Trang 1 / 6 1234 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 52

Chủ đề: Tam tự kinh

  1. #1
    Tham gia
    12-04-2004
    Bài viết
    236
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Tam tự kinh

    [Chanhkien.org]

    Giới thiệu

    Tam Tự Kinh được sử dụng trước tiên cho việc giáo dục tại gia suốt triều Tống. Không ai biết chính xác ai là người đầu tiên viết ra những đoạn thơ 3 chữ này. Một vài người cho rằng là của Vương Ứng Lân triều Tống. Người khác cho rằng tác giả là Khu Quát Tử, sống vào cuối những năm triều Tống.

    “Kinh” trong tiếng Trung nghĩa là “đạo lý bất biến”. Cổ nhân gọi thư [sách] là kinh nếu thư [sách] thể hiện giá trị to lớn. Trong những kinh thư Trung Quốc cổ đại, Tam Tự Kinh là đơn giản và dễ đọc nhất. Phạm vi của nó bao trùm cả văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, địa lý, luân thường đạo lý và những nhân tố đạo đức. Hơn nữa, nội dung phong phú, thú vị và truyền cảm. Những đoạn thơ ngắn và đơn giản, tất cả đều là 3 chữ, và vì thế chúng rất thích hợp để đọc miệng. Khi một học trò đọc Tam tự kinh, chúng sẽ học lễ nghi xã hội, Tiếng Trung và văn học, các sự kiện lịch sử. Vì những phẩm chất này, Tam tự kinh luôn là văn thư đầu tiên được chọn khi bắt đầu giáo dục nghi thức cho trẻ.

    Tam Tự Kinh được chia thành 44 mục, mỗi mục với 4 đoạn (8 câu). Mỗi mục chứa các phần văn bản, từ vựng và phần giải nghĩa văn bản, câu hỏi thảo luận, câu chuyện và viết phản ánh. Với những người nói tiếng Anh, mỗi một ký tự hay thuật ngữ trong phần văn bản đi cùng với những ngữ âm Trung Hoa để giúp đánh vần và cũng được chú thích trong phần từ vựng. Các đoạn được giải thích bằng tiếng Anh để người đọc có thể hiểu nghĩa. Sau đó, các câu hỏi thảo luận được dùng để hướng dẫn người học nghĩ sâu thêm về văn bản và củng cố sự hiểu biết của mình về đề tài của mục. Ngoài những đoạn, một hay hai câu chuyện liên quan được trình bày, giới thiệu nền tảng của những sự kiện và nhân vật lịch sử, khuyến khích những suy nghĩ phê bình, và/hoặc giúp việc giáo dục đạo đức [dễ dàng hơn]. Đoạn viết phản ánh cung cấp một vài câu hỏi hướng dẫn để học trò thể hiện tư tưởng và quan điểm của chúng khi viết.

    Tam Tự Kinh dễ nhớ, và vì nội dung giáo dục nhiều chiều [lĩnh vực], đã được sử dụng rộng rãi từ triều Tống. Nó không chỉ rèn luyện sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc truyền thống, mà còn đảm bảo cho học trò những mô hình để đi theo và ứng xử những tình huống mà chúng có thể gặp sau này trong cuộc sống. Chúng tôi hy vọng rằng người đọc có thể học thuộc lòng đoạn văn bản và trân quý di dản văn hóa quý giá này.

    Mục 1
    Văn bản
    人(rén) 之(zhī) 初 (chū),性(xìng) 本(běn) 善(shàn),
    性(xìng) 相(xiāng) 近(jìn),習(xí) 相(xiāng) 遠(yuǎn)。
    苟(gǒu) 不(bú) 教(jiào),性(xìng) 乃(nǎi) 遷(qiān),
    教(jiào) 之(zhī) 道(dào),貴(guì) 以(yǐ) 專(zhuān)。

    Nhân chi sơ, Tính bổn thiện,
    Tánh tương cận, Tập tương viễn.
    Cẩu bất giáo, Tánh nãi thiên,
    Giáo chi đạo, Quí dĩ chuyên.

    (Tạm dịch:
    Con người mới sinh ra, bản tánh vốn hiền lành,
    Tánh ban sơ giống nhau, Thói quen dần khác xa.
    Nếu chẳng được giáo dục, Bản tính sẽ đổi dời,
    Đường lối để giáo dục, quý ở sự chuyên cần. )

    Từ vựng
    (1) Chi (之):từ dùng để chỉ một quan hệ sở hữu hoặc cái toàn bộ bao hàm một phần (chỉ đến từ đằng trước)
    (2) sơ (初):lúc đầu, sơ khai
    (3) tính (性):bản tính, đặc tính
    (4) bổn (本):bản, nguyên lai
    (5) thiện (善):tốt, lành
    (6) tương (相):nhau, so với
    (7) cận (近):gần
    (8) tập (習):học, tiếp xúc với môi trường
    (9) viễn ( 遠):xa, khác
    (10) cẩu (苟):nếu
    (11) giáo (教):dạy, hướng dẫn
    (12) nãi (乃):có thể
    (13) thiên (遷):thay đổi
    (14) đạo (道):con đường, phương pháp, đạo
    (15) quí (貴):quan trọng nhất
    (16) chuyên (專):tập trung, chuyên cần

    Giải nghĩa văn bản

    Bản tính tiên thiên của con người là thiện. Bản tính thiện này mang con người đến gần với nhau khi họ còn trẻ. Nhưng khi lớn lên, học từ xã hội và tiếp xúc với môi trường xung quanh, họ lớn lên theo cách [tách] riêng ra và trở nên khác nhau. Nếu họ không nhận được sự hướng dẫn đúng đắn, họ có thể bị lệch khỏi bản tính thiện nguyên thủy. Để học và dạy, chuyên [cần] là quan trọng nhất, nếu không nỗ lực của người đó sẽ không mang lại kết quả.

    Các câu hỏi thảo luận

    1. Thuật ngữ ‘chi sơ’ ý nói lên điều gì? Có phải bản tính con người sở hữu vào lúc sinh ra? Hay nó là bản tính của sinh mệnh?
    2. Học là gì? Khi nào chúng ta học? Học như thế nào? Từ điều gì và từ ai chúng ta học? Chúng ta chỉ học trong sách vở?
    3. Những gì chúng ta học sau khi sinh ra luôn làm cho chúng ta tốt hơn? Học từ những người xung quanh chúng ta có làm chúng ta xấu đi?
    4. Làm sao chúng ta duy trì được bản tính thiện nguyên thủy?
    5. Chuyên cần nghĩa là sao? Vì sao nó quan trọng? Sự thiếu chuyên cần làm cho chúng ta bị lệch khỏi bản tính thiện nguyên thủy như thế nào?

    Câu chuyện

    Chu Xứ trừ tam quái

    Ngày xưa, vào triều Tấn ở Trung Quốc, ở một làng nhỏ của Nghĩa Hưng, có một người thanh niên tên gọi là Chu Xứ. Cha mẹ đều qua đời sớm khi cậu còn nhỏ. Cậu lớn lên khỏe mạnh và dũng cảm, nhưng vì cậu ta không được giáo dục và chăm sóc tốt, cậu ta thường đánh nhau với người khác và gây nhiều phiền phức trong làng. Ngày thành tuần, tuần thành tháng, tháng thành năm, những rắc rối mà Chu Xứ [gây ra] trở nên càng tồi tệ. Giống như một quái vật, cậu ta bị xa lánh bởi tất cả những người trong làng.

    Một ngày nọ khi anh ta đi tản bộ xuống phố, anh thấy một đám đông đang nói chuyện một cách nghiêm trọng về việc gì đó. Tò mò, anh ta ghé lại gần. Nhưng đám đông tản đi khi thấy anh ta đến gần. Cảm thấy một chút bực mình, anh ta tóm lấy một người già và hỏi, ” Mọi người đang nói về điều gì?” Ông già trả lời trong sự sợ hãi, “Làng này đang bị tấn công bởi 3 con quái vật. Một là con hổ ở Nam Sơn. Một con khác là giao long ở Trường Kiều Hà. Chúng giết rất nhiều người…”. Không đợi người đàn ông già nói xong, Chu Xứ hét to lên, “Là hổ hay giao long, chúng ta không có gỉ phải sợ. Tôi sẽ giết những quái vật này trong tức khắc.” Liền lập tức sau khi lập lời thề, anh ta bắt đầu thực hiện phận sự.

    Khi anh ta đến Nam Sơn, Chu Xứ tìm hổ khắp nơi trên núi. Sau một hồi tìm kiếm lâu dài, cuối cùng anh ta đã tìm được dấu vết của con vật hung ác. Nhưng sự vui mừng kéo dài không lâu, con hổ đã ẩn trong bóng cây và nhảy qua đầu anh ta với những chiếc răng bén như dao cạo. Nhưng trước khi con hổ kịp có cơ hội đáp xuống đất, trong nháy mắt, Chu Xứ đã quay lại, nhảy lên trên lưng hổ. Với tất cả sức mạnh của mình, Chu Xứ đã nắm nhanh được đầu con hổ và đập nó vào tảng đá sắt bén, cho đến khi nó chết. Trước khi Chu Xứ kịp lấy lại hơi, anh ta bắt đầu đi đến Trường Kiều Hà. May mắn thay, anh ta không phải mất thời gian lâu để tìm con giao long độc ác. Anh thấy giao long đang tắm nắng trên hòn đảo giữa sông. Chu Xứ âm thầm bơi ra đảo, bò đến sau con thú, và chụp lấy cổ nó mà làm cho nghẹt thở. Nhưng giao long thì khỏe hơn cọp và ném Chu Xứ vào cái cây. Chu Xứ không để yên và rít lên, “ta sẽ không để yên cho cổ ngươi cho đến khi ngươi ngừng thở!”. Không kể là nó đã chiến đấu thế nào, con giao long không thể thoát khỏi sự kiềm chặt của Chu Xứ. Sau 3 ngày 3 đêm cuối cùng con thú đã chết. Kiệt sức, Chu Xứ lăn ra ngủ và không tỉnh dậy liền trong 2 ngày 2 đêm.

    Những lời bàn tán nhanh chóng truyền đi trong làng rằng Chu Xứ đã giết được các quái vật và chết sau khi kiệt sức. Họ tổ chức linh đình trong 3 ngày 3 đêm, và cuối buổi lễ tất cả đều hát hân hoan, “3 con quái vật đã chết, 3 con quái vật đã chết. Hoan hô, hoan hô, hoan hô!”. Khi những người làng đang hát, Chu Xứ trở về nhà. Chỉ khi đó anh ta mới nhận ra rằng những người trong làng xem anh như quái vật thứ ba.

    Chu Xứ cảm thấy xấu hổ vô cùng và nguyện sẽ cải tà quy chính. Anh ta muốn thay đổi và trở thành một người tử tế. Anh nhờ một người thầy giỏi là Lục Vân để dạy anh, và sau đó, Chu Xứ hiến dâng cả đời để học. Cuối cùng anh ta đã trở thành một vị quan có vị trí cao và phục vụ mọi người một cách trung thành.

    Viết phản ánh

    1. Nếu bạn là Chu Xứ, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nhận ra rằng người trong làng mình nghĩ rằng mình là một quái vật?

    2. Làm sao Chu Xứ tiêu trừ con quái vật thứ ba bằng với chính mình?

    3. Bạn phản ứng thế nào khi người khác phê bình bạn?

    Dịch từ:
    http://www.zhengjian.org/zj/articles...1/7/41692.html
    http://www.pureinsight.org/node/5625
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    22-09-2007
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    309
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Riêng câu đầu, quan điểm của tôi ngược lại, theo Tuân Tử:
    人之初,性本恶.

  3. #3
    Tham gia
    14-10-2008
    Bài viết
    134
    Like
    8
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi pizza@ View Post
    Anh pizza ơi!

    anh thấy không, lịch sử đã bao trăm năm, bao ngàn năm. Các bậc Giáo chủ tài ba có ai giải thoát được gì cho con người đâu ??

    Chiến tranh, bệnh tật ngày càng nhiều.hix..hix..

    Cái vụ cho nổ banh trái đất đi bên topic VŨ TRỤ anh có đồng ý không. Nếu thấy đúng, hợp lý thì anh em mình thống nhất với nhau:

    rùi nhờ anh Bin chuẩn bị BOM cho nổ..hãy tập trung vào vụ nổ lớn & quan trọng này đi nha anh pizza

  4. #4
    Tham gia
    13-12-2008
    Bài viết
    451
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Cải tà quy chính rồi à ? Không còn theo cái môn gì gì đó (quên rồi) nữa sao?. Xin chúc mừng bác.



    Tôi từng đọc quyển "truyện ngụ ngôn của E Dốt(nổi tiếng với trong đó là truyện con cáo và chùm nho). Nó củng là những bài học đạo đức và giúp con người ta hướng thiện nhưng ngắn gọn xúc tích và sâu sắc hơn câu chuyện của bác. Bác tìm đọc xem

    Vả lại những câu chuyện mang tính thần thoại và hoang tưởng của bác ngày nay không còn sức thuyết phục khi dân trí con người ngày càng cao.

    Vài lời tâm sự mong bác sớm giác ngộ.

  5. #5
    Tham gia
    18-09-2007
    Bài viết
    1,537
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Cuốn này của các em nhỏ mà, nhiều người muốn quay trở lại tuổi thơ hồn nhiên à?

  6. #6
    Tham gia
    13-12-2008
    Bài viết
    451
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi qingsong View Post
    Cuốn này của các em nhỏ mà, nhiều người muốn quay trở lại tuổi thơ hồn nhiên à?
    Thì mấy cái truyện của bác Bi_Da củng để các em nhỏ đọc thôi, như vậy là hợp quá còn gì.

  7. #7
    Tham gia
    30-08-2007
    Location
    Em oiii Hà Lội Phố...
    Bài viết
    4,586
    Like
    0
    Thanked 23 Times in 18 Posts
    em nhỏ thì đã sao
    sống hồn nhiên vô tư không ưu phiền suy nghĩ là hạnh phúc nhất rồi còn đâu
    cuộc sống bon chen mệt mỏi lắm
    Nhưng có lẽ đó chăng chỉ là mơ ước...

  8. #8
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Nhớ hồi nhỏ hay học mót được bày cho đọc bậy suốt ngày ê a:
    "Tam tự kinh thiên thốc thông manh
    Đánh bầu no bụng" chả là hồi đó có nạn đói nên đọc cái gì cũng nghĩ ra chữ no bụng thôi

    Ngôn ngữ ngày càng hiện đại, triết lý ngày càng sâu sắc và vận động không ngừng. Giới trẻ bây giờ đâu chịu học những răn dạy giáo điều như xưa được nữa, ông Pizza rất có lòng gìn giữ bản sắc văn hoá cổ... của Trung Hoa rồi

    Quote Được gửi bởi live 4u View Post
    Anh pizza ơi!

    anh thấy không, lịch sử đã bao trăm năm, bao ngàn năm. Các bậc Giáo chủ tài ba có ai giải thoát được gì cho con người đâu ??

    Chiến tranh, bệnh tật ngày càng nhiều.hix..hix..

    Cái vụ cho nổ banh trái đất đi bên topic VŨ TRỤ anh có đồng ý không. Nếu thấy đúng, hợp lý thì anh em mình thống nhất với nhau:

    rùi nhờ anh Bin chuẩn bị BOM cho nổ..hãy tập trung vào vụ nổ lớn & quan trọng này đi nha anh pizza
    live 4u muốn Bin cho oánh bom nổ ở chỗ nào nào vậy

  9. #9
    Tham gia
    12-04-2004
    Bài viết
    236
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi live 4u View Post
    Anh pizza ơi!

    anh thấy không, lịch sử đã bao trăm năm, bao ngàn năm. Các bậc Giáo chủ tài ba có ai giải thoát được gì cho con người đâu ??
    Giải thoát cho con người?? Con người tạo nên nghiệp thì phải trả nghiệp. Ai có lòng tốt muốn giúp họ thì chỉ có thể khuyến thiện thôi, muốn hướng thiện hay ko là còn tùy ở người đó. Bạn muốn giải thoát cho bạn thế nào đây, có nhà lầu, xe hơi, tiền tài danh vọng đầy đủ...? Ai cũng được như thế thì xã hội này trở thành thiên đường rồi, ai cũng lo hưởng thụ, còn ai đi làm, ai biết quí trọng đồng tiền, ai biết nghĩ cho người khác? Dầu bạn có muốn thế thì cũng phải làm người tốt trước đã, Sư Phụ tôi dạy: "Không có đức sao được phong lưu". Tin hay ko là tùy bạn.

  10. #10
    Tham gia
    18-09-2007
    Bài viết
    1,537
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Bác post Luận Ngữ với Trung Dung đi, cái đó hay hơn

Trang 1 / 6 1234 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •