Trang 4 / 57 FirstFirst 12345679 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 566
  1. #31
    Tham gia
    23-10-2007
    Bài viết
    44
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    @binhson50: tôi nói cuốn từ điển Quốc ngữ đầu tiên là "Từ điển Việt-Pháp-Bồ" mà .Đó mới là cuốn chính xác nhất vì thời điểm nó ra đời là khoảng thế kỉ 19, là thời điểm chữ Nôm bắt đầu đc viết bằng kí tự Latin (chữ QN xuất hiện từ tk 17 nhưng nó đang ở trong giai đoạn "phôi thai", nên chỉ đc các dòng đạo sử dụng). Còn cuốn của bác tận năm 1958 mới xuất hiện, hơn nửa thế kỉ rồi. Mà trong khoảng thời gian từ 1900 - 1945 chữ Quốc ngữ đã đc sử dụng rất phổ biến, cả trong các tài liệu của Pháp lẫn các tác phẩm của các nhà văn VN.
    Tác phẩm "Đường Kách Mệnh" của Hồ Chủ Tịch là một vd

  2. #32
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    437
    Like
    3
    Thanked 65 Times in 33 Posts
    Quote Được gửi bởi gloc88 View Post
    binh lính, thầy đồ, ca hát, rèn luyện, ....
    Không biết bác cố tình hay vô ý không hiểu tiếng Hán Việt
    Binh =! lính (khác nhau về cách dùng "dụng binh" <> "dụng lính!", "người lính" <> "người binh", ngữ nghĩa cũng khác nhau trong 1 vài trường hợp)

    thầy =! đồ (thầy theo nghĩa lúc đó là 1 người thạo 1 nghề nhất định, hoặc đơn thuần là để tỏ sự tôn trọng, chữ đi kèm theo để đặc tả loại "thầy": thầy bói, thầy ký, thầy với nghĩa là "cha", thầy với nghĩa người tu hành, thầy phán, thầy đồ, thầy thuốc, thầy địa lý ..v.v.. Sau này chữ thầy què quặt lại còn chỉ người dạy học)

    ca =! hát (Cái này không trách bác vì cũng không bao nhiêu người biết, Ca là chỉ hành động phát âm có vần điệu được dùng trong các sinh hoạt hằng ngày, các thể loại như "hò", "xướng", đối đáp của các đôi trai gái, ca vè, ca dao là "ca" chứ không phải "hát". "Ca" không có nhạc đi kèm, "hát" thì luôn luôn có nhạc đi kèm, "hát" không phải là dùng trong các sinh hoạt hằng ngày, "hát" có tính giải trí và thưởng lãm cao. Các thể loại tuồng, chèo, hát bội, cải lương, ả đào là "hát" chứ không phải "ca". Ngoại lệ có thể loại ca trù. Do vậy, chuẩn xác phải nói "ca 1 bản đồng dao" chứ không phải là "hát một bản đồng dao". Ngày nay các từ này được dùng lẫn lộn).

    Rèn =! luyện (Trời ơi! "Luyện" là hun đúc trong 1 thời gian dài (luyện thuốc, luyện võ), "rèn" chỉ hành động đập, gõ, đe, đẽo ..v.v.. theo nghĩa đen. Các cụ đồ nho dùng hình ảnh người thợ rèn và các công đoạn rèn đúc (khổ luyện) để ám chỉ việc phải nghiêm khắc với bản thân mình để đạt được một thành quả nhất định, bây giờ nghĩa "bóng" (imply meaning) của từ "rèn luyện" do được dùng quá phổ biến nên không còn là imply nữa, không ai còn nghĩ "rèn luyện" là nghĩa bóng nữa).

    Hi vọng các bác không vác hết các từ các bác cho là giống cả về ngữ nghĩa lẫn cách dùng (người ta có khuynh hướng ghép các từ giống nhau về ngữ nghĩa nhưng dùng khác nhau, nhất là khác nhau về vùng miền, như "bông hoa" lại với nhau) rồi kêu TD phân tích. Thứ 1, TD không có thời gian, thứ 2, giải thích cũng chẳng có ích gì vì rút cục ai cũng hiểu nghĩa của các từ đó theo cái cách nó được đông đảo mọi người hiểu. Nói tóm lại là các cụ có lý do chính đáng khi ghép 2 từ đơn thành 1 từ ghép, thường 2từ này có những nét tương đồng, nếu đi chung sẽ làm cho nghĩa chung toàn vẹn hơn (ca hát, đen tối), hoặc hay đi chung với nhau (hoa lá, vợ chồng), hoặc có ý bổ nghĩa cho từ trước đó (thầy đồ, bút chì), hoặc được dùng ở các vùng miền khác nhau của đất nước (ly tách, chén bát, chăn mền), ngoài ra còn có 1 hệ thống từ láy mà từ sau không nhất thiết có nghĩa. Nhìn chung không có lý do gì để tạo ra 1 từ ghép từ 2 hay nhiều từ đơn mà các từ đơn này giống hệt nhau cả về ngữ nghĩa lẫn cách dùng như từ "chia xẻ". Vì như vậy thì thật là vô duyên và ngớ ngẩn! Ngoại lệ có các hiệu ứng văn học nhất định mà ở đó, người viết phải rất đắn đo khi chọn tạo ra từ ghép loại này.



    Chú Bỉnh: Cháu không phải nick đỏ ạ và cuốn từ điển không có chữ "chia sẻ" rõ ràng là thiếu, từ điển tiếng Việt thiếu từ thì cháu không lấy gì làm lạ. Còn cuốn từ điển có chữ "chia xẻ" theo cháu là dư từ. 1 từ đơn "chia" hay 1 từ đơn "xẻ" là quá đủ biểu đạt nghĩa của từ ghép "chia xẻ" (nếu có).
    Được sửa bởi tiểu dân lúc 10:05 ngày 26-07-2008

  3. #33
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    437
    Like
    3
    Thanked 65 Times in 33 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Vấn đề này đã được mổ xẻ kỹ càng trong "Bàn Tròn Tiếng Việt" lúc trước.
    Còn nữa đâu mà nhắc!

  4. #34
    Tham gia
    04-10-2007
    Bài viết
    290
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi thanhsoros View Post
    Mấy cái từ điển cũ rích ai thèm tra nữa, giờ có thêm nhiều từ mới từ điển sao cũ thiếu sót nhiều lắm .
    @thanhsoros: Chúng ta đang thảo luận 2 từ "chia sẻ" & "chia xẻ" chứ không tranh luận từ mới hoặc cũ. Bạn lạc đề rồi, nếu bạn có từ điển mới nên post lên đây để chia sẻ với mọi người.

    Quote Được gửi bởi drnox x x View Post
    @binhson50: tôi nói cuốn từ điển Quốc ngữ đầu tiên là "Từ điển Việt-Pháp-Bồ" mà .Đó mới là cuốn chính xác nhất vì thời điểm nó ra đời là khoảng thế kỉ 19, là thời điểm chữ Nôm bắt đầu đc viết bằng kí tự Latin (chữ QN xuất hiện từ tk 17 nhưng nó đang ở trong giai đoạn "phôi thai", nên chỉ đc các dòng đạo sử dụng). Còn cuốn của bác tận năm 1958 mới xuất hiện, hơn nửa thế kỉ rồi. Mà trong khoảng thời gian từ 1900 - 1945 chữ Quốc ngữ đã đc sử dụng rất phổ biến, cả trong các tài liệu của Pháp lẫn các tác phẩm của các nhà văn VN.
    Tác phẩm "Đường Kách Mệnh" của Hồ Chủ Tịch là một vd
    Cuốn từ điển Quốc ngữ đầu tiên là cuốn DICTIONARIVM ANNNAMITICVM LVSITANVM, ET LATINVM OPE, THƯỜNG GỌI TỪ ĐIỂN VIỆT-BỒ-LA, của LM ALEXANDRE DE RHODES (cha Đắc Lộ), xuất bản 1651, nguồn tại đây.


    Quote Được gửi bởi drnox x x View Post
    Vấn đề này trước đây tôi đã từng hỏi một người quen làm cũng trong ngành ngôn ngữ học nghiên cứu Hán-Nôm. Theo ông ấy trong tiếng Nôm gốc (là tiếng mà ta nói bây giờ) chỉ có từ ghép "chia sẻ" chứ không có "chia xẻ". Trong cuốn từ điển Việt-Pháp-Bồ cuối tk 19 đầu tk 20 là cuốn từ điển đầu tiên về chữ Quốc ngữ cũng chỉ có "chia sẻ".

    @drnox x x: Nếu bạn có cuốn từ điển Việt-Pháp-Bồ thì bạn post lên đây để chia sẻ với mọi người.

    Trong cuốn DICTIONNAIRE ANNAMITE - FRANCAIS (từ điển Việt Pháp) của JEAN BONET, xuất bản năm 1899 (nguồn tại đây), tôi không thấy 2 từ "chia sẻ" & "chia xẻ". Giai đoạn đó chưa có chăng?


  5. #35
    Tham gia
    25-06-2008
    Bài viết
    49
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi tiểu dân View Post
    Còn nữa đâu mà nhắc!
    Tớ move "Tiếng Việt thật khó" dzìa đây, stick lên. Bác Kền nhập thim topic của bác í và thay tựa.
    Cũng là một cách "ăn năn"
    đấy chứ (kiến tha lâu sẽ đầy tổ mà)
    Dạo này hổng thấy ghé quán văng chương mua bán gì nhỉ ?

  6. #36
    Tham gia
    04-10-2007
    Bài viết
    290
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi TNDH View Post
    Tớ move "Tiếng Việt thật khó" dzìa đây, stick lên. Bác Kền nhập thim topic của bác í và thay tựa.
    Cũng là một cách "ăn năn"
    đấy chứ (kiến tha lâu sẽ đầy tổ mà)
    Hi. Hi... chống chế!
    Tiểu dân đang nói về "Bàn Tròn Tiếng Việt"
    Ai xóa cái thớt đó đáng đét đít.

  7. #37
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    437
    Like
    3
    Thanked 65 Times in 33 Posts
    TNDH: cũng đoán Đừng dùng chữ "tớ" TD không ngang hàng với anh được.
    Vẫn ghé thường mà. Không dám lên tiếng thôi, sợ lại vung tay quá trán, người ta nói mình điêu. Nếu mua may bán đắt quá, chủ sang mất quán thì tiếc lắm, lúc đó có muốn đứng ngoài lấm lút ngó vô cũng không còn có chỗ.
    Chú Bỉnh: thì anh Thích cũng đang nói về "bàn tròn tiếng Việt" Bây giờ anh ấy 1 tay làm lại từ đầu, xây thêm 1 cái quán kế bên để bù lỗ.

  8. #38
    Tham gia
    22-12-2007
    Location
    UIT
    Bài viết
    1,488
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    tròi ! vậy rốt cục là sao ? "chia sẻ" hay "chia xẻ" ?

  9. #39
    Tham gia
    29-02-2004
    Bài viết
    3,942
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    Túm lại 1 túm là từ "chia xẻ" là từ sai, nếu là split up hay divide up thì dịch ra nó là "chia ra", "cắt ra" chứ.
    TV có từ "xẻ chia", mình nghĩ là một số người nhầm lẫn rồi nói ngược lại thành "chia xẻ", hay chăng là lấy từ trong cụm từ "chia năm xẻ bảy".

  10. #40
    Tham gia
    02-12-2003
    Bài viết
    880
    Like
    0
    Thanked 140 Times in 53 Posts

    Món mới đê

    GÃ LÀ CHỈ CON GÁI ?
    Từ điển tiếng Việt

    •d. Từ dùng để chỉ một người đàn ông một cách khinh bỉ: Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh, Vẫn là một đứa phong tình đã quen (K).
    Trích thơ Lục Vân Tiên
    "Nhân rày có đảng lâu la,
    Tên rằng Đỗ Dự hiệu là Phong Lai.
    Nhóm nhau ở chốn Sơn Đài
    Người đều sợ nó có tài khôn đương.
    Bây giờ xuống cướp thôn hương
    Thấy con gái tốt quá đường bắt đi
    Xóm làng chẳng dám nói chi
    Cảm thương hai gã nữ nhi mắc nàn!
    Con ai vóc ngọc mình vàng
    Má đào mày liễu dung nhan lạnh lùng
    E khi mắc đảng hành hung
    Uổng trang thục nữ sánh cùng thất phu
    Thôi thôi chẳng dám nói lâu
    Chạy đi cho khỏi kẻo âu tới mình.”
    Théc méc:
    Có bác nào giải thích được vì sao cụ Đồ Chiểu lại dùng chữ Gã để chỉ Nữ nhi ?

Trang 4 / 57 FirstFirst 12345679 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •