Trang 7 / 23 FirstFirst ... 24567891012 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 61 đến 70 / 228
  1. #61
    Tham gia
    06-03-2008
    Bài viết
    595
    Like
    0
    Thanked 8 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi TenNhoc View Post
    Thế bác có đưa ra được cái giải pháp cải cách nào hay hơn không, nếu có và hợp lý thì nêu ra rồi em gửi nhờ mấy đứa bạn nhà báo đưa lên cho. Còn không thì đưa ra được thì bác còn ngu hơn cái bọn GD-DT vì ít nhất họ cũng có giải pháp dù chưa mang lại hiệu quả thấy ngay được.
    Người Việt, đặc biệt là bọn trẻ em đang dậy thì có một khả năng rất đặc biệt không cần đào tạo mà vẫn giỏi đó là khả năng chê và chửi, không làm nhưng nói rất hay.
    Giải pháp à, bỏ hết mấy môn vớ vẩn, giảm nhẹ chương trình toán. Nhìn bọn trẻ con hoặc toán còi cả người mà thật xót xa. Tất cả sinh viên trước khi ra trường phải đi thực tập ít nhất 6 tháng. Bác bảo bọn bạn nhà báo của bác đăng lên nhé.

  2. #62
    Tham gia
    25-05-2005
    Bài viết
    497
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi TenNhoc View Post
    Người Việt, đặc biệt là bọn trẻ em đang dậy thì có một khả năng rất đặc biệt không cần đào tạo mà vẫn giỏi đó là khả năng chê và chửi, không làm nhưng nói rất hay.
    Còn một khả năng nữa là chửi rất thâm thúy và hàm ý! Đùa vậy thôi, có vẻ như bác là người trong câu nói này..
    cái bọn GD-ĐT càng cải cách càng ngu, mà chắc bọn ấy cũng có suy nghĩ giống pác nhẩy?
    nên cảm thấy bức xúc???

    Quote Được gửi bởi TenNhoc View Post
    Thế bác có đưa ra được cái giải pháp cải cách nào hay hơn không, nếu có và hợp lý thì nêu ra rồi em gửi nhờ mấy đứa bạn nhà báo đưa lên cho. Còn không thì đưa ra được thì bác còn ngu hơn cái bọn GD-DT vì ít nhất họ cũng có giải pháp dù chưa mang lại hiệu quả thấy ngay được.
    Tôi không nói cái bọn GD-DT - nguyên văn như trên - là "ngu", nhưng tôi và rất nhiều người không đồng tình với các "giải pháp" của họ. Báo chí, truyền hình cũng đã đưa rất nhiều tin phê phán chính sách giáo dục trong nước nhưng có cái gì thay đổi không?

    http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/04/3BA0130F/
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/03/775503/
    http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai...mNghienCuu.htm

  3. #63
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    1,848
    Like
    289
    Thanked 104 Times in 77 Posts
    Thật ra việc học của mỗi con người đâu chỉ nằm trong sách vở, nằm ở thầy cô...hệ thống giáo dục. Có ích chi 1 học sinh, sinh viên được học về đạo, về lễ nhưng ở ngoài cuộc sống lại diễn ra ngược lại?

    VD: cô giáo, ba mẹ dạy là phải kính trọng người già nhưng lại chửi người ở (lớn tuổi) ko ra gì. Con cháu nó nhìn vô và học nhãn tiền lúc nào ko hay. Sinh viên được các giảng viên dạy những kiến thức nhưng ra đời thì mấy thằng xu nịnh lại được leo cao v.v...

    Mọi người quá sai lầm khi chỉ mới đòi cải cách môi trường giáo dục học đường, thực chất con người học hỏi nơi nơi qua cuộc sống thực tế. Có chăng việc học thực tế nó ko "cao sang" "hoa mỹ", ko mở sách vở ra. Nói như vậy thì với XHVN hiện nay thì tương lai có vẻ mù mịt, nó như vòng tròn, mọi thứ liên quan lẫn nhau, kìm hãm nhau.

    Hướng giải quyết hiện nay theo tôi là mỗi cá nhân, phải tự biết nâng mình lên. Báo chí dám đấu tranh cho tiêu cực thì mấy bài đạo đức thầy cô dạy mới thấm vào học sinh. Các cty sử dụng người hiền tài, xua đuổi kẻ xu nịnh thì sinh viên nhìn vào đó mới có quyết tâm phấn đấu. Cha mẹ sống đạo đức, ngay thẳng thì con cái nhìn vào để học theo mới thành 1 công dân tốt. Khi đó sự phát triển ko còn theo hình tròn nữa mà sẽ là hình trôn ốc, nếu so với hình tròn thì mỗi vị trí trong hình trôn ốc cao hơn và cứ thế lên cao mãi, đó mới chính là sự phát triển.

    Vấn đề hiện tại là trong xã hội hiện nay hay bất cứ xã hội nào cũng vậy, luôn tồn tại những nhóm lợi ích khác nhau. Có nhóm được lợi do sự phát triển, có nhóm được lợi do sự trì trệ lạc hậu (VD kẻ bất tài xu nịnh có muốn người tài lên nắm cty ko?, Những con buôn làm ăn chụp giựt có muôn người nông dân có nhiều tri thức ko?). Luôn có tầng lớp sẵn sàng ngăn cản sự phát triển của XH để kiếm lợi, vấn đề chúng ta phản ứng, hành động thế nào. Ko có gì là miễn phí cả.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Con người sống vì lợi ích của bản thân, gia đình, ít ai sống vì xã hội và đó chính là nền tảng của XH. Bạn thuộc nhóm lợi ích nào thì hãy đấu tranh cho nó.
    Được sửa bởi Dennis Bergkamp lúc 11:52 ngày 24-05-2008 Reason: Bổ sung bài viết

  4. #64
    Tham gia
    24-05-2008
    Bài viết
    16
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    hic, tranh luận thế này vô cùng quá, ù té thôi...

  5. #65
    Tham gia
    02-10-2007
    Bài viết
    29
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    thử cho 1 sv đh năm 2 trở lên thi lại đh coi đậu hok???

  6. #66
    Tham gia
    23-01-2005
    Location
    http://hoctudau.com
    Bài viết
    2,957
    Like
    105
    Thanked 365 Times in 209 Posts
    Quote Được gửi bởi Edison - nhắc lại bởi GS Chu Hảo, Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN
    Người ta chẳng bao giờ có thể phát minh ra được đèn điện nếu chỉ chăm chú đến việc cải tiến cái đèn dầu
    Thế đó, người ta ko phải là không biết, đơn giản là KHÔNG DÁM LÀM, hoặc KHÔNG MUỐN LÀM thôi

    Không thể trang điểm cho con mèo, con rắn để biến nó thành con hổ, con rồng. Khi bản chất không đổi thì nói mấy cái râu ria như Giáo Dục cũng là spam cho vui forum thôi

    Tóm lại là cái mớ bòng bong có rất nhiều thắt nút liên quan đến nhau mà chỉ có thần đồng chưa xuất hiện nào đó mới tìm được cách gỡ, hoặc là ai đó dám dũng cảm (và có đủ khả năng) xé bỏ hết. Còn nếu không thì chỉ có thể để người khác "cải tiến" mình từ cái đèn dầu thành cái nến thôi
    Được sửa bởi zmt264 lúc 13:19 ngày 24-05-2008
    Thông tin + clip: http://youtube.com/hoctudau

  7. #67
    Uzumaki_Naruto Guest

    Tệ thật !

    Quote Được gửi bởi TenNhoc View Post
    Thế bác có đưa ra được cái giải pháp cải cách nào hay hơn không, nếu có và hợp lý thì nêu ra rồi em gửi nhờ mấy đứa bạn nhà báo đưa lên cho. Còn không thì đưa ra được thì bác còn ngu hơn cái bọn GD-DT vì ít nhất họ cũng có giải pháp dù chưa mang lại hiệu quả thấy ngay được.
    Người Việt, đặc biệt là bọn trẻ em đang dậy thì có một khả năng rất đặc biệt không cần đào tạo mà vẫn giỏi đó là khả năng chê và chửi, không làm nhưng nói rất hay.
    có đấy, có lẽ pác không đọc hết các ý kiến của các pác trên dd này, pác hãy tổng hợp hết ý kiến rồi gửi lên đi, ý kiến đưa ra rất dễ ai cũng đưa ra được hết, nhưng mấy cái thằng ngu ngồi tuốt trên bộ có hiểu lòng dân hay không có cải cách tốt hơn hay không đó là vấn đề....hay càng cải cách càng ngu, ngu thì sửa, sửa ngu sửa lại, ngu tiếp sửa tiếp,...pác nói bọn ngu đó có giải pháp? vâng giải pháp của tụi mấy thằng ngu đó cốt sao làm cho đầy túi riêng mà thôi, vì mỗi lần cải cách thì túi của mấy thằng đó lại dày hơn thêm.
    cách giải pháp báo chí cũng có nói, đăng đầy ra đó, nhưng bọn ngu đó có hiểu đâu...
    ý kiến nhân dân có rất nhiều, dân than oán rất nhiều....nhưng có lẽ pác cũng chung xuống với bọn nó nên không nghe không thấy chăng nắm đại một phụ huynh học sinh nào đó thăm dò thử xem rùi nghe dân oán (đủ cả từ học phí, đến chương trình, học thêm phụ đạo...):
    ai đời có cái lệ trước khi vào lớp 1 là phải biết đọc biết viết, biết làm toán cộng trừ nhân chia rồi, thuộc lòng bản cửu chương rồi, rồi nhồi thêm english nữa...mới bốn năm tuổi mà mắt mũi cứ đờ đẩn ngây dại hết ráo rọi....
    ....mấy thằng dốt nát làm to nên mới thế...mà con cháu mấy thằng đó học nước ngoài hết rồi nên có cải cách gì cũng không sao...
    TS Nguyễn Tùng Lâm: Góp ý không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn!
    Hiện tượng HS bỏ học nhiều ở các địa phương, người ta cũng đổ tại CT SGK! Kiểu đánh giá "trăm dâu đổ đầu tằm" là không hợp lý! Nếu hỏi cả trăm em HS bỏ học hiện nay chắc không có HS nào bỏ học vì SGK cả!
    Tuy nhiên, chúng tôi thống nhất với quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học cũng như của mọi người trong xã hội về SGK.
    Nhưng Bộ cần phải khẳng định không phải vì CT SGK phổ thông quá sai sót nên phải góp ý mà chúng ta phải góp ý để nó đạt trình độ hoàn hảo hơn và quan trọng hơn là nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, tiến tới những mục tiêu tốt đẹp góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 này.
    Theo quan điểm của ông thì việc chỉnh sửa SGK phải trên căn cứ nào là quan trọng?
    Chúng tôi thấy CT THPT đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản, đã tiếp cận được trình độ của CT phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới... nhưng chưa tinh giản, chưa thiết thực, chưa phù hợp với trình độ số đông các giáo viên và HS THPT của các vùng miền hiện nay nên đã tạo ra áp lực quá tải của CT.
    Sao lại "thả nổi" cho giáo viên tự xoay sở?

    Để khắc phục được những nhược điểm này thì ông có những "cao kiến" gì?

    Muốn cho CT phù hợp thì SGK phải được thiết kế theo hướng phân hóa đến từng loại đối tượng HS của từng vùng miền. Kinh nghiệm của nhiều nước, khi thiết kế CT, người ta đã xác định và chia sẵn 3 đến 4 bậc cho HS trong cả nước để HS nào cũng chọn được CT thích hợp với mình.
    Còn chúng ta hiện nay chỉ phân hóa theo 2 loại hình HS là loại CT cơ bản và CT nâng cao. Còn phân loại đến từng đối tượng HS của các vùng miền, chắc là các nhà thiết kế CT để dành lại cho những nhà thi công - là những giáo viên đứng lớp tự xoay sở với học trò của mình!
    "Lệch pha" giữa thiết kế và thi công, SGK của chúng ta đã phải hứng chịu những hậu quả thế nào?
    Tôi chưa có một nhận xét nào tổng quát về toàn bộ CT và SGK nhưng riêng về SGK THPT lớp 10 và lớp 11, thì tồn tại một số vấn đề sau:
    Các bài soạn chất lượng không đồng đều, còn có bài trình bày rườm rà, chưa đi đúng theo định hướng phương pháp, còn tham lam kiến thức hàn lâm, phần liên hệ thực tế đời sống, thực tế phát triển khoa học công nghệ còn ít.
    Các bộ môn Khoa học tự nhiên còn nặng phần lý thuyết, phần thực hành, kiểm chứng, thực hành rèn kỹ năng chưa được chú ý (vì phần trình bày lý thuyết đã quá dài). Đặc biệt, phân loại bài tập cuối mỗi bài chưa soạn theo cách phân hóa năng lực HS yếu kém, trung bình, khá giỏi. Các loại bài vận dụng sáng tạo còn quá ít.
    Các bộ môn Khoa học xã hội nhân văn trình bày chưa làm rõ đặc trưng của bộ môn, nặng về dẫn giải, chưa cập nhật được đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa biết vận dụng những phương pháp giáo dục kỹ năng sống để HS nhận thức, thấu cảm được sâu sắc các vấn đề mà bài học đặt ra trong cuộc sống....

    3 Ban: Sai lầm!

    Kéo theo sự lệch pha sẽ còn là những sai lầm và ông có thể chỉ ra một sai lầm lớn nhất của CT THPT hiện nay?

    CT THPT hiện nay phân loại 3 ban: Ban cơ bản, Ban Khoa học tự nhiên và Ban Khoa học xã hội và nhân văn. Nhưng đến nay chỉ tồn tại ban cơ bản!
    Như vậy là cách phân hóa này chưa giúp gì được cho HS học tập theo định hướng của mục tiêu cấp học là "phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển" như mục tiêu CT đã đặt ra, mặt khác, chưa giúp gì cho HS chuẩn bị tích cực cho số đông HS (70% HS tốt nghiệp THPT) thực sự đi vào cuộc sống!
    Do đó, việc cần làm ngay của CT THPT là phải thống nhất lại CT phân ban. Liệu chúng ta có nên học tập một số nước là chỉ phân ban ở lớp 12 để HS lựa chọn môn học đúng với năng lực, sở trường của mình và phục vụ định hướng phát triển nghề nghiệp của mình trong tương lai?
    Chắc không ai tiếc công sức cho giáo dục!

    Gửi bản góp ý cho SGK cho Bộ GD-ĐT, ông đã gửi đi những niềm hy vọng?

    CT SGK phổ thông sau khi được xem xét và chỉnh sửa theo đúng quan điểm làm sao để HS của chúng ta không lạc hậu về tri thức khoa học nhưng phải thực sự giúp ích cho các em trên con đường lập thân lập nghiệp, phù hợp trình độ giáo viên, HS và thực tế đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay, chắc chắn là một chương trình tốt.
    Việc góp ý chỉnh sửa SGK lần này có thể hiểu là: Giáo viên không "thi công" được lại đổ lỗi cho người "thiết kế" là những người viết SGK là không đúng! Nhưng trước một thực tế, trình độ năng lực của những "người thi công" chưa đáp ứng được những cái mới, cái hiện đại thì "người thiết kế" phải chỉnh sửa.
    Vì để có một tòa nhà giáo dục Việt Nam vững chãi, hiện đại, hợp với cảnh quan xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 21 này, chắc chắn ai trong chúng ta cũng không hề tiếc công sức. Mọi người cùng ghé vai chắc làm được chuyện lớn.
    Chê giáo dục bao giờ cũng dễ, cùng chung tay làm cho giáo dục nước nhà phát triển mới là việc cần làm ngay.
    Thực tế là Sử không phải là một môn học đáng chán. Hồi còn học phổ thông, mình ghét nó cực kỳ nhưng bây giờ lúc rảnh rỗi là mình lại lôi Đại Việt Sử Ký ra đọc, đôi khi lên mạng search về cuộc đời của Đặng Tiểu Bình, Napoleon, Thành Cát Tư Hãn hay xem lịch sử Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, sự hình thành của German Nazi... Nói chung là có rất nhiều điều thú vị của lịch sử thế giới và lịch sử VN để tìm hiểu (một điều mà mình không hề biết khi còn học highschool).

    Vấn đề chính ở đây là chương trình Sử được dạy trong nhà trường là hoàn toàn không ổn, nó tập trung thái quá vào sự nghiệp của Đảng Cộng Sản với 2 cuộc kháng chiến. 4000 năm văn hiến của dân tộc VN mà chỉ được đại diện bởi một khoảng thời gian lịch sử khoảng gần 100 năm là không đúng.

    Ngoài ra, sách lịch sử VN mang tính áp đặt, không có những nhận định khách quan và không xem xét một vấn đề dưới nhiều góc nhìn của lịch sử. Một vấn đề đơn giản là sự sụp đổ của chính quyền Liên Xô chẳng hạn. Trong khi trên thế giới không biết có bao nhiêu bài nghiên cứu, các tài liệu, dẫn chứng đưa ra về những sai lầm của hệ thống chính trị ở đất nước này thì sách sử VN chỉ gói gọn trong câu "Liên Xô sụp đổ do sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài và một vài lý do khách quan". Lý do khách quan gì? Các thế lực thù địch bên ngoài làm như thế nào mà có thể đánh đổ được một đất nước mà SGK VN gọi là "thành trì của xã hội chủ nghĩa", với lực lượng Hồng quân "bất khả chiến bại"?

    Chỉ đưa ra những câu tóm ngắn gọn như thế để che dấu sự thật (và không cho phép học sinh có quyền tìm kiếm sự thật, bạn nào còn đang học phổ thông thì thử hôm nào đặt câu hỏi kiểu này cho giáo viên để xem bị xử lý cỡ nào ) thì làm thế nào khiến cho học sinh có thể tâm phục được. Đặc biệt là đối với các chiến dịch và "quân ta" thắng thì lại nêu chi tiết đến từng con số như là bao nhiêu quân địch bị bắt sống, bao nhiêu xe tăng, máy bay bị tiêu diệt (các con số mà hình như SGK không hề nói là lấy dẫn chứng ở đâu).

    Do đó bây giờ ngồi nghiệm lại thì cái mà mình ghét môn lịch sử hồi phổ thông không phải là bản thân môn lịch sử mà chính là kiểu tuyên truyền, quảng cáo không biết xấu hổ này.
    Quote Được gửi bởi uroif View Post
    tôi và rất nhiều người không đồng tình với các "giải pháp" của họ. Báo chí, truyền hình cũng đã đưa rất nhiều tin phê phán chính sách giáo dục trong nước nhưng có cái gì thay đổi không?

    http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/04/3BA0130F/
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/03/775503/
    http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai...mNghienCuu.htm

  8. #68
    Tham gia
    02-04-2008
    Bài viết
    9
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Tệ thật !

    giáo dục việt nam uh ???? chừng nào thương mại hóa hãy bàn tới các bác ạh..... trên khắp các báo,diễn đàn nói tùm lum lên mà có được chi mô????cố đợi thêm vài năm nữa nhé . sau vài năm mà cõ lẽ phải mấy cái vài năm nữa nữa thì có thể con em chúng ta mới được học cái gì chúng đáng được học ,cái gì chúng thích và............

  9. #69
    Tham gia
    06-03-2008
    Bài viết
    595
    Like
    0
    Thanked 8 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi lkn2 View Post
    Keyword cho giáo dục Việt Nam hiện nay là tiếp thu và thực tế cho học sinh, còn "nặng" thì so với nhiều nước khác chỉ là mức trung bình.



    Tăng trường chuyên, lớp chuyên và môn tự chọn là cách có hiệu quả nhất. Bởi vì dân Việt Nam còn có 56 dân tộc anh em nữa, nếu không lo, thì bọn người ấy ấy ấy gì đó lại vẽ chuyện ra để kích động với lý do phân biệt này nọ rồi chỉ biết lôi kéo bằng $, hic.
    Nhiều nước khác ở đây là những nước nào? Có phải là các nước Asia chịu ảnh hưởng của văn hóa China không? Nói có sách, mách có chứng.

  10. #70
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    1,848
    Like
    289
    Thanked 104 Times in 77 Posts
    (“Những ai muốn tiến bộ thì phải tìm cách vượt qua đối thủ. Tôi đấu tranh ngay với cả thầy của mình. Tôi không sợ trù dập khi phải đương đầu với bất kỳ ai. Người ta cũng cảm thấy chuyện đó là bình thường, là cần thiết”.)
    http://www6.thanhnien.com.vn/Kieubao.../24/240414.tno

Trang 7 / 23 FirstFirst ... 24567891012 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •