tác giả, Việt Nam và nước ngoài, viết về sự nghiệp và những dòng nhạc của ông. Trung tâm nhạc Thuý Nga đã thực hiện hẳn hai chương trình nhạc chủ đề Phạm Duy, cũng là một cách vinh danh người nhạc sĩ số 1 của Việt Nam. Ở trong nước cũng đã có hàng loạt chương trình văn nghệ giới thiệu những tác phẩm của ông. Trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều chuyên gia tiếp tục khai thác kho tàng nhạc của ông và cuộc đời đầy theo vận nước nổi trôi của ông.

    Riêng tôi cũng có vài kỉ niệm nhỏ với ông. Năm 1997, trong một chuyến công tác bên Mĩ, một người bạn (anh NH) rủ tôi đến thăm ông ở Midway City, nơi mà ông gọi là “Thị trấn giữa đàng”. Lúc đó ông đang soạn trường ca minh hoạ Kiều. Ông nói một cách hào hứng về tác phẩm này, và hi vọng rằng ông sẽ phổ biến ở Việt Nam. Năm 2005, ông quyết định về sống bên Việt Nam. Thực ra, ông đã có ý định về sống bên nhà rất lâu rồi, chứ không phải chờ năm 2005 mới đi đến quyết định đó. Ông vẫn cho rằng ông phải ở Việt Nam mới có cảm hứng để sáng tác nhạc Việt Nam. Mười năm sau, trong một chuyến công tác bên nhà, tình cờ nói chuyện với một anh bạn là giám đốc bệnh viện tôi mới biết Nhạc sĩ Phạm Duy đang nằm điều trị trong bệnh viện của anh! Thế là chúng tôi kéo nhau đi thăm ông. Mười năm sau mà ông vẫn còn nhớ tôi. Hôm đó, ông rất vui vẻ khi có nhiều người đến viếng thăm. Ông còn chỉ một người đến thăm nói đùa rằng bà này là người tình của tôi! Ngay hôm đó, ông cũng có một người bác sĩ cá nhân chăm sóc cho ông khi về nhà.

    Có thể nói không ngoa rằng tôi lớn lên cùng những ca khúc của Phạm Duy. Tôi đã "làm quen" với ông từ thời niên thiếu. Thời đó, những lúc đi picnic, chúng tôi thường có tập nhạc bìa màu xám, trong đó có nhiều bài dân ca hay mang âm hưởng dân ca. Một trong những bài tôi thích là Ngày trở về, vì trong ca khúc có đoạn nói về một người chiến sĩ bị thương về sống đời hoà bình. Đó là tình cảnh của Ba tôi, một người đã bỏ lại một cánh tay trong thời kháng chiến. Lớn lên thì bị cuốn hút theo những Bao giờ biết tương tư, Chỉ chừng đó thôi, Phượng yêu, Hạ hồng, Này cô em Bắc kì nho nhỏ, Nghìn trùng xa cách, Con đường tình ta đi, Nha trang ngày về, Paris có gì lạ không em, Đưa em tìm động hoa vàng,Nước mắt mùa thu, Giết người trong mộng, v.v. Lớn lên và biết chuyện "thời sự", tôi đam mê những bài Nhân danh, Bi hài kịch, Đi vào quê hương, Người lính trẻ, Bà mẹ phù sa, Áo anh sứt chỉ đường tà, Kỉ vật cho em, v.v. Đến thời trung niên tôi tìm về những ca khúc trong Đạo ca, và những bài bất hủ như Tình ca, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Bà mẹ Gio Linh. Ra hải ngoại thì nghe Tị nạn ca, Hoàng Cầm ca. "Ấn tượng" nhất là bài ông phổ thơ của Nguyễn Chí Thiện, trong đó có câu từ vượn lên người mất mấy triệu năm, nhưng từ người thành vượn chỉ vài ngày (tức cảnh tù nhân cải tạo).

    Ngoài những bài mang tính thời sự, ông còn có nhiều bài tình tự quê hương mà ít người biết đến. Có bài Chiều về trên sông do Quỳnh Giao ca, tôi rất thích vì bài hát viết về cảnh sông nước miền Nam. Một bài khác cũng ít người biết là bài Tiếng hò miền Nam nhưng hình như chưa được phổ biến ở Việt Nam: Nhà Bè nước chẩy chia hai / Ai về Gia Định Đồng Nai thì về / Ai li hò lờ ! Ai li hò lờ ! / Ai nghe chăng tiếng hò bao la / Những tiếng lòng di cư vẫy vùng theo gió / Ai nghe chăng tiếng người công phu / Biết tìm tự do tránh xa ngục tù. Nhạc của ông đủ thể loại cho mọi độ tuổi. Nhưng số lượng chẳng là gì; phải đọc những gì ông viết về nhạc và những câu chuyện đằng sau mỗi bài ca nổi tiếng mới cảm nhận cái tài của ông nhạc sĩ. Tôi có hẳn một thư viện nhạc của ông. Có thể nói không một ngày nào tôi không nghe nhạc của Phạm Duy. Không thể nào kể hết những ảnh hưởng của âm nhạc Phạm Duy đến đời sống tinh thần của cá nhân tôi. Bởi vậy, nghe tin ông qua đời tôi thấy như mình mất một điểm tựa.

    Với tôi, Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ số 1 của tân nhạc Việt Nam, một thiên tài về âm nhạc. Ông sáng tác hơn 1000 bài hát, một gia tài nghệ thuật đồ sộ ít ai sánh kịp. Không chỉ số lượng, mà còn phẩm chất âm nhạc của ông đáng để người đời sau chiêm nghiệm. Không như những nhạc sĩ khác, Phạm Duy sáng tác đủ thể loại: từ tình ca, thiếu nhi ca, đạo ca, tục ca, ngục ca, Hoàng Cầm ca, Bích Khê ca, Hàn Mặc Tử ca, đến những trường khúc để đời như Con Đường Cái Quan và Kiều. Hình như chưa có một nhạc sĩ Việt Nam nào có sức sáng tác “khủng” như ông. Cũng chưa có một nhạc sĩ nào có thể chuyển hoá hàng trăm bài thơ thành những ca khúc bất hủ. Thật vậy, có những bài thơ chẳng ai biết đến nhưng đến khi qua tay của phù thuỷ âm nhạc thì trở nên nổi tiếng và để đời, như Thuyền viễn xứ và Kỉ vật cho em. Khả năng phổ thơ thành nhạc của Phạm Duy chỉ có thể nói là thần tài.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng ngưỡng mộ ông; có vài đồng nghiệp ông chẳng ưa gì ông. Những đồng nghiệp này viện dẫn việc ông dinh tê hay thời tị nạn bên Mĩ để làm lu mờ sự nghiệp âm nhạc của ông (một kiểu nguỵ biện bằng cách tấn công cá nhân và đời tư cá nhân). Nhớ có lần đọc bài của Nguyễn Lưu cáo buộc Nhạc sĩ Phạm Duy rằng bài Mùa thu chết là có hàm ý nói xấu Cách mạng tháng Tám. Đọc bài vu cáo này mà tôi cười ngất, vì cái kiểu vu khống rất bi hài và thô. Lại có một "nghệ sĩ nhân dân", một quan chức trong Hội Âm nhạc, và Nhạc sĩ Phạm Tuyên (con của cụ Phạm Quỳnh) lên báo có những nhận xét mang nhiều màu sắc chính trị. Họ so sánh dựa vào thành tích cách mạng ("Ông [tức Phạm Duy] không thể so sánh ông với bất cứ một nhạc sỹ nào đã tham gia cách mạng ... Ngay vấn đề đem âm nhạc phục vụ cho sự nghiệp cách mạng thì làm thế nào mà so sánh nổi với Văn Cao hay bất cứ một nhạc sỹ nào tham gia cách mạng") nhưng trớ trêu thay chính Văn Cao, người bị đày tơi bời đến cuối đời, cũng rất nể phục Phạm Duy. Họ hỏi "Khi chúng tôi đi đánh Mỹ giải phóng dân tộc thì ông làm gì?" Lại có những lời phát biểu rất phù hợp với tính đố kị, như "Nhưng gần đây, báo chí lại rộ lên về những chương trình của Phạm Duy." Nhưng công chúng, chứ không phải những quan chức văn nghệ, mới là người phán xét tốt nhất, và chúng ta đã thấy công chúng Việt Nam đối xử với Phạm Duy như thế nào. Một trăm năm sau có ai còn nhớ đến tác phẩm tuyên truyền của các vị quan văn nghệ trên, nhưng chắc chắn người ta sẽ không ngừng ca những bài của Phạm Duy (và của Văn Cao và Trịnh Công Sơn).

    Nhưng cái tài và âm nhạc của Phạm Duy còn cảm hoá cả những người không hẳn cùng chính kiến với ông. Cách đây vài năm, trong một lần nói chuyện với một giáo sư y khoa ở Hà Nội, người từng là đồng chí của ông trong thời kháng chiến nhưng không hài lòng về việc Phạm Duy “dinh tê”, vị giáo sư này đưa ra một nhận xét đơn giản: đó là một thiên tài. Vị giáo sư đó còn nói thêm rằng âm nhạc của Phạm Duy là một tài sản của văn hoá Việt Nam. Những người không hâm mộ cá nhân Phạm Duy cũng vẫn công nhận ông là một nhạc sĩ thuộc hạng số 1, và đã có những đóng góp mang tính thiết lập nền tảng cho tân nhạc Việt Nam.

    Tôi nghĩ vị giáo sư trên nói không quá đáng chút nào. Nhạc Phạm Duy đi cùng năm tháng với vận nước. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFA, ông nói rằng “Tôi đưa ra một câu nói thôi: ‘Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’ đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn.” Bởi thế, trong những năm cuối đời, ông hay quan tâm đến vấn đề hoà hợp hoà giải dân tộc, bởi ông từng nói rằng đất nước đã thống nhất nhưng lòng người thì chưa.

    Chuyện hoà hợp hoà giải dân tộc cũng là vấn đề thời sự hiện nay. Theo ông, âm nhạc là một phương tiện để làm cho người Việt xích lại gần nhau sau thời chiến, và ông đã thể hiện điều đó. Thế nhưng trớ trêu thay sau 1975 thì nhạc của ông bị cấm đoán, thậm chí nhiều sách nhạc còn bị đem đi đốt. Mãi đến nay, dù ông đã về quê và tham gia biểu diễn nghệ thuật trong nước, mà số tác phẩm của ông được bổ biến một cách nhỏ giọt. Có một bài mà tôi nghĩ rất đáng làm ca khúc của dân tộc, đó là bài Việt Nam – Việt Nam với những lời ca kiêu hùng nhưng cũng dễ làm người Việt xúc động:

    Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời
    Việt Nam hai câu nói trên vành môi
    Việt Nam nước tôi

    Việt Nam Việt Nam tên gọi là người
    Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời
    Việt Nam đây miền xanh tươi
    Việt Nam đem vào sông núi
    Tự do công bình bác ái muôn đời

    Việt Nam không đòi xương máu
    Việt Nam kêu gọi thương nhau
    Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
    Việt Nam trên đường tương lai,
    Lửa thiêng soi toàn thế giới
    Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời

    Tình yêu đây là khí giới,
    Tình thương đem về muôn nơi
    Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
    Việt Nam Việt Nam
    Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
    Việt Nam Việt Nam muôn đời

    Bất cứ người Việt có chính kiến gì hay ở chiến tuyến nào cũng có thể xích lại gần nhau hơn khi cất tiếng ca lên bài hát đó. Khi được Mặc Lâm của RFA hỏi về bài này, ông giải thích: “Anh nhớ lại từng chữ từng câu trong bài ‘Việt Nam! Việt Nam!’. Tại sao đầu đề lại hai chữ ‘Việt Nam! Việt Nam!’? Bởi vì nước Việt Nam mình bị chia làm hai, thành hai thứ ‘Việt Nam – Việt Nam’. Bây giờ chỉ có một Việt Nam thôi thì tốt hơn. Trong khi đó tôi xưng tụng một nước Việt Nam như vậy, trong đó thì ‘tình yêu đây là khí giới’ mà, hai bên vẫn còn nghi kỵ nhau, vẫn chưa bắt tay nhau. Thành thử vấn đề là lòng người chưa thống nhất mà đất nước thống nhất rồi.”

    Phạm Duy cũng quan tâm đến vai trò của nghệ thuật và tôn giáo trong quá trình hoà giải dân tộc. Trong một lần trả lời phỏng vấn trên Thuý Nga Paris by Night, ông phát biểu rằng chỉ có tôn giáo và nghệ thuật mới cứu vãn dân tộc ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay. Nói như anh bạn tôi, Hoàng Nguyên Nhuận, rằng “Tôn giáo và nghệ thuật không cướp chính quyền lịch sử. Tôn giáo và nghệ thuật chỉ hóa giải những cuồng vọng lịch sử, tạo những nhịp cầu chuyển hoá cho hận thù thành yêu thương, ngộ nhận thành thông cảm, tác hại thành xây dựng, xa cách thành cận kề. […] Nhưng tôn giáo cũng có thể là cái thắng của lịch sử, cũng như nghệ thuật vẫn có thể là yếu tố thức tỉnh những mê mờ cuồng vọng của ý thức hệ bất cứ màu sắc nào. Phải chăng với ý nghĩa đó mà Phạm Duy đã nghĩ rằng tôn giáo và nghệ thuật phải giữ vai trò tích cực trong việc tái dựng quê hương đổ nát cùng quẩn?” Những ca khúc tự tình dân tộc, ngợi ca quê hương, Đạo ca của Phạm Duy đã thật sự giúp người Việt Nam gần nhau hơn, và đó cũng chính là một cách hoà giải hoà hợp dân tộc.

    Vĩnh biệt người nhạc sĩ tài hoa đã làm cho cuộc sống của tôi (và nhiều triệu người Việt Nam) phong phú hơn. Xin có lời thành thật chia buồn cùng gia đình của Nhạc sĩ.

    N.V.T

    Cố nhạc sỹ Phạm Duy thời tham gia kháng chiến (Nguồn: website phamphongphuoc.com)




    Nhạc sĩ Phạm Duy và Nhà thơ Hữu Loan (Phạm Duy phổ bài thơ Màu tím hoa sim thành bài nhạc Áo anh sứt chỉ đường tà bất hủ)



    Nhạc sĩ Phạm Duy và Nhà thơ Hoàng Cầm (hai người là bạn thân thời kháng chiến). Phạm Duy từng nói ông học lòng yêu nước từ Hoàng Cầm. Phạm Duy phổ 10 bài thơ của Hoàng Cầm, trong đó có bài Tình cầm mà tôi rất thích. Bài Tình cầm có những câu tôi nằm lòng (khi nghe Duy Quang ca lần đầu): Nếu anh còn trẻ như năm cũ / Quyết đón em về sống với anh / Những khi chiều vàng phơ phất đến / Anh đàn em hát níu xuân xanh.

    Được sửa bởi kiettt lúc 12:10 ngày 29-01-2013
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  6. 2 thành viên Like bài viết này:


  7. #495
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Tính làm chuyện khác, nhưng vẫn vương vấn chuyện này, xả tiếp hết mấy cái này luôn để nó ... siêu thoát theo ông vậy. Nghe báo kể lúc lão sờ mót thần chết vung đao lên với ông, chung quanh ông không có ai cả, không biết câu nói trước khi lìa đời của ông là gì nhỉ ?

    Khoảng 1995-1996 thì phải, guitarist Trung Nghĩa được giáo-sư tiến-sĩ nhà-giáo-nhân-dân (GS. TS. NGND, sau đây gọi tắt là gs) Quang Hải mời về nhạc viện tại SG phụ trách bộ môn jazz, nhân tiện nhạc sĩ Duy Cường đang ở SG, anh Nghĩa mời anh Cường đi chơi chung và mình được hân hạnh làm xe ôm đi theo các anh. Do GS Quang Hải mời chỉ mình anh Nghĩa nên anh vào trường gặp ông, mấy anh em ngồi ngoài đường Nguyễn Du uống cà phê chờ. Anh Duy Cường kể anh vừa có dịp theo vợ đi một vòng miền Bắc, lên vùng Việt Bắc, Trung Du,... chụp cả gần ngàn tấm hình (vợ NS Duy Cường thời đó làm cho một công ty Mỹ khá lớn, chị qua VN công tác và bác Cường được tiêu chuẩn ăn ké theo), anh kể vừa tìm được cách gởi những tấm hình đó về Mỹ cho cố nhạc sỹ và ông chỉ nhắn lại một câu mà anh bảo "tớ nghe mà rơi nước mắt", ông nhắn rằng "bố thèm được như con, ước gì trước lúc chết bố được đi như vậy". Tớ buông một thắc mắc "em mà là nhà nước, em ngỏ lời mời ông về ở luôn, em nói thiệt chứ không có một hành động tuyên truyền nào có hiệu quả bằng chuyện đó đâu, nhà nước ta ngỏ lời mời nhạc sỹ Phạm Duy về lại quê hương sống nốt tuổi già". Cố nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đến sau, đang loay hoay tháo cái chân giả ra cho đỡ mỏi, phang luôn cái chân vào lưng mình "đù má cái thằng này hay mậy, nguyên cái hội nhạc sĩ VN đ éo có thằng nào đủ can đảm nói như mày đó". Đau muốn tè ra quần, tớ cự lại "em là thằng dân ngu cu đen, em thấy sao nói vậy chứ mấy cha nội kia sức mấy dám nói", bác Cầu thở dài "chắc trong bụng cũng không dám nghĩ luôn đó mày ơi"

    Bác Nghĩa từ trong nhạc viện bước ra, chỉ mặt mình chửi um lên "mày con nít con nôi, ngồi đó làm gì, hồi nãy không vô với tao, thày Hải kêu tao nhắn thằng Cường vô, tao dòm hoài mà không thấy mày đâu để kêu mày ra dẫn nó vào (thời đó phương tiện liên lạc cá nhân hiện đại nhất là mấy cái beeper - máy nhắn tin dạng text - muốn xài phải gọi lên tổng đài nhờ người ta gởi dùm). Hai ông dẫn nhau vào, để mình ngồi lại với bác Cầu. Bác Cầu thời đó xí xọn lắm, ổng cà nhắc hết chỗ này chỗ kia, tin gì cũng biết, ổng bảo "ông Hải biết thằng Cường đang ở SG nhưng ổng sĩ diện không hẹn nó chung với thằng Nghĩa, ổng đang xin Hà Nội cho mở khoa nhạc jazz, kêu thằng Nghĩa lo, ổng tính làm luôn khoa sequenser nên chắc năn nỉ thằng Cường làm đây mà". Lát sau anh Cường và anh Nghĩa ra, cả bọn kéo nhau đi ăn bò viên thay bữa trưa, NS Duy Cường chỉ đơn giản kể rằng GS Quang Hải nhờ anh lo dùm để mở khoa hòa âm bằng các thiết bị điện tử, nhưng khi anh bảo "nào giờ con chỉ làm nhạc của ông già con, giờ chú đã nhờ, con với thằng Nghĩa được cái may mắn học hành đàng hoàng và chính quy mấy cái chuyên môn này bên Mỹ, tụi con sẵn sàng hướng dẫn lại cho các em, nhưng con nói trước là con sẽ chỉ làm nhạc ông già con", GS thở dài "thế thì không được rồi, ngoài HN nhắc đến cụ người ta dùng những lời lẽ kỳ cục lắm, tôi mà nói lại với anh, đến tai cụ, cụ lại bảo tôi là thằng mất dạy".

    Mấy anh em đi uống rượu, kéo thêm ca sĩ Tuấn Ngọc và Thanh Tùng vừa về nước, tám một hồi nhắc đến chuyện sống ở nước ngoài, mình bảo với nhạc sĩ PT Cầu "em kết nhất anh một câu duy nhất dù không thuộc hết cả bài, "đếm lá úa sầu lên, bao giờ cho tôi quên" (trong bài hát : em ra đi mùa thu - PTC, thời đó bài hát "cho con" của ông đang nổi đình nổi đám, nhưng mình lại không hề biết và nhắc tới nó). NS Trịnh Công Sơn hôm đó cũng ngồi cùng, không nhớ nói đến ai đó, bác Sơn "sủa" câu tiếng Tây, đại khái là "với chữ "nếu" người ta có thể bỏ cả Paris vào cái chai". Vẫn ấm ức chuyện của bố già Phạm Duy, mình hỏi lại chuyện hồi xưa có "nghe nói" xém nữa bài hát "Việt Nam Việt Nam" của PD bị rớt khi tuyển chọn quốc ca cho VNCH, mình bảo là "nếu" bài đó được chọn, có lẽ sẽ có ít người chết hơn, nhưng mình cho rằng chắc chắn hồi đó bài hát của ông sẽ rớt cái bẹp. Ăn thêm một cú chân giả của bác Cầu, hai ba cái ký đầu và cả chục câu chửi thề nữa, nhạc sĩ TCS tạt thẳng ly rượu vào mặt mình rồi xua tay bảo các anh kia "tụi mi nghe hắn nói trước đã, mi mà nói không xuôi là mi chết đó nghe", bữa đó sợ gần chết, nhưng mắc cở với mấy em trong quán (thời đó mình vợ con đùm đề rồi chứ không đến nỗi là chíp hôi nữa), mình ấm ức nói mà muốn khóc:

    - Thì bên kia "đường vinh quang xây xác quân thù ... ", bên đây cũng phải "dù cho thây phơi trên gươm giáo, thù nước lấy máu đào đem báo" nó mới huề chứ. Giờ đó mà anh "Việt Nam không đòi xương máu, Việt Nam kêu gọi thương nhau", đánh đấm cái con c... gì.

    Bữa đó tiệc rượu được giải tán một cách vô cùng êm thắm và không ồn ào do có sự can thiệp của vài sĩ quan lúc nào cũng đi theo các anh Trung Nghĩa và Duy Cường như hình với bóng. Nhưng thành thật mà nói, bữa đó xổ ra câu đó mà đến giờ ngồi nghĩ lại, nếu cho nói lại chưa chắc gì mình nghĩ lại được như thế.

    Mời mọi người nghe lại Việt Nam, Việt Nam




    Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời
    Việt Nam hai câu nói bên vành nôi
    Việt Nam nước tôi.

    Việt Nam Việt Nam tên gọi là người
    Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời
    Việt Nam đây miền xinh tươi
    Việt Nam đem vào sông núi
    Tự do công bình bác ái muôn đời

    Việt Nam không đòi xương máu
    Việt Nam kêu gọi thương nhau
    Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
    Việt Nam trên đường tương lai,
    Lửa thiêng soi toàn thế giới
    Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời

    Tình yêu đây là khí giới,
    Tình thương đem về muôn nơi
    Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
    Việt Nam! Việt Nam!
    Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
    Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời
    Được sửa bởi kiettt lúc 09:56 ngày 30-01-2013 Reason: Lộn hai anh ca sỹ Duy Quang và nhạc sỹ Duy Cường :-)
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  8. 7 thành viên Like bài viết này:


  9. #496
    Tham gia
    31-05-2012
    Bài viết
    159
    Like
    48
    Thanked 290 Times in 126 Posts
    Hóa ra lão Kiệt hách từ ngày đó.
    Còn chừ có nhiều mỹ phẩm cho men, nên đỡ hách hơn

  10. #497
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    "Hách" từ hồi bé hơn thế nhiều mụ ơi

    Cũng may chắc hết duyên, cả chục năm nay không liên lạc với mấy cha nội đó, chứ không giờ chắc mình cũng suốt ngày trên mây òi. Nói chung là nhờ ... vợ mới hết ... hách
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  11. #498
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Hát bài này có bị cho là phởn động không nhỉ???

  12. #499
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi thaychuastudio View Post
    Hát bài này có bị cho là phởn động không nhỉ???
    Về lý thuyết là có, do bài này chưa được cấp lưu hành, thôi chịu khó dợt những bài như "đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng..." mà hát khi nhậu đi cu, đuổi bớt bạn nhậu về cho đỡ tốn.

    (Sáng nay ra đường, gặp mấy chú đang treo banner tết, tí nữa bị cái bảng này ụp vô đầu nên thấy được câu trên.)
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  13. #500
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts

    Nhạc Việt xưa và tôi

    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Thôi chịu khó dợt những bài như "đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng..." mà hát khi nhậu đi cu, đuổi bớt bạn nhậu về cho đỡ tốn.
    Haha. Em đang soạn đồ đi Kolkata mà ráng ở cái phòng cho tới đúng 12h rồi xách đồ ra để xài cho hết tiền phòng.

    Đang ngồi nghe ra-dô ở Sài Gòn bằng wifi, có bạn kia lên sóng tặng các bạn bài hát Đảng cho ta mùa xuân. Tắt bụp cuốn gói đi luôn. Giờ đọc thấy anh Kiệt viết cái này. Ôi. Anh thật đáng sợ. Huhu.





    Nguyễn Vĩnh Thắng
    Y!M / Skype / Gmail : thagnv
    Không đi làm sao tới.

Trang 50 / 55 FirstFirst ... 4547484950515253 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •