Trang 2 / 29 FirstFirst 123457 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 285
  1. #11
    Tham gia
    10-02-2007
    Bài viết
    387
    Like
    0
    Thanked 34 Times in 12 Posts
    Kỳ 4






    3. Tìm biết những biểu hiện lỗi thường gặp của HDD:
    Trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta cũng đôi lúc gặp phải vấn đề hỏng ổ cứng và việc đó thường được nhận biết chung là “sự cố HDD, hỏng HDD…”. Kỳ này, người viết sẽ đưa ra một số dấu hiệu về mặt kỹ thuật của HDD hỏng để người dùng có thể nhận biết và kết luận một cách tương đối chính xác về sự cố, từ đó có thể tự đưa ra phương án tự sửa chữa hay cần mang tới chuyên gia.
    Để nhận biết HDD của mình đã bị hỏng phần nào, mời các bạn đọc các lỗi HDD được mô tả dưới đây:
    -PCB (Printed Control Board) bị lỗi.
    -Motor, bạc đệm của motor bị hỏng.
    -Parking zone và hệ cơ dẫn đầu đọc vào nơi an toàn khi HDD không hoạt động bị lỗi.
    -Hỏng một hoặc nhiều đầu đọc/ghi.
    -Đầu đọc hỏng dẫn đến bề mặt từ tính bị cào xước.
    -Bad sector.
    -Đầu đọc không hỏng hẳn (không mất hẳn khả năng đọc-ghi) nhưng chức năng không ổn định (tại một thời điểm nào đó bị mất chức năng đọc ghi).
    -Một phần hoặc toàn bộ các modules điều khiển bị lỗi, hỏng.
    Khi các sự cố đã được nhận diện và đặt tên, đó cũng chính là lúc chúng ta cùng nhau khám phá điều gì đã xảy ra, nguyên nhân gì đã gây nên các sự cố để từ đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm phương án giải quyết.

    *Bước thứ nhất: linh kiện điện tử. Hãy để tôi bắt đầu bằng việc kiểm tra tính toàn vẹn của các linh kiện điện tử. Đất nước chúng ta có khí hậu nóng-ẩm, môi trường thiếu tiện nghi (không được lắp đặt đầy đủ điều hòa nhiệt độ-máy hút ẩm) cộng thêm môi trường ô nhiễm bụi nặng nên bo mạch điện tử thường hay bị hỏng trước tiên. Vì thế, việc quan sát trước tiên là giúp chúng ta tìm ra các sự cố bo mạch bị chập, cháy nổ linh kiện.

    Khi quan sát thấy mọi linh kiện đều còn nguyên thì tiến hành thay thế bo mạch điện tử của HDD. Để khẳng định bo mạch bị hỏng hay còn tốt, bạn cần có 01 HDD nữa “giống hệt” như cái đang cần chẩn đoán thì mới có thể khẳng định chính xác được vấn đề. Đôi khi, HDD detect sai tên, chạy kêu lọc cọc, hệ thống không nhận…nguyên nhân do PCB bị hỏng RAM, ROM internal…
    Các dấu hiệu để nhận biết tình trạng HDD lỗi bo mạch điện tử:
    -Hệ thống nhận sai tên-sai dung lượng so với thông số gốc của ổ đĩa.
    -Ổ cứng không có dấu hiệu hoạt động của motor ngay khi được cấp nguồn.
    -Ổ cứng kêu lọc cọc ngay khi được cấp nguồn.
    Đôi khi, một động tác đơn giản là thay bo mạch điện tử đã giúp chúng ta phục hồi chức năng của HDD lỗi.

    *Bước thứ hai: linh kiện cơ khí/điện tử của motor. Khi chúng ta đã xác định PCB không hỏng thì việc tiếp theo là kiểm tra trạng thái hoạt động của motor khi được cấp nguồn. Nếu ngay khi bật nguồn cấp cho HDD mà không thấy có dấu hiệu quay, nguyên nhân có thể do trục quay bị kẹt do đầu đọc dính chặt vào platter. Đôi khi, IC điều khiển motor hỏng dẫn đến việc gây hỏng cuộn dây của motor; hoặc motor bị kẹt bởi chất bôi trơn của bạc đệm. Với những HDD không dùng bạc đệm mà dùng bi thì không bị kẹt bởi chất bôi trơn nhưng sẽ phát ra tiếng kêu rất lớn khi chạy. Một nguyên nhân nữa có thể gây nên hiện tượng lỗi motor là do bị đoản mạch-tiếp xúc không tốt giữa mạch điện tử và đầu dây dẫn vào phần điều khiển điện tử bên trong ổ cứng.
    Các dấu hiệu để nhận biết lỗi motor:
    -Vòng quay motor giảm tốc độ xuống thấp hoặc không có dấu hiệu của motor có quay.
    -Bị kẹt bởi dung dịch bôi trơn bạc đệm.
    -Motor quay với tiếng động cơ lớn hơn mức bình thường.
    -Điểm tiếp xúc giữa motor và bo mạch điện tử.
    Việc thay thế motor cũng đòi hỏi 01 HDD khác giống hệt cái bị hỏng vì các yêu cầu về cấu trúc cơ học cũng như điện tử. Để có thể giải quyết vấn đề này, thiết bị kỹ thuật là không thể thiếu.

    *Bước thứ ba: bề mặt từ tính. Khi đã loại trừ nguyên nhân do lỗi PCB và motor thì chúng ta cần tiến hành bước này. Chúng ta đều đã biết, các modules điều khiển thuộc vùng (Service Area) và các dữ liệu của người dùng thuộc vùng DA (Data Area), chúng hết thảy đều chịu sự chi phối của bề mặt từ tính HDD. Nếu như bề mặt từ tính bị suy giảm (hiện tượng bad sector) trong DA thì chúng ta sẽ bị mất quyền truy cập vào một vùng đĩa trống, một hay một số file nào đó sẽ không thể sử dụng được. Nhưng nếu như từ tính bị lão hóa trong vùng SA thì có nhiều khả năng chúng ta sẽ không còn khả năng truy cập vào bất cứ vùng nào của HDD, dù đó là SA hay DA. Để giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta cần có thiết bị chuyên dụng HDDLab, cho dù đó là lỗi từ tính trong vùng SA hay DA. Lâu nay, rất nhiều người trong ngành công nghệ thông tin thường không thực sự hiểu lỗi bad sector của HDD là gì-cách xử lý chúng ra sao. Họ thường sử dụng những cụm từ rất “đời thường” như “cắt, tẩy, sửa bad…sector HDD” và như vậy chứng tỏ họ không hề có cách giải quyết triệt để đối với các bad sector HDD. Chúng ta đều biết, sector HDD được cấu thành từ rất nhiều điểm từ tính trên bề mặt platter. Khi điểm từ tính đó suy giảm hoặc mất khả năng từ tính thì hệ thống gọi hiện tượng đó là bad sector. Vì các điểm từ tính đó là các hạt từ tính được gắn kết lên platter bằng công nghệ và hóa chất đặc biệt, không dễ gì loại bỏ hay bổ xung khả năng từ tính cho nó. Khi gặp bad sector, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là đưa nó vào danh sách các sector bị lỗi, không dùng được chứ không có cách chi “cắt, tẩy, sửa chữa…” cái điểm từ tính bị lỗi đó. Các bad sector sẽ được định vị trong danh sách các bad sector của HDD và hệ thống sẽ không đọc/ghi chúng trong quá trình sử dụng. Chúng ta đều đã biết qua các bài viết trước, danh sách bad sector chính là một vài modules nằm trong vùng SA và tình trạng HDD hoạt động tốt hay không là phụ thuộc vào sự liên kết chính xác giữa các modules chứa danh sách các bad sector và các điểm trên bề mặt từ tính. Nếu các bad sector không được định vị trong các list bad sector thì quá trình đọc/ghi của HDD sẽ diễn ra chậm lại hoặc không thể sử dụng được do hệ thống không thể vượt qua được các bad sector đó. Còn nếu các modules bị lỗi, mất thông tin về các bad sector hiện hữu trên HDD thì sao? Ngoài các tác hại như vừa nêu, chúng ta còn không thể dùng được HDD do không định vị được các bad sector và điều tồi tệ nữa là chúng ta sẽ rất khó để có thể lấy lại được dữ liệu đã có trên HDD. Tại sao vậy? Khi các bad sector được giải phóng khỏi sự quản lý của các modules, chúng sẽ làm phình to các miền dữ liệu, gây mất cấu trúc logic của data đã có trên HDD. Đây là câu trả lời chung cho các bạn đã, đang và sẽ gửi tới tôi câu hỏi: “nếu HDD bị lỗi firmware thì data cũ trên đó sẽ còn hay mất sau khi sửa được HDD?” Ví dụ như các ký tự mà các bạn đang đọc đây, chúng sẽ chỉ có thể là nội dung bài viết của tôi khi chúng nằm trong logic mà các bạn đang thấy, nếu chúng bị đảo lộn,thay đổi vị trí hay thứ tự, thì chắc chắn các bạn sẽ không thể hiểu nổi là gì. Các chương trình cứu data khi đó sẽ cùng lắm chỉ là lấy lại được tên của các folders hoặc files mà thôi, nội dung của chúng sẽ không thể dùng được.

    *Bước thứ tư: tình trạng các modules cần thiết trong quá trình khởi động và tình trạng các đầu đọc. Nguyên nhân HDD khi khởi động không quay motor cũng có nguyên nhân do module kích hoạt motor bị lỗi. Nếu khi khởi động motor có quay nhưng sau đó một lúc thì ngừng quay hoặc rơi vào trạng thái kêu lọc cọc liên tục thì lỗi ở vùng SA bị quá nhiều vết bad, vì thế nên các module bị hỏng, không còn thông tin chính xác để điều khiển HDD hoạt động bình thường; hoặc tồi tệ hơn, do đầu đọc bị hỏng dẫn đến không đọc được các thông tin trong các modules điều khiển. Nếu các modules bị hỏng, chúng ta không thể có cách nào khác là đưa nó vào thiết bị chuyên dụng để sửa chữa nhằm mục đích sửa lại dùng và cứu lại data đã lưu trong HDD đó. Lỗi đầu đọc/ghi thường xảy ra do hỏng IC điều khiển kênh đọc/ghi và do chính đầu đọc mất khả năng đọc/ghi. Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong một số trường hợp hỏng đầu đọc/ghi, nguyên nhân do chất bôi trơn trong motor do bị nhiệt độ cao nên bốc hơi thoát ra khỏi motor và bám vào đầu đọc. Nếu nguyên nhân hỏng là do đầu đọc bị lỗi thì chúng ta bắt buộc phải có 01 HDD khác giống hệt để tiến hành việc tráo đổi đầu đọc, cứu lại data. Lý do tại sao phải tìm HDD giống hệt thì như đã nói ở trên.

    *Bước thứ năm: lỗi firmware. Trong vùng SA, nguyên nhân gây lỗi cho các modules là do các UBA(Util Block Addressing) bị bad và bản thân các modules bị lỗi ngẫu nhiên. Để sửa chữa lỗi này, ngoài hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng về HDD, chúng ta còn cần phải có các modules tốt, đã được backup từ các HDD tương tự để thông qua thiết bị HDDLab, thay thế vào vị trí bị lỗi của chúng để khôi phục lại chức năng và cứu dữ liệu.
    Bạn đọc cần biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với số máy 0903237814 hoặc qua địa chỉ e-mail: hddlab@hddlabvn.com

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #12
    Tham gia
    10-02-2007
    Bài viết
    387
    Like
    0
    Thanked 34 Times in 12 Posts
    Quote Được gửi bởi ThanhMAC View Post
    Có thể cho em hỏi được không? Phần mềm dùng để cứu dự liệu có tên là gì.Học phí cho một khóa học cứu dữ liệu là bao nhiêu? Với cả theo em biết nghề đó ít có người dậy lắm vì thực tế ổ cứng bị mất dữ liệu có nhiều dạng nên không ai dậy hết được.
    Để cứu được dữ liệu trên các ổ đĩa cứng bị lỗi thông thường như lỡ tay xóa nhầm hoặc Fdisk-Format nhầm thì các phần mềm ***** có bán trong các cửa hàng kinh doanh phần mềm vi tính và em có thể kiếm nó rất dễ. Tuy nhiên, nếu ổ bị chết cơ, hỏng firmware-phần điều khiển cơ, thì em cần có thiết bị chuyên dụng mới có thể cứu được dữ liệu. Các trường hợp lỗi cơ thường gặp: ổ có detect trong BIOS nhưng sau không nhận, ổ nhận sai dung lượng, sai tên(ví dụ lỗi Athena, N40P, Ares64K...), ổ không thể detect được trong BIOS...thì phải có thiết bị chuyên dụng mới có thể sửa và cứu lại được dữ liệu. Nghề cứu dữ liệu hiện chưa có mấy người dạy bởi vì nó rất khó. Nó đòi hỏi sự chuyên sâu trong lĩnh vực ổ đĩa cứng và quan trọng hơn hết, nó đòi hỏi đầu tư rất nhiều tiền cho việc mua thiết bị chuyên dụng. Hiện ở Việt Nam chưa có mấy người có thiết bị này vì phải bỏ ra từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu để sở hữu nó.

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #13
    Tham gia
    26-04-2004
    Bài viết
    86
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    tư lâu mù tịt về hdd đọc bài của bác hiểu 30% nhưng cũng thấy sangs mắt ra để buoc tiếp, mong bác có bài về LBA hay nói rõ hơn cách truy cập dữ liệu\(trực tiếp,gián tiếp|) ngày xưa ổ 540MB sao mà nhiều tài liệu và cách truy cập truc tiêp qua head,sylen bằng ngắt dễ hiểu làm sao, giơ sau bao nhiêu năm moi có bài viết thế này nhưng sơ lược quá
    thank bác và hy vọng...

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #14
    Tham gia
    10-02-2007
    Bài viết
    387
    Like
    0
    Thanked 34 Times in 12 Posts
    Quote Được gửi bởi quyhienhinh View Post
    Anh cho em hỏi thêm là: em có ổ cứng phụ, nhưng cứ lần nào cắm vào máy là máy ko khởi động dc. Còn tháo ra là máy lại chay ngon ơ àh. Chán quá, toàn bộ dữ liệu em để bên đó hết, anh có có thể giải thích hộ em ko?
    Theo như em mô tả thì chắc ổ đĩa cứng đó của em bị hỏng bo mạch điều khiển rồi, em thay thử bo mạch xem sao. Nếu thay rồi mà vẫn không được thì là do chết cả cuộn dây của motor.

  8. Thành viên Like bài viết này:


  9. #15
    Tham gia
    26-02-2007
    Location
    Vinh sì ti
    Bài viết
    923
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi quyhienhinh View Post
    Anh cho em hỏi thêm là: em có ổ cứng phụ, nhưng cứ lần nào cắm vào máy là máy ko khởi động dc. Còn tháo ra là máy lại chay ngon ơ àh. Chán quá, toàn bộ dữ liệu em để bên đó hết, anh có có thể giải thích hộ em ko?
    Đơn giản cái này chỉ có thể là do việc cắm sai đầu cáp IDE và cắm 2 ổ cứng trên cáp đã cắm sai đó => ko boot vào win đc

  10. Thành viên Like bài viết này:


  11. #16
    Tham gia
    17-07-2007
    Location
    tphcm
    Bài viết
    100
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    tôi xin hồi âm cho bạn có nickname amibios
    thường thì ổ cứng maxtor hay bị vấn đề này
    chẳng hạn như đời maxtor 2B020H1 , 2B010H1,2B015H1 thì khi bị lỗi phần FIRMWARE module sẽ bị rename lại là maxtor ATHENA
    tôi sẽ đưa vấn đề này lên từ từ cho anh em đọc

  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #17
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Thắc mắc:
    Ai rành về S.M.A.R.T drive xin chỉ dạy cho biết công dụng của nó làm gì trong DOS và Windows, turn ON và OFF có gì lợi hại.
    Lúc còn dùng DOS thì còn mó máy vào S.M.A.R.T khi chuyễn qua Windows thì tôi hầu như là không có dùng tới nó và không nhớ nó làm gì cho HDD.

  14. Thành viên Like bài viết này:


  15. #18
    Tham gia
    29-02-2004
    Bài viết
    3,942
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    S.M.A.R.T: Self-Monitoring, Analysis and Reporting Technology.
    Đây là công nghệ được hầu hết các hãng HDD hỗ trợ. S.M.A.R.T được bật và có soft theo dõi thì chúng ta có thể biết được tình trạng của HDD: nhiệt độ, số lần đọc bị lỗi, số lần đĩa đã hoạt động và ngừng hoạt động, số lần chuyển (retries) 1 gói dữ liệu... Với những thông tin S.M.A.R.T cung cấp, người ta có thể chẩn đoán được bệnh của HDD, có thể biết trước nó sắp bị hư để mà backup.
    Mặc định hiện nay thì S.M.A.R.T bị disable trên các mobo đời mới. => không hiểu tại sao >_<

  16. Thành viên Like bài viết này:


  17. #19
    Tham gia
    17-07-2007
    Location
    tphcm
    Bài viết
    100
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Tệ thật !

    SMART : đó là công nghệ tự chẩn đoán đĩa cứng được tích hợp vào vùng SA (viết tắt của SERVICE AREA ) CỦA đĩa cứng
    và đúng là khi dựa vào SMART thì chúng ta sẽ biết được là đĩa cứng còn khoảng độ bao nhiêu giờ nữa thì DIE (chết)
    nhưng mà tôi xin tiết lộ 1 điều bí mật mà trong anh em kỹ thuật viên không biết nhiều là :
    1.vùng SMART chúng ta sẽ RESET lại được
    2.khi reset thì đĩa cứng sẽ báo trạng thái về BIOS là GOOD STATUS
    3.nhưng mà BAD SECTOR sẽ vẫn còn tồn tại trên đĩa cứng
    4.còn tiếp............

  18. Thành viên Like bài viết này:


  19. #20
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Quote Được gửi bởi nghiahiep View Post
    anh em kỹ thuật viên không biết nhiều là :
    1.vùng SMART chúng ta sẽ RESET lại được
    2.khi reset thì đĩa cứng sẽ báo trạng thái về BIOS là GOOD STATUS
    3.nhưng mà BAD SECTOR sẽ vẫn còn tồn tại trên đĩa cứng
    4.còn tiếp............
    Như vậy có phải là các KTV gian hùng dùng cách reset của SMART để làm HDD thành ra GOOD STATUS bán cho nạn nhân I-Tờ?

  20. Thành viên Like bài viết này:


Trang 2 / 29 FirstFirst 123457 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •