Trang 3 / 5 FirstFirst 12345 LastLast
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 49
  1. #21
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi security_plus View Post
    Đề nghị bác Ác khi đề cập đến con số tiền thì mở ngoặc qui đổi ra USD giúp cái ạ
    Ngay ngày hôm nay thì 125 Krona = 1 USD.

    Trước vụ khủng hoảng này thì khoảng 60 Krona = 1 USD

    Hè 2008, ngân hàng Kaupthing Bank trị giá 6,600,000,000,000 Krona, tức là tương đương với $110,000,000,000.

    +++++

    Tuần này tớ khá bận nên tạm ngưng bài phóng sự ở đây, trong thời gian chờ đợi anh em thử ghé qua bài báo của The Wall Street Journal để luyện tập thử xem nhé!
    Được sửa bởi Arkain lúc 17:38 ngày 13-01-2009

  2. #22
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Tiếp tập III đi ông Ác Kền, nôn trong người quá rồi

  3. #23
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    437
    Like
    3
    Thanked 65 Times in 33 Posts
    Sao bài này ba hồi nằm ở thư giãn ba hồi chui vào chit chat dzậy nè?! Người nào move vào đây có lẽ phải theo học phổ cập ngoại ngữ wá
    Up 1 phát cho nó ngỏng lên

  4. #24
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Box Chit Chat là quán cafe bàn chuyện xã hội mà, giao chuyển vào đây cho nó hợp

  5. #25
    Tham gia
    06-06-2006
    Bài viết
    800
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Tiếp đi bồ Tèo

  6. #26
    Tham gia
    20-12-2007
    Bài viết
    3,736
    Like
    50
    Thanked 86 Times in 64 Posts
    Quote Được gửi bởi tiểu dân View Post
    Sao bài này ba hồi nằm ở thư giãn ba hồi chui vào chit chat dzậy nè?! Người nào move vào đây có lẽ phải theo học phổ cập ngoại ngữ wá
    Up 1 phát cho nó ngỏng lên


    Văn phong giống lão Dê ghê !. Truyền nhiễm xuyên lục địa luôn hả trời !

  7. #27
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Kỳ 3 - Thiên Đường Của Lãi Nhuận




    Iceland trở thành thiên đường hạ giới của lãi nhuận cho tất cả mọi người, kể cả những khách hàng ngoại quốc chỉ có nhu cầu mở một trương mục cá nhân. Tháng 7 năm 2008, mức lãi suất tại chi nhánh Isle of Man của ngân hàng Kaupthing leo lên đến mức 7.75% cho các trương mục tiết kiệm 1 năm.

    Mức lãi suất cao ngất ngưởng như thế này tiếp tục thu hút tiền đầu tư nước ngoài, giữ giá trị của đồng Krona vững mạnh, và giữ giá cả của hàng ngoại nhập - từ HDTV cho đến xe SUV - rẻ mạt hơn bao giờ hết.

    Và dân chúng Island nhất loạt khởi động một cuộc shopping vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.

    Trong khi đó, để né tránh phải trả lãi suất kia khi mượn tiền ngân hàng, họ không mượn tiền Krona mà chỉ mượn những loại tiền tệ có lãi suất thấp hơn, chẳng hạn như đồng Yen của Nhật hoặc đồng Francs của Thụy Sĩ, khi cần mua những thứ đắt tiền như nhà cửa.

    Khi nào mà tiền đầu tư của nước ngoài còn tiếp tục được rót vào Iceland, mọi việc đều tốt lành. Nhưng khi số tiền đầu tư kếch xù kia vì lý do nào đó mà bị rút ra khỏi Iceland với số lượng lớn, sự cân bằng sẽ lập tức bị xáo trộn.

    Iceland không phải là quốc gia duy nhất bị ảnh hưởng bởi làn sóng tiền đầu tư nước ngoài nhanh chóng tràn vào rồi rút ra. Hungary và Latvia cũng từng trải qua kinh nghiệm này.

    Nhưng thảm họa sắp giáng xuống Iceland có một yếu tố cá biệt: đất nước này xây dựng một hệ thống ngân hàng với tầm cỡ quốc tế, dựa trên nền tảng của một loại tiền tệ tí hon. Khi giới đầu tư nước ngoài rút tiền với số lượng lớn - tức hoán chuyển đồng Krona trở lại đồng Dollar hoặc Euro - tiền tệ của Iceland sẽ lập tức mất giá, dẫn đến việc các khách hàng ngoại quốc khác cũng hoảng sợ rút tiền ra, và giá trị của đồng Krona lại càng rớt thảm hại.

    Iceland đã được cảnh cáo khi còn nhởn nhơ giấc mộng vàng, vào năm 2006, các nhà phân tích tại ngân hàng Danske đã viết một bản phúc trình mang tên "Geyser Crisis" để cảnh báo rằng hệ thống ngân hàng của Iceland đã bành trướng quá nhanh, và quốc gia này đang phụ thuộc đến mức báo động vào số tiền của các khách hàng ngoại quốc gửi vào. Các quỹ đầu tư hedge funds lập tức tấn công dữ dội vào đồng Krona ngay sau đó, và các ngân hàng Iceland tuy bị điêu đứng tạm thời nhưng cũng vượt qua được cơn bão.

    Sau sự kiện này, Iceland lại phạm phải lỗi lầm trí mạng hơn khi càng tin tưởng vào khả năng phục hồi nhanh chóng của hệ thống ngân hàng của nó.

    Lời cảnh báo của ngân hàng Danske không phải là sai, mà chỉ là quá sớm.

    Trong khi đó, các ông trùm tư bản mới toanh của Iceland vẫn sống trong xa hoa.

    Một trong số những người đó là ông Jón Ásgeir Jóhannesson. Phương tiện di chuyển của Johannesson là các chiếc du thuyền, máy bay phản lực, và máy bay trực thăng; Tất cả đều được in số "101", tên của ngôi khách sạn sang trọng do vợ ông làm chủ.

    Từ một tiệm bán rau quả nho nhỏ thuở ban đầu, ông Johannesson đã biến nó thành một hệ thống siêu thị khổng lồ toàn quốc, và với gia tài trong tay, Johannesson quay sang thu tóm hàng loạt các công ty khác.

    Năm 2006, ông mua đứt tiệm bán lẻ House of Fraser nổi tiếng của Anh quốc. Trong tay ông cũng có một số cổ phần lớn của Glitnir, ngân hàng lớn thứ ba tại Iceland.

    Tiền nhân của Glitnir là Fisheries Investment Fund (Quỹ Đầu Tư Công Nghiệp Đánh Cá), vốn được thành lập để giúp ngư dân Iceland có phương tiện để mua thuyền đánh cá. Trong những năm gần đây, Glitnir liên tục vay vốn khắp nơi từ các nước Âu Châu khác để bành trướng thêm, chính ngân hàng Glitnir đã giúp vốn cho Johannesson trong vụ giao dịch với House of Fraser.

    Giữa năm 2008, sự căng thẳng tại Iceland bắt đầu lộ ra. Khi cơn khủng hoảng tài chính đang chuẩn bị sôi sục tại Hoa Kỳ, các ngân hàng quốc tế trở nên thận trọng hơn trong việc cho nhau vay tiền.

    Họ đặc biệt lo lắng về tình trạng nợ ngập đầu của Iceland.

    ~*~

    Chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi cuối tháng 9, toàn thể hệ thống ngân hàng của Iceland sụp đổ. Bài tường thuật về những giây phút cuối cùng này được căn cứ trên giấy tờ cũng như là hàng tá nhân chứng có liên quan đến hệ thống ngân hàng và guồng máy chính phủ Iceland.

    Trong tổng hành dinh của ngân hàng Glitnir vào giữa tháng 9, CEO Lárus Welding và hội đồng quản trị đang phải đối diện với một vấn đề nan giải: 5 năm trước đây ngân hàng này đã bán ra một số bonds (giấy nợ) để gây quỹ cho quá trình mở rộng địa bàn của công ty. Các giấy nợ này bây giờ sắp sửa đến hạn phải trả, cụ thể là 600 triệu Euro vào ngày 15 tháng 10.

    Glitnir lo lắng rằng nó hiện không có đủ số Euro này trong tay.

    Ông Welding, với mái tóc bạc ở tuổi 32, nhậm chức CEO của Glitnir mới được một năm. Công việc trước đó của ông là điều hành chi nhánh tại Luân Đôn của Landsbanki Island, ngân hàng lớn thứ nhì của Iceland. Lúc còn tại đây, ông là một trong những người đứng sau chương trình "Icesave" nổi tiếng của Landsbanki, quỹ tiết kiệm này đã lôi kéo được hàng trăm ngàn dân Anh đổ hàng tỷ British Pounds (Bảng Anh) vào với lãi suất cao.

    Khác với Landsbanki và Kaupthing, Glitnir không có trong tay nhiều tiền Pounds cũng như là Euros. Nó chỉ có một núi Krona.

    Ông Welding thử mọi cách để kiếm thêm tiền, từ việc bán bớt các công ty con tại Norway cho đến mượn thêm tiền từ các ngân hàng nước ngoài, thế nhưng không một ai có hứng thú với xấp giấy mortgage (giấy nợ cầm cố nhà cửa của khách hàng mượn tiền) dựa trên đồng Krona mà Glitnir dùng làm bảo chứng.

    Quả thực, trong thời điểm này không còn ai muốn dây dưa vào đồng Krona, hiện đang mất giá trị thảm hại từng ngày.

    Sự sụp đổ của tập đoàn Lehman Brother tại New York gieo nỗi hoang mang vào giới tài chính khắp thế giới, dẫn đến việc các ngân hàng quốc tế đóng băng mọi giao dịch vay mượn tiền với nhau. Đối với tình trạng cần tiền khẩn cấp của Glitnir, đây phải nói là một tin tức không thể nào tồi tệ hơn được nữa.

    Glitnir mong rằng ngân hàng Bayerische Landesbank của Đức sẽ cho nó trả trễ số tiền trả góp 150 triệu Euro cho một món nợ mà nó vay trước đó, nếu được như thế thì Glitnir sẽ còn trong tay một số Euro để trả số tiền bond.

    Ngày 24 tháng 9, người Đức yêu cầu được trả tiền đúng hẹn.

    Ông Welding gọi điện thoại cho giám đốc của Glitnir là Thorsteinn Már Baldvinsson:

    "Hôm nay không phải là một ngày đẹp trời", Welding ngán ngẩm.

    Iceland đang sắp sửa được đánh thức tỉnh khỏi cơn ngủ mê.


    (Còn Tiếp)
    Được sửa bởi Arkain lúc 04:56 ngày 29-01-2009

  8. 2 thành viên Like bài viết này:


  9. #28
    Tham gia
    21-08-2008
    Bài viết
    304
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    hay wá hay wá à.
    lúc nào rãnh lại dịch tiếp nha bác Kền

  10. #29
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    437
    Like
    3
    Thanked 65 Times in 33 Posts
    Arkain, qua cái tết này cho phép TD phụ anh 1 chương. Không biết có làm nổi không nữa T_T nhưng mà quý ở chỗ có cố gắng ^^

  11. #30
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi tiểu dân View Post
    Arkain, qua cái tết này cho phép TD phụ anh 1 chương. Không biết có làm nổi không nữa T_T nhưng mà quý ở chỗ có cố gắng ^^
    Ừ, vậy để dành chương cuối lại cho cưng nghen! Nếu cần thiết thì song hợp khi giao đấu cũng được =P
    Được sửa bởi Arkain lúc 08:40 ngày 22-01-2009

Trang 3 / 5 FirstFirst 12345 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •