Trang 4 / 9 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 89
  1. #31
    Tham gia
    19-12-2006
    Bài viết
    58
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Vui lắm !

    Quote Được gửi bởi nvp19892003 View Post
    em nghĩ số lượng sinh viên biết tìm cách tự học, thoát ra khỏi chương trình học, cập nhật những kiến thức quốc tế là rất ít, nhưng chính những sinh viên này sẽ là thành phần ưu tú, sẽ là những người lãnh đạo trong tương lai, còn những người mà ngồi học theo kiểu Đọc-Chép trên trường, đã ko biết tìm cách tự hoàn thiện kiến thức của mình lại còn tốn nhiều thời gian vào việc than phiền thì sẽ đi làm công cho những sinh viên ưu tú trên trong tương lai, âu cũng là hợp logic thôi
    Việc cải cách cả 1 hệ thống giáo dục là ko dễ dàng và ko thể 1 sớm 1 chiều được, trong khi mình còn đang học thì nó cũng chưa thể thay đổi được, vì vậy thay vì tốn cả ngày lên các trang mạng bàn luận về vấn đề này thì hãy tự tìm cách thoát ra khỏi chương trình học lạc hậu, bây giờ internet và e-book đầy ra đấy, có thiếu gì đâu, chỉ sợ ko có thời gian học thôi chứ ko sợ thiếu tài liệu tự học
    Bạn này tương lai sẽ thành lãnh đạo đấy.

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #32
    Tham gia
    27-07-2007
    Bài viết
    54
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    đọc hết và hiểu hết --> nhưng không có ý kiến :|

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #33
    Tham gia
    17-05-2007
    Bài viết
    61
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi nvp19892003 View Post
    em nghĩ số lượng sinh viên biết tìm cách tự học, thoát ra khỏi chương trình học, cập nhật những kiến thức quốc tế là rất ít, nhưng chính những sinh viên này sẽ là thành phần ưu tú, sẽ là những người lãnh đạo trong tương lai, còn những người mà ngồi học theo kiểu Đọc-Chép trên trường, đã ko biết tìm cách tự hoàn thiện kiến thức của mình lại còn tốn nhiều thời gian vào việc than phiền thì sẽ đi làm công cho những sinh viên ưu tú trên trong tương lai, âu cũng là hợp logic thôi
    Việc cải cách cả 1 hệ thống giáo dục là ko dễ dàng và ko thể 1 sớm 1 chiều được, trong khi mình còn đang học thì nó cũng chưa thể thay đổi được, vì vậy thay vì tốn cả ngày lên các trang mạng bàn luận về vấn đề này thì hãy tự tìm cách thoát ra khỏi chương trình học lạc hậu, bây giờ internet và e-book đầy ra đấy, có thiếu gì đâu, chỉ sợ ko có thời gian học thôi chứ ko sợ thiếu tài liệu tự học
    - Bỏ tiền ra mua kiến thức chứ không phải đi học chùa. Sao chấp nhận được hả bác...

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #34
    Tham gia
    17-05-2005
    Bài viết
    51
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Hạnh phúc

    Theo em thì ở đại học tự học là chủ yếu. Bây giờ mọi người cứ chê giáo dục Việt Nam là thế này thế nọ , tất nhiên là giáo dục mình còn nhiều điểm yếu kém nhưng thử hỏi những người đang chê giáo dục sao họ không cố gắng tốt hơn để phát triển giáo dục và liệu họ có chắc chắn học tốt hơn không hơn khi thay đổi giáo dục...Theo em điều quan trọng là do bản thân mình thôi

  8. #35
    Tham gia
    03-07-2006
    Location
    Thành Phố người Át Lan
    Bài viết
    419
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Tâm trạng mình,mình cũng như anh thanh niên viết bài gởi tuổi trẻ.Một niềm mơ ước khi vào giảng đường,sau đó là những ngày tháng tè le.
    Cũng như mình tâm trạng của cô bạn cũng vậy,bước vào năm 1 hăng say,năm 2 lại đòi đi du học rồi?
    Tại sao lại như vậy?
    Không thể chúng ta đổ tội cho chính thầy giáo chúng ta,bởi họ cũng là nhưng ngừoi giỏi ,trong số họ vẫn đi học du học nước ngoài đó thôi.?
    Có nhiều người lại đổ tội cho sinh viên không sáng tao chai ỳ.Thế tại sao chúng tôi lại chai ỳ.Khi mà 12 năm học phổ thông chúng tôi được quý mến và truyền thụ cách học nghe chép,đọc chép và nhồi nhét thứ kiến thức không biết chính chúng có đúng hay không?
    Có những cá nhân xuất sắc vựot,trình độ lý thuyết về toán hóa lý học rất cao có thể cao hẳng hơn các nước Âu Mỹ,sau khi vào đại học,và "đào tạo" 4-6 năm,họ ra trường lại yêu kém hơn hẳng so với các sinh viên nước khác.

    Tại sao vậy nhỉ?
    Mình có đọc bài viết của Thầy Vũ Cao Đàm bên x-cafe được đăng trên tạp chí Tia Sáng,nhưng một số nội dung đã bị lượt bỏ khi đăng trên tia sáng ,bản full trên x-cafe.
    Bài viết nói về vấn đề "Khảo luận về những chuẩn mực giá trị trong khoa học ở Việt Nam hiện nay".

    Đọc bài viết mọi người dù sao cũng hiểu được ngóc ngách của mọi vấn đề.

    Hiện tại sống trong hoàng cảnh giờ thì chỉ có "lấy ngắn đuôi dài".Ra trường cày cuốc vài năm đủ tiền xin đi du hoc tự túc,qua nước ngoài đào tạo lại (còn hơn đào tao rởm) 4-5 về nước lúc đó thấy mãn nguyện hơn nhiều.

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #36
    aptechite198x Guest
    Quote Được gửi bởi BOY_MERSLK_AMG View Post
    - Bỏ tiền ra mua kiến thức chứ không phải đi học chùa. Sao chấp nhận được hả bác...
    Em đồng ý với ý kiến của bác và cả ý kiến của bác n3wbie nữa. Chúng ta bỏ tiền ra để mua dịch vụ công là giáo dục. Dịch vụ rởm thì ai cũng có quyền chửi. Nhiều người bảo là ra trường kém là do SV không cố gắng. Thế em hỏi các bác: Bạn em đi làm thợ hồ để có tiền học ĐHGTVT, như vậy gọi là cố gắng hay không cố gắng ạ? Nhiều người lại bảo là do SV không chịu sáng tạo. Sao không ai hỏi lại là tại sao lại không sáng tạo? Là do lối học, lối suy nghĩ của 12 năm phổ thông nó thấm vào máu rồi, cái lối "thầy đọc trò chép" nó ăn sâu vào tiềm thức rồi.

  11. #37
    Tham gia
    04-07-2004
    Bài viết
    271
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi BOY_MERSLK_AMG View Post
    - Bỏ tiền ra mua kiến thức chứ không phải đi học chùa. Sao chấp nhận được hả bác...
    Em nói thật chứ tiền học các bác bỏ ra là bao nhiêu, 180 hay 190k/tháng đúng ko, nói thật chẳng bằng tiền học thêm 1 tháng của thằng em em học tiểu học, các bác muốn chất lượng thay đổi nhưng mà cứ khi nào cứ thấy sắp có chính sách tiền học tăng thì kêu rầm trời luôn. Đành rằng các bác có cái lý của các bác là sợ tiền học thì tăng nhưng chất lượng ko tăng, nhưng mà nếu các bác ko chịu "chi" nhiều hơn thì người ta lấy tiền đâu ra mà cải thiện cơ sở vật chất. Tình hình tài chính của các trường ĐH tồi tệ thế nào thì bác đã rõ, các trường ở HN hầu như trường nào cũng phải cho thuê địa điểm để cho các lớp dạy thêm học thêm nhằm kiếm thêm kinh phí bù vào chi phí vì tiền của chính phủ là ko đủ để duy trì, cải thiện cơ sở vật chất . Nếu các bác muốn thực sự bỏ tiền ra mua kiến thức thì đó, thiếu gì chỗ, đi du học nước ngoài (các bác được học bổng thì khỏi cần phải bỏ tiền), nếu ko thì học ở RMIT VN ấy, cũng tốt chán
    Em cũng phải nói luôn là giáo dục ĐH của VN là quá quá tệ, trong khi giáo dục phổ thông thì lại tốt. Đơn cử như 1 điều các sinh viên sau 1 kì thi đầu vào căng thẳng trúng tuyển ĐH được cả gia đình họ hàng tung hô khen ngợi, bước chân vào cổng trường ĐH 1 cách rất khí thế, với hi vọng sau này "sẽ là 1 ai đó", nhưng rồi thì làm sao: đầu tiên là 1 tháng lên miền núi tập quân sự, sau đó là về ngồi nghe Triết học với Lịch sử Đảng, mới vào ĐH mà sinh viên đã bị "phủ đầu" như vậy thì ko chán mới lạ.
    Nhưng mà nếu nói thì cũng phải nói lỗi lớn thuộc về phía sinh viên. Sau 1 kì thi đầu vào căng thẳng, trúng tuyển xong là coi như xong nghĩa vụ học hành cả đời, chỉ chờ 4 năm sau lĩnh tấm bằng rồi đi làm là xong, ko chịu khó tự tìm tòi mày mò những kiến thức mới gì cả. Nếu bác nào có đi học ở nước ngoài sẽ thấy rất rõ phong cách học ở đó với VN, tuy 1 phần là vì chương trình bên đó khiến sinh viên có hăng say học tập hơn, nhưng các bác có dám bảo đảm là nếu VN có được điều kiện học tập như vậy thì các bác sẽ hăng say học tập ko? Cái quan trọng là ở bản thân của mỗi người, nếu mà đã dốt + lười thì học ở đâu cũng thế thôi, còn đã là những người giỏi thì dù điều kiện khó khăn người ta cũng tìm ra cách mà vượt lên. Bao nhiêu tấm gương học ĐH trong nước, sau đó kiếm học bổng học cao học ở nước ngoài, khi trở về làm phó, làm tổng giám đốc đó, sao các bác ko soi vào đó mà học tập. Nếu ko chịu ngước đầu nhìn lên mà cứ nhìn xuống mặt bằng chung rồi lại than khổ thì ko bao giờ tiến bộ được đâu!

  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #38
    Tham gia
    03-07-2006
    Location
    Thành Phố người Át Lan
    Bài viết
    419
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi nvp19892003 View Post
    Em nói thật chứ tiền học các bác bỏ ra là bao nhiêu, 180 hay 190k/tháng đúng ko, nói thật chẳng bằng tiền học thêm 1 tháng của thằng em em học tiểu học, các bác muốn chất lượng thay đổi nhưng mà cứ khi nào cứ thấy sắp có chính sách tiền học tăng thì kêu rầm trời luôn. Đành rằng các bác có cái lý của các bác là sợ tiền học thì tăng nhưng chất lượng ko tăng, nhưng mà nếu các bác ko chịu "chi" nhiều hơn thì người ta lấy tiền đâu ra mà cải thiện cơ sở vật chất. Tình hình tài chính của các trường ĐH tồi tệ thế nào thì bác đã rõ, các trường ở HN hầu như trường nào cũng phải cho thuê địa điểm để cho các lớp dạy thêm học thêm nhằm kiếm thêm kinh phí bù vào chi phí vì tiền của chính phủ là ko đủ để duy trì, cải thiện cơ sở vật chất . Nếu các bác muốn thực sự bỏ tiền ra mua kiến thức thì đó, thiếu gì chỗ, đi du học nước ngoài (các bác được học bổng thì khỏi cần phải bỏ tiền), nếu ko thì học ở RMIT VN ấy, cũng tốt chán
    Em cũng phải nói luôn là giáo dục ĐH của VN là quá quá tệ, trong khi giáo dục phổ thông thì lại tốt. Đơn cử như 1 điều các sinh viên sau 1 kì thi đầu vào căng thẳng trúng tuyển ĐH được cả gia đình họ hàng tung hô khen ngợi, bước chân vào cổng trường ĐH 1 cách rất khí thế, với hi vọng sau này "sẽ là 1 ai đó", nhưng rồi thì làm sao: đầu tiên là 1 tháng lên miền núi tập quân sự, sau đó là về ngồi nghe Triết học với Lịch sử Đảng, mới vào ĐH mà sinh viên đã bị "phủ đầu" như vậy thì ko chán mới lạ.
    Nhưng mà nếu nói thì cũng phải nói lỗi lớn thuộc về phía sinh viên. Sau 1 kì thi đầu vào căng thẳng, trúng tuyển xong là coi như xong nghĩa vụ học hành cả đời, chỉ chờ 4 năm sau lĩnh tấm bằng rồi đi làm là xong, ko chịu khó tự tìm tòi mày mò những kiến thức mới gì cả. Nếu bác nào có đi học ở nước ngoài sẽ thấy rất rõ phong cách học ở đó với VN, tuy 1 phần là vì chương trình bên đó khiến sinh viên có hăng say học tập hơn, nhưng các bác có dám bảo đảm là nếu VN có được điều kiện học tập như vậy thì các bác sẽ hăng say học tập ko? Cái quan trọng là ở bản thân của mỗi người, nếu mà đã dốt + lười thì học ở đâu cũng thế thôi, còn đã là những người giỏi thì dù điều kiện khó khăn người ta cũng tìm ra cách mà vượt lên. Bao nhiêu tấm gương học ĐH trong nước, sau đó kiếm học bổng học cao học ở nước ngoài, khi trở về làm phó, làm tổng giám đốc đó, sao các bác ko soi vào đó mà học tập. Nếu ko chịu ngước đầu nhìn lên mà cứ nhìn xuống mặt bằng chung rồi lại than khổ thì ko bao giờ tiến bộ được đâu!
    Đang làm báo cáo dang dở,đọc bài của bác,dụt bài báo cáo sang bên để tranh luận với bác.
    Giáo dục phổ thông tốt hơn đại hoc?
    Một câu hỏi nhỏ nhé.Bác biết là những năm vừa rồi tiêu cực trong ngành giáo dục ngày càng nhiều,đơn cử nhưng việc thi tốt nghiệp phổ thông.Học sinh nhốn nháo quay cóp xem tài liệu.Trường thì dạy chay theo thành tích,càng giỏi càng tốt,đạt đủ chỉ tiêu là chủ yếu để thành danh hiệu thi đua xuất sắc vang danh thiên hạ.Thế dạy theo thành tích thì chất lượng ở đâu ra?
    Nền giáo dục phổ thông phải nói là nền giáo dục thiên về lý thuyết nhồi nhét là chính.Từ năm 1-->12.Nó ăn vào máu và tìm thức của mỗi người.
    Cách đây mấy hôm có nói chuyện vài đứa sinh viên năm một sống ở thành phố,mình có nói chuyền về lịch sử ,mình hỏi có biết vua "Quang Trung" là ai không?Thì chỉ nhận được vài cái lắc đầu không biết? "Vua Quang Trung" là ai?


    Đào tạo đại hoc là đạo con người thuần thục một kỷ năng nghề nghiệp nào đó nhất định " đáp ứng được nhu cầu của "xã hội".
    Thế mà đào tạo ra 100 người chỉ vài người đáp ứng được yêu cầu đó.Thế thì anh đại học đào tạo đã thành chông hay chưa khi mà tỷ lệ đáp ứng công việc không cao?
    tuy 1 phần là vì chương trình bên đó khiến sinh viên có hăng say học tập hơn, nhưng các bác có dám bảo đảm là nếu VN có được điều kiện học tập như vậy thì các bác sẽ hăng say học tập ko?
    RMIT,NIIT,Aptech.Có mấy trường như vậy,và mình thấy ai học ra cũng đạt yêu cầu "xã hội" hết cả?thoã mãn chưa bạn?

    Xin lỗi ở trên này ai cũng lớn vì vậy mình khuyên bạn tránh dùng từ "dốt" vì nó có thể gây phản cảm nhiều người.
    Được sửa bởi n3wbie lúc 02:48 ngày 28-10-2007

  14. Thành viên Like bài viết này:


  15. #39
    Tham gia
    04-07-2004
    Bài viết
    271
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Quote Được gửi bởi n3wbie View Post
    Đang làm báo cáo dang dở,đọc bài của bác,dụt bài báo cáo sang bên để tranh luận với bác.
    Giáo dục phổ thông tốt hơn đại hoc?
    Một câu hỏi nhỏ nhé.Bác biết là những năm vừa rồi tiêu cực trong ngành giáo dục ngày càng nhiều,đơn cử nhưng việc thi tốt nghiệp phổ thông.Học sinh nhốn nháo quay cóp xem tài liệu.Trường thì dạy chay theo thành tích,càng giỏi càng tốt,đạt đủ chỉ tiêu là chủ yếu để thành danh hiệu thi đua xuất sắc vang danh thiên hạ.Thế dạy theo thành tích thì chất lượng ở đâu ra?
    Nền giáo dục phổ thông phải nói là nền giáo dục thiên về lý thuyết nhồi nhét là chính.Từ năm 1-->12.Nó ăn vào máu và tìm thức của mỗi người.
    Cách đây mấy hôm có nói chuyện vài đứa sinh viên năm một sống ở thành phố,mình có nói chuyền về lịch sử ,mình hỏi có biết vua "Quang Trung" là ai không?Thì chỉ nhận được vài cái lắc đầu không biết? "Vua Quang Trung" là ai?
    Về giáo dục phổ thông ở Việt Nam, em xin nói thẳng luôn với các bác là "cực tốt" chứ ko phải là tốt. Bác đừng quan niệm cách học nhồi nhét là ko tốt, vì được học nhồi nhét mà những học sinh tốt nghiệp phổ thông đều có kiến thức tốt cả về cơ bản lẫn nâng cao
    Nếu giáo dục phổ thông ở Việt Nam ko tốt, theo bác tại sao học sinh Việt Nam học ĐH ở nước ngoài được đánh giá rất cao về sự chăm chỉ và sáng tạo(cái này là những gì em thu thập được sau hàng chục buổi đi dự hội thảo giáo dục các nước cũng như sau vài tháng đi học nước ngoài)
    Bản thân em năm lớp 11 được học bổng giao lưu văn hóa đi học THPT ở Mỹ, nhưng em quyết định ko đi mà học hết PTTH ở Việt Nam, và em chưa bao giờ phải hối hận về quyết định đó. Những kiến thức đã học trên trường phổ thông đã giúp em rất nhiều trong việc học tập tại nước ngoài, nói thật là với nền kiến thức vững chắc đó + nỗ lực bản thân thì em ko ngại đứa học sinh quốc tế nào cả
    Về chuyện "Quang Trung" thì em xin miễn bình luận, bác lôi mấy đứa sinh viên dốt nát ra để làm đại diện cho cả nền giáo dục thì em cũng ko có gì để nói cả, sao bác ko làm 1 cuộc thống kê hỏi 1000 sinh viên xem bao nhiêu biết và ko biết vua Quang Trung, như vậy thì sẽ thuyết phục hơn.
    Còn về chuyện chất lượng ĐH thì em xin làm 1 phép so sánh nhỏ, tiền học ở VN là 2 triệu 1 năm ~ 125 USD, trong khi đó ở nước ngoài tiền học ĐH ít nhất cũng là 10,000 USD, gấp đến 80 lần, hỏi sao chất lượng ko khác nhau.
    Những học viện như NIIT, APTECH, RMIT là họ kinh doanh giáo dục, tất nhiên là phải tốt rồi, nếu các trường ĐH ở VN trường nào cũng thực sự kinh doanh giáo dục, và sinh viên là người mua kiến thức (như bác nào ở trên đã nói), thì chất lượng cũng sẽ tốt thôi, chứ còn với tiền học hiện nay ở trường ĐH công thì...

  16. Thành viên Like bài viết này:


  17. #40
    Tham gia
    08-07-2005
    Bài viết
    808
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mấy ông thầy không có tiền vị bị ai đó thịt luộc hết rồi. Tiền chi cho giáo dục hàng năm chính phủ bỏ ra không ít. Vậy mà có thấy tiến lên tí nào đâu, kiến thức vẫn lạc hậu, sách vẫn in sai, tiêu cực vẫn đầy rẫy, học chay, nhồi nhét. Cách dạy của Việt Nam là có vấn đề vì không làm cho học sinh có suy nghĩ độc lập, và sáng tạo, chỉ làm cho chúng trở thành 1 cái máy. Nhiều giảng viên vùi dập những ý tưởng của học trò mình vì nhiều lý do, từ đó làm cho phần lớn các học sinh sinh viên dần dần trơ lên thụ động. Hãy nhớ nền giáo dục là phải nâng cao dân trí của đại bộ phận dân cư chứ không phải là để đào tạo một vài cá nhân xuất sắc để rồi chúng nó ra nước ngoài làm hết .

    Ông cha ta ngày xưa chẳng phải có câu "Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại". Đất nước muốn lớn mạnh thì phải nâng cao dân trí của toàn dân. Chính vì thế mà nước nào thì giáo dục cũng được đặt lên hàng đầu.

    Tất nhiên việc học thì nỗ lực bản thân là cần thiết nhưng việc này được quyết định bởi người đặt nền móng đầu tiên đó là các giáo viên, giảng viên. Tôi lấy 1 ví dụ thế này : Bố mẹ bạn là người Bắc nhưng sống trong Nam từ khi mới đẻ, hiển nhiên bạn sẽ không thể nói giọng Bắc mà sẽ là giọng Nam chính cống luôn. Tất nhiên sau này bạn ra Bắc sống chục năm vẫn có thể nói giọng Bắc nhưng căn bản không thể giống như dân sống ở Bắc từ bé. Các học sinh, sinh viên cũng thế, họ đầy nhiệt tình học tập nhưng môi trường từ thầy cô, đến nhà trường không tạo nên một môi trường thực sự tốt để họ phát huy thì dần dần cũng bị thui chột mà thôi.

    Ngày xưa tôi nhớ thời đi học, thỉnh thoảng có thi tìm hiểu lịch sử, đảng gì đấy, giáo viên toàn đọc cho học sinh chép. Cả trường có 3000 học sinh thì 3*** bài giống nhau như giọt nước, thỉnh thoảng có bài khác là vì mấy thèn đó chép ăn gian cho đỡ mỏi tay (như tôi) .

    Nói gì thì nói nhưng nền giáo dục việt nam yếu kém và nạn đọc chép là chả còn gì chối cãi cả. Tôi cho rằng việc nhà nước bao cấp cho giáo dục là nguyên nhân chính trong việc này. Phải coi giáo dục là ngành kinh doanh, là miếng cơm manh áo, là quyền lợi của mình trong đó thì mới khá lên được. Bản tính của con người là thế tham lam, ích kỷ, lười biếng, thụ động ...

Trang 4 / 9 FirstFirst 1234567 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •