Trang 2 / 7 FirstFirst 12345 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 65
  1. #11
    Tham gia
    29-02-2004
    Bài viết
    3,942
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    Hình như mấy chuyên gia nhầm tên sản phẩm của SONY òi. Blu-ray chứ không phải Blue-ray

  2. #12
    Tham gia
    30-05-2003
    Location
    Aachen-Germany
    Bài viết
    3,627
    Like
    0
    Thanked 67 Times in 51 Posts
    Thực ra không phải nhầm tôi cố tình viết như vậy vì 2 tên là 1 với lý do 'nó sử dụng tia laser có bước sóng màu blue, các sản phẩm đều dùng từ kt Blu-ray hay viết tắt là BR.
    Cám ơn bạn đã góp ý.

    Bác TOM ơi trình tự folder của BR khác với folder VIDEO_TS trong DVD.
    Số thứ tự trong BR được dùng hết cho tất cả các files ví dụ như menu, video. Bác coi trong lại trong folder CLIPINF.

    Nếu có thời gian CL sẽ viết bài hướng dẫn BR "made in nhà làm lấy" :=)

  3. #13
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Bác CL:
    Trong SubFolder CLIPINF củng vậy chỉ có từ 00004-00021.clpi mà thôi.

  4. #14
    Tham gia
    30-05-2003
    Location
    Aachen-Germany
    Bài viết
    3,627
    Like
    0
    Thanked 67 Times in 51 Posts
    Bác TOM chịu khó đọc tiếng "em" vậy nhé!

    Video Technical Info for HD DVD and Blu-ray Disc
    Blu-ray Disc
    Video codecs MPEG2 - MP@HL and MP@ML
    AVC/H264 - MPEG-4 AVC: HP@4.1/4.0 and MP@4.1/4.0/3.2/3.1/3.0
    VC-1 - AP@L3 and AP@L2 Video frame size High Definition Video
    1920x1080x59.94i, 50i (16:9)
    1920x1080x24p, 23.976p (16:9)
    1440x1080x59.94i, 50i (16:9) AVC / VC-1 only
    1440x1080x24p, 23.976p (16:9) AVC / VC-1 only
    1280x720x59.94p, 50p (16:9)
    1280x720x24p, 23.976p (16:9)
    Standard Definition Video
    720x480x59.94i (4:3/16:9)
    720x576x50i (4:3/16:9)
    Max video bitrate 40 MBps Audio codecs Dolby Digital up to 5.1 channels (Max 640kbps)
    Dolby Digital Plus up to 7.1 channels (Max 4.736Mbps)
    Dolby Lossless up to 9 channels (Max 18.64Mbps)
    DTS up to 5.1 channels (Max 1.524Mbps)
    DTS HD up to 9 channels (Max 24.5Mbps)
    Linear PCM up to 9 channels (Max 27.648Mbps) Subtitles Image bitmap subtitles
    Text subtitles - select different font styles, sizes and colors for the subtitles, or location on screen, depending on the disc's offerings. Subtitles can be animated, scrolled or faded in and out. Other Features HDMV mode
    Offers all features of DVD-Video and more. The authoring process is in line with DVD-Video creation.
    BD-J mode
    Offers unparalleled flexibility and features, because it is based on the Java runtime environment. It allows for extensive interactive applications, and offers Internet connectivity. Maximum total bitrate 48 Mbits Maximum data transfer rate 54 Mbits More information http://www.blu-raydisc.com/

    HD DVD
    Video codecs MPEG2
    AVC/H264 - MPEG-4 AVC
    VC-1 Video frame size High Definition Video
    1920x1080x59.94i, 50i (16:9)
    1920x1080x24p, 23.976p (16:9)
    1280x720x59.94p, 50p (16:9)
    1280x720x24p, 23.976p (16:9)
    Standard Definition Video
    720x480x59.94i (4:3/16:9)
    720x576x50i (4:3/16:9)
    Max video bitrate 29.4 Mbits Audio codecs Dolby Digital up to 5.1 channels
    Dolby Digital Plus up to 7.1 channels
    Dolby Lossless up to 9 channels
    DTS up to 5.1 channels
    DTS HD up to 9 channels
    Linear PCM up to 9 channels
    Mpeg Audio Subtitles Image bitmap subtitles Other Features HDi
    HDi allows interactivity to be authored into a data format using XML and ECMAScript (standardized JavaScript) as its interpreted scripting engine. In contrast, the competing Blu-ray Disc high definition video discs will use either HDMV or BD-J for authoring interactive features. Maximum total bitrate 30.24 Mbits Maximum data transfer rate 36.55 Mbits More information http://www.dvdforum.org/



    Blu-ray Disc and HD DVD Folder and File Structure
    Blu-ray Disc
    BDMV
    The BDMV directory contains the PLAYLIST, CLIPINF, STREAM, AUXDATA and BACKUP directories.
    PLAYLIST
    The PLAYLIST directory contains the Database files for Movie PlayLists.
    CLIPINF
    The CLIPINF directory contains the Database files for Clips.
    STREAM
    The STREAM directory contains AV stream files.
    AUXDATA
    The AUXDATA directory contains Sound data files and Font files.
    BACKUP
    The BACKUP directory contains copies of the "index.bdmv” file, the “MovieObject.bdmv” file, all the files in the PLAYLIST directory and all files in the CLIPINF directory.

    index.bdmv
    The “index.bdmv” file stores information describing the contents of the BDMV directory. There is only one index.bdmv file under the BDMV directory and its filename is fixed to “index.bdmv”.
    MovieObject.bdmv
    The “MovieObject.bdmv” file stores information for one or more Movie Objects. There is only one MovieObject.bdmv under the BDMV directory and its filename is fixed to “ MovieObject.bdmv “.
    ***xx.mpls
    The “***xx.mpls” files store information corresponding to Movie PlayLists. One file is created for each Movie PlayList. The filenames of these files are in the form “***xx.mpls”, where “***xx” is a 5-digit number corresponding to the Movie PlayList.
    zzzzz.clpi
    The “zzzzz.clpi” files store Clip information associated with a Clip AV stream file. The filenames of these files are in the form “zzzzz.clpi”, where “zzzzz” is a 5-digit number corresponding to the Clip.
    zzzzz.m2ts
    The “zzzzz.m2ts” files contains a BDAV MPEG-2 transport stream. The names of these files are in the form “zzzzz.m2ts”, where “zzzzz” is a 5-digit number corresponding to the Clip. The same 5-digit number “zzzzz” is used for an AV stream file and its associated Clip information file.
    sound.bdmv
    The “sound.bdmv” file stores data relating to one or more sounds associated with HDMV Interactive Graphic streams applications. This file may or may not exist under the AUXDATA directory. If it exists, there shall be only one sound.bdmv file and its filename is fixed to “sound.bdmv “.
    aaaaa.otf
    The “aaaaa.otf” file stores the font information associated with Text subtitle applications. The names of these files are in the form “aaaaa.otf”, where “aaaaa” is a 5-digit number corresponding to the Font.

    Example from Talladega Nights Blu-ray
    \BDMV\index.bdmv
    \BDMV\MovieObject.bdmv
    \BDMV\PLAYLIST\00000.mpls
    \BDMV\PLAYLIST\00054.mpls
    \BDMV\PLAYLIST\00058.mpls
    \BDMV\PLAYLIST\00059.mpls
    \BDMV\PLAYLIST\00060.mpls
    \BDMV\PLAYLIST\00061.mpls
    \BDMV\PLAYLIST\00062.mpls
    \BDMV\PLAYLIST\00063.mpls
    \BDMV\PLAYLIST\00064.mpls
    \BDMV\PLAYLIST\00065.mpls
    \BDMV\CLIPINF\00000.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00001.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00055.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00059.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00060.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00061.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00062.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00063.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00064.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00065.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00066.clpi
    \BDMV\CLIPINF\00067.clpi
    \BDMV\STREAM\00000.m2ts
    \BDMV\STREAM\00001.m2ts
    \BDMV\STREAM\00055.m2ts
    \BDMV\STREAM\00059.m2ts
    \BDMV\STREAM\00060.m2ts
    \BDMV\STREAM\00061.m2ts
    \BDMV\STREAM\00062.m2ts
    \BDMV\STREAM\00063.m2ts
    \BDMV\STREAM\00064.m2ts
    \BDMV\STREAM\00065.m2ts
    \BDMV\STREAM\00066.m2ts
    \BDMV\STREAM\00067.m2ts
    \BDMV\AUXDATA\sound.bdmv
    \BDMV\BACKUP\index.bdmv
    \BDMV\BACKUP\MovieObject.bdmv
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00000.mpls
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00054.mpls
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00058.mpls
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00059.mpls
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00060.mpls
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00061.mpls
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00062.mpls
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00063.mpls
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00064.mpls
    \BDMV\BACKUP\PLAYLIST\00065.mpls
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00000.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00001.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00055.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00059.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00060.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00061.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00062.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00063.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00064.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00065.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00066.clpi
    \BDMV\BACKUP\CLIPINF\00067.clpi
    \AACS\MKB_RO.inf
    \AACS\MKB_RW.inf
    \AACS\ContentRevocation.lst
    \AACS\Unit_Key_RO.inf
    \AACS\Content000.cer
    \AACS\CPSUnit00001.cci
    \AACS\mcmf.xml
    \AACS\DUPLICATE\MKB_RO.inf
    \AACS\DUPLICATE\MKB_RW.inf
    \AACS\DUPLICATE\ContentRevocation.lst
    \AACS\DUPLICATE\Unit_Key_RO.inf
    \AACS\DUPLICATE\Content000.cer
    \AACS\DUPLICATE\CPSUnit00001.cci
    \AACS\DUPLICATE\mcmf.xml
    \AACS\DUPLICATE\ContentHash000.tbl
    \AACS\ContentHash000.tbl


    HD DVD
    Example from Pitch Black HD DVD \ADV_OBJ\DISCID.DAT
    \ADV_OBJ\menus.aca
    \ADV_OBJ\VPLST000.XPL
    \HVDVD_TS\BLACK.EV
    \HVDVD_TS\BLACK.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE03.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE03.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE07.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE07.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE13.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE13.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE14.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE14.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE16.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE16.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE20.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE20.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE25.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE25.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE26.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE26.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE27.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE27.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE39.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE39.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE40.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE40.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE47.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE47.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE53.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE53.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE55.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE55.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE56.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE56.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE63.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE63.MAP
    \HVDVD_TS\CHASE76.EVO
    \HVDVD_TS\CHASE76.MAP
    \HVDVD_TS\DARKFURY.EVO
    \HVDVD_TS\DARKFURY.MAP
    \HVDVD_TS\FEATURE_1.EVO
    \HVDVD_TS\FEATURE_1.MAP
    \HVDVD_TS\FEATURE_2.EVO
    \HVDVD_TS\FEATURE_2.MAP
    \HVDVD_TS\GAME.EVO
    \HVDVD_TS\GAME.MA
    \HVDVD_TS\HVA00001.VTI
    \HVDVD_TS\INTRO.EVO
    \HVDVD_TS\INTRO.MAP
    \HVDVD_TS\MAKING.EVO
    \HVDVD_TS\MAKING.MAP
    \HVDVD_TS\MENU.EVO
    \HVDVD_TS\MENU.MAP
    \HVDVD_TS\RAVE.EVO
    \HVDVD_TS\RAVE.MAP
    \HVDVD_TS\UNILOGO.EVO
    \HVDVD_TS\UNILOGO.MAP
    \HVDVD_TS\VIEW.EVO
    \HVDVD_TS\VIEW.MAP
    \HVDVD_TS\VISUAL.EVO
    \HVDVD_TS\VISUAL.MAP
    \HVDVD_TS\VISUAL_INTRO.EVO
    \HVDVD_TS\VISUAL_INTRO.MAP
    \HVDVD_TS\VISUAL_LOOP.EVO
    \HVDVD_TS\VISUAL_LOOP.MAP
    \HVDVD_TS\VISUAL_MERC.EVO
    \HVDVD_TS\VISUAL_MERC.MAP
    \HVDVD_TS\VISUAL_ORRERY.EVO
    \HVDVD_TS\VISUAL_ORRERY.MAP
    \HVDVD_TS\VISUAL_SLAM.EVO
    \HVDVD_TS\VISUAL_SLAM.MAP

  5. #15
    Tham gia
    20-10-2005
    Location
    HCM
    Bài viết
    1,002
    Like
    0
    Thanked 28 Times in 25 Posts
    Trời............................................ .........................

  6. #16
    Tham gia
    30-05-2003
    Location
    Aachen-Germany
    Bài viết
    3,627
    Like
    0
    Thanked 67 Times in 51 Posts
    Anh đến thăm tôi vào đúng trận bóng tứ kết sôi nổi, ngoài mái tóc muối tiêu ra anh vẫn phong độ như xưa và những cử chỉ vẫn giữ đúng công tử Hà thành.
    Với giọng gia trưởng anh nhanh nhảu buông 1 câu khách sáo (lâu lắm rồi nhân tiện đưa vợ con đi nghỉ hè tranh thủ tạt vào xem chú sống chết ra sao).

    Vốn dĩ là dân nhiếp ảnh từ hồi còn ở VN (anh là những học trò của nhà nhiếp ảnh Phạm Tuệ), hàn huyên một chốc anh đổi ngay đề tài (thế chú dạo này còn hay sách máy không?) ý anh ám chỉ tôi có còn chụp ảnh nữa không, tôi trả lời nhanh nhảu (báo cáo bác bây giờ thời đại Digital rồi, cằm máy cơ đi thỉnh thoảng có người đòi xem online ngay ngượng lắm, em vứt xó lâu rồi!), anh nhếnh mép cười tôi vẻ thông cảm, tôi lại bồi thêm ngay (à, mà em cũng vét túi mãi đợi đại hạ giá mới dám ôm con 400D về, từ hôm mua tới giờ chẳng có thời gian mà đi giã ngoại một buổi xem chất lượng nó thế nào).

    Chẳng để tôi nói tiếp anh hỏi luôn thế bây giờ chú dùng máy quay gì?
    Em vưỡn dùng cái máy DV cũ bác ạ! tôi hài hước trả lời.
    Anh vừa nói vừa móc trong túi sách ra 1 con máy FullHD (thời đại này mà chú vẫn dùng đồ cổ thế, bao giờ mới tiến kịp thời đại), chưa kịp cho tôi phản ứng anh lại sành điệu hắng giọng (thằng này nó chơi cả HDD và thẻ nhớ đấy nhé!). Tôi lại hài hước (giời ạ giá cái thẻ nhớ bằng cả con máy quay mới em nào dám mơ tới) anh lại lên nước (nhưng chất lượng hơi bị nét đó chú em!).
    Thế bác xem bằng gì? tôi hỏi luôn (thì anh cắm thẳng qua cổng HDMI vào màn LCD), thế video bác lưu vào đâu? anh hất hàm quay vế hướng cái laptop đời mới có cả ổ Blu-ray mà lúc tới anh quẳng trên bàn uống nước, tôi lại tò mò thế mỗi lần xem lại video cũ bác lại xem trên PC hả? anh gật đầu và đính chính thêm nhưng vẫn ngon lắm chú ạ.
    Tôi không còn khiêm tốn nữa bồi ngay ôi dào! thế thì bất tiện quá em cứ từ DV đánh ra DVD đem đi đâu cho ai show hàng cũng được kekeke

    Anh có vẻ phật ý nói (chú làm ngành IT mà toàn thấy cải lùi, bảo sao HD vẫn chưa thông dụng là phải), tôi chậm dãi đáp: vâng! cứ nghe theo nhà sx thì chỉ tổ làm giàu cho họ nếu không nói là ném tiền qua cửa sổ mà thôi, bác thấy đấy 2 đài TH quốc gia của Đức cũng vừa tuyên bố tới năm 2010 mới chính thức phát HD mà chỉ là 720p thôi nhé!
    Các bác là thương gia mới chơi đồ xịn chứ em thằng làm thuê đến hẹn lại lên thì đợi bao giờ nó sale mới dám chơi thôi.
    Anh không nên tiếng, tôi chuyển ngay sang đề tài ô tô và thương trường cho phù hợp với sở trường của anh. Buổi tối hôm đó tôi dẫn anh ra xem bóng đá qua màn ảnh rộng trong trung tâm thành phố cho có không khí bóng đá 1 chút, xem được 1 chốc anh lại thắc mắc (máy phóng của nó là HD hình thì phát digital sao vẫn mờ thế hả chú) tôi giải thích ngay (thì khi quay tất nhiên là họ quay fullHD rồi nhưng khi phát thì phải downscale xuống chuẩn PAL 720*576, khi phóng hình máy lại upscale lên FullHD nên mờ đi là đương nhiên). Anh không bình luận gì thêm có lẽ câu trả lời của tôi chưa thuyết phục cho lắm, đội Đức lại vào vòng trung kết chúng tôi phấn khởi chen chân qua những fans đang gào thét ra về, trên đường về nhà chẳng hiểu do hơi men hay anh ái ngại cho tôi mà phát biểu 1 câu xanh rờn "chú nói cũng có phần đúng", tôi bào chữa "em nhận xét theo khách quan của em đấy mà!"

    Tiễn anh lên đường đi nghĩ mát tôi lại bồi hồi nhớ lại thủa ban đầu mới học chụp ảnh anh dạy cho tôi cách lấy ánh sáng ra sao để "cửa mở" thế nào và những đêm ra ngoài trời chụp cảnh phố đêm bằng tốc độ B, thế mà đã hơn 20 năm đã qua. Nhìn bộ ống kính Canon của anh có vòng màu đỏ tôi tự lẩm bẩm thế mới xứng là dân pro chứ!

  7. #17
    Tham gia
    28-06-2003
    Bài viết
    994
    Like
    18
    Thanked 8 Times in 6 Posts
    Quote Được gửi bởi Co Loa View Post
    Nhìn bộ ống kính Canon của anh có vòng màu đỏ tôi tự lẩm bẩm thế mới xứng là dân pro chứ!
    Hay quá, cảm ơn anh nhiều

  8. #18
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Không ngờ bác CL củng biết ca vọng cổ.

  9. #19
    Tham gia
    22-06-2004
    Bài viết
    109
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Hic hic....
    Bác mà ở Hà Nội em xin xách dép theo hầu bác
    Thời đại công nghiệp, còn rất ít người hoài cổ, nghĩ về những chuyện xưa chuyện nay mà thấy ... rưng rưng lòng.


    -------------------------------------------------------------------
    I'm amateur.

  10. #20
    Tham gia
    30-05-2003
    Location
    Aachen-Germany
    Bài viết
    3,627
    Like
    0
    Thanked 67 Times in 51 Posts
    "Bình mới Rượu cũ" đưa lên cho những ai quan tâm tham khảo.

    Phần I

    Như 1 con dấu về chất lượng hàng lọat những sản phẩm mới hardware cũng như software đựơc trang trí bằng những ký hiệu như HDV và HDTV, máy quay video thì đại diện cho dòng máy có độ phân giải cao còn TV thì điển hình với màn hình lớn và có độ phân giải cao.
    Máy quay digital video dành cho giới amatơ và bán chuyên nghiệp được mang một cái tên rất „kêu“ đó là chuẩn HDV (High Definition Video).
    Câu hỏi được đặt ra là tại sao cần phải có độ phân giải cao? Điểm cốt yếu là tìm cách làm sao dâng số pixel nên tối đa. Lý do màn hình TV hệ PAL thông thường khổ 4:3 có độ phân giải 720*576 pixels, trong khi đó video có tỷ lệ 16:9 lại có số pixels chiều ngang nhiều hơn so với TV như vậy chỉ có cách bớt đi trên và dưới khung hình 72 pixels để có thể phát hình trên màn TV được, như vậy với 720*432 pixel thì độ phân giải quá thấp dẫn đến những người có máy quay 16:9 rất thất vọng về chất lượng hình ảnh.

    Vấn đề trở lên phức tạp hơn đối với khán giả những nước có hệ NTSC như Mỹ, Japan và Canada vì độ phân giải thông thường đối với khung hình tỷ lệ 4:3 ở đây chỉ có 720*480 pixels có nghĩa là kém hơn hệ PAL khỏang 17% về „độ nét“, đối với video có tỷ lệ 16:9 thì với 360 dòng hình thì các bạn cũng tự đánh giá được về chất lượng, nhất là khi phóng phim lên màn hình có kích thước lớn.
    Thương hiệu HDV là bản quyền của 4 đại gia về máy quay video (Sony, Canon, JVC và Sharp) và thống nhất thâu hình có tỷ lệ khung hình 16:9 và theo phương pháp progressive (giống như phim cinema) với độ phân giải 1280*720 pixels hoặc theo phương pháp nửa hình ảnh (interlaced) với độ phân giải 1440*1080 pixels.
    Phương pháp thâu nguyên hình (progressive) được gọi theo tên kỹ thuật là 720p và interlaced là 1080i, trong khi đó định dạng truyền hình có độ phân giải cao HDTV (High Definition Television) với khổ 16:9 làm việc với 1080 dòng hình chiều dọc và 1920 dòng hình chiều ngang như vậy quá nhiều so với độ phân giải của máy quay HDV vì nó không thể sử lý những thông tin còn lại.
    Muốn thâu video HDTV thực thụ với độ phân giải 1920*1080 pixels cần phải có máy quay chuyên dụng có bộ sử lý tín hiệu hình tốt ví dụ DVCPRO HD với tốc độ truyền tải 100 Mbps trong khi đó máy quay DVCPRO50 chỉ là 50 Mbps.

    Bảng liệt kê những định dạng thường dùng:

    Format Tỷ lệ Pixel Modus

    VHS(PAL) 4:3 320*240 50 nửa hình ảnh
    DV(PAL) 4:3 720*576 50 nửa hình ảnh
    DV(NTSC) 4:3 720*480 60 nửa hình ảnh
    HDV/HDTV 720p 16:9 1280*720 25 (30)* nguyên hình ảnh
    HDV 1080i 16:9 1440*1080 50 (60) nửa hình ảnh
    HDTV 1080i 16:9 1920*1080 50 (60) nửa hình ảnh
    Quad-HDTV, 2k 16:9 3840*2160 50 (60) nửa hình ảnh
    UHDTV, 4k 16:9 7680*4320 60 nguyên hình ảnh

    * hệ NTSC





    Phần II

    HDV 720p và 1080i sẽ đựơc hợp thức hóa trên tòan cầu , sự khác biệt chỉ ở chỗ số frames trên giây mà thôi 25 (50) đối với hệ PAL và 30 (60) đối với hệ NTSC.
    Tất nhiên 4 đại gia cũng thống nhất băng ghi hình là băng Mini-DV thông dụng chính vì thế cũng là cách chơi chữ giữa DV và HDV và tất nhiên cũng qui định tốc độ truyền tải của HDV là 25 Mbps, đối với modus 1080i tốc độ này được sử dụng 1 cách triệt để trong khi đó modus 720p chỉ cần 19 Mbps. Về phương diện này ta thấy rõ sự khác biệt so với máy quay chuyên dụng vì giới chuyên nghiệp sử dụng băng ghi hình khác cho phép tốc độ truyền dữ liệu lớn hơn trong 1 giây và dĩ nhiên giao diện được dùng ở đây cũng khác hòan tòan ví dụ SDI chẳng hạn. Chính vì hạn chế của băng DV nên mặc dù thâu hình trong chế độ 1080i chỉ cho phép thâu tối đa 1440 dòng hình ngang trong khi đó màn HDTV có thể thể hiện được 1920 dòng hình.

    Đối với video studio hay đài truyền hình tương lai sẽ không quay dưới dạng HDV mà sử dụng định dạng chuyên nghiệp với cái tên HD hay HDTV quen thuộc và tất nhiên các đại gia HDV cũng không bỏ lỡ cơ hội bằng cách tung ra dòng máy quay với chip có độ phân giải cao phù hợp với tiêu chuẩn Broadcast, ngòai ra cho phép thâu hình theo format 1125i và 1250i mà trên thực tế chưa có ý nghĩa gì cả, vượt qua tầm nhìn thực trạng hãng JVC đang thử nghiệm Quad-HDTV có số pixels gấp 4 lần so với HDTV tạo ra độ phân giải 3840*2160 pixels tương ứng với 2000 dòng hình và thường được dân chuyên nghiệp gọi là 2K (K = Kilo = 1000), tương lai vài chục năm nữa đời cháu của HDTV sẽ là Ultra High Definition Video (UHDTV) mang độ phân giải 32 Mega pixels với 7680*4320 pixels tương xứng với 4K.

    Phần III

    HDV nghe thì hơi bị hay, nhưng vấn đề được đặt ra làm sao để có thể ghi được hình ảnh có số pixels lới gấp 3 lần đối với DV standard?
    Như trong phần 2 tôi có giới thiệu tốc độ truyền tải của HDV hạn chế ở mức 25 Mbps vì đúng ra mà nói giao diện này dành cho chuẩn DV vậy làm sao nó có thể sử lý khối lượng pixels khổng lồ một cách dễ dàng, câu trả lời đó là giải pháp nén hình 1 cách triệt để nhằm lọai bớt những thông tin không cần thiết hay mắt con người khó nhận biết rõ ràng và phương pháp nén theo chuẩn MPEG-2 rất phù hợp với những yêu cầu trên.

    HDV sẽ làm việc theo dạng GOP (Group of Pictures) gồm 6 frames trong đó, nếu bạn nào theo dõi bài tôi viết về MPEG trong forum này hẳn sẽ không còn lạ về đề tài này nữa.
    Trong 1 GOP frame đầu tiên (I-frame) thông tin sẽ được ghi trên tòan bộ số pixels sẵn có những frames sau chỉ ghi lại những gì thay đổi so với I-frame (P-frame) hay frame trước thậm chí sau nó (B-frame) như vậy ta có trình tự sau IBBPBB (ví dụ thông thường bạn nào rành về MPEG Encoder hẳn biết được ta có thể setting trình tự tùy theo mục đích).
    Cũng như DVD HDV còn có vẻ kém hơn khi thể hiện hình ảnh có chuyển động nhanh, điều này qua thực tế tôi cũng sác nhận khi sử dụng máy quay Sony HDR-FX1 trong triển lãm Photokina 2004 hình ảnh vật quay bị mờ thậm chí có đọan bị lỗi pixel khi zoom nhanh hay khi thay đổi góc quay quá nhanh (lia máy). Như vậy về mặt này thì các nhà phát minh ra HDV còn phải mài dũa thêm nữa, thứ nhất họ cần phải tìm gia giải pháp nén hình mới nhằm tận dụng tối đa tốc độ truyền tải liệu khả năng ưu tiên phương pháp nén hình MPEG-4 hay không thì chúng ta còn phải chờ xem. Chính phương pháp nén MPEG-2 là lý do tại sao HDV không cho phép thâu 50 nguyên hình ảnh trên giây đại lọai như modus 1080p hay 720p chẳng hạn, mới thọat đầu ta có thể cho đó là tính năng hữu dụng nhưng như vậy thì cần phải nén hình 1 cách triệt để hơn nữa tối thiểu 12 frames trong 1 GOP và chất lượng sẽ còn giảm sút hơn nữa mà các nhà sản xuất không dám mạo hiểm đưa thêm vào máy.
    Mới quan sát lúc đầu nhiều người tưởng sẽ có sự chênh lệch lớn về chất lượng giữa 2 modus 720p và 1080i vì sự chên lệch về số pixels nhưng với phương pháp nén MPEG dạng progressive thì hơn hẳn khi encode dạng nửa hình ảnh interlaced và ngược lại 1080i modus lại có ưu thế hơn về số dòng hình dẫn tới 2 modus này được cân bằng nhau về chất lượng hình ảnh.

    Phần IV

    Đối với độ phân giải màu thì HDV cũng kém xa chuẩn TV production nhằm giảm tối đa dữ liệu truyền tải.
    Thông thường mắt con người chúng ta dễ nhận biết về độ sáng tối hơn là sự thay đổi về độ phân giải màu sắc, ngọai trừ trong lĩnh vực làm phim quảng cáo chuyên nghiệp còn lại trong studio và truyền hình thường ghi tín hiệu hình ảnh theo tỉ lệ 4:2:2 thay vì tất cả pixels với tỉ lệ 4:4:4, có nghĩa là cứ 2 pixels chứa tín hiệu về ánh sáng nằm kề nhau được tạo thành 1 tín hiệu chung về ánh sáng cũng như mầu sắc. Như vậy đã làm giảm đi đáng kể lượng thông tin cần chứa đối với mỗi frame, không dừng lại ở đó các nhà phát minh đã tiến thêm 1 bước nữa bằng cách gộp 4 chấm hình kề nhau thành 1 hình vuông và từ đó tính ra tín hiệu chung cho cả 4 pixels đó chính tỉ lệ 4:2:0 được áp dụng vào HDV và chính hệ DV thông dụng cũng ghi hình tương tự theo phương pháp này. Nhược điểm này khiến cho chúng ta không hy vọng phim video có màu sắc rực rỡ như máy quay chuyên dụng.
    Về âm thanh HDV bỏ qua tính năng thâu thanh 4 kênh tiếng 12 bit mà ta thường dùng để mix audio trong máy quay DV và thay vào đó máy quay chỉ thâu 2 kênh tiếng HIFI stereo với chất lượng cao 16 bit 48KHz, phương pháp nén Audio ở đây là MPEG-1 như ta quen thuộc trên đĩa VCD với bitrate = 348 kbps.
    Khung hình được thâu bất di bất dịch theo khổ 16:9.
    Về hardware thì ngòai 1 số nhà sản xuất sẽ cho ra đời nay mai card chuyên dụng ra thì thông qua capture software ta chúng ta vẫn sử dụng cổng Firewire (IEEE1394) để capture HDV một cách bình thường như DV format.

Trang 2 / 7 FirstFirst 12345 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •