Trang 5 / 57 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 566
  1. #41
    Tham gia
    06-02-2007
    Bài viết
    165
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Cái này có 2 trường hợp bác Thích hỉ, e là e nghĩ vậy.

    1: Bị sai chính tả, đúng ra là ả mà ráp morasse thành gã

    2: Cụ Đồ muốn nói là xui cho 2 thằng pê-đê, tụi cướp nó nhìn gà hóa cuốc, 2 thằng giống con gái quá nên nó chụp luôn.

    Ngu kiến của e có đúng hôn bác
    Được sửa bởi chanvai lúc 12:14 ngày 29-07-2008

  2. #42
    Tham gia
    02-12-2003
    Bài viết
    880
    Like
    0
    Thanked 140 Times in 53 Posts

    Hấp dẫn đây !

    Xóm làng chẳng dám nói chi
    Cảm thương hai nữ nhi mắc nàn!


    Sai chính tả hay lỗi mo-rát đều không thuyết phục vì hầu như các bản in của nhiều NXB khác nhau đều in như vậy. Mặt khác theo luật bằng trắc trong thơ Lục Bát, chữ GÃ mới đúng niêm luật.

    Cần lưu ý: Nguyên tác Lục Vân Tiên là chữ Nôm, khi tra tự điển tớ thấy chữ GÃ có tới 3 cách viết, đặc biệt cách viết thứ ba lại cũng có nghĩa là Ả


    Xem lại truyện Kiều (nguyên tác cũng bằng chữ Nôm) câu 15:

    Đầu lòng hai tố nga
    Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.


    Vậy muốn biết chính xác hay là cần phải xem từ bản Nôm, cái này chắc phải nhờ bác Bỉnh Són giúp quá
    Được sửa bởi ThichNuDiuHien lúc 16:09 ngày 29-07-2008

  3. #43
    Tham gia
    25-06-2008
    Bài viết
    49
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 2 Posts
    Tìm ra được một rùi:


    còn anh Vân Tiên nữa

  4. #44
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    437
    Like
    3
    Thanked 65 Times in 33 Posts
    Hi vọng cuốn này (không có trên online, ông Thầy chịu khó coi cọp vậy) "TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU DO NGUYỄN BÁ TRIỆU chú giải, khảo dị, và phục dạng" giúp được gì đó. Nếu muốn mua thì nó đây ISBN 0-9730214-0-3

  5. #45
    Tham gia
    25-06-2008
    Bài viết
    49
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 2 Posts

    Hấp dẫn đây !

    Quote Được gửi bởi tiểu dân View Post
    Hi vọng cuốn này (không có trên online, ông Thầy chịu khó coi cọp vậy) "TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU DO NGUYỄN BÁ TRIỆU chú giải, khảo dị, và phục dạng" giúp được gì đó. Nếu muốn mua thì nó đây ISBN 0-9730214-0-3
    Đúng dị, mấy hôm ni "xiệc" tét méc vẫn hổng ra.
    Đang tính ra nhà sách coi cọp, rùi chộp
    Điên mới mua

  6. #46
    kungfupanda Guest

    Bất công trong ngôn ngữ tiếng Việt

    Dạo này xem tivi đọc báo chí thấy mấy ông bà chơi chứng khoán đêu được gọi là " Nhà Đầu Tư ". Thế mà anh em làm IT lại bị gọi là " Lập trình viên". Sao không đọi là " Nhà lập trình" . Nghe chữ "Nhà" nó oách hơn hăn chữ "viên", kiều như là nhà khoa học.
    Anh em có thấy vậy không nhỉ?

  7. #47
    kungfupanda Guest

    Tại sao gọi là "Sinh Viên" ?

    Theo các bác từ "Sinh viên" có phải là từ hán việt không nhỉ? Không biết từ lúc nào trong tiếng Việt xuất hiện khái niệm sinh viên nhỉ?
    Vì theo mình từ này được ghép bởi 2 từ "Sinh" và "Viên" đều mang nghĩa là người. Ví dụ "Nghiên cứu sinh", "học sinh"... hay là "Viên chức", "giáo viên"...

    Không biết các cụ nhà mình ngày xưa có nhầm lẫn hay không khi ghép 2 từ này lại để trở thành khái niệm Sinh VIên như bây giờ nhỉ.

    Anh em cho ý kién

  8. #48
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi kungfupanda View Post
    Theo các bác từ "Sinh viên" có phải là từ hán việt không nhỉ? Không biết từ lúc nào trong tiếng Việt xuất hiện khái niệm sinh viên nhỉ?
    Vì theo mình từ này được ghép bởi 2 từ "Sinh" và "Viên" đều mang nghĩa là người. Ví dụ "Nghiên cứu sinh", "học sinh"... hay là "Viên chức", "giáo viên"...

    Không biết các cụ nhà mình ngày xưa có nhầm lẫn hay không khi ghép 2 từ này lại để trở thành khái niệm Sinh VIên như bây giờ nhỉ.

    Anh em cho ý kién
    "Sinh" (, đôi khi đọc trại ra là "sanh") là học trò.

    "Tiên Sinh" là người đi trước và có thể chỉ giáo lại cho mình.

    Ngược lại, "Hậu Sinh" là người đi sau đang cần trau dồi thêm kiến thức.

    "Tuyển Sinh" là chọn thêm học trò.

    Ngày xưa có một thời thầy giáo gọi trẻ trong lớp học là "sinh" (hoặc "trò") thay vì "các em" như ngày nay.

  9. #49
    Tham gia
    21-08-2008
    Bài viết
    304
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Lang bang vô trang Dân trí, đụng cái bài có cái tít kêu kêu "Nhiễu cảnh" tân sinh viên nhập trường. Tui tưởng tui sẽ đọc một bài về hình ảnh nhếch nhác, lộn xộn .. đại loại như vậy của các tân sinh viên. Ai dè, mọi người đọc đi:

    ----
    “Nhiễu cảnh” tân sinh viên nhập trường
    Dân trí) - Lần đầu tiên xa nhà, bắt đầu cuộc sống mới ở Thủ đô, không ít tân sinh viên bỡ ngỡ, phát “hoảng” khi chi tiêu và tự lập cuộc sống.


    Gian nan nhập học

    Làm thủ tục nhập học cho con xong, anh Quang (An Lão, Hải Phòng) thở phào nhẹ nhõm, phần nào yên tâm. Đưa con gái lên nhập trường đại học KHXH NV, anh toát hết mồ hôi vì phải tìm đường ở Hà Nội. Đây là lần thứ hai anh đưa con lên Thủ đô, nhưng đường đi lối lại anh vẫn không thể nhớ nổi. Đi xe máy lòng vòng mãi hai bố con mới tìm được địa điểm trường đại học của cô con gái.
    Bác Tú (Thanh Hóa) đã rút kinh nghiệm lần trước: “Lên thủ đô lớ ngớ đường phố, tốt nhất là mua thêm bản đồ Hà Nội tìm đường cho chắc ăn. Đi xe ôm không cẩn thận là bị chặt chém ngay. Hai bố con tôi đi từ sáng sớm lên đến nơi nghỉ ngơi rồi lo nhập học cho con, sau đó tìm chỗ ở nữa. Đỗ đại học rồi còn trăm thứ phải lo...”.

    Hoàng Thu Hiền (tân sinh viên ĐH ngoại thương) sau khi lên Hà Nội đã phải nằm bẹp trên giường mấy ngày. Cả hai mẹ con lặn lội đi ô tô từ Quảng Bình ra. Đi xa, say xe lại “lạ nước”, hai mẹ con đều ốm. Đến lúc nhập trường, Hiền lại tá hỏa vì hồ sơ nhập học còn thiếu một số giấy tờ.

    Đỏ mắt tìm chỗ ở

    Đối với những tân SV thì mối lo lớn nhất trong những ngày này là kiếm được một chỗ ở. Kí túc xá luôn là mơ ước của nhiều sinh viên, hầu hết các phòng ở KTX chỉ dành cho sinh viên có điều kiện đặc biệt. Chính vì thế, sinh viên vẫn phải chịu cảnh... trôi nổi ngoài trường.

    Giá cả leo thang vùn vụt, những căn phòng giá từ 500.000 đồng trở lên mà điều kiện vệ sinh, an ninh không đảm bảo.Một số khu như chùa Láng, Đê La Thành, Mai Dịch, Bách khoa... giá nhà thuê tăng gấp đôi mà vẫn không có phòng trống. Tình trạng khan hiếm phòng trọ không chỉ diễn ra ở nội đô, gần các trường học mà ở cả vùng ngoại thành.
    Nhập học được ba ngày rồi, Quỳnh Hương (ĐH Văn Hoá) vẫn chưa tìm được nhà trọ. Hai bố con đã phong toả khắp nơi từ Cầu Diễn, Nhổn tới Đê La Thành cả mấy ngày liền không có kết quả gì. Hương chia sẻ: “Nhà trọ bây giờ khan hiếm thật. Bây giờ đang ở nhờ tạm nhà đứa bạn. Giá cả phòng trọ chỗ nào cũng đắt, tìm được cái nhà vừa tiền quả là khó”.

    Còn Tuấn (ĐH HN) thì may mắn hơn chút. Sau một ngày tìm nhà ở Phùng Khoang, Triều Khúc, Tuấn được một bác hàng nước giới thiệu có cái gác xép tầm 300 nghìn còn trống. Cái nhà bé như tổ chim bằng gỗ, xây tạm ở lối đi ra vào khu phòng trọ vừa ẩm vừa thấp. Tuấn muốn lên nhà phải leo cầu thang gỗ và không thể đứng được trong nhà. Tuấn vui vẻ: “Thôi tìm được cái nhà này có chỗ ngủ là được rồi. Mình mới lên lạ nước, lạ cái cứ ở đây, rồi tìm nhà sau”.

    Chóng mặt tiêu tiền

    Nhập trường mang theo hơn ba triệu, chưa được một tuần, Quân đã tiêu hết một nửa. Ra ở riêng cũng có nghĩa là mọi thứ sinh hoạt từ bát đũa, nồi cơm điện, bếp ga đến tủ quần áo, khăn mặt, kem đánh răng...tất cả đều phải mua. Nhà Quân quê ở Hòa Bình, xuất thân từ gia đình thuần nông, việc chi tiêu cũng hết sức dè dặt. Ngoài tiền học, mỗi tháng gia đình sẽ chu cấp 800.000 đồng/tháng. Trong khi có đủ thứ cần phải chi tiêu như tiền ăn, sách vở, điện, nước,...

    Bác Thái, một phụ huynh của một tân sinh viên ĐH Mở Hà Nội cứ áy náy, không an tâm khi đưa cho con 900.000đồng tiền ăn tiêu tháng đầu. “Quả là chi phí cho em nó nhập trường đã vượt xa dự toán của gia đình. Đưa cho em nó ngần ấy có lẽ chưa hết tháng đã phải gửi thêm. Giá cả tăng, ngay các chuyến xe khách lên thành phố đã tăng giá vé. Chưa tính đến tiền thuê trọ, tiền đi chợ búa ăn uống của các cháu hàng ngày. Ngoài các chợ, giá thực phẩm cũng biến động không ngừng”.

    Ngọc Tú (Bắc Quang, SV K53 ĐH KHXH NV) vừa làm thủ tục vào ký túc xá, nhập phòng xong đã gọi điện về nhà xin thêm tài trợ. Bố mẹ chạy đôn đáo cho tiền gửi nhờ người gửi xuống cho con. Lần đầu tiên xa nhà, tự quản tiền chi tiêu, Tú chóng mặt với hàng loạt khoản tiền bắt buộc phải chi.

    Ngọc Lâm (Hải Hậu, Nam Đinh) cẩn thận hơn đã mua sắm mọi thứ từ quê lên cho tiết kiệm. Hai bố con lỉnh kỉnh đồ đạc ba lô, vali và đồ sinh hoạt mang theo hôm nhập trường. Lâm cho biết: “Thấy các anh chị nói ở trên này cái gì cũng đắt nên bố mẹ sắm hết ở nhà cho mình. Từ khi biết đỗ đại học đã nhờ ông anh họ tìm cho chỗ ở, chứ bây giờ mà đi tìm thì mỏi mắt. Mới lên có mấy ngày thôi mà mình cũng đã tốn hơn mấy trăm nghìn vì chưa quen với nếp sinh hoạt mới. Cái gì cũng phải mua, cái gì cũng mất tiền”.

    Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều tân sinh viên mới chân ướt, chân ráo nhập trường đã tự lên cho mình một kế hoạch làm thêm. Hùng Cường (ĐH giao thông vận tải) cho biết: “Tháng đầu lên đây học làm quen dần, sau đó mình sẽ xin đi làm thêm để kiếm thêm tiền trang trải đỡ cho bố mẹ phần nào...”.

    http://dantri.com.vn/nhipsongtre/hie...8/9/250104.vip
    ---------------------

    Vậy tui hiểu sai từ "nhiễu cảnh" rùi hả trời, hay mấy tay phóng viên bên Dân Trí dùng sai từ, mà còn để trong ngoặc kép nữa, không hiểu gì hết .

  10. #50
    kungfupanda Guest
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    "Sinh" (, đôi khi đọc trại ra là "sanh") là học trò.

    "Tiên Sinh" là người đi trước và có thể chỉ giáo lại cho mình.

    Ngược lại, "Hậu Sinh" là người đi sau đang cần trau dồi thêm kiến thức.

    "Tuyển Sinh" là chọn thêm học trò.

    Ngày xưa có một thời thầy giáo gọi trẻ trong lớp học là "sinh" (hoặc "trò") thay vì "các em" như ngày nay.
    Em thì mới tập tọe biết tí chữ hán nên chưa dám tranh cái với bác về cái nghĩa chữ "Sinh" mà bác giải thích có nghĩa là học trò. Để em tìm hiểu thêm cái này đã. Cứ cho như bác nói là đúng. Tức là "Sinh" có nghĩa là "học trò"
    Vậy thì trong chữ "học sinh" bây giờ thì các cụ nhà mình đã thừa chữ "học". Còn nếu "Sinh" có nghĩa là "Trò" thì "trò" có nghĩa là gi? chỉ một người hay nó đã bao hàm nghĩa là chì người đi học?
    Em thì nghĩ "Học sinh" là người đi học.
    Nhưng với từ " Sinh viên" thì giải thích sao đây?

    Bác Arkain cao thủ giải thích giùm em với.

    Em thì thấy rằng ngày xưa các ông đồ ở nước mình gọi trẻ trong lớp là "trò" chứ không phải là "sinh".

Trang 5 / 57 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •