Trang 6 / 9 FirstFirst ... 3456789 LastLast
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 87
  1. #51
    Tham gia
    02-02-2008
    Bài viết
    28
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Qua chuyện này cho thấy, người VN không phải tệ và xứng đáng có một vị trí cao trên TG. Nhưng đáng tiếc cái bộ máy toàn bọn độc tài thì làm sao con người có cơ hội để thi thố tài năng, VN không thiếu kỹ sư giỏi, chỉ tiếc là bông hoa lài cắm bãi cứt trâu. Bởi vậy lâu lâu nghe câu "một người Mỹ gốc Việt đã xuất sắc ......" mới thấy được bông hoa lài được cắm đúng chổ.

  2. #52
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Sáng chế máy trồng và thu hoạch khoai mì
    6/17/2012


    Ông Trần Quốc Hải và Trần Quốc Thanh (ấp 2, xã Suối Dây, H. Tân Châu, Tây Ninh) mày mò học hỏi, nghiên cứu chế tạo thành công máy trồng và thu hoạch khoai mì. Chiếc máy ra đời hỗ trợ đắc lực cho nông dân trồng khoai mì ứng dụng cơ giới hóa. Đặc biệt, ngoài việc trồng khoai mì, có thể ứng dụng máy vào việc phun thuốc trừ sâu, bón phân, làm cỏ, vun hàng và thu hoạch khoai mì...

    Máy được chế tạo hoàn toàn nội địa, phù hợp địa hình, giá thành thấp hợp với túi tiền nông dân. Giá máy đa năng này khoảng 30 - 40 triệu đồng (chưa kể đầu kéo), rẻ hơn rất nhiều so với máy nhập từ nước ngoài với giá trên 200 triệu đồng nhưng không phù hợp địa hình Việt Nam. Máy sử dụng đầu kéo 80 mã lực, công suất hoạt động khoảng 10 ha/8 giờ, thay thế được rất nhiều nhân công. Thông thường, để trồng 1 ha khoai mì trong 8 giờ cần khoảng 17 nhân công. Với giá nhân công lao động hiện nay khoảng 120.000 đồng/người, chi phí nhân công trồng 10 ha mất gần 20 triệu đồng. Với máy đa năng này, nông dân trồng 10 ha mì, chi phí nhân công và tiền xăng dầu chỉ khoảng 1,5 triệu đồng, rẻ hơn trồng thủ công rất nhiều. Khi thu hoạch, mỗi ngày máy có thể nhổ 7 ha, tốn chi phí khoảng 600.000 đồng. Nếu mướn nhân công nhổ thì cần 15 người mới nhổ hết 1 ha/ngày, tốn nhân công đến 2,7 triệu đồng/ha.

    Với một dàn cày mà lưỡi cày được bố trí theo một độ nghiêng thích hợp, máy xới lên, tự động vun thành luống dài, luống cách nhau 0,8 m. Sau khi cày, máy chọc một lỗ vào luống rồi cắm hom mì giống xuống thay vì đặt nghiêng như kiểu cũ (hom thẳng ảnh hưởng đến sản lượng, kích thước cũ), trồng thẳng, đều.

    Những chiếc máy trồng và thu hoạch mì của ông Hải và ông Thanh chế tạo đã thử nghiệm trồng trên 200 ha, chỉ riêng phần tiết kiệm từ nhân công đã đủ chi phí đầu tư cho 3 máy. Do khả năng có giới hạn nên hai ông không thể sản xuất lớn, hiện có công ty đặt vấn đề hợp tác để sản xuất đại trà phục vụ nông dân nhiều nơi.

    http://nonghoc.com/show-article/6050...-khoai-mi.aspx

  3. #53
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    "Hai Lúa" và bi kịch "đi tắt đón đầu" của Việt Nam

    "Hai Lúa" Trần Quốc Hải và bi kịch "đi tắt đón đầu" của Việt Nam
    19.11.2014


    Ông Trần Quốc Hải được Vương Quốc Campuchia trao tặng huân chương Đại Tướng Quân

    Mạng Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 12/11/2014 loan tin một nông dân Việt Nam quê ở Tân Châu, Tây Ninh, vừa được Nhà Vua Campuchia Norodom Sihamoni phong danh hiệu “Đại tướng quân”. Đó là ông “Hai Lúa” Trần Quốc Hải.

    Cũng theo Diễn Đàn Thế Kỷ, năm 2006 ông Hai Lúa chế tạo một chiếc trực thăng. Công trình này gây tranh cãi một thời rồi bị “xếp xó”. Nhưng ông Hai Lúa không bỏ cuộc. Ông say mê sáng chế, cải tiến các máy nông nghiệp như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ đồng ruộng, máy rải phân, cả máy thu hoạch mủ cao su. Tuy nhiên, theo lời ông kể lại cho một phóng viên của báo Một thế giới thì ông bị rắc rối với cả trung ương Hà Nội và địa phương Tây Ninh. Nhà nước khuyên ông: Thôi nhé đừng làm nữa.

    Diễn Đàn Thế Kỷ thuật lại rằng thế là ông khăn gói sang Campuchia. Các máy nông nghiệp của ông có khách hàng. Ông còn sửa chữa nhiều máy nông nghiệp cũ của nước bạn. Một hôm ông đi qua một doanh trại bộ đội cơ giới có xe bọc thép đã cũ. Ông quan sát nhiều lần và nảy ra sáng kiến có thể tham gia việc bảo quản, sửa chữa, cải tiến xe bọc thép BRDM2. Phía Campuchia đồng ý. Thế là ông và cậu con trai Trần Quốc Thanh lao vào việc. Chẳng bao lâu 5 chiếc xe bọc thép được cải tiến, tiêu thụ xăng giảm từ 40 lít xuống 25 lít/100km, tháp pháo tự động, Campuchia rất hài lòng, vì từng có chuyên gia quân sự VN sang sửa nhưng không đạt, vẫn trục trặc, hư hỏng.

    Campuchia đánh giá cao, quý trọng khả năng hiếm có, tinh thần tìm tòi cải tiến, lối sống giản dị khiêm tốn của ông Trần Quốc Hải, rất trọng thị dành cho ông tiêu chuẩn ăn, ở, đi lại như cán bộ cấp cao của quân đội. Gần đây Nhà Vua còn phong cho ông danh hiệu “Đại tướng quân”. Hiện nay cha con ông đang nhận đóng mới 25 chiếc xe bọc thép cải tiến, nâng 6 bánh lên 8 bánh, có thể di chuyển thuận lợi trên địa hình phức tạp hơn.

    Trước đây, hồi tháng 6/2014 mạng Đất Việt thuật lại câu chuyện một nhà phát minh khác không được trọng dụng trên đất nước mình. Đó là kỹ sư Phan Bội Trân, học từ Pháp về. Ông ham mê nghiên cứu về tàu ngầm, mò mẫm làm ra tàu ngầm nhỏ cho ngành thể thao du lịch biển. Chiếc tảu làm thử đẩu tiên đặt tên là Yết Kiêu 1, dài 3 mét 2, nặng 1 tấn, vỏ bằng composite, có ống kính viễn vọng, máy cung cấp khí, có bánh lái ở phía trước, phía sau và chiều ngang, có thể lặn sâu 70 mét trong nửa giờ, tất cả bộ phận đều làm từ trong nước, trừ động cơ phải nhập. Tàu ngầm tự tạo cho thể thao, du lịch biển được thử nghiệm từ năm 2010 ở hồ bơi Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân Sài Gòn. Kết quả được đánh giá là khả quan, thiết thực. Giá thành chừng 10,000 US$. Sáng chế này cũng không được trong nước hoan nghênh, bị ế.

    Nhân các sự kiện trên, đã có nhiều tờ báo mạng và blogger trong nước bình luận vì sao chính quyền trong nước không khuyến khích, còn ghẻ lạnh với các nhà sáng chế phát minh từ nhỏ đến lớn của nước mình. Có blogger đau xót nhắc rằng một nước có 24,000 tiến sĩ, 10,000 giáo sư mà chưa sản xuất nổi một chiếc đinh vít hiện đại đúng tiêu chuẩn.

    Ai nấy đều rõ Việt Nam là thuộc nhóm đèn đỏ của toàn thế giới về sáng chế, phát minh, về số lượng các bài nghiên cứu có tính chất tìm tòi, khai phá về khoa học và kỹ thuật.

    Về nhà khoa học, ngoài nhà toán học Ngô Bảo Châu còn ai nữa? Đây là hậu quả của lối học vẹt, học thuộc lòng, nhồi sọ các công thức chết, không khuyến khích óc tưởng tượng, suy luận, tự tìm hiểu mọi hiện tượng và sự vật, tò mò tìm ra cái mới.

    Trao đổi chuyện này với một nhà báo Pháp chuyên về kinh tế các nước châu Á, ông có cách nhìn sâu và độc đáo. Ông bảo cái nguyên nhân của nguyên nhân là nền kinh tế VN không bình thường, không giống ai. Ông giải thích:

    - Bình thường mở đầu cho phát triển kinh tế trong một nước nông nghiệp là phải tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, từ tích lũy ban đầu rồi tiến dần lên với quá trình hiện đại hóa. Quá trình đó có khi dài hàng thế kỷ, với sự hình thành của một đội ngũ ngày càng đông công nhân tay nghề cao và cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, gắn liền với nền giáo dục cung cấp công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề, mang tinh thần cải tiến, sáng chế phát minh kết hợp với nền khoa học kỹ thuật không ngừng đi kịp với thế giới.

    - Sau vài chục năm nền sản xuất đạt mức công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao, vốn tư bản được tích lũy, tích tụ lớn lên dần mới xuất hiện những nhóm tài phiệt hùng mạnh, những đế chế kinh tê - tài chính đại tỷ phú, như ở phố Wall Street ở New York, Hoa Kỳ, từ đó sinh ra những ngân hàng ngày càng lớn để chuyên kinh doanh tiền tệ, cổ phiếu, chứng khoán.

    - Về mặt thuần sản xuất ra giá trị của cải thì nông dân, công nhân, lao động tri thức - kỹ thuật , nhà kinh doanh… mới thật là cái gốc, là những người làm giàu thêm cho xã hội. Còn giới tài phiệt - ngân hàng chỉ là kẻ lợi dụng ăn bám vào giới lao động nói trên, lấy của người này chuyển cho người khác. Cho nên một chế độ tốt là chế độ chăm lo cái gốc, là ưu tiên cho việc sản xuất ra ngày càng nhiều của cải, đào tạo nhiều công nhân tay nghề cao, nhiều cán bộ kỹ thuật tài giỏi, có nền khoa học giáo dục khai phóng khuyến khích tìm tòi, phát minh, sáng chế phong phú, tạo nên nền sản xuất năng suất không ngừng được nâng cao.

    Có vẻ như Bộ Chính trị cầm quyền trong nước đã rất coi nhẹ cái phần gốc nói trên, cho nên năng suất lao động xã hội rất thấp, công nhân chuyên nghiệp thiếu trầm trọng, sáng chế phát minh hầu như vắng bóng, kỹ thuật lạc hậu đến mức tận cùng của khu vực, nền giáo dục vẫn theo kiểu giáo điều nhồi sọ. Trong khi đó ngân hàng nhan nhản: ngân hàng Nhà nước, ngân hàng quân đội, ngân hàng xây dựng, gân hàng thương mại, ngạn hàng ngoại thương, ngân hàng tỉnh, ngân hàng huyện, ngân hàng ngành.

    Trong Quốc hội không thấy tiếng nói của nhà khoa học - kỹ thuật, không ai biết bộ trưởng khoa học và công nghệ là ông nào. Quốc hội vẫn bàn nhiều đến ngân sách, tiền lương, đến các khoản nợ, nợ quốc gia, nợ của các cơ sở quốc doanh, nợ của ngành ngân hàng, vẫn chỉ lo các nguồn ODA và FDI bị giảm bớt do nền kinh tế của trong nước vẫn chưa đủ sức tự phát triển bình thường.

    Phải chăng đây là “nét sáng tạo độc đáo” của Bộ Chính trị các khóa gần đây, đã tạo nên cho giới lãnh đạo của đảng một cuộc đi tắt, đón đầu hoành tráng, không cần chờ cho nền kinh tế trải qua thời kỳ tư bản tích tụ ban đầu để tạo nên cả một hệ thống ngân hàng hùng hậu với những nhóm tài phiệt - tỷ phú đô-la Mỹ, hầu hết là bà con anh chị em bạn hẩu của các quan chức ở đỉnh cao quyền lực.

    Với chiến lược đi tắt đón đầu như thế, thì phải 40 năm nữa thu nhập trung bình của người dân VN mới có thể bằng dân Nam Triều Tiên hiện nay, nhưng ngay bây giờ tài sản của các tỷ phú đô-la VN đâu có thua kém các tỷ phú Nam Triều Tiên hay Thái Lan.

    Một bạn Pháp ghé tai tôi: Dân Việt Nam các ông hiền quá. Sự phi lý quái đản của nước Việt Nam không thể trông đợi gì ở cuộc cách mạng hoa hồng hay hoa huệ hay hoa sen mà cần phải có một cú điện chấn (un electro-choc). Phải chịu đau, choáng váng, xáo trộn một chút, mọi người thức tỉnh, giật mình, mới có cuộc đổi đời cần thiết và xứng đáng với dân tộc Việt Nam.


    http://www.voatiengviet.com/content/...u/2526459.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 16:02 ngày 20-11-2014

  4. 2 thành viên Like bài viết này:


  5. #54
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Ước mơ của “Hai Lúa” được phong Đại Tướng Quân
    17/11/2014


    Ông Trần Quốc Hải và con trai Trần Quốc Thanh trong thời gian cải tiến xe bọc thép trên đất bạn Campuchia

    “Năm 2007, khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Thủ tướng Phan Văn Khải đã đưa ra lời kêu gọi: người người làm khoa học, nhà nhà làm khoa học. Nghe lời kêu gọi đó, ý tưởng làm máy bay ấp ủ bấy lâu nay giờ có dịp trỗi dậy” – Hai Lúa Trần Quốc Hải bộc bạch.

    Câu chuyện hai cha con anh Hải ngày đêm vật lộn với những công đoạn để hoàn thành 2 chiếc trực thăng đã được nói nhiều. Nhưng câu chuyện nhà khoa học truy vấn “Hai lúa” làm trực thăng thì ít được nhắc tới…

    Sau khi có thông tin ông Hải làm được máy bay, các đoàn của chính chủ đến….khảo sát

    “Nhìn chiếc máy bay để tại nhà, cảm nhận đầu tiên của họ là tỏ ý không tin người Việt Nam có đủ trình độ để có thể chế tạo được máy bay. Sau đó, một đoàn gồm các giáo sư tiến sĩ, lãnh đạo của 11 bộ đến đưa ra những câu hỏi truy vấn liên quan đến quá trình hình thành cũng như phương án vận hành chiếc trực thăng này” – ông Hải nhớ lại.

    Do trả lời thông suốt mọi câu hỏi, nên không lâu, “Hai lúa” Tây Ninh được mời ra Hà Nội.

    Trong chương trình đó, người phỏng vấn ông Trần Quốc Hải là GS-TS Nguyễn Thế Mịch, trưởng bộ môn hàng không trường đại học Bách khoa Hà Nội. GS Mịch hỏi gì ông đáp nấy, không một vấp váp.


    Chiếc trực thăng thử nghiệm của ông Hải



    ...và một chiếc khác được trưng bày tại triển lãm nước ngoài.


    Chưa dừng lại, một phái đoàn khác gồm các GS.TS được đào tạo ở nước ngoài được đưa đến. Những câu hỏi được đưa ra và một lần nữa và ông Hải đều trả lời trôi chảy. Kết quả của những lần “kiểm tra” như thế, “Hai lúa” được cấp bằng Anh Hùng Lao Động Thời Kỳ Đổi Mới.

    “Hai chiếc máy bay do chính bàn tay của cha con tôi làm ra được đưa đi thử nghiệm trước 2 trung tướng, một thiếu tướng và hàng chục đại tá cùng nhiều GS-TS khác. Khởi động. Cánh quạt chuyển động từ chậm sang nhanh vù vù trước mặt mọi người. Tuy nhiên công việc thử nghiệm chỉ dừng lại ở đây mà không được phép cất cánh…

    Được quan tâm, tôi cứ nghĩ rằng mình được khuyến khích tiếp tục làm công việc khoa học này. Nhưng không…”
    - ông Hải nhớ lại

    Sau khuyến cáo này, ông Hải chưa biết phải làm gì với chiếc trực thăng thì viện bảo tàng Moma ở Mỹ đánh tiếng muốn mua. Cuối cùng chủ nhân đành phải bán. Số tiền thu được, ông Hải dồn hết vào việc nghiên cứu các công trình khác.

    Nói đến đây, ông Hải đã cho chúng tôi xem một bài báo của hãng thông tấn CNN có đoạn: “Một phái đoàn của Úc đã đến thăm và mời ông đến tham dự một cuộc triển lãm vào tháng 12 năm 2006. Trong buổi triển lãm đó ông nói về những khó khăn trong suốt quá trình chế tạo chiếc phi cơ cũng như những cách thức mà ông đã sử dụng để chế tạo nó.


    Chiếc máy bay trực thăng của ông Hải đã được chọn là một trong ba thiết kế triển vọng tại buổi triển lãm này, cùng với thiết kế của một người Úc và một người Trung Quốc”.

    Ước mong cháy bỏng: được tự do làm khoa học

    Sau những thành công về qui trình chăm sóc cây khoai mì có chút tiếng vang, lữ đoàn 70 của nước bạn Campuchia ngỏ ý mời ông Hải về thực hiện qui trình này trên những thửa đất của họ.

    Những người lãnh đạo lữ đoàn mong muốn được cơ giới hóa toàn diện trong việc canh tác cây khoai mì. Ngoài các khâu trồng, bón phân, chăm sóc cây mì, cha con ông Hải còn phải sửa chữa máy móc, cải tiến dàn cày.

    Trong lúc làm việc, ông Hải nhìn thấy có nhiều xe bọc thép hư hỏng mà trước đó đã được các chuyên gia Nga, Ucraina thậm chí có cả Việt Nam sửa chữa.

    Một phần vì tự ái dân tộc và cũng “ngứa nghề”, ông xin phép được khảo sát qua cấu tạo của xe bọc thép Liên Xô. Loại xe này có quá nhiều nhược điểm, trong đó lớn nhất là xe được chế tạo để sử dụng ở những vùng có khí hậu ôn đới. Vì thế với Campuchia, một nước nhiệt đới khó lòng thích nghi được.

    Ông Trần Quốc Hải đã đề nghị họ thay đổi động cơ từ máy xăng sang máy dầu để vừa tiết kiệm được nhiên liệu vừa tăng công suất của máy tạo được độ tin cậy cao.

    Sau khi xe được thay động cơ Hino (của Nhật) và đưa ra vận hành thử. Ai cũng thừa nhận sáng kiến của cha con ông Hải đạt được những hiệu quả rõ rệt. Chiếc xe được nghiệm thu và tác giả sáng kiến tiếp tục được giao cải tiến 11 xe còn lại trong đó có 7 chiếc BRDM – 2 và 4 chiếc BTR 60PB.

    Ông Hải tiếp tục nghiên cứu cải tiến, giảm bớt tiêu hao nhiên liệu, tăng tính cơ động cho xe….Ban đầu ông phải tự bỏ tiền túi 25.000USD để thực hiện chiếc đầu tiên, nhắm tạo niềm tin.

    Thành công ngoài sức tượng tượng, phía bạn đã đầu tư tiếp để cha con ông Hải hoàn thành cả 11 chiếc với đầy đủ tính năng thích hợp.

    Trước thành công này, tướng 3 sao Mao Xo Phanh bàn với ông Hải việc chế tạo loại xe bọc thép để phù hợp với Campuchia mà không cần phải nhập ngoại. Ông Hải gật đầu và không lâu sau đó được giao nhiệm vụ làm tổng công trình sư…

    4 tháng sau, chiếc xe bọc thép đầu tiên của Campuchia và cả Đông Nam Á được ra đời. “Hai lúa” Việt Nam và con trai được quốc vương Campuchia trao tặng huân chương Đại tướng quân và công nhận là nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB, ghi nhận những đóng góp cho nền kỹ thuật của đất nước.

    Trong suốt thời gian lưu lại Campuchia, cha con ông Hải được đối xử rất trọng vọng ngang hàng với cấp tướng. Phía bạn đề nghị cấp nhà, xe và 18 mẫu đất có xoài để níu chân người tài, nhưng ông Hải đã khước từ.

    “Với tôi, tiền tài và danh vọng chỉ là vật ngoài thân. Tôi chỉ có một ước muốn, một ước muốn cháy bỏng là được nghiên cứu khoa học tiếp tục cống hiến những thành quả mình cho đất nước, cho đồng bào.

    Tôi rời Campuchia về đến quê nhà vào ngày 15/10 vừa qua để tổ chức đám cưới cho cháu Thanh. Trong khi đó, tại Campuchia, một dự án đã hình thành nhằm xây dựng một nhà máy chế tạo xe bọc thép.Hiện tại tôi đã bỏ ngỏ chưa trả lời về lời mời của họ...”
    - ông Hải cho biết khi kết thúc câu chuyện.


    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/20731...uong-quan.html

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #55
    Tham gia
    07-11-2014
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    45
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Một nhân tài mà Việt Nam không biết trọng dụng, buồn thay

  8. #56
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi So1media View Post
    Hình như bác nông dân hai lúa này hiện giờ đang được trọng dụng ở Campuchia đúng không nhỉ
    Khả năng đọc-hiểu Tiếng Việt có vấn đề chăng?

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #57
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    ‘Hai lúa’ chế tạo xe bọc thép: Bộ Trưởng Khoa Học & Công Nghệ nói gì?
    17/11/2014


    Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân

    (VTC News) – Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã lên tiếng sau việc ông Trần Quốc Hải sang Campuchia chế tạo xe bọc thép và được nước này tặng huân chương Đại tướng.

    Những ngày qua, dư luận trong nước không ngớt ồn ào sau vụ việc cha con ông Trần Quốc Hải - nông dân ở Tây Ninh đã sang Campuchia sửa chữa, chế tạo thành công xe bọc thép cho nước này và được trao tặng Huân chương vương quốc Campuchia.

    Vấn đề mà dư luận đặt ra là tại sao Việt Nam lại không thể là mảnh đất để cha con ông Hải có thể phát huy tài năng, cống hiến cho nước nhà? Tại sao một nhà khoa học nông dân như ông Hải lại được nước ngoài đón nhận, tôn vinh, trong khi ở Việt Nam thì bị “ghẻ lạnh”.

    Bộ trưởng Khoa học và Công Nghệ Nguyễn Quân đã trả lời phỏng vấn báo chí bên ngoài hành lang Quốc hội xung quanh vấn đề này.

    - Dư luận trong nước vừa qua rất ngạc nhiên về trường hợp bố con ông Trần Quốc Hải sang Campuchia mà có thể sửa chữa được thiết giáp cho nước này, được thưởng rất lớn. Tại sao những người khoa học nông dân như vậy không thể sáng tạo, cống hiến ngay trên đất nước mình, thưa Bộ trưởng?

    Sức sáng tạo của mọi người, kể cả những nhà khoa học có bằng cấp hay người nông dân bình thường đều đáng trân trọng như nhau. Vấn đề ở chỗ sự sáng tạo ấy có thị trường hay không, ở đâu đó tạo ra được thị trường, có sự đặt hàng thì những sáng tạo ấy có khả năng được ứng dụng ra xã hội.

    Trong lĩnh vực quốc phòng ở ta, việc sửa chữa các thiết bị, xe cộ cũng là công việc rất quan trọng. Tôi cảm nhận được ở ta các hệ thống nhà máy công nghiệp quốc phòng đã làm tốt việc này nên chúng ta chưa có nhu cầu đặt hàng những người dân khác ngoài hệ thống quốc phòng tham gia vào việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các máy móc quốc phòng.

    Cơ chế chính sách của chúng ta trong lĩnh vực này cũng có những bất cập. Chính phủ đã có nghị định về sáng kiến năm 2013 nhưng vướng mắc với hệ thống luật pháp nên nguồn lực để hỗ trợ cho những sáng kiến, sáng tạo của người dân chưa có cơ chế và nhìn chung rất khó khăn.

    Cho đến nay chưa có điều khoản nào trong các văn bản luật pháp của ta cho phép các cơ quan nhà nước có thể dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Ở đâu đó nếu có hỗ trợ được thì cũng phải xã hội hóa hoặc dùng những khoản kinh phí rất hạn chế từ ngân sách nhà nước để làm. Điều đó cũng hạn chế những hỗ trợ của nhà nước cho khả năng sáng tạo của người dân.

    Khi cơ chế chính sách của chúng ta cho phép cơ quan nhà nước hoặc người đứng đầu cơ quan nhà nước có thể hỗ trợ với mức như Chính phủ Campuchia thì người dân của ta khi đó chắc chắn có thể sáng tạo trên quê hương của mình.

    Chúng ta cũng có những điều chỉnh, như luật KH-CN 2013 là một bước tiến mới đưa ra cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi và cơ chế quỹ. Nếu Chính phủ và Quốc hội tiếp tục thể chế hóa tốt những quan điểm này thì tôi tin những nhà khoa học cũng như người dân của chúng ta có thể thực hiện tốt những sáng tạo, ý tưởng khoa học của mình so với trước đây.


    - Bộ trưởng nghĩ thế nào về nhận định Việt Nam có đầy đủ hệ thống trường đại học, viện nghiên cứu, cũng có đến hàng chục nghìn giáo sư, tiến sĩ nhưng mỗi khi có những sáng tạo thực sự gắn với đời sống lao động sản xuất thực tế thì lại đến từ những người nông dân chứ không phải đội ngũ khoa học hùng hậu kia?

    Việc này phải nhìn nhận một cách bao quát, công bằng là rất nhiều sáng tạo, nghiên cứu khoa học của ta đã được ứng dụng thành công nhưng ta lại không mấy khi để ý đến vì coi đó là chuyện đương nhiên.

    Xin nói là các nhà khoa học của ta đã làm được rất nhiều sản phẩm có giá trị cho cuộc sống như là hệ thống vắc-xin. Việt Nam là 1 trong 4 nước trên thế giới làm được vắc-xin Rota. Chúng ta cũng làm được các loại vắc-xin tiêm chủng mở rộng phòng 67 bệnh cho trẻ em. Không phải nước nào cũng làm được điều đó.

    Hoặc chúng ta cũng đang làm chủ công nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước và 120 m nước đạt tiêu chuẩn quốc tế và thực tế đã hạ thủy thành công, trở thành 1 trong 3 quốc gia ở châu Á làm được điều đó…

    Còn rất nhiều sản phẩm khác do giới khoa học chúng tôi làm ra đang được sử dụng nhưng dường như xã hội chưa chú ý nhưng những thành công của người dân, có thể là chưa có bằng cấp, được đề cập nhiều hơn.


    - Như ông vừa nói thì những sáng tạo đó là đương nhiên và không cần phải nhắc đến như một thành tựu nên ít người biết đến sự cống hiến của đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam?

    Chúng tôi cho rằng đó là việc đương nhiên. Đó là những hiện tượng mà chúng ta cần khuyến khích.

    Không phải Bộ không quan tâm đến điều đó mà vấn đề là cơ chế chính sách của chúng ta chưa phù hợp để có thể hỗ trợ được tối đa với người dân. Như tôi có nói, những công trình ấy, nếu người dân có sự gắn kết, hợp tác chặt chẽ với cơ quan khoa học thì tôi tin là nó còn tốt hơn nữa. Nhưng hiện nay ngay người dân cũng tự mình mày mò, chưa có sự hợp tác.

    Còn nói số lượng tiến sỹ giáo sư của chúng ta nhiều nhất khu vực thì cũng chưa có sự kiểm chứng. Và trong số mấy chục ngàn tiến sỹ của chúng ta, tỷ trọng những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật không cao và những người còn thực sự làm khoa học lại càng ít nữa vì rất nhiều người trong số đó đã đi làm quản lý, làm doanh nghiệp hay các lĩnh vực khác.

    Nếu có một sự đánh giá thật đầy đủ thì tôi nghĩ cần có cuộc điều tra để xem trong số 25.000 tiến sĩ có bao nhiêu người làm trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và có bao nhiêu người còn trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ còn cứ nói như thế này thì giới khoa học cũng cảm thấy còn gì đó chưa khách quan.

    Tôi cũng nghĩ những người nông dân không bằng cấp nhưng làm thế thực sự họ là những nhà khoa học, không bằng cấp nhưng họ đam mê, họ nghiên cứu rất nhiều, họ đọc sách rất nhiều, hơn cả những người có bằng cấp.

    Cho nên nếu nói những người đó không phải là nhà khoa học thì không đúng, chúng tôi gọi họ là những nhà khoa học không bằng cấp và cũng trân trọng họ không khác những nhà khoa học có bằng cấp, khi những sáng tạo, sản phẩm của họ có ý nghĩa với xã hội.


    - Thực tế, qua tiếp xúc với báo chí, rất nhiều nhà khoa học không bằng cấp phàn nàn là chưa nhận được sự khuyến khích, tạo điều kiện cần thiết của cơ quan quản lý, thậm chí là gây khó khăn trong việc sản xuất, tạo ra các sản phẩm của mình. Đơn cử như trường hợp ông chủ của tàu ngầm mini Trường Sa 1, bị ngăn chặn khi thực hiện các hoạt động chạy thử nghiệm?

    Có một số lĩnh vực như an ninh quốc phòng, muốn làm gì nên hợp tác với cơ quan quản lý vì chắc chắn nếu tàu ngầm đó chỉ làm cho gia đình, chạy trong ao, trong hồ của gia đình thì không ai ngăn cản nhưng một khi tàu ngầm muốn đưa ra chạy thử nghiệm trên sông, trên biển, máy bay muốn bay trên trời thì chắc chắn phải được cấp phép của các cơ quan quản lý nhà nước vì việc này liên quan đến tính mạng tài sản của người dân cũng như của chính người chủ tạo ra các sản phẩm đó. Đấy là chưa kể khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của quốc gia nữa.

    Lẽ ra họ phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước vì thiết bị máy móc phải có quy chuẩn tiêu chuẩn và nếu là phương tiện giao thông phải có đăng kiểm – điều kiện bắt buộc theo luật, luật đâu cũng thế. Vậy nên nếu họ có sự hợp tác từ đầu, cơ quan nhà nước có sự kiểm tra giám sát trong quá trình chế tạo, cấp chứng nhận đăng kiểm, được phép lưu hành thiết bị đó… thì thuận lợi hơn.

    Trường hợp tàu ngầm ở Thái Bình, một vài máy bay ở Hà Nội, Tây Ninh… những người làm có ý tưởng đó thì họ chưa thực sự hợp tác với các cơ quan nên làm xong rồi cũng không thể được cấp phép. Các cơ quan cấp phép lại phải căn cứ vào việc các mô hình đó được thiết kế trên tiêu chuẩn, quy chuẩn nào không, cơ quan nào đăng kiểm… vì thế rất khó cho cơ quan cấp phép.

    Còn nếu họ hợp tác từ đầu, mời cơ quan đăng kiểm tham gia từ đầu, kiểm định từ thiết kế cho tới chất lượng từng mối hàn, việc chế tạo từng thiết bị sử dụng trong mô hình đó thì mới có thể cấp phép hoặc cấp đăng kiểm được.

    Đó cũng là câu chuyện tôi đã nhiều lần trao đổi với người dân rằng nếu bà con có ý tưởng thì nên liên hệ với cơ quan quản lý ở các địa phương là các Sở KH-CN thì họ sẽ giúp liên lạc, kết nối với các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, cơ quan quản lý để người dân được thuận lợi hơn.

    Đương nhiên là có khó khăn khi ngân sách nhà nước dành cho hoạt động này gần như không có nên người dân khi đến với các cơ quan nhà nước là tìm sự hỗ trợ về tài chính nhưng không đạt được nên bà con không tìm đến nữa nhưng cần phải hiểu hỗ trợ tài chính cũng chỉ là một phần, quan trọng còn là những hỗ trợ tư vấn về quy định quản lý để làm sao sản phẩm làm ra được cấp phép và lưu hành.


    - Trở lại vụ cha con ông Hải, khi được Chính phủ Hoàng gia Campuchia phong chức “Đại tướng quân” có phát biểu 1 câu “những sáng tạo, phát kiến của tôi không được khuyến khích trên quê hương mình” dường như chứa đựng rất nhiều day dứt?

    Tôi nghĩ là không phải là không được khuyến khích. Chính phủ cũng đánh giá rất cao những ý tưởng sáng tạo như vậy. Tuy nhiên, như đã nói, với Chính phủ Việt Nam thì việc sửa chữa xe pháo đã có một hệ thống công nghiệp quốc phòng đảm đương rất tốt rồi.

    Hai nữa là chắc chúng ta cũng thấy chưa có nhu cầu cải tiến nâng cấp hệ thống thiết bị quốc phòng đó nên ngay những hệ thống khoa học của nhà nước cũng chưa nhận được đặt hàng đó chứ đừng nói đến người dân. Trong khi đó phía Campuchia lại có nhu cầu. Họ có rất nhiều máy móc hỏng mà không có người sửa chữa hoặc có thể có thiết bị cần cải tạo cho phù hợp với điều kiện của họ thì họ có thể mời.

    Một điều nữa là cơ chế của họ rất thoáng, họ có thể tin tưởng giao cho một người nước ngoài một khoản tiền rất lớn để làm việc đó trong khi chúng ta chưa có quy định nào cho phép có thể làm việc đó một cách thông thoáng như vậy.



    http://vtc.vn/hai-lua-che-tao-xe-boc...i.2.516443.htm

  11. #58
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Bí mật trong chiếc máy bay của cha con Đại tướng quân "hai lúa"
    07:57 AM, 20-11-2014


    Chiếc máy bay của ông Hải vừa được thử nghiệm thành công.


    (ĐSPL)- Nuôi hy vọng vào những ước mơ trong tương lai là sẽ chế tạo thành công nhiều chiếc trực thăng mang thương hiệu "hai lúa" trên chính bầu trời quê hương mình, ông Trần Quốc Hải luôn dành thời gian tìm tòi, học hỏi và sáng tạo. Sau nhiều năm nghiên cứu cực khổ, cuối cùng chiếc máy bay đầu tiên đã ra đời ngay trên chính mảnh đất quê hương ông.

    Giải mã "kỳ nhân"

    Cái tên Trần Quốc Hải (SN 1960), trú tại xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đã không còn xa lạ với nhiều người. Không phải bây giờ người ta mới biết tới người đàn ông đó, mà ngay từ thời điểm cách đây hơn chục năm về trước, tên tuổi ông đã nổi danh khắp nơi. Đơn giản vì ông có những ước mơ táo bạo, chế tạo thành công nhiều chiếc máy bay trực thăng ngay trên chính quê hương mình. ước mơ chế tạo thành công chiếc máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy quê hương mình luôn thôi thúc trong suy nghĩ của người nông dân tràn đầy ý chí và nghị lực này.

    Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, năm 2003, ông Trần Quốc Hải chế tạo thành công chiếc máy bay trực thăng đầu tiên mang thương hiệu "hai lúa" của mình. Nhìn vào thành quả có được sau thành công bước đầu, ông rất vui và luôn tâm niệm cần phải làm nhiều điều tốt hơn thế nữa. Ngay sau khi chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên thì danh tiếng của ông Trần Quốc Hải đã vang danh khắp mọi nơi. Có nhiều người, nhiều đơn vị từ mọi nơi trong và ngoài nước khi nghe tiếng ông, không ngại đường sá xa xôi đã tìm tới xưởng cơ khí của ông ở một xã biên giới heo hút tại tỉnh Tây Ninh để được gặp trực tiếp người nông dân vùng quê nghèo ấy.

    Việc ông Hải chế tạo thành công máy bay trực thăng, bằng những phương pháp thủ công vốn sẵn có quả là chuyện có một không hai từ xưa tới nay. Với phát minh và sự sáng tạo đó, ông đã được nhiều tổ chức khoa học kỹ thuật từ nhiều nơi đến để ghi nhận. Bên cạnh đó, cũng có một số đơn vị tổ chức liên hệ mua chiếc trực thăng của ông để đưa đi triển lãm ở Singapore.

    Được biết, chiếc máy bay trực thăng đầu tiên do ông Hải chế tạo thành công đã bán cho một bảo tàng ở New York nước Mỹ, chiếc còn lại thì bán cho Bảo tàng Busan của Hàn Quốc. Đặc biệt, sau khi bán những chiếc máy bay trên, ông Trần Quốc Hải không dùng số tiền đó vào cuộc sống gia đình, mà ông đã dùng số tiền trên để tiếp tục mua và chế tạo thêm nhiều chiếc máy khác tinh tế hơn.

    Gặp ông Hải tại nhà riêng vào một buổi trưa, ông chia sẻ rất nhiều những kinh nghiệm và bí quyết về quá trình sáng tạo những thiết bị của chính mình. Năm 2010, trong một lần ông đi Mỹ thăm con trai đang theo học ngành chế tạo máy bay tại đây. Lúc này tình cờ ông đọc được cuốn sách "Hãy biến máy bay, xe tăng thành máy nông nghiệp". Sau khi đọc hết cuốn sách, về Việt Nam được một thời gian, ông luôn suy nghĩ làm sao để có thể giúp bà con thoát khỏi cái nghèo và cái đói. Điều đó luôn thôi thúc ông phải chế tạo thêm nhiều chiếc máy khác, không chỉ là máy bay để phục vụ giúp đỡ bà con nông dân.



    Rơi nước mắt nhìn máy bay cất cánh

    Ông Trần Quốc Hải vốn quê ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, là con trai thứ tư trong gia đình gồm 8 anh chị em, cha làm thầy thuốc, còn mẹ lúc bấy giờ làm công nhân may. Ngay từ khi mới học lớp 3, Trần Quốc Hải đã có sự đam mê với nghiệp khoa học công nghệ. Mỗi lần không có ai ở nhà, Hải thường tận dụng mọi đồ dùng liên quan đến công nghệ ra tự ứng dụng. Nhưng gia đình không cho phép, cha mẹ lo lắng nếu Hải làm những việc đó sau này sẽ không có tương lai tốt đẹp, hơn nữa lại lấm lem bụi bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. "Do nhà ở sau lưng sân bay dã chiến Cẩm Giang, nên nhiều lúc tôi trốn gia đình vào đó nhìn tận mắt từng chiếc máy bay trực thăng xem nó như thế nào. Lúc còn nhỏ, tôi rất thích thú và mơ ước lớn lên sẽ tự tay mình chế tạo và lái chiếc máy bay đó trên bầu trời quê hương", ông Hải nói.

    Trần Quốc Hải từng tốt nghiệp chuyên ngành thể dục thể thao tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, sau đó ông đi dạy học được vài năm thấy không hợp với sự đam mê của mình nên từ bỏ. Năm 1996, vợ chồng ông quyết định mở xưởng cơ khí riêng tại nhà để chế tạo máy móc nông nghiệp. Cùng chung quan điểm và sự đam mê với việc chế tạo máy móc, một người bạn thân ở xã Suối Ngô đang làm Kinh doanh Bất động sản nghe được ý tưởng chế tạo máy bay của ông Hải đã rất thích thú và đề nghị được hợp tác. Nhờ có vốn kiến thức về ngoại ngữ trong những lần giao tiếp với người nước ngoài, hơn nữa lại thành thạo máy vi tính, ông Trần Quốc Hải đã tìm kiếm được nhiều thông tin trong việc chế tạo máy bay và các loại máy khác.

    Thời điểm đầu chế tạo máy bay, ông Trần Quốc Hải mất gần chục năm mới làm xong. Đôi lúc có nhiều người ra vào xưởng tò mò hỏi, thì ông lại nói dối là máy xay bột mì. Khi mọi thứ đâu vào đấy, ông cùng người bạn thân của mình chở chiếc máy bay ra cánh đồng trống thuộc xã Suối Ngô, cách nhà 15km để thử. Là người trực tiếp chế tạo, ông Hải hiểu rõ tác phẩm của chính mình hơn ai hết. Nhưng vào thời điểm đó chính bản thân ông Hải cũng không hết lo lắng, bàng hoàng liệu chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chiếc máy bay cất cánh không thành công? Suốt ba tiếng đồng hồ của một buổi sáng, cuối cùng chiếc máy bay đã cất cánh thành công hơn mong đợi.

    Ông Trần Quốc Hải cho biết: "Thấy chiếc trực thăng bay được nên tôi rất yên tâm về sản phẩm của mình. Quan sát kỹ thì thấy vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục nên tôi đã đưa về để điều chỉnh. Một tuần sau, tôi mang chiếc trực thăng ra thử lần nữa thì thấy rất hợp với những gì mình mong đợi. Trực thăng bay ở độ cao 5 mét với thời gian 10 phút. Lúc đó là gần trưa, chuẩn bị hạ cánh ra về thì huyện đội xuống thu máy bay của tôi mà không nói lý do. Sau cả nửa tháng, thì chính quyền lại gọi tôi đến đem máy bay về. Nghe nói, lúc đó có người báo tưởng tôi làm vậy là sai luật, nhưng thấy việc làm của tôi có ý nghĩa, nên họ trả lại và còn khuyến kích tôi nên làm tốt hơn".

    Chiếc máy bay đầu tay có lẽ chưa phải là sự thỏa mãn như ý với ông Trần Quốc Hải, vì nó quá nặng (900kg) và tốn kém nhiên liệu. Qua trao đổi với bạn bè quốc tế và thực tiễn, ông suy nghĩ và nhận thấy mình có thể làm được chiếc khác tốt hơn thế nhiều. Nói là làm, hai năm sau, ông bắt tay ngay vào công việc của chính mình. Chỉ 6 tháng, chiếc máy bay trực thăng thứ hai đã được ông chế tạo hoàn chỉnh, chỉ nặng 680kg, dài 11m, rộng 2,3m, cao 3,5m, động cơ mới có mức tiêu hao nhiên liệu 60 lít/8 giờ, vận tốc đạt 150km/giờ. Giá thành của chiếc máy bay trực thăng này chỉ bằng một chiếc xe hơi du lịch lắp ráp.

    http://www.doisongphapluat.com/xa-ho...ua-a69913.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 08:36 ngày 23-11-2014

  12. #59
    Tham gia
    20-10-2014
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    257
    Like
    5
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Bác này hồi xưa còn chế tạo cả máy bay gì đó. Nhưng mà hình như không bay được. Bác này giỏi, nhưng mà 1 phần bác ấy cũng giàu, cái gì hư là mua thay chứ không phải là tự tay sửa mấy hư đó rồi dùng lại.

  13. #60
    Tham gia
    24-09-2012
    Location
    HCM
    Bài viết
    79
    Like
    1
    Thanked 11 Times in 9 Posts
    Bác Hải là người có tài và cũng có tâm , thất đáng quý và trân trọng . Tiếc rằng mong ước nhỏ nhoi của bác vẫn chưa thành hiện thực được ...
    Không có tiền mua Bút , nên chưa ký được

Trang 6 / 9 FirstFirst ... 3456789 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •