Trang 6 / 13 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 126
  1. #51
    Tham gia
    02-08-2007
    Bài viết
    1,735
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi x_hunter View Post
    Vô sản không phải là người không có tài sản như cái nghĩa của từ vô. Mà là những người có thể hiểu là làm việc và hưởng thành quả bằng việc làm của mình, khác với đi bóc lột để hưởng thành quả.
    1 định nghĩa mới ...nhưng chẳng trúng trật vào đâu cả !

  2. #52
    Tham gia
    07-08-2007
    Bài viết
    177
    Like
    4
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Quote Được gửi bởi langtult_ndk View Post
    Bạn cho tôi dẫn chứng là đang nói xấu chế độ đi. Vô sản theo Mac là những người kô nắm trong tay tư liệu sản xuất.Còn cái tư duy làm theo năng lực, hưởng theo năng suất tự nó đã chứng minh là sai bét nhè rồi còn cãi gì nữa. Thời bao cấp là minh chứng hùng hồn nhất đấy.

    @tề thiên: Ở châu âu đúng là các đảng XH vẫn nắm CQ, nhưng đừng quên ở đó là môi trường CT đa nguyên đa đảng, nơi tự do dân chủ được tôn trọng tối đa. Ở các nước phát triển như Thụy Điển, Phần Lan, Hoa Kỳ... người ta vẫn cho rằng họ đang ở thời kì cộng sản đễ tứ, tức thời kì cao nhất theo lí thuyết cộng sản.
    Ý tôi đâu phải là đã có người nói xấu chế độ ở chủ đề này, chỉ là có chủ đề này thì dễ có người vào đây rồi tranh thủ nói xấu thôi.

  3. #53
    Phan Đăng Lưu Guest
    Trai Xây Dựng coi đàn bà như cỏ rác
    Tự ví mình là Các-mác , Lê-nin.


    SV Xây Dựng

  4. #54
    Tham gia
    01-11-2006
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    1,796
    Like
    245
    Thanked 133 Times in 103 Posts
    Quote Được gửi bởi Dennis Bergkamp View Post
    TO Quang: ku nói đại là kêu lão Éo đọc 2 cuốn KT dzi mô và dzĩ mô đi cho dễ hiểu.
    Dzi mô và dzĩ mô làm chi cho nhiều sách mất công đọc, bác có cuốn tư bản luận của Các-Mác cho em mượn xem là đủ rồi

    Ở đây em cũng không muốn bàn về chế độ xã hội bởi không am hiểu và cũng không hứng thú, em chỉ đưa ra và bàn đến các xu hướng trông thấy đang diễn ra và một vài suy luận theo sự hiểu biết thiển cận của mình mong được các bác soi sáng thêm

    Thực tế: triết học duy vật biện chứng cũng đã khẳng định vật chất quyết định ý thức, bởi vậy trong xã hội ai là người nắm về "vật chất" sẽ là người tạo ra "ý thức" của xã hội đó. Ở phương tây các nước TBCN vốn quản lý theo mô hình tư hữu hoá, tức là vật chất tập trung ở tư nhân như vậy họ đã tạo cho tư nhân cái quyền quyết định "ý thức" của xã hội. Tuy nhiên, càng ngày người ta càng nhận thấy việc tập trung "vật chất" quá nhiều vào một cá nhân sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển xã hội (mâu thuẩn cái chung và cái riêng) vì thế có lẽ các nhà nước TBCN đang dần dần dùng quyền lực xã hội của mình để dần dần thâu tóm các khối tài sản "vật chất" của xã hội lại cho nhà nước nắm giữ nhằm cũng cố lại các đặc quyền có thể bị lung lay cũng như nâng tầm điều tiết xã hội lên cao hơn. Quá trình này càng ngày càng diễn ra quyết liệt, có lẻ người đầu tiên khởi xướng phong trào này chính là ngài Putin khi xoá xổ một số cty và cơ quan năng lượng dầu mỏ tư nhân sát nhập cho vào chính phủ nhằm cũng cố địa vụ của chính phủ lâm thời bằng cách nắm lấy huyết mạch kinh tế quốc gia, và thực tế là Putin rất thành công khi thực hiện biện pháp này. Vừa qua, nhân việc khủng hoảng tài chính từ Mỹ hàng loạt các quốc gia đã dùng ngân hàng trung ương thâu tóm các tập đoàn, ngân hàng tư nhân lớn đã tồn tại hàng thế kỷ, thậm chí xem như ở Mỹ đã xoá bỏ hoàn toàn sự độc lập của các tập đoàn tài chính tư nhân lớn, có thể cũng là một xu thế, một biện pháp của chính phủ Mỹ chăng?

    Những diễn biến như vậy đang xẩy ra trên thế giới bất cứ ai quan tâm cũng có thể nhận thức rõ, còn ở VN chúng ta thì sao nhỉ?


    @Lão Ngộ Không: Lão giỏi kiến thức xã hội ghê, ngày xưa học kinh tế chính trị chắc điểm 10 rồi
    Được sửa bởi edavn lúc 13:33 ngày 21-10-2008

  5. #55
    Tham gia
    16-07-2008
    Bài viết
    74
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Cuốn “Tư Bản Luận” (Das Kapital) là một cuốn sách khó hiểu. Nhà phê bình Barzun đã mô tả cuốn này là “viết dở, thiếu thứ tự, thiếu lý luận và tính đồng nhất về tài liệu”. Nhà sử học William Henry Chamberlin bình luận rằng phương pháp Duy Vật Sử Quan của Karl Marx đã bỏ qua các yếu tố quan trọng như sắc dân, tôn giáo và đặc tính quốc gia, đã không kể tới sự quan trọng của bản chất con người. Một nhà phê bình khác nhận xét rằng Karl Marx gây nên nhiều chết chóc, nghèo khổ, suy thoái và thất vọng cho nhân loại, nhiều hơn tất cả các nhà tư tưởng khác. Theo Thomas Patrick Neill, Karl Marx là “lãnh tụ đại diện cho các kẻ không có gì (the have-nots) trong công cuộc chống lại các kẻ có tài sản (the haves)”. Karl Marx thôi thúc lòng tham vọng và ghen tuông về quyền lực, chủ trương phá bỏ nền đạo lý đương thời, bởi vì ông ta quá kiêu căng, nhiều ghen tức.

    Karl Marx vì sống trong cảnh nghèo túng, đã nói lên các bất công trong xã hội tư bản khiến cho xã hội này phải sửa chữa các sai lầm; mặt khác, lý thuyết của Karl Marx có sức tàn phá ghê gớm, đã từng giết hại hàng chục triệu con người vô tội trong chính các xứ cộng sản do chủ trương “đấu tranh giai cấp”.

    Theo thực tế, lý thuyết và các tiên đoán của Karl Marx đã hàm chứa các sai nhầm căn bản bởi vì chế độ tư bản đã đi theo một con đường khác, bởi vì trong khi xã hội tư bản phát triển thì các sửa chữa vẫn được thực hiện. Tại các quốc gia tư bản, giai cấp công nhân đã không bị nghèo đói. Các nghiệp đoàn lao động và các luật lệ của chính quyền đã kiểm soát sự cạnh tranh, loại bớt các bất công và các xấu xa của chế độ tư bản, mang lại sự phong phú cho mọi người.

    Karl Marx đặt hy vọng vào tình đoàn kết quốc tế của các công nhân trên toàn thế giới nhưng thực tế cho thấy đã xẩy ra các trận chiến cục bộ giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Việt Nam và Khmer Đỏ, và các xung đột giữa các xứ CS như Liên Xô và Nam Tư, Liên Xô và Albany. Karl Marx cũng tiên đoán rằng các cuộc cách mạng vô sản sẽ bùng nổ tại các quốc gia kỹ nghệ cao như nước Anh, nước Đức, Hoa Kỳ v.v. trong khi Liên Xô và Trung Quốc bị Karl Marx khinh rẻ, không coi là các nơi thích hợp cho chế độ cộng sản.

    Nhìn lại lịch sử của Liên Xô, mọi người thấy rằng quốc gia này không phải là một đất nước CS và Stalin không phải là một con người CS theo như Karl Marx đã định nghĩa, và các lãnh tụ CS kể từ Lenin đã dễ dàng tuyên truyền Chủ Nghĩa Mác Xít hơn là thực hiện đúng theo chủ nghĩa này, cho nên có người đã nói rằng “nếu Karl Marx sống vào thời Stalin, ông ta sẽ chết sớm”.

    Giấc mơ không tưởng hoàn toàn đẹp đẽ này rất tương phản với công cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu và vô cùng tàn ác đã từng xẩy ra trong các xứ CS.

  6. #56
    Tham gia
    10-12-2004
    Bài viết
    2,771
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 13 Posts
    Quote Được gửi bởi langtult_ndk View Post
    Cuốn “Tư Bản Luận” (Das Kapital) là một cuốn sách khó hiểu. Nhà phê bình Barzun đã mô tả cuốn này là “viết dở, thiếu thứ tự, thiếu lý luận và tính đồng nhất về tài liệu”. Nhà sử học William Henry Chamberlin bình luận rằng phương pháp Duy Vật Sử Quan của Karl Marx đã bỏ qua các yếu tố quan trọng như sắc dân, tôn giáo và đặc tính quốc gia, đã không kể tới sự quan trọng của bản chất con người. Một nhà phê bình khác nhận xét rằng Karl Marx gây nên nhiều chết chóc, nghèo khổ, suy thoái và thất vọng cho nhân loại, nhiều hơn tất cả các nhà tư tưởng khác. Theo Thomas Patrick Neill, Karl Marx là “lãnh tụ đại diện cho các kẻ không có gì (the have-nots) trong công cuộc chống lại các kẻ có tài sản (the haves)”. Karl Marx thôi thúc lòng tham vọng và ghen tuông về quyền lực, chủ trương phá bỏ nền đạo lý đương thời, bởi vì ông ta quá kiêu căng, nhiều ghen tức.

    Karl Marx vì sống trong cảnh nghèo túng, đã nói lên các bất công trong xã hội tư bản khiến cho xã hội này phải sửa chữa các sai lầm; mặt khác, lý thuyết của Karl Marx có sức tàn phá ghê gớm, đã từng giết hại hàng chục triệu con người vô tội trong chính các xứ cộng sản do chủ trương “đấu tranh giai cấp”.

    Theo thực tế, lý thuyết và các tiên đoán của Karl Marx đã hàm chứa các sai nhầm căn bản bởi vì chế độ tư bản đã đi theo một con đường khác, bởi vì trong khi xã hội tư bản phát triển thì các sửa chữa vẫn được thực hiện. Tại các quốc gia tư bản, giai cấp công nhân đã không bị nghèo đói. Các nghiệp đoàn lao động và các luật lệ của chính quyền đã kiểm soát sự cạnh tranh, loại bớt các bất công và các xấu xa của chế độ tư bản, mang lại sự phong phú cho mọi người.

    Karl Marx đặt hy vọng vào tình đoàn kết quốc tế của các công nhân trên toàn thế giới nhưng thực tế cho thấy đã xẩy ra các trận chiến cục bộ giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Việt Nam và Khmer Đỏ, và các xung đột giữa các xứ CS như Liên Xô và Nam Tư, Liên Xô và Albany. Karl Marx cũng tiên đoán rằng các cuộc cách mạng vô sản sẽ bùng nổ tại các quốc gia kỹ nghệ cao như nước Anh, nước Đức, Hoa Kỳ v.v. trong khi Liên Xô và Trung Quốc bị Karl Marx khinh rẻ, không coi là các nơi thích hợp cho chế độ cộng sản.

    Nhìn lại lịch sử của Liên Xô, mọi người thấy rằng quốc gia này không phải là một đất nước CS và Stalin không phải là một con người CS theo như Karl Marx đã định nghĩa, và các lãnh tụ CS kể từ Lenin đã dễ dàng tuyên truyền Chủ Nghĩa Mác Xít hơn là thực hiện đúng theo chủ nghĩa này, cho nên có người đã nói rằng “nếu Karl Marx sống vào thời Stalin, ông ta sẽ chết sớm”.

    Giấc mơ không tưởng hoàn toàn đẹp đẽ này rất tương phản với công cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu và vô cùng tàn ác đã từng xẩy ra trong các xứ CS.
    Phát biểu cảm tính quá.

    Mác sống trong thời kỳ được gọi là Tư Bản nguyên thủy, khác xa với tư bản bây giờ. Từ đó đến nay chủ nghĩa tư bản đã thay đổi rất nhiều.
    Vậy tại sao chủ nghĩa tư bản lại thay đổi từ một thứ tư bản nguyên thủy kinh khủng thời Mác thành thứ Tư bản ngày hôm nay ?
    Vì cái gì ? do sự đấu tranh của ai ?
    hay do các ông chủ tư bản tự thay đổi bản chất ?

  7. #57
    Tham gia
    01-06-2007
    Bài viết
    2,148
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    có vẻ xôm tụ quá nhỉ, vấn đề liên quan đến cái này lúc nào cũng xôm tụ

  8. #58
    Tham gia
    12-01-2007
    Bài viết
    49
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bài viết của langtult_ndk hay quá. Theo mình, có vẻ Các-mác có cái nhìn hơi khách quan và tiêu cực về giới tư bản tại thời điểm của ông ta sống.

    Tôi chưa đọc cuốn Tư bản, nhưng tôi nghĩ tư bản hay xã hội lúc nào cũng tồn tại người tốt về người xấu, trong xã hội tư bản cũng có người tốt và biết lắng nghe thay đổi. Có lẽ ông ta đã đánh đồng tất cả giới chủ là thành phần xấu xa.

    Tuy nhiên, luận chứng của Mác có thể đã sai, xã hội tư bản không hề lụi tàn mà có sự điều chỉnh dần hài hòa giữa giới chủ và người lao động.

    Trong khi đó học thuyết kinh tế xã hội chủ nghĩa mà tôi viết ra sau đây 0 biết có phải của Mác hay 0 hay do các đàn anh đi trước của chúng ta chế biến ra, nếu là đúng thì Mác 0 phải là chuyên gia kinh tế nên có thể ông đã nghĩ sai khi cho rằng xã hội chủ nghĩa là mô hình lý tưởng, nơi 0 có sự hơn kém ai cũng như ai làm ít làm nhiều cũng như nhau, tự cung tự cấp hết.

    Điều này đi ngược với sự hoạt động cơ bản của xã hội, nơi kinh doanh buôn bán tự do.

  9. #59
    Tham gia
    16-07-2008
    Bài viết
    74
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Quote Được gửi bởi tềthiên View Post
    Phát biểu cảm tính quá.

    Mác sống trong thời kỳ được gọi là Tư Bản nguyên thủy, khác xa với tư bản bây giờ. Từ đó đến nay chủ nghĩa tư bản đã thay đổi rất nhiều.
    Vậy tại sao chủ nghĩa tư bản lại thay đổi từ một thứ tư bản nguyên thủy kinh khủng thời Mác thành thứ Tư bản ngày hôm nay ?
    Vì cái gì ? do sự đấu tranh của ai ?
    hay do các ông chủ tư bản tự thay đổi bản chất ?
    CNTb thay đổi là do đâu chắc bạn tự hiểu. Marx trật lất khi cho là tiền lãi, lời của Tư Bản là do sự bóc lột của giới chủ nhân qua giá trị thặng dư biến thành tiền tệ. Marx cả quyết: Không bóc lột, không thể làm giầu được.

    Điều này chỉ đúng cho thời điểm đó, khi kỹ nghệ bắt đầu phát triển, những máy móc, phương tiện được sản xuất ào ạt, xe lửa và đầu máy hơi nước là phương tiện di chuyển hàng loạt, nên cần công nhân rất nhiều. Vì đa số những tay tư bản thời đó ở Âu châu còn ngần ngại không dám nhào vào các phương tiện mới lạ, chỉ có một số mạo hiểm làm giầu, nên lợi nhuận tập trung vào một số nhỏ. Cùng với sự suy thoái của chế độ phong kiến, những quý tộc cũ còn tiền của chuyển hướng sang kỹ nghệ. Với tài sản sẵn có, những người này tạo nên một hệ thống tập quyền với hàng rào phe đảng bao che vững chắc, do đó, tự tung tự tác, bóc lột công nhân tối đa để mong làm giầu thêm nữa.

    Nhưng đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với giao thông dễ dàng hơn, với thông tin nhiều nguồn hơn, liên hệ kinh tế - xã hội thay đổi. Nhiều nghiên cứu thực tiễn chứng minh rằng lợi tức của Tư bản không nhất thiết phải là sự bóc lột giá trị lao động của công nhân. Như trường hợp Bill Gates, anh ta không làm chủ xí nghiệp như các chủ nhân thời Marx mà nhờ cái bộ óc của anh. Như một anh chuyên gia Việt Nam ở Thung Lũng điện tử, chỉ bán con "chíp" và "sóp oe" là đột nhiên trở thành tỉ phú! Mấy tay Chủ Nhân "Google.com" cũng thế! Đâu có cần phải bóc lột giá trị thặng dư của công nhân! Đa số các công ty, các hãng xe Nhật đều có công nhân trong ban quản trị, được góp ý kiến, được chỉ huy .. bạn mình!

    Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhiều người thành tỷ phú trong một thời gian ngắn mà không cần thuê công nhân. Như vậy, Marx sai bét tỉ tì ti! Marx còn sai hơn nữa khi cho rằng Tư Bản nhất định phải bao hàm một chế độ độc tài mà ông ta cũng còn gọi là Đế Quốc (Imperalism) . Điều này bị lịch sử chứng minh ngược lại. Các chế độ đế quốc độc tài giờ đã biến mất trên mặt địa cầu

  10. #60
    Tham gia
    25-02-2007
    Bài viết
    40
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Một cái sản phẩm gì đó mà sau một thời gian ngắn sử dụng , khách hàng bỏ đi gần hết thì đúng là đồ không ra gì .

Trang 6 / 13 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •