Trang 1 / 4 1234 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 36

Chủ đề: Ôn lại lịch sử

  1. #1
    Tham gia
    04-10-2007
    Bài viết
    290
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Cần chú ý ! Ôn lại lịch sử

    Hịch tướng sĩ
    Ngô Tất Tố dịch



    Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (陳興道) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ "Binh thư yếu lược" (hay "Binh gia diệu lý yếu lược"), Hịch tướng sĩ và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.

    Ta thường nghe:
    Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế;
    Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương;
    Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ;
    Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước.
    Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung;
    Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc.
    Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có?
    Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình
    Thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách
    Cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

    Các ngươi
    Vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa,
    Nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ.
    Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn.
    Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói:
    Vương Công Kiên là người thế nào?
    Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào?
    Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu
    Đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn,
    Khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu!
    Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào?
    Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào?
    Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần,
    Khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!
    Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc,
    Lớn lên gặp buổi gian nan.
    Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường,
    Uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình;
    Đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ.
    Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng;
    Khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn.
    Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.


    Ta thường
    Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,
    Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;
    Chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù;
    Dẫu cho
    Trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ,
    Nghìn thây ta bọc trong da ngựa,
    Cũng nguyện xin làm.

    Các ngươi
    Ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền,
    Không có mặc thì ta cho áo;
    Không có ăn thì ta cho cơm.
    Quan thấp thì ta thăng tước;
    Lộc ít thì ta cấp lương.
    Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa.
    Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết;
    Được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.
    So với
    Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

    Nay các ngươi
    Ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo;
    Thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn.
    Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức;
    Nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm.
    Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích.
    Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình;
    Có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ.
    Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước;
    Có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân.
    Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.
    Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang
    Thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc;
    Mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh.
    Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng;
    Vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc.
    Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc;
    Chó săn tuy hay không đuổi được quân thù.
    Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết;
    Giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai.
    Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào!
    Chẳng những thái ấp của ta không còn
    Mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
    Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi
    Mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi;
    Chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo
    Mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào;
    Chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu,
    Mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận.
    Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích,
    Phỏng có được chăng?

    Nay ta bảo thật các ngươi:
    Nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy;
    Nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ.
    Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên,
    Khiến cho
    Ai nấy đều giỏi như Bàng Mông,
    Nọi người đều tài như Hậu Nghệ,
    Có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết,
    Làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai.
    Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền
    Mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng;
    Chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm,
    Mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy;
    Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
    Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng;
    Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
    Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm;
    Chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một,
    Mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
    Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi,
    Phỏng có được không?

    Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược.
    Nếu các ngươi
    Biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử;
    Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

    Vì sao vậy?
    Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung,
    Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ,
    Chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc.
    Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc,
    Để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?


    Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.

    Cầu xin liệt tổ liệt tông tha thứ cho những ai xem giặc là bạn!
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    07-08-2008
    Location
    Hòn than Viễn Đông
    Bài viết
    35
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Các triều đại Việt Nam

    Giao Chỉ và nhà Tây Hán
    (Từ nǎm 111 trước Công nguyên đến nǎm 39 sau Công nguyên)


    Sau khi xâm lược Nam việt, nhà Hán đổi thành Giao Chỉ bộ và chia ra làm 9 quận:
    Nam Hải (Quảng Đông)
    Thượng Ngô (Quảng Tây)
    Uất Lâm (Quảng Tây)
    Hợp Phố (Quảng Đông)
    Giao Chỉ (Bắc Bộ)
    Cửu Chân (Thanh Hoá)
    Nhật Nam (Nghệ Tĩnh)
    Châu Nhai (Đảo Hải Nam)
    Đạm Nhĩ (Đảo Hải Nam)
    Nhà Hán đặt mỗi quận một viên thái thú trông coi mọi việc trong quận và viên thứ sử giám sát các quận. ở Giao Chỉ các lạc tướng, lạc hầu vẫn được giữ nguyên và được cha truyền con nối như trước.

    Tư liệu được trích từ cuốn:
    "Các triều đại Việt Nam" của
    tác giả Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng,
    NXB Thanh niên 1999.
    Được sửa bởi bịnhson50 lúc 10:31 ngày 19-08-2008

  3. #3
    Tham gia
    04-10-2007
    Bài viết
    290
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Các triều đại Việt Nam

    Đấu tranh giành độc lập - Hai Bà Trưng khởi nghiệp (40-43)


    Những nǎm đầu Công nguyên từ miền đất Mê Linh đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị và ở Chu Diên là chàng trai Thi Sách dũng mãnh. Bởi thế, mùa xuân nǎm ấy, khi mùa sǎn ở Mê Linh bắt đầu, quan lạc tướng Chu Diễn đã cho con trai là Thi Sách dẫn theo một toán thân binh tới Mê Linh để kết thân với họ Trưng. Y' quan lạc tướng Chu Diên đã rõ, hai miền đất Mê Linh và Chu Diên liên kết được với nhau thì chẳng phải chỉ tốt lành cho chuyện nhân duyên của đôi trẻ Thi Sách - Trưng Trách mà sức mạnh của người Việt sẽ được nhân lên. Sức mạnh ấy có thể xoay chuyển tình thế, lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, khôi phục lại nước cũ của người Việt. I't lâu sau, trong niềm hoan hỉ của mọi người, Trưng Trắc đã cùng thi Sách kết nghĩa vợ chồng.

    Giật mình trước cuộc hôn nhân của nữ chủ đất Mê Linh với con trai lạc tướng Chu Diên, Tô Định hoảng hốt tìm cách triệt phá vây cánh của Trưng Trắc bằng cách đem đại binh đột ngột kéo về Chu Diên, bắt giết Thi Sách, xem như đòn trấn áp phủ đầu của hắn.

    Tin dữ từ Chu Diên đưa tới khiến Trưng Trắc đau đớn,. Rồi ngay sau đó, Trưng Trắc ra lệnh nổi trống đồng họp binh quyết trả thù cho chồng, rửa nhục cho nước. Trước khí thế ngút trời của đoàn quân khởi nghĩa, toà đo uý trị của nhà Hán trên đất Mê Linh phút chốc đã tan tành. Dân Mê Linh đạp bằng dinh luỹ giặc tiến xuống Luy Lâu. Trong đoàn quân trẩy đi phá quận trị Giao Chỉ của nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về. Thành Luy Lâu cũng không đương nổi cuộc công phá của một biển người ào ào xung sát, dũng mãnh theo hiệu trống đồng của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Tô Định kinh hoàng cao chạy xa bay về Nam Hải chịu tội với vua hán. Tin thắng trận dồn dập bay đi.

    Đất nước sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng được cả nước tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

    Nǎm Tân Sửu (41), vua Hán sai Mã Viện làm tướng quân, Lưu Long làm phó tướng cùng với quan lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chí đem 20 vạn tinh binh kéo sang đánh Trưng Vương. Chỉ trong mấy trận đánh, hơn 4 vạn người Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống giặc đến cùng, sức lực của người Việt hầu như dốc cạn để sống mái với bọn lang sói theo ý chí của Trưng Vương. Trong một trận đánh, sau khi phóng những ngọn lao và bắn những mũi tên cuối cùng, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang. Đó là ngày mùng 6 tháng 2 nǎm Quý Mão (43).

  4. #4
    Tham gia
    07-08-2008
    Location
    Hòn than Viễn Đông
    Bài viết
    35
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Các triều đại Việt Nam

    Nhà Đông Hán (25 - 220)
    (Bắc thuộc lần thứ hai)

    Mã Viện đánh được Trưng Vương đem đất Giao Chỉ sáp nhập vào nhà Đông Hán rồi chỉnh đốn binh lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành đắp luỹ đến đó.

    Cũng như nhà Tây Hán, nhà Đông Hán gộp miền đất Âu Lạc cũ thành Châu Giao gồm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, khoảng 50 huyện. Đứng đầu châu vẫn là thứ sử từ Trung Quốc cử sang. Chế độ lạc tướng cha truyền con nối của người Việt là những tên huyện lệnh người Hán. Luật cũ của người Việt bị bãi bỏ. Dân Việt buộc phải theo luật Hán. Chính quyền đô hộ đặc biệt đẩy mạnh việc di dân Hán đến ở lẫn với dân Việt, bắt dân Việt phải theo phong tục tập quán sống như người Hán. Chúng bắt dân ta học chữ Hán và tiếng Hán, truyền bá các tư tưởng "thần phục thiên tử", "quy phục thiên triều".

  5. #5
    Tham gia
    04-10-2007
    Bài viết
    290
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Các triều đại Việt Nam

    Lý Tiến và Lý Cầm phá lệ


    Nhìn chung, các triều đại phong kiến Trung Quốc tự xem mình là "Thiên tử" coi dân Việt là "man dợ" nên người Việt dẫu có học hành thông thái cũng không được trọng dụng. Ngoài trường hợp Trương Trọng nói trên, mãi đến đời vua Linh Đế (168-189) cuối nhà Đông Hán, mới lại có người Việt, nhờ học giỏi, được cất nhắc làm thái thú quận Giao Chỉ. Lý Tiến dâng sớ xin cho người Giao Chỉ được bổ đi làm quân bất kỳ quận nào, kể cả ở Trung Nguyên. Nhưng vua Hán chỉ cho những người đỗ Mậu Tài hoặc Hiếu Liêm được làm quan trong xứ mà thôi. Lúc đó có người Giao Chỉ tên là Lý Cầm, làm lính túc vệ trong cung, khẩn thiết xin vua Hán bãi lệnh đó. Nói mãi, vua Hán mới cử một người Giao Chỉ đỗ Mậu Tài đi làm quân lệnh ở Hạ Dương và một người đỗ Hiếu Liêm làm quan lệnh ở Lục Hợp.

    Thực tế đất Âu Lạc từng có những người đỗ Mậu Tài, Hiếu Liêm, làm quan nhà Hán, bác bỏ luận điểm của các nhà sử học Trung Quốc cho rằng đất Giao Chỉ từ khi Sĩ Nhiếp (187-226) sang làm thái thú, vǎn hoá mới phát triển, nền giáo dục mới được mở mang là không đúng.

  6. #6
    Tham gia
    07-08-2008
    Location
    Hòn than Viễn Đông
    Bài viết
    35
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Các triều đại Việt Nam

    Nhà Đông Ngô (222 - 280)


    Nhà Đông Hán mất, nước Trung Quốc phân làm 3 nước: Bắc Nguỵ, Tây Thục và Đông Ngô. Nhà Đông Ngô vẫn cho Sĩ Nhiếp làm thái thú.

    Nǎm Bính Ngọ (226), Sĩ Nhiếp mất, con là Sĩ Huy tự xưng làm thái thú: Ngô chủ là Tôn Quyền chia Giao Châu từ Hợp Phố về Bắc gọi là Quảng Châu, từ Hợp Phố về Nam gọi là Giao Châu. Sai Lữ Đại làm thứ sử Quảng Châu, Đài Lương làm thứ sử Giao Châu và Trần Thì sang thay Sĩ Huy làm thái thú quận Giao Chỉ. Bọn Đài Lương và Trần Thì sang đến Hợp Phố thì bị Sĩ Huy đem quân ra chống giữ. Thứ sử Quảng Châu là Lữ Đại một mặt đem binh sang đánh dẹp, mặt khác cho người dụ Sĩ Huy ra hàng. Sĩ Huy đem 5 anh em ra hàng liền bị Lữ Đại bắt giết. Tôn Quyền lại hợp Quảng Châu và Giao Châu làm một và phong cho Lữ Đại làm thứ sử.

  7. #7
    Tham gia
    04-10-2007
    Bài viết
    290
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Các triều đại Việt Nam

    Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (248)


    Bà Triệu, Triệu Trinh Nương hay Triệu Thị Trinh đều là tên các đời sau gọi người nữ anh hùng dân tộc hồi đầu thế kỷ thứ II. Theo dã sử, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 nǎm Bính Ngọ (225). Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh Hoá). ở đó cho đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời kỳ bà chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô. Đó là chuyện Bà Triệu thu phục được coi voi trắng một ngà, chuyện "Đá biết nói" rao truyền lời thần nhân mách bảo từ trên núi Quan Yên.

    Có Bà Triệu tướng
    Vâng lệnh trời ra
    Trị voi một ngà
    Dựng cờ mở nước
    Lệnh truyền sau trước
    Theo gót Bà Vương...

    Mỗi lần ra trận, Triệu Thị Trinh thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn quân xông trận, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn, bật vía đã phải thốt lên:

    Vung giáo chống hổ dễ
    Giáp mặt vua Bà khó

    Hay tin khởi nghĩa ở Cửu Chân và thứ sử Châu Giao mất tích, vua Ngô hốt hoảng phái ngay Lục Dận, một tướng từng kinh qua trận khai mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm thứ sử. Lục Dận vừa đánh mạnh vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ dao động mắc mưu theo địch. Mặc dầu vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không nao núng. Sau 6 tháng chống chọi vì có kẻ phản bội, bà đã hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá). Bấy giờ Bà mới 23 tuổi.

  8. #8
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi binhson50 View Post
    Đấu tranh giành độc lập - Hai Bà Trưng khởi nghiệp (40-43)


    Trong một trận đánh, sau khi phóng những ngọn lao và bắn những mũi tên cuối cùng, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang. Đó là ngày mùng 6 tháng 2 nǎm Quý Mão (43).
    Đó là tục truyền (miệng) của người Việt, không dựa trên bất kỳ tài liệu nào và được xem là "sử". Còn theo sách sử Hậu Hán Thư (後漢書/后汉书) được viết trong thế kỷ thứ 5 thì cả hai bà đều bị Mã Viện bắt sống và xử tử sau đó.

  9. #9
    Tham gia
    07-08-2008
    Location
    Hòn than Viễn Đông
    Bài viết
    35
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Các triều đại Việt Nam

    Nhà Tiền Lý (544 - 602)


    Niên hiệu: Thiên Đúc

    Dẹp yên cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, nhà Ngô lấy đất Nam Hải, Thượng Ngô và Uất Lâm làm Quảng Châu, đặt châu trị ở Phiên Ngung, lấy đất Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam làm Giao Châu, đặt châu trị ở Long Biên (nay là vùng Bắc Ninh). Đất Nam Việt của nhà Triệu ngày trước thành ra Giao Châu và Quảng Châu từ đó.

    Nǎm Â't Dậu (265), nhà Tấn đánh bại Nguỵ, Thục, Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về nhà Tấn. Nhà Tấn phong cho họ hàng ra trấn trị các nơi, nhưng các thân vương cứ dấy binh đánh giết lẫn nhau, làm cho anh em cốt nhục tương tàn, nước Tấn nhanh chóng suy yếu. Nhân cơ hội ấy, các nước Triệu, nước Tần, nước Yên, nước Lương, nước Hạ, nước Hán v.v... nổi lên chiếm lấy cả vùng phía Bắc sông Trường Giang, nhà Tấn chỉ còn vùng đất ở đông nam, phải dời đô về Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay) gọi là nhà Đông Tấn.

    Nǎm Canh Thân (420), Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía nam. Nước Trung Quốc phân ra làm Nam Triều và Bắc Triều. Bắc Triều có nhà Nguỵ, nhà Tề, nhà Chu, nối nhau làm vua. Nam Triều có nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và nhà Trần kế nghiệp trị vì. Nǎm Kỷ Mùi (479) nhà Tống mất ngôi, nhà Tề kế nghiệp, trị vì được 22 nǎm thì nhà Lương lại cướp ngôi nhà Tề.

    Nhà Lương sai Tiêu Tư sang làm thứ sử Giao Châu. Cũng như các triều đại phong kiến Trung Quốc thuở trước, các viên quan lại nhà Lương sang cai trị Giao Châu đã áp dụng những biện pháp khắt khe, độc ác khiến dân Giao Châu cực khổ trǎm bề, người người đều oán giận. Bởi vậy, nǎm 542, Lý Bí đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, lập nên nhà nước độc lập đầu tiên, nước Vạn xuân.

    Lý Bôn còn gọi là Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 nǎm Quý Mùi (17-10-503) quê ở huyện Thái Bình, xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, lánh nạn sang nước ta từ cuối thời Tây Hán, khoảng đầu công nguyên. Từ nhỏ Lý Bí đã tỏ ra là cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất; 7 tuổi mẹ lại qua đời. Cậu bé bất hạnh phải đến ở với chú ruột. Một hôm có một vị Pháp tổ thiền sư đi qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Qua hơn mười nǎm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư gia công chỉ bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp.

    Tháng Giêng nǎm Nhâm Tuất (542), Lý Bí khởi binh tấn công giặc. Không đương nổi sức mạnh của đoàn quân khởi nghĩa, thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ không dám chống cự, vội mang của cải, vàng bạc đút lót cho Lý Bí xin được toàn tính mạng, chạy về Trung Quốc. Không đầy 3 tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên.

    Tháng hai nǎm Giáp Tý (544) Lý Bí tự xưng hoàng đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (ước muốn xã tắc truyền đến muôn đời), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đình gồm có hai ban vǎn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiều đứng đầu quan vǎn, Triệu Túc làm thái phó, Triệu Quang Phục là tướng trẻ có tài cũng được trọng dụng.

    Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là hoàng đế, định niên hiệu, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn Phương Bắc là sự khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, sự bền vững muôn đời của đất trời phương Nam.

    Triều Lý khởi nghiệp từ đây.

    Đầu nǎm Â't Sửu (545), nhà Lương sau khi đàn áp những cuộc nổi dậy của nông dân Trung Quốc đã dồn sức mở cuộc tấn công xâm lược nước Vạn Xuân non trẻ nhằm chiếm lại Châu Giao. Quân Lương từ Gia Ninh ngược dòng sông Lô kéo lên tấn công. Bị quân của Lý Nam Đế đánh trả quyết liệt không tiến lên được, chúng phải đóng giữa đồng trống. Lúc này quân lính nhà Lương đã mỏi mệt, tướng lĩnh chán nản, nhưng Trần Bá Tiên vốn xảo quyệt, nhân một đêm mưa to gió lớn đã thúc quân tràn vào đánh úp quân Lý Nam Đế. Lý Nam Đế phải lui vào động Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ). Anh vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ) và là tướng của Lý Nam Đế đem một cánh quân lui vào Thanh Hoá. ở động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị đau yếu luôn nên ông trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân Lương. Hai nǎm sau, Lý Nam Đế mất vào ngày 20 tháng 3 nǎm Mậu Thìn (13-4-548).

  10. #10
    Tham gia
    04-10-2007
    Bài viết
    290
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Các triều đại Việt Nam

    Triệu Việt Vương (549-571)


    Niên hiệu: Quang Phục

    Khi được Lý Nam Đế trao cho toàn bộ binh quyền, Triệu Quang Phục người huyện Chu Diên thấy rõ lúc đó giặc còn mạnh, không thể đánh thắng ngay được nên đưa hơn 1 vạn quân từ miền núi về đồng bằng tìm cách đánh giặc. Lương thực thiếu, Triệu Quang Phục cùng nghĩa quân ǎn củ súng, khoai dại, để dành thóc gieo mạ, cùng nghĩa quân thi nhau dùng đòn kéo thay trâu, không phân biệt trên dưới, tạo nên không khí phấn khởi trong sản xuất. Vì vậy, sau những ngày thiếu thốn, nghĩa quân chẳng những có đủ lương ǎn mà còn có thóc để dành, đủ sức quần nhau với giặc lâu dài.

    Sau khi Lý Nam Đế mất Triệu Quang Phục xưng hiệu là Triệu Việt Vương. Dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương. Đến nǎm Canh Ngọ (550), nhân nhà Lương có loạn to, thế giặc suy yếu, Triệu Việt Vương từ cǎn cứ Dạ Trạch, biết rõ gan ruột giặc, xuất toàn quân giao chiến, giết được tướng giặc là Dương Sàn, thu lại Kinh đô, khôi phục lại nền độc lập cho dân nước.

    Như trên đã nói, khi Lý Nam Đế thất thế chạy về Khuất Lão thì người anh họ là Lý Thiên Bảo cùng người anh trong họ là Lý Phật Tử đem quân chạy vào Cửu Chân. Bị quân Lương truy đuổi, Lý Thiên Bảo, Lý Phật Tử phải chạy sang Lào, đến đóng ở động Dã Nǎng, xưng là Đào Lao Vương. Nǎm Â't Hợi (555) là nǎm thứ 7 đời Triệu Việt vương, Lý Thiên Bảo mất, không có con, binh quyền thuộc về tay Lý Phật Tử.

    Đến nǎm Đinh Sửu (557) Lý Phật Tử đem quân về đánh Triệu Việt Vương để giành ngôi nhà Lý. Nhưng đánh không thắng, Phật Tử xin chia đất giảng hoà. Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý, cũng thuận chia đất cho Lý Phật Tử và còn gả con gái là Cải Nương cho Nhã Lang con Phật Tử để tỏ tình hoà hiếu.

    Nǎm Tân Mão (571), Phật Tử phản trắc, bất ngờ đem quân đánh Triệu Việt Vương. Vì không phòng bị Triệu Việt Vương thua chạy đến cửa biển Đại Nha, cùng đường gieo mình xuống biển tự vẫn.

    Nǎm Trùng Hưng thứ nhất (1285), vua Trần Nhân Tông sách phong là Minh Đạo Hoàng Đế. Nǎm Trùng Hưng thứ 4, vua ban thêm hai chữ "Khai cơ". Nǎm Hưng Long thứ 21 (1313) đời Trần Anh Tông, vua ban thêm bốn chữ: "Thánh Liệt Thần Vũ".

Trang 1 / 4 1234 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •