Trang 3 / 4 FirstFirst 1234 LastLast
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 35
  1. #21
    Tham gia
    11-02-2008
    Location
    vô gia cư
    Bài viết
    1,281
    Like
    50
    Thanked 1,017 Times in 293 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Giữa trời nắng gay gắt,bác Dly một thân,một mình đã đến Cần Thơ (12h trưa hôm nay).Bác còn một chặn đường dài đi bằng tàu cao tốc đến Vĩnh Thuận với 2 thùng đựng 2 máy vi tính.Tàu khởi hành lúc 12 h 30.

    Bác Dly và NINO chỉ có nửa giờ gặp gở.Nghĩ mà thương cho bác ấy!


    Trời nắng mà mấy bác phải lặn lộ đường xa thế này thật là cực quá. Nghĩ mà thương mấy bác.
    Thượng lộ bình an!
    [*_*]

  2. #22
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi Bạch Linh View Post
    Cháu phải đi học nên không thể đi chơi xa và ở lại được Chú à.

    Thôi đành hẹn khi nào Chú Cùi lên Sài Gòn mà có đi chơi với các Chú thì cháu xin tham gia. Ra mắt làng Mùi
    Hóa ra chú Cùi bị lừa mà không biết!

    Chú cứ nghĩ cháu BL với Bác Chùa thỉnh thoãng cũng nhậu bia ấy!

    Sao tự dưng mình dể tin Thầy Chùa vậy ta?
    Khó quá, không thèm ký

  3. #23
    Tham gia
    16-04-2009
    Location
    Nhà Quê.
    Bài viết
    1,060
    Like
    75
    Thanked 26 Times in 20 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Hóa ra chú Cùi bị lừa mà không biết!

    Chú cứ nghĩ cháu BL với Bác Chùa thỉnh thoãng cũng nhậu bia ấy!

    Sao tự dưng mình dể tin Thầy Chùa vậy ta?
    Ý cháu là ra mắt Chú và Chú Nị Nộ vì hai chú chưa biết mặt cháu mà

    Còn lão Chùa!Chú đừng bao giờ tin nhá, cứ nhắc tới lại nhớ 5 lon bia

  4. #24
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,600
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Cảm ơn anh Cả, Cảm ơn Nino, nhờ hai anh sắp xếp và hướng dẫn đường đi nước bước mà chuyến đi này của em nhẹ nhảng nhiều.

    Đôi dòng về chuyến đi.

    Trong khi chờ qua phà Cần Thơ, chuông điện thoại liên tục reo do hai anh Âcxomcui và Nino hỏi thăm xem đã đến đâu để các anh ra đón và tiếp tay. Cũng may là nhà xe Phương Trang tổ chức chu đáo và chặt chẽ nên tuy hàng hóa cồng kềnh, nơi chốn xa lạ nhưng tôi cũng không phải vất vả nhiều. Xe trung chuyển đã đưa tôi xuống tân bến Tầu (thuôc bến Ninh Kiều, Cần Thơ) xe chưa ngừng hẳn mình đã nghe tiếng gỏ cửa kính côm cốp, cứ nghĩ bị giới xe ôm làm phiền, quay qua toan từ chối, chợt thấy một khuôn mặt đen đúa, nhăn nheo trên môi kèm nụ cười khá hiền. Hic! thì ra bác Cả. Bước xuống phía bên này xe, đang lách người bước xuống, một bàn tay nắm lấy cái ba lô vật dụng, nghĩ trong đầu lại dân giựt dọc nào đây, nhìn lên, thì ra người quen cả, anh Nino cũng đã đến đón từ lúc nào, Chào hỏi qua loa vài câu, ba anh em vội chuyển máy xuống Tầu và kéo nhau lên căntin uống ly cà phê tránh nắng chờ giờ tầu chạy.



    Ghẹo nhau vài ba câu, ngồi chưa nóng chỗ, đã vôi chia tay, Hai anh hỏi với xem cơm nước gì chưa, nói rồi cho các anh yên bụng, thực ra thì nghĩ còn thời gian nên nghĩ sẽ cùng nhau ăn được bữa cơm trưa. ngờ đâu .....! cũng may trước khi tầu rời bến anh Cả còn lấn xuống tầu đưa vội cho hai chai nước, nhờ vậy mà cũng... đỡ.



    Sau hơn 3 giờ lênh đênh sóng nước, rồi cũng tới nơi, chỉ khổ cho 1 cái bụng óc ánh những nước là nước. Đi tầu nên họ không ngừng lại cho khách đi vệ sinh, trong khoang tầu thì hành khách chen nhau như cá hộp, nếu bạn có nhu cầu thì chịu khó rời chỗ mà một lần di chuyển thì bao nhiêu người phải đứng lên, ngồi xuống cho bạn lách ra, nào phải thế là xong, do tầu chỉ có 1 cửa hẹp ở phía trước, bạn còn phải đu, đeo để ra phía sau lái mà " vũ qua Bắc Hải" nơi cuối tầu với chừng ấy gian nan thôi thì ... ngồi yên tại chỗ mà ... tận dụng vỏ chai nước





    Chiều tối hôm đó tôi cùng anh Cương (người dậy tin học cho các em) cùng xem lại các chiếc máy tính, hướng dẫn anh định bệnh một số lỗi thường gặp, ăn chiều và đi nghỉ. Một buổi tối kinh hoàng trong các chặng đường tôi đã đi.

    Số là một cái phản dưới được bầy ra dưới hàng hiên, cũng chăn, gối, mùng sạch sẽ không mang mùi ẩm mốc, tưởng rằng được nghỉ 1 đêm yên bình với trăng sáng, với gió, tiếng chó sủa xa xa, tiếng máy nổ ghe xuồng từ sông vọng lại. Ôi chao là thích thú, thế nhưng, những âm thanh thôn dã nào đâu đã thấy, trước tiên là những tiếng ve ve khó chịu của 1 binh đoàn spammer khổng lồ mang tên họ muỗi léo nhéo quanh tai, và nằm chưa lâu thì lưng, vai, tay, chân, nói chung là khắp mình mẩy tôi liên tục bị đốt, cắn hay chích cũng chưa rõ, đau, nhức và ngứa, soay xở đủ chiều, đến hơn 1 giờ sáng đành ngồi hẳn dậy và ước mơ trời mau sáng, ngồi mệt mới nhận ra vết này không do muỗi, tôi cuộn chiếu lại và nằm luôn trên chiếc phản gỗ, đúng rồi. Thì ra trong chiếu có những con bọ nhỏ mầu trắng núp mình trong cói mà đột kích ai lỡ dại nằm, ngồi lên, trằn trọc mãi đến hơn 4 giờ sáng tôi mới thấy đường mò ra nhà tắm, tắm và chà xát cho đã trên các vết tích của bọn bọ này, một gói mì, ly ca phê pha sẵn, ngắm nhìn vài anh thanh niên và vài người lớn cùng nhau dựng rạp, lắp ráp âm thanh cùng tổ chức lễ trao giải thưởng cho các em đang học tại đây

    Điểm thêm chút về nhà thờ Xáng Cụt

    Nhà thờ Xáng Cụt tọa lạc bên bờ kênh Xáng Cụt. Lich sử hình thành và phát triển của họ đạo Xáng Cụt được sơ lược như sau:

    Xáng Cụt, một vùng đất vốn từ lâu là rừng Tràm và đồng hoang, dân cư thưa thớt. Đời sống đạo cũng còn rời rạc, lúc đầu chỉ có hai gia đình Công Giáo là gia đình ông Hai Cảnh và gia đình ông Sáu Nguyện. Tới năm 1941, có thêm ông Phêrô Nguyễn Văn Diện cùng các anh em trong gia tộc tới Xáng Cụt lập nghiệp. Những gia đình công giáo này, mỗi tuần, có tổ chức đọc kinh tại nhà ông Diện vào ngày chủ nhật. Đến năm 1952 ông Diện hiến đất để xây dựng nhà thờ bằng cây lá. từ đó hàng tháng có cha Phêrô Võ Thành Trinh đến dâng lễ Misa và ban các phép bí tích cho giáo dân. Lúc này số giáo dân có khoảng 30 người. Trải qua dòng lịch sử, đến năm 2004 linh mục Mathias Vũ Văn Thương được bổ nhiệm phục vụ và xây dựng giáo họ Xáng Cụt.

    Hiện nay Xáng Cụt vẫn còn nghèo, trong tinh thần xây dựng phát triển giáo dục, bác ái, xã hội. Linh mục Mathias Vũ Văn Thương đang tổ chức lớp vi tính miến phí cho các em học sinh. Lớp được khai giảng vào ngày 02 tháng 06 vừa qua, với địa phương vùng sâu việc tiếp cận máy tính rất hạn chế nên nhu cầu học vi tính của các em là rất cao. Hiện nay lớp học đã có 60 em học sinh và đang đăng ký thêm, trong khi đó chỉ có 6 máy tính nên đã chia thành 10 lớp (mỗi em thực hành một máy tính nhằm hiểu rõ bài hơn). Thời khóa biểu được chia như sau: sáng hai lớp, chiều hai lớp và buổi tối một lớp. Riêng ngày chủ nhật học lý thuyết chung tại phòng học.

    Với tinh thần hiếu học của các em, hầu hết các em đi học phải bằng xuồng đến lớp học cách ba bốn cây số. Nhà các em đa phần trong các kênh rạch, đường giao thông hiện vẫn chưa có nhưng với tinh thần hiếu học của các em đã đến lớp học rất đông và nghiêm túc trong giờ học.

    Và dân số người Công Giáo tại đây tạm tính khoảng 1/70 và vì mong muốn phục vụ cộng đồng dân cư quanh đây không phân biệt lương giáo, công giáo. Tôi đã được chứng kiến cảnh mọi người cùng chung sức khi cha kêu gọi giúp đỡ dựng rạp, trà nước trong buổi sáng nay. Lễ trao giải thưởng cho các em có thành tích giỏi, xuất sắc cũng như khuyến khích các em ham muốn theo học. Cha đang có ước mơ gây được 1 quỹ nhỏ để sau khi học tại nhà thờ Xáng Cụt xong có thể thi lấy chứng chỉ A hoặc B tại tỉnh, (chi phí thi cử, ăn, ở đi lại do cha tài trợ)


    Các em đoạt phần thưởng, món quà không nhiều nhưng kích thích tính ham học của em rất lớn.



    Em Trang, học sinh có thành tích nổi bật sau hơn một tháng được biết máy vi tính là gì. Lần đầu tiên em được nhìn thấy, được rờ và học sử dụng chiếc máy vi tính chỉ cách đây hơn tháng mà giờ đây nhìn em nhập dữ liệu, trình bầy dàn trang trong Word tôi cũng nể, thời gian học và sử dung máy không nhiều, từ nhà em đến nhà thờ khá xa mà em tiếp thu, khéo nhận xét trộn các ứng dụng để ra 1 văn bản gọn gàng sạch sẽ thì quả là đáng nể.

    Trưa đó theo lời đề cử của các chị dòng Tiểu Muội, tôi cùng xuống xuồng để vào nhà em thăm và tìm hiểu thêm về em và vài gia đình quanh đó cho biết về đời sông dân cư nơi đây



    Sau hơn 3km đường sông trên chiếc ghe tam bản



    Ghé thăm vài gia đình tôi đã đến nhà em Trang



    Nơi đây gồm đôi vợ chồng và 5 con, 2 trai, 3 gái trú ngụ hai cậu con trai đã được học hết lớp 12 và đều không đủ điểm tốt nghiệp, nhưng cũng là 1 gia đình hiếm so với cuộc sống của dân cư trong vùng, nơi mọi người gần như đều đói khổ thiếu thốn như nhau. Lúa chỉ sống được 1 vụ/năm với công xuất chưa được 30 giạ/công, miếng ăn không đủ thì lấy đâu đầu tư cho việc học, con anh đã rời gia đình lên TP làm phụ hồ để chia xẻ gánh năng với bố mẹ, anh chị có nhờ tôi kiếm giúp việc làm cho cậu con kế, việc gì cũng được miễn cháu có thể đi học thêm




    Đôi lưới bén kiếm chút cá nhỏ hầu cải thiện bữa ăn

    Chuyến đi lại thêm chút năng lòng. Tôi chỉ hứa sẽ gửi tặng cháu 1 máy tính để có phương tiện trau dồi. Chiếc máy vẫn còn là lời hứa nhưng những giọt nước mắt trên khóe mắt vợ chồng anh chị thì rất thực.
    Được sửa bởi dly lúc 17:16 ngày 01-07-2009

  5. #25
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Thế là cuối cùng bác lỳ cũng đã sống sót mà về đến được thành phố - Mừng quá

    Bác cho anh em thưởng thức thêm một vài tấm hình đẹp nữa nhá

    Tuy nhiên khi đọc phóng sự của bác đến đây cứ thắc mắc

    Quote Được gửi bởi dly View Post

    .... bạn còn phải đu, đeo để ra phía sau lái mà " vũ qua Bắc Hải" với chừng ấy gian nan thôi thì ... ngồi yên tại chỗ mà ... tận dụng vỏ chai nước

    Lúc bác ngồi yên mà...... trong lúc hành khách thì len chặt như cá hộp. Bác làm sao mà lấy .... và xử lý .....chai nước được vậy

    Thắc mắc quá đi mất

  6. #26
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Thấy thương bác Dly quá!.

    Nói thật lòng ,mình chưa hình dung được Xáng Cụt thế nào,đo đó ,đâu có lời khuyên nào cho bác.Chuyện bị đột kích giữa đêm khuya..mình tưởng rằng đâu còn nửa,mình quên là ở đó mức sống còn thấp.

    Trách bác nè!đói bụng mà dấu hén.Mình không có thời gian ăn cơm,thì cứ mua hộp đem theo,hoặc ổ bánh mì..!!!!
    mình chỉ lo bác khát vì lúc đó nắng nóng quá!

    À mà thôi!tốt cả rồi.Vất vả thì thêm kinh nghiệm..hén!
    Khó quá, không thèm ký

  7. #27
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Nể bác Dê và mấy bác quá đi, chúc các bác luôn mạnh khoẻ để cống hiến thật nhiều nữa

  8. #28
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,600
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Quote Được gửi bởi dinhlocphp View Post
    Thế là cuối cùng bác lỳ cũng đã sống sót mà về đến được thành phố - Mừng quá

    Bác cho anh em thưởng thức thêm một vài tấm hình đẹp nữa nhá

    Tuy nhiên khi đọc phóng sự của bác đến đây cứ thắc mắc



    Lúc bác ngồi yên mà...... trong lúc hành khách thì len chặt như cá hộp. Bác làm sao mà lấy .... và xử lý .....chai nước được vậy

    Thắc mắc quá đi mất
    Để cái ba lô lên hai đùi..... che lúc mần phận sự, rồi ném cái chai ngay xuống sông. Cầm lâu sợ lộn chai nước chưa uống

    Cha này còn thiếu kinh nghiệm .... sống

  9. #29
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Tâmnhr đầu(có lẽ là ở ến tàu Càn thơ),máy mình không hiển thị được.những ảnh sau bác chụp..thấy tội đồng bào ở vùng sâu quá!
    Khó quá, không thèm ký

  10. #30
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Quote Được gửi bởi dly View Post

    Chuyến đi lại thêm chút năng lòng. Tôi chỉ hứa sẽ gửi tặng cháu 1 máy tính để có phương tiện trau dồi. Chiếc máy vẫn còn là lời hứa nhưng những giọt nước mắt trên khóe mắt vợ chồng anh chị thì rất thực.
    Bác nè, bác có định thời gian lúc nào có máy cho cô bé không thế

Trang 3 / 4 FirstFirst 1234 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •