Trang 54 / 57 FirstFirst ... 4951525354555657 LastLast
Hiển thị kết quả từ 531 đến 540 / 566
  1. #531
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Quote Được gửi bởi pinochu View Post
    Theo như một số nguồn thì ngày xưa lợp nhà bằng tranh, cứ mấy cọng đó thì vắt lại 1 cái, gọi là vắt tranh (như vắt mì), nên nhìn cái mái tranh lợp rất là đều, người ta mới nói đều như vắt tranh. Em chưa bao giờ ở nhà tranh nên không biết mái tranh nó ra sao, lợp tranh như thế nào, về quê thì cũng chỉ có nhà lợp bằng lá dừa thôi. Còn ngày nay thì hầu hết mọi người đều nói "đều như vắt chanh", trong khi chả có nghĩa gì cả, "vắt chanh bỏ vỏ" thì còn hợp lý, còn vắt chanh đều thì không biết đều chỗ nào.
    Tranh là một loại cỏ. Ngoài Bắc mới dùng nhiều. Trong Nam thường dùng lá dừa nước.
    Trong giọng nói hầu hết các tỉnh miền Bắc không phân biệt được "ch" và "tr" cho nên "vắt tranh" thành ra "vắt chanh" cũng chả có gì lạ.
    Được sửa bởi megaownage lúc 09:24 ngày 22-06-2015

  2. #532
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi That Old Man View Post
    Nguồn của pinochu là chính xác. Vắt tranh là kết tranh lại lợp vách hay mái nhà.
    Quê mình thời thập niên 80 vẫn còn nhiều nhà lợp bằng mái tranh, điện thì chưa có nên đa số xài đèn dầu, thỉnh thoảng nhà ai lỡ đánh đổ một cây đèn là cả xóm sáng rực

  3. #533
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Quê mình thời thập niên 80 vẫn còn nhiều nhà lợp bằng mái tranh, điện thì chưa có nên đa số xài đèn dầu, thỉnh thoảng nhà ai lỡ đánh đổ một cây đèn là cả xóm sáng rực
    Nói đúng hơn là nhiều nhà ở nông thôn lúc đó đi lượm trái mù u lấy ruột phơi khô để dành thấp sáng.Dầu lửa để dành cạo gió chớ làm gì có nhiều mà đốt đèn.?
    Khó quá, không thèm ký

  4. #534
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Nói đúng hơn là nhiều nhà ở nông thôn lúc đó đi lượm trái mù u lấy ruột phơi khô để dành thấp sáng.Dầu lửa để dành cạo gió chớ làm gì có nhiều mà đốt đèn.?
    thời trái mù u mần dầu chắc bác Kèn chưa sinh anh ạ

  5. #535
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Có lẽ đúng.

    Từ khoảng năm 1984, 1985 trở đi là sử dụng đèn dầu hết rồi.

    Mình ở trong nội thành Biên Hòa, mà trong xóm của mình chỉ còn có mỗi một nhà duy nhất là... nhà tranh thôi.
    ___ W ___

  6. #536
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Quote Được gửi bởi megaownage View Post
    Tranh là một loại cỏ. Ngoài Bắc mới dùng nhiều. Trong Nam thường dùng lá dừa nước.
    Trong giọng nói hầu hết các tỉnh miền Bắc không phân biệt được "ch" và "tr" cho nên "vắt tranh" thành ra "vắt chanh" cũng chả có gì lạ.
    Cái sự "tranh" --> "chanh" là của dân trong Nam.

    Dân ngoài Bắc sẽ nói "tranh" --> "gianh".



    P/S: Có lẽ chỉ có dân Hà-Nội gốc ngày xưa & dân của khu vực Bắc Trung-bộ (như Thanh-Nghệ-Tĩnh) là phát âm chuẩn tiếng Việt nhất khi so với dân ở các vùng, miền khác.
    ___ W ___

  7. #537
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Quote Được gửi bởi TongNghien View Post
    Cái sự "tranh" --> "chanh" là của dân trong Nam.

    Dân ngoài Bắc sẽ nói "tranh" --> "gianh".

    P/S: Có lẽ chỉ có dân Hà-Nội gốc ngày xưa & dân của khu vực Bắc Trung-bộ (như Thanh-Nghệ-Tĩnh) là phát âm chuẩn tiếng Việt nhất khi so với dân ở các vùng, miền khác.
    1. Không hẳn, tùy vùng, miền. Bà Nội tôi đọc là "tranh/chanh" trong khi Bà Ngoại đọc "gianh".
    Cậu tôi lúc bình thường thì nói "bụi gie" nhưng lúc nói chuyện với khách thì "tre/che"

    2. Ngày xưa người ta có câu "thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Kinh Kỳ là Hà nội, Phố Hiến là Hưng Yên.

    3. Cái vụ phát âm chuẩn, nhiều ngưởi lại cho rằng dân Huế và Đà nẵng có khả năng phát âm chuẩn nhất. Khả năng ở đây có nghĩa là họ làm được nếu cần, chứ bình thường thì giọng Huế là giọng riêng.
    Cái vụ này tôi chỉ nói lại theo người khác, không hề cho là ý kiến của mình. Bởi tôi không đủ khả năng về âm ngữ.

    (*) Mù u và dầu lửa: tùy theo giai đoạn cái nào hiếm. Ở SG có lúc bị đầu cơ dầu lửa, nhà tôi cũng phải dùng các dầu khác, cái nào rẻ dùng cái ấy, cái nào đèn loại hột vịt đốt không được thì chế biến loại khác. Dầu mù u khói bỏ bố cho nên chỉ dùng để soi, ráng dành dụm dùng dầu lửa để thắp đèn học.

    Ngược lại, bây giò kiếm mù u đỏ con mắt. Tôi chủ ý kiếm mấy cái gáo mù u, loại mà bà con gánh hàng ăn dùng múc nước mắm, nước đường. Tính đem về cho bạn bè trong sở làm kỷ niệm mà kiếm không nổi. Đồ gáo dừa thì nhiều.

  8. 2 thành viên Like bài viết này:


  9. #538
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi TongNghien View Post
    Có lẽ đúng.

    Từ khoảng năm 1984, 1985 trở đi là sử dụng đèn dầu hết rồi.

    Mình ở trong nội thành Biên Hòa, mà trong xóm của mình chỉ còn có mỗi một nhà duy nhất là... nhà tranh thôi.
    Năm 1984,bên cạnh ngành thương nghiệp nhà nước quản lý như QD và HTX ...đã xuất hiện một thị trường tự do thường gọi là chợ trời,chợ đen.Từ đó ,nhiều mặt hàng cũng lần lượt đem ra chợ bán và dầu lửa thấp sáng cũng không ngoại lệ.Nhưng đó là bộ mặt mua bán ở thành thị chớ nông thôn cũng rất khan hiếm,trăm nhà cũng chỉ một hai nhà mua được dầu từ mấy ông ăn cắp của nhà nước ,tập thể bán ra như Tập đoàn sản xuất nông nghiệp,htx cơ khí máy xới máy kéo....Nói chung,lúc đó vẩn còn đèn mù u ở nông thôn rất nhiều,còn thành thị nhu cầu dầu không nhiều vì có điện .
    Ở trong miền tây hầu như không ai lợp nhà tranh để ở vì có rất nhiều lá dừa nước,có nhà lợp lá trầm ,có nhà lợp lá xé.Lá xé ở bền hơn.
    Ngoài lá dừa nước còn có loại"lát đưng" cũng kết bó giống như lợp tranh,nhưng ít ai dùng để ở mà chỉ lợp chuồng trại.
    Sau nầy,mái nhà tranh lại xuất hiện giữa thị thành nhưng đó là nhà trang trí để kinh doanh.
    Khó quá, không thèm ký

  10. #539
    Tham gia
    09-08-2009
    Bài viết
    84
    Like
    1
    Thanked 48 Times in 32 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Ở trong miền tây hầu như không ai lợp nhà tranh để ở vì có rất nhiều lá dừa nước,có nhà lợp lá trầm ,có nhà lợp lá xé.Lá xé ở bền hơn.
    Ngoài lá dừa nước còn có loại"lát đưng" cũng kết bó giống như lợp tranh,nhưng ít ai dùng để ở mà chỉ lợp chuồng trại.
    Sau nầy,mái nhà tranh lại xuất hiện giữa thị thành nhưng đó là nhà trang trí để kinh doanh.
    Chuẫn. Mình biết nhà tranh, nhưng trong miền Nam mình sống, lá dừa nước dùng nhiều nhất 99.9% cho vụ lợp nhà vừng vách.

  11. #540
    Tham gia
    10-12-2004
    Location
    HCMC
    Bài viết
    2,121
    Like
    283
    Thanked 720 Times in 362 Posts

  12. Thành viên Like bài viết này:


Trang 54 / 57 FirstFirst ... 4951525354555657 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •