Trang 6 / 57 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 566
  1. #51
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Không thừa đâu, vì không biết từ hồi nào "học sinh" đã được áp dụng để gọi thành phần từ Tiểu Học đến Trung Học, còn "sinh viên" là từ Đại Học trở lên.

    Khi nào mà gọi chung chung không phân biệt đẳng cấp thì mới dùng riêng từ "sinh" được.

    Có một thời người ta dùng những cụm từ "du học sinh" vì nó được áp dụng từ cấp bậc Tiểu Học (bố mẹ gửi con ra nước ngoài học từ nhỏ cho nó tiến bộ từ bé), nhưng mà việc này dần dần mất đi chính xác tại Việt Nam vì lý do kinh tế nên đến tuổi sinh viên thì mới dám chạy chọt ra nước ngoài, vậy là "du học sinh" cắt bớt xuống còn "du sinh" cho chính xác hơn.

    "Tuyển học sinh" và "tuyển sinh viên" (vốn là hai trường hợp khác nhau) cũng được báo chí ngày nay cắt bớt xuống thành "tuyển sinh" cho đỡ tốn mực và mang đi áp dụng cho cả hai trường hợp các trường tiểu học/trung học tư mở khóa tuyển học sinh cũng như là các trường đại học tuyển sinh viên.

    ---

    Thời mà các ông đồ gọi trò là "sinh" là thời xa lắc xa lơ lắm rồi, khi đó e rằng chữ Nôm còn chưa được áp dụng làm ngôn ngữ chính thức nên "học sinh" chưa được chuyển qua thành "học trò", hồi còn nhỏ tớ nghe các cụ truyền miệng lại thế chứ không dựa trên sách giáo khoa nào cả
    Được sửa bởi Arkain lúc 14:55 ngày 03-10-2008

  2. #52
    Tham gia
    22-09-2008
    Bài viết
    2
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tại sao 2 cái lỗ mũi gần nhau nhưng không gọi là đôi lỗ mũi, đôi đũa thì không gọi là 2 cái đũa? Khó hiểu quá, bác nào biết chỉ giùm

  3. #53
    Tham gia
    27-04-2008
    Bài viết
    36
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    @Arkain : đọc #1 trong 2pic này, em thấy thích anh thật đấy. Lâu nay em vẫn mang một nỗi băn khoăn y như anh vậy, em hay xem tin thể thao ở http://www.bongda24h.vn/ . Cái trang này cho chữ trong "" vô tội vạ luôn, rồi mấy đứa bạn em nói gì cũng bỏ trong ngoặc kép như cái máy, chán mà mình chẳng thể lên tiếng nói lại chúng nó được, đọc bài anh mới biết tiếng việt vẫn còn được quan tâm, nhưng những người quan tâm có lẽ chỉ là số ít so với những người bỏ rơi nó.

  4. #54
    Tham gia
    07-08-2008
    Bài viết
    24
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    tui chỉ thấy người ta và trong văn học chỉ dùng từ "chia sẻ". Từ "chia xẻ" thực ra là "chia sẻ" do người Miền Bắc phát âm sai chữ S thành X nên đôi khi họ cũng viết sai nốt. Nếu tách riêng thì từ "xẻ" vâã có nghĩa. Ví dụ:
    Xẻ cây gỗ này làm đôi
    Còn từ sẻ thì tôi chưa thấy được dùng riêng, dùng độc lập .

  5. #55
    Tham gia
    25-02-2008
    Bài viết
    1,050
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Cảm ơn bác Arkain, bác giải thích hay quá. Sẵn đây em hỏi thêm tại sao nghề nghiệp có những kiểu gọi khác nhau dù cùng tốt nghiệp đại học: Bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, phóng viên. Sao lại một bên sĩ, bên sư còn bên kia là viên?

  6. #56
    Tham gia
    20-01-2004
    Bài viết
    324
    Like
    2
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Cho mình hỏi đang coi Tam quốc, lúc nó giới thiệu nhân vận có 2 phần là TÊN và TỰ, ví dụ: Triệu Vân là tên, "tự" Tử Long; Gia Cát Lượng, "tự" Khổng Minh". Có người thì có cả tên và tự nhưng cũng có người ko? Vậy cách đặt tên này là thế nào vậy. Ai giải đáp với.

  7. #57
    Tham gia
    29-11-2005
    Location
    Ho Chi Minh
    Bài viết
    629
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Quote Được gửi bởi Invincible soul View Post
    Cho mình hỏi đang coi Tam quốc, lúc nó giới thiệu nhân vận có 2 phần là TÊN và TỰ, ví dụ: Triệu Vân là tên, "tự" Tử Long; Gia Cát Lượng, "tự" Khổng Minh". Có người thì có cả tên và tự nhưng cũng có người ko? Vậy cách đặt tên này là thế nào vậy. Ai giải đáp với.
    Có thuyết giải thích rằng người xưa, khi mới sinh con thì đặt tạm 1 cái tên để gọi trong nhà (có thể gọi là : nhũ danh, tục danh, thân danh, tên tục hay tên cúng cơm gì đó). Lúc lớn một chút mới đặt tên tự (viết ra bằng chữ đàng hoàng nên gọi là "tự") để đăng vào sổ bộ của địa phương. Tên tự thường sang hơn và có 2 âm tiết.

    Nhưng tớ chưa từng nghe phụ nữ có tên tự ! Phải chăng chính quyền thời xưa không quản lý phụ nữ mà giao cho đàn ông tự quản (bố quản con gái, chồng quản vợ, con trai quản mẹ... như câu "Lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo bố chồng")

  8. #58
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Đến phiên tớ hỏi nhé: chức vụ "Tổng thống" (tức "president") và "Chủ tịch nước" (cũng ham hố dịch là "president") khác nhau ở chỗ nào?
    Được sửa bởi Arkain lúc 11:43 ngày 16-11-2008

  9. #59
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    437
    Like
    3
    Thanked 65 Times in 33 Posts
    Phải ý ông kẹo kéo là hỏi 2 chức vụ cùng song song tồn tại ở VN là chức vụ "Thủ tướng" (chứ không phải là "Tổng Thống") và "Chủ tịch nước"?

  10. #60
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Không phải, cái đó thì cũng hao hao giống như là Pháp: Thủ tướng (Prime Minister) thực sự nắm quyền, President sau khi bổ nhiệm các chức vụ quan trọng rồi thì ngồi chơi xơi nước.

    Điều tớ thắc mắc là trong thập niên 80 và 90 chức vụ "Chủ tịch nước" tại VN gọi là "Chairman of the State Council" (bắt chước theo "Chairman Mao", tức "Mao Chủ tịch") chẳng hạn như là "Chairman Trường Chinh", bây giờ trong các văn bản lại đổi thành "President" giống y chang như là President Ngô Đình Diệm, President Bill Clinton, President Hồ Cẩm Đào, nhưng vẫn gọi là "Chủ tịch".

    Câu hỏi 1: Nếu như đã cùng là "President" cả thì nếu như gọi President Obama là "Chủ tịch nước Hoa Kỳ" và bác Triết là "Tổng thống nước CHXHCN VN" thì có gì sai không?

    Câu hỏi 2: Nếu phân tích cho thật kỹ thì President Putin nên được gọi là "Tổng thống nước Nga" hay là "Chủ tịch nước Nga"?

Trang 6 / 57 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •