Trang 1 / 9 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 89
  1. #1
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts

    Sự thật giáo dục Việt Nam: những giảng đường đọc - chép

    Cách đây khá lâu sau khi viết hoàn chỉnh một bài sự thật Aptech, tôi đã có ý định viết thêm 1 bài Sự thật giáo dục Việt Nam. Nhưng lại cảm thấy mình chưa thật sự khách quan cho lắm.

    Nhân tranh luận bên topic "Sự thật ĐH FPT" (Dạo này nhiều Sự thật quá ), lại nhớ về nỗi niềm 2 năm về trước, cũng nhờ loạt phóng sự "Những giảng đường đọc - chép" của báo Tuổi trẻ mà xin có thể xin gia đình bỏ ĐH KHTN HCM. Tuy 2 năm đã trôi qua, đã có những thay đổi nhất định, nhưng còn quá sớm để có thể khẳng định GD ĐH Việt Nam đã có những bước chuyển lớn và tích cực vượt bậc

    Nay mạn phép post lại toàn bộ loạt phóng sự, âu cũng là để lột tả một phần nền giáo dục VN cho những bạn đang học THPT và những bạn chưa học ĐH Việt Nam.

    Loạt phóng sự này lột tả một cách tổng quát nền giáo dục ĐH VN, ko đi xét riêng từng trường, cũng ko tính riêng các trường ĐHQG

    Trước khi đăng bài đầu tiên, xin trích đăng 1 lá thư của một bạn sinh viên gửi báo Tuổi Trẻ, để các bạn có thể hiểu vì sao cô ta và rất nhiều sinh viên ĐH lại bức xúc rời bỏ ngôi trường ĐH thân yêu của mình đến thế:

    Những giảng đường đọc - chép

    “Trước khi bước chân vào giảng đường ĐH học, con đã có rất nhiều hi vọng, sẽ được học tập hết sức mình, theo khả năng và sở thích của mình bởi mọi người luôn nhắc nhở rằng: “Cố lên con (cố lên cháu, cố lên em, cố lên trò...), khi lên ĐH con sẽ được tiếp cận với một cách học hoàn toàn mới, con sẽ được dạy cho cách tự đọc sách, tự nghiên cứu, con sẽ có cơ hội giao lưu học hỏi, con sẽ được tiếp cận với các tri thức khoa học tân tiến nhất, con sẽ được hướng nghiệp để học theo ngành con thích và có khả năng, con sẽ được truyền cảm hứng trong học tập, con sẽ, con sẽ...”.

    Vâng, thưa bố mẹ cùng tất cả những người con yêu quí, con đã cố gắng hết sức mình trong mấy năm học để được vào ĐH và con cũng thấy được những cái mọi người vẫn nói, chỉ có điều hơi khác.

    Con cũng học được cách tự đọc sách như mọi người nhưng vì trên giảng đường thầy chẳng giảng cái gì khác ngoài sách, giống hệt trong sách, thầy cầm kè kè quyển sách và đọc lại như thế thì chả phải con tự đọc sách là hơn à.

    Vâng! Và con cũng có được biết đến cái gọi là hướng nghiệp. Đó là những buổi có giới thiệu ngành nghề của các khoa mà chủ yếu là nói về thành tích của mình, ca ngợi khoa mình chứ không hề cho SV có cái nhìn khách quan, không cho con biết được con có tố chất gì và nên theo ngành nghề gì.

    Nói chung đến bây giờ con vẫn không biết con hợp với cái gì? Nên thôi con học theo cái con thích vậy, vì như thế con sẽ luôn có niềm đam mê trong học tập, nó sẽ giúp con khá hơn. Nhưng cái này mới là cái con thấy bức xúc nhất, đó chính là cái gọi “cảm hứng học tập”.

    Hằng ngày con vẫn đến lớp nhưng không phải vì cái gọi “cảm hứng học tập” mà là vì điểm danh, nếu không có nó con sẽ không được thi nên con mới phải đi thôi...”.

    Bao nhiêu hi vọng ngày xưa của con đã đang bị thực tại làm cho sụp đổ là sao thưa bố?

    Vâng! Có thể bố sẽ bảo con là mày chỉ vớ vẩn, chương trình ĐH do cả một bộ giáo dục nghĩ ra, có trí tuệ của bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ mà lại như thế ư? Có mà mày lười học thì có. Bàn tiếp đến chuyện học ĐH, có lần bố đã nói với con: “Thế tại sao vẫn có những người giỏi từ trường này ra là sao?”.

    Thưa bố, con xin mạnh dạn nói là có lẽ số này quá ít, con cho rằng ĐH là nơi đào tạo ra cả một lớp người cho xã hội chứ đâu phải đào tạo vài cá nhân xuất sắc phải không bố?

    Đôi dòng tâm sự của con mong bố hiểu cho. Con muốn nghỉ học ĐH không phải vì con không muốn học, trái lại con khao khát được học tập. Nhưng không phải thế này thưa bố. Chính vì thế này con mong bố cho phép con nghỉ để thực hiện một kế hoạch của con.

    Đó là con sẽ học tiếng Anh và những thứ cần để đi du học, bởi thật sự bây giờ đi du học không hề khó, thậm chí không có tiền vẫn có thể đi, chỉ cần đủ ý chí và năng lực. Chính phủ nhiều nước luôn sẵn sàng cho vay toàn bộ chi phí cho đến khi học xong ra trường trả nợ.

    Con nghĩ chỉ khi thật sự được học trong một môi trường học tập tiên tiến, được phát huy hết sở trường và đam mê của mình, được học tập kèm theo vui chơi chứ không phải lúc nào cũng cắm đầu vào học thì con mới có thể tiến bộ được...”.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...3&ChannelID=13
    Được sửa bởi conank lúc 14:43 ngày 21-10-2007
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Bài 1: Tường trình từ giảng đường

    TT - Cách đây bảy năm, tôi đã ngồi ở giảng đường này, cắm cúi chép bài thầy giảng. Bây giờ tôi cũng đang ngồi ở giảng đường này, tuy khung cảnh không còn như xưa nhưng không khí học thì vẫn như cũ. Vẫn thầy đọc-trò chép, miệt mài như không có gì thay đổi theo thời gian....
    Nào ta cùng... chép


    12g30 giảng đường tầng sáu của Trường ĐHBC Tôn Đức Thắng được mở tung hết các cửa sổ. Quạt máy chạy hết tốc lực. Buổi học môn PLĐC của SV năm 1 ngành tài chính - tín dụng bắt đầu.

    Giọng giảng viên (GV) đều đều, không lên giọng cũng không xuống giọng. Mặc dù GV nói bằng micro nhưng ở dưới cô bạn ngồi kế bên tôi cứ chốc chốc lại quay sang hỏi. Thật sự thì ngay bản thân tôi cũng không nghe rõ.

    Tôi đã cố chú tâm nhưng thỉnh thoảng lại có một người ở ngoài đi vào khiến tôi không thể không quay ra (nếu tính trung bình thì cứ khoảng 10 phút lại có thêm một SV đi học trễ).

    Lớp hơn 100 SV, trong khi mấy SV ngồi phía trước tôi cao quá nên chỉ những khi GV đứng lên viết bảng tôi mới có cơ hội nhìn thấy mặt.

    Còn phần lớn thời gian GV ngồi với giọng đọc cứ đều đều như ru ngủ: “b nhỏ: nguyên tắc xây dựng bộ máy nhà nước... Chúng ta ghi như thế này: bộ máy của Nhà nước... được xây dựng theo nguyên tắc...”.

    Cố gắng nghe để chép cho đúng nhưng tôi khó có thể phân biệt vì sự kiện của bàn bên trên: “Ủa! Giày tui đâu?” - một nữ SV đánh cái “chát” lên vai người bạn nam ngồi kế bên, hỏi giật giọng: “Ông chứ không ai hết”.

    “Giày của bà để đâu ai biết”. “Trả đây ngay”. “Hì hì, giờ tui cũng không biết nó đã được đá đi đến đâu. Thôi, để tui đi tìm”. Vậy là ngay trong giờ học, anh chàng này vẫn vui vẻ chạy lăng quăng xuống mấy bàn dưới... tìm giày.

    Trong khi đó trên bục giảng giọng GV vẫn nhừa nhựa: “Quyền lập pháp là gì? Hả? Quyền lập pháp là gì?” - bên dưới vẫn không có một câu trả lời. Người ngồi bên trái tôi sau vài phút gục đầu xuống bàn, nghe thầy hỏi vội vàng ngẩng lên hỏi: “Tới đâu rồi, tới đâu rồi? Buồn ngủ quá đi mất”.

    Tôi nhìn đồng hồ, buổi học trôi qua mới được 40 phút, rồi chính tôi cũng cảm thấy líu ríu mắt. Trên bảng, giọng GV vẫn tiếp tục ề à: “Nhiệm kỳ quốc hội mấy năm? Cả lớp, nhiệm kỳ quốc hội mấy năm?”.

    Bên dưới vài giọng trả lời yếu ớt: “một năm”, “ba năm”, “năm năm”. Hình như để thử lại trí tuệ của SV, vị GV hỏi tiếp: “Ai nói một năm giơ tay tôi xem nào?”. Vài cánh tay thưa thớt uể oải đưa lên. “Ai nói ba năm giơ tay tôi xem”. “Ai nói năm năm giơ tay tôi xem”. Hỏi xong, vị GV cười hì: “Sao uể oải thế?”.

    Có tiếng chuông, thầy tuyên bố: “Giải lao!”. Cả lớp thở ra cái phào và chen nhau ra ngoài... Chỉ trong 65 phút, tôi nhìn cuốn tập học trò của mình, gần bốn trang giấy đã kín đặc, chưa kể những lúc bị phân tâm tôi đã không ghi chép đầy đủ.

    Chép, chép nữa, chép mãi....

    Lớp học nằm ở tầng cao trong dãy A của Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM). Đây là một môn học lịch sử chuyên ngành, môn học tôi đã rớt ngày xưa, vì không thể chép nổi và chép kịp những gì thầy đọc.

    Đứng giảng hôm nay vẫn là vị GV ngày xưa, vốn nổi tiếng là "chuyên gia đọc chép". Mà giọng GV thì cứ đều đều, không lên nhịp cũng không xuống nhịp, ít khi nào GV rời bàn để xuống bên dưới.

    Tình cờ gặp lại D. đang chờ kết quả thi tốt nghiệp, hỏi thăm D. về một GV khác dạy có giống ngày xưa không, D. cười bảo: "Có khác, khác cách cho điểm thoáng hơn thôi, còn dạy vẫn thế. Vẫn chép mỏi tay, giọng vẫn đều đều và vẫn chưa có giáo trình nên không chép thì không biết thi như thế nào cả".

    Nghe tôi nhăn nhó: "Chép bài tám trang mệt quá!", D. cười bảo: "Xi nhê gì! Chuyện bình thường thôi!". Tôi thử mượn vở của một SV học khoa này ra xem, ở môn VHDG, riêng bài về thần thoại và cổ tích chép hết 13 trang giấy học trò kín mít, chép ra cả lề, bài về ca dao chép hết bảy trang.

    Thậm chí ở môn mang đầy tính thực hành như nhiếp ảnh cũng toàn chép và chép. Thậm chí trong một trang về môn học nhiếp ảnh dành cho SV ngành báo chí giảng viên còn đọc cho SV chép rằng: "Ảnh chân dung bao gồm hai loại là chân dung nghệ thuật và chân dung lưu niệm" (?!).

    Tôi vào tham dự giờ học môn chính trị ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - một giờ học vốn được SV xem là giờ đọc - chép. Một lớp học trên dưới 100 SV nhưng hầu như ai nấy đều có nhu cầu làm việc riêng trong giờ học.

    Suốt tiết học, giảng viên cũng không hề rời khỏi bàn và tập giáo trình của mình, trừ khi phải ghi mục tiếp theo lên bảng. Gần như là những công đoạn đã được lập trình sẵn: GV nói là việc của GV, SV làm việc của SV.

    Thế mà đến đoạn phải chép thì như đồng hồ đã lên giây, SV trở về đúng đoạn cần chép, quen thuộc đến từng giọng nói của vị GV: lúc nào nói nhanh và nhẹ thì là lúc nghỉ xả hơi ngưng chép, lúc nào giọng chậm lại, cứng hơn và to hơn thì là lúc bắt đầu "đua" cho kịp với lời thầy.

    Tôi nhìn quanh, một vài nam SV ngồi tựa lưng vào tường nghe phone, người thì dùng tay ảo thuật cây viết xoay tròn và nói chuyện riêng.

    Ở những bàn cuối giảng đường, nhiều SV đang chăm chú đọc truyện tranh, thậm chí đặt cả truyện lên bàn mà không chút mảy may để ý đến môn học. Kết thúc môn học này, SV được cho các câu hỏi để về "soạn thảo văn bản trước", trong đó có cả các câu hỏi "giới hạn" để SV biết trọng tâm mà học!

    Không chỉ ở những môn học mang tính lý thuyết cao mới diễn ra việc GV đọc, SV chép mà ngay tại các lớp học chuyên ngành của các môn mang tính kỹ thuật, tình trạng đọc - chép cũng diễn ra phổ biến.

    Đến một giờ học khác của lớp công nghệ thông tin năm 3, giờ trí tuệ nhân tạo, tôi lặng lẽ ngồi góc cuối giảng đường. Giảng đường gần 200 SV răm rắp nghe và ghi chép môn toán cổ điển, không có cánh tay nào có ý kiến.

    Thầy chỉ đọc và giảng xuyên suốt buổi học. Thỉnh thoảng thầy lại hỏi một câu bâng quơ: “Đúng không nào?" sau khi kết thúc một phần bài giảng hay vừa làm xong một phép toán.

    Tôi nhẩm đếm có tới năm SV nằm gục trên bàn. Thấy tôi ngạc nhiên khi không thấy thầy phản ứng với những chiếc ghế trống và thái độ học tập của SV, một SV thản nhiên: “Tự do mà! Chán! Thầy còn không thèm nhìn vào SV nữa là... Rớt thì thi lại có gì đâu!”...

    NHÓM PV GIÁO DỤC
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...4&ChannelID=13

  4. 2 thành viên Like bài viết này:


  5. #3
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Bài 2: Từ giảng đường: Nỗi niềm người chép

    TT - Dường như hầu hết SV khi bước vào giảng đường đều nghĩ về một thế giới học tập khác đang mở ra trước mắt họ.

    Sẽ không còn cảnh thầy đọc, trò chép như ở phổ thông. Thế nhưng nhiều SV đã thật sự hụt hẫng, có người còn nghĩ đến chuyện xin gia đình cho được nghỉ học...

    >> Tường trình từ giảng đường

    Tập của tôi đang ở đâu?

    Thử dạo một vòng quanh các trường ĐH, CĐ có thể dễ dàng nhận ra rằng bao giờ các tiệm photocopy cũng là nơi thu hút SV đến nhiều nhất. Ngoài việc đến để photo giáo trình, tài liệu thì phần lớn SV đến đây để photo tập chép.

    Và những ai chăm chỉ chép bài, chữ đẹp đều trở thành "cứu tinh" của những SV lười chép hoặc không muốn đến lớp.

    T. - một nữ SV Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) - cho biết: “Từ đầu năm học đến giờ có khi nào quyển vở nằm ở nhà đâu, bạn này vừa mượn xong thì bạn khác mượn. Năm cuối ĐH rồi tụi nó mượn chép và photo cho đầy đủ để còn học thi. Bạn bè mà, nên cũng không thể khó khăn. Nhưng có khi sáng mai có tiết mà suy nghĩ mãi vẫn không nhớ ai mượn tập mình, đến khi... vật về khổ chủ mới biết là ai mượn".

    Có lẽ vì thế mà không hiếm SV cho đến khi đã kết thúc môn học vẫn không hề biết mặt giảng viên (GV), vẫn vô tư hỏi: “Môn đó học cái gì, thi cái gì vậy...?”. Vì những người lười chép chỉ cần mượn tập các SV đến lớp rồi photo một lần và gạo bài là có thể đi thi dễ dàng.

    Bạn đọc có ý kiến trao đổi, góp ý về vấn đề này xin gửi về: hathachhan@tuoitre.com.vn

    Tất nhiên trong bối cảnh đó đã có trường hợp hết sức éo le và bất hợp lý mà không ít SV ấm ức: “Mình đi học, chép bài đầy đủ, thậm chí soạn bài thi rồi cho bạn mượn photo, thế mà thi lại điểm thấp hơn. Không hiểu sao nữa!”.

    Có thể nói chính xác hơn, phương pháp học và dạy ở hầu hết giảng đường ĐH đều mang tính một chiều. Đối với những giờ học các môn chính trị, lý thuyết thì hầu như GV là người đảm nhận “thuyết trình” từ đầu đến cuối tiết học, SV chỉ việc chăm chú chép bài.

    Đoạn nào mang ý chính thì GV chú ý nhấn mạnh và đọc kỹ cho SV chép vào tập. Hầu như không có ý kiến nào phát biểu, thắc mắc hay phản bác ý kiến của GV.

    Một SV ĐH Ngân hàng than thở: “GV giảng rồi đọc chép, giảng rồi bảo chép tiếp theo, ghi ý tiếp... cứ y như HS tiểu học. Kể cả những môn học chỉ toàn con số mà không hiểu sao thầy cũng chỉ bắt SV chép, rất mất thời gian. Trong khi GV có thể tạo điều kiện cho SV tự nghiên cứu phần lý thuyết và dành thời gian làm quen và đi sâu vào những con số, phép toán thì ngược lại chỉ học tính toán vào thời gian gần kết thúc môn học nên SV rất chật vật với kỳ thi”.

    ... Và lá thư gửi bố

    Một SV ở Hà Nội đã từng viết thư xin gia đình cho nghỉ học vì bị sốc khi giảng đường ĐH hoàn toàn khác với suy nghĩ của bản thân. Chúng tôi xin lược trích lại nội dung lá thư này, xem đó như một nỗi niềm của người SV...

    “Trước khi bước chân vào giảng đường ĐH học, con đã có rất nhiều hi vọng, sẽ được học tập hết sức mình, theo khả năng và sở thích của mình bởi mọi người luôn nhắc nhở rằng: “Cố lên con (cố lên cháu, cố lên em, cố lên trò...), khi lên ĐH con sẽ được tiếp cận với một cách học hoàn toàn mới, con sẽ được dạy cho cách tự đọc sách, tự nghiên cứu, con sẽ có cơ hội giao lưu học hỏi, con sẽ được tiếp cận với các tri thức khoa học tân tiến nhất, con sẽ được hướng nghiệp để học theo ngành con thích và có khả năng, con sẽ được truyền cảm hứng trong học tập, con sẽ, con sẽ...”.

    Vâng, thưa bố mẹ cùng tất cả những người con yêu quí, con đã cố gắng hết sức mình trong mấy năm học để được vào ĐH và con cũng thấy được những cái mọi người vẫn nói, chỉ có điều hơi khác.

    Con cũng học được cách tự đọc sách như mọi người nhưng vì trên giảng đường thầy chẳng giảng cái gì khác ngoài sách, giống hệt trong sách, thầy cầm kè kè quyển sách và đọc lại như thế thì chả phải con tự đọc sách là hơn à.

    Vâng! Và con cũng có được biết đến cái gọi là hướng nghiệp. Đó là những buổi có giới thiệu ngành nghề của các khoa mà chủ yếu là nói về thành tích của mình, ca ngợi khoa mình chứ không hề cho SV có cái nhìn khách quan, không cho con biết được con có tố chất gì và nên theo ngành nghề gì.

    Nói chung đến bây giờ con vẫn không biết con hợp với cái gì? Nên thôi con học theo cái con thích vậy, vì như thế con sẽ luôn có niềm đam mê trong học tập, nó sẽ giúp con khá hơn. Nhưng cái này mới là cái con thấy bức xúc nhất, đó chính là cái gọi “cảm hứng học tập”.

    Hằng ngày con vẫn đến lớp nhưng không phải vì cái gọi “cảm hứng học tập” mà là vì điểm danh, nếu không có nó con sẽ không được thi nên con mới phải đi thôi...”.

    Bao nhiêu hi vọng ngày xưa của con đã đang bị thực tại làm cho sụp đổ là sao thưa bố?

    Vâng! Có thể bố sẽ bảo con là mày chỉ vớ vẩn, chương trình ĐH do cả một bộ giáo dục nghĩ ra, có trí tuệ của bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ mà lại như thế ư? Có mà mày lười học thì có. Bàn tiếp đến chuyện học ĐH, có lần bố đã nói với con: “Thế tại sao vẫn có những người giỏi từ trường này ra là sao?”.

    Thưa bố, con xin mạnh dạn nói là có lẽ số này quá ít, con cho rằng ĐH là nơi đào tạo ra cả một lớp người cho xã hội chứ đâu phải đào tạo vài cá nhân xuất sắc phải không bố?

    Đôi dòng tâm sự của con mong bố hiểu cho. Con muốn nghỉ học ĐH không phải vì con không muốn học, trái lại con khao khát được học tập. Nhưng không phải thế này thưa bố. Chính vì thế này con mong bố cho phép con nghỉ để thực hiện một kế hoạch của con.

    Đó là con sẽ học tiếng Anh và những thứ cần để đi du học, bởi thật sự bây giờ đi du học không hề khó, thậm chí không có tiền vẫn có thể đi, chỉ cần đủ ý chí và năng lực. Chính phủ nhiều nước luôn sẵn sàng cho vay toàn bộ chi phí cho đến khi học xong ra trường trả nợ.

    Con nghĩ chỉ khi thật sự được học trong một môi trường học tập tiên tiến, được phát huy hết sở trường và đam mê của mình, được học tập kèm theo vui chơi chứ không phải lúc nào cũng cắm đầu vào học thì con mới có thể tiến bộ được...”.

    NHÓM PV GIÁO DỤC
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...3&ChannelID=13

  6. 2 thành viên Like bài viết này:


  7. #4
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Bài 3: Đọc - chép: do đâu?

    TT - Hầu hết các ý kiến gửi về tòa soạn Tuổi Trẻ đều thống nhất nhận định: đọc - chép là một phương thức dạy và học tồn tại hết sức xưa cũ, hàng chục năm và rất phổ biến ở các giảng đường ĐH hiện nay.

    Nhưng tại sao cách thức dạy và học này lại tồn tại dai dẳng như thế và tại sao cứ phải miệt mài đọc - chép? Hãy nghe những người đã và đang ngồi trên ghế giảng đường nói...


    “Mưa từ trên xuống” đã quá lâu!
    Theo tôi, nguyên nhân là do giảng viên (GV) lên lớp còn phụ thuộc rất lớn vào giáo án đã được soạn sẵn. Phần lớn các thầy đều rất bận, lịch lên lớp thường kín tất cả các buổi trong ngày: một thầy sáng dạy năm 1, chiều dạy năm 2, tối dạy lớp tại chức, thậm chí 10 giờ đêm còn hẹn sinh viên đến nhà để hướng dẫn làm đồ án môn học thì hỏi rằng còn thời gian đâu mà soạn giáo án nữa!

    Trong khi đó, đào tạo ĐH của chúng ta tồn tại quá lâu cách dạy và học theo kiểu “mưa từ trên xuống”. Cách dạy này đã ăn sâu và trở thành nếp “thâm căn cố đế” của nhiều thế hệ thầy trò mà không phải là ngày một ngày hai có thể thay đổi. Ngày nay ngoài việc tiếp thu tri thức từ phía người thầy, người học còn chịu tác động bởi rất nhiều nguồn tri thức khác nên cách dạy và học này hoàn toàn không còn phù hợp.

    Ngoài ra, các trường ĐH ta đang thiếu giáo trình một cách trầm trọng. Rất nhiều môn học chuyên ngành hiện nay SV vẫn phải học chay. Những môn có giáo trình thì luôn rơi vào tình trạng quá cũ (không cập nhật được tri thức). Đó là chưa kể đến chất lượng cũng như tính năng sư phạm trong giáo trình còn rất hạn chế. Vì vậy cho nên để trả bài tốt nhất, SV không còn cách nào khác là phải ghi chép đầy đủ theo lời giảng của thầy.

    VĂN DŨNG (Hà Nội)

    Nhiều SV cũng còn thụ động

    Nếu nói rằng việc đọc chép hoàn toàn là do từ phía GV thì không đúng cho lắm, bởi vì SV hiện nay đối với việc học thường rất thụ động. Cũng có những thầy cô rất ít cho chép bài mà vào lớp là đặt câu hỏi ngay để cả lớp cùng thảo luận, nhưng việc này kết quả cũng không như ý muốn vì SV đâu đã chuẩn bị bài.

    Vậy là thêm một tình trạng nữa xảy ra là SV nơm nớp lo sợ thầy cô gọi tới mình. Hai phương pháp trái ngược nhau hoàn toàn nhưng kết quả đều không như ý muốn. Và nếu giả sử có hỏi SV chọn một trong hai cách dạy ấy thì có lẽ đa số nhắm mắt chọn cách thứ nhất. Vì cách thứ nhất tuy mệt, thậm chí không hiểu bài nhưng còn có bài để coi hay có thể hỏi bạn.

    TRẦN THẾ

    Chỉ biết “ăn sẵn”

    Là SV năm 3 của một trường ĐH thuộc khối xã hội và đã từng “kinh qua” bốn kỳ thi học kỳ cả thảy, cho đến bây giờ tôi hoàn toàn tuyệt vọng về “giấc mơ” một kỳ thi không phải “gạo” bài, một kỳ thi không có những câu hỏi kiểu như “hãy nêu...”, “hãy trình bày...”, “cho biết...”... mà hễ cứ một học kỳ có khoảng bảy môn thì tới năm môn là lặp đi lặp lại điệp khúc cũ đó.

    Bản thân tôi thật sự rất sợ mỗi khi GV “tóm lại” cuối mỗi môn học bằng câu nói: “Tôi không yêu cầu nhiều ở các anh chị, chỉ cần học hết phần đề cương ôn tập là đủ”...

    Và SV lại phải trung thành với khẩu hiệu “nào ta cùng gạo”. Thế hệ SV này nối tiếp thế hệ kia như một cái vòng luẩn quẩn. SV sau những kỳ thi tất yếu sẽ trở nên thụ động và chây lười, chỉ biết “ăn sẵn”, không chịu tìm tòi chuyên sâu, kiến thức sau mỗi môn học không vượt quá những gì chép trong tập. Trách sao được SV chúng ta quá thụ động và không tự tin khi mà họ đã quen học tập trong một môi trường quá “tĩnh lặng” như vậy.

    UẤT KIM HƯƠNG

    Không chép thì biết học gì?
    Những năm ở phổ thông chúng tôi đã được rèn luyện khá kỹ “kỹ năng” chép đến nỗi mà (theo chúng tôi nghĩ) nó đã trở thành vô thức: cứ nghe thầy giảng (đọc, nói) là chúng tôi chép; cứ thấy trên bảng có cái gì là trong tập chúng tôi phải có y chang cái đó, sợ không có là bị nhắc nhở.

    Ngoài ra chúng tôi còn được luyện tập theo kiểu “biết nghe lời” - làm theo những gì đã được “gà” sẵn, không nên có (hoặc phát biểu) những ý kiến riêng. Chúng tôi được luyện tập theo cách này với một thời gian khá dài, lên ĐH đương nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục học theo cách cũ.

    Không có kỹ năng hoặc không thể (không muốn?) tìm kiếm những thông tin, tài liệu liên quan đến bài giảng từ bên ngoài hoặc thật là vô ích (theo suy nghĩ của những người học chỉ để thi và lấy bằng?) khi còn có những người thầy dạy theo cách đọc - chép, chỉ ra đề và chấm điểm theo những gì đã đọc, đã chép.

    Không có thói quen học theo nhóm, học ở thư viện hoặc “thư viện thì chật hẹp, sách vở nghèo nàn, mở cửa chẳng khác giờ hành chính là bao” (PGS.TS Phạm Duy Nghĩa) giữa thầy và trò còn một khoảng cách quá xa, trò không dám gặp và trao đổi trực tiếp với thầy, và thầy hình như cũng muốn tránh trò khiến chúng tôi chỉ học ở giảng đường.

    Khi mà chúng tôi còn chưa biết tìm kiếm những thông tin trên Internet (nếu có tìm được cũng không dễ gì download, để phục vụ học tập) khiến việc học của chúng tôi, những người chưa có “tư duy tự học”, phụ thuộc rất nhiều vào GV - người quyết định “số phận” bài thi của chúng tôi.

    Nếu ở giảng đường mà chúng tôi không chép thì chúng tôi học cái gì?

    ĐỖ HUỲNH PHƯỚC

    “Sáng tạo bậy bạ, điểm số sẽ tàn tạ” (?!)

    Làm sao SV có thể không chú tâm chép từng lời “vàng ngọc” của GV khi mà buổi học đầu tiên GV đã tuyên bố: “Chỉ cần học giống những gì tôi giảng là đủ rồi. Trong sách có nhiều chỗ dài dòng lại còn có những vấn đề viết sai chưa chỉnh lý. Em nào làm bài mà chép giống trong sách như thế, tôi cho rớt hết”.

    Không những thế nhiều GV còn dẫn chứng những bài học “xương máu” của các đàn anh đàn chị đã “sáng tạo bậy bạ” để rồi nhận lấy những “điểm số tàn tạ”. Trước những lời răn đe đó, thử hỏi có mấy SV dám phản đối khi GV say sưa đọc - chép chứ?

    Đó là chưa kể giờ thực hành của SV quá ít. Hầu hết chương trình học của SV đều xoay quanh những giờ học lý thuyết. Không ai phản đối rằng nếu không có lý thuyết thì không thể thực hành.

    Nhưng một chương trình học mà giờ thực hành chiếm chưa đến 1/3 thời gian học thì liệu có nên không? Và từ cái chương trình nặng nề lý thuyết đó cũng đã góp phần vào những nguyên nhân sinh ra “đứa con” đọc - chép như là một điều tất yếu vậy.

    DƯƠNG THỦY
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...5&ChannelID=13

  8. 2 thành viên Like bài viết này:


  9. #5
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Bài 4: Xin thầy cô đừng đọc - chép!

    TT - “Tới giảng đường làm gì? Thầy cũng dạy giống y như trong giáo trình thôi! Lên lớp cũng ngủ, ngủ ở nhà sướng hơn rồi đọc tài liệu sau cũng được...”. SV làm gì để tự cứu mình trong những giờ học buồn tẻ, đơn điệu và “thiếu chất bổ dưỡng”?

    Đến giảng đường để nghe và chép có còn quan trọng trong suy nghĩ của SV? Những câu hỏi quen thuộc trong giới SV hàng chục năm qua làm nóng lên hội thảo về phương pháp học tập của SV do ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức.

    Chỉ cần đi học một buổi!
    Thạc sĩ Tạ Minh, phó trưởng khoa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM), nêu vấn đề: “SV đến lớp học các môn khoa học Mác - Lênin và một số môn khác thường qua loa chiếu lệ, không ít SV dành nhiều thời gian ở các quán cà phê, chơi bài, bida... sắp đến mùa thi mới nháo nhào mượn tài liệu, photo thu nhỏ hoặc mua những tài liệu của người khác làm “phao”.

    Giảng dạy là công việc của người thầy, còn học tập là việc của SV, nhưng việc học của SV rất hình thức. Nhiều SV không đi học nhưng tìm đủ mọi cách để lách qui chế, để vẫn được điểm danh đủ số giờ lên lớp và được dự thi”.

    Với góc nhìn của một SV, bạn Nguyễn Phụ Thượng Lưu, SV khoa cơ khí động lực, dẫn ra một thực tế: “Nhiều SV buông thả, trốn tiết hoặc đến lớp chỉ để điểm danh chứ không hề tập trung nghe giảng, đến mùa thi mới mượn tài liệu học. Nhiều bạn tuyên bố chỉ đến trường trong buổi đầu và buổi cuối là đủ! Thậm chí chỉ cần đến trường buổi cuối cùng đề nghe thầy cô ra câu hỏi ôn tập hoặc lưu ý phần trọng tâm là được rồi”.

    Nhưng vì sao SV lại không muốn đến giảng đường? Hẳn có nhiều lý do khác nhau từ nhiều phía. Theo TS Võ Thị Xuân, khoa sư phạm kỹ thuật: “Lòng tin và sự say mê tri thức của SV chịu ảnh hưởng một phần rất lớn từ phương pháp dạy học của đội ngũ thầy cô. Chắc hẳn không có người thầy nào không ái ngại khi lên lớp hết giờ này qua tiết khác cứ “ê a kinh kệ” nhồi nhét kiến thức cho SV”.

    Những con số khảo sát của cô cũng minh họa cho thực tế đó: SV đã chán cách truyền thụ theo kiểu cả lớp ngồi nghe thầy cô thuyết trình! Kết quả khảo sát thăm dò ý kiến gần 473 SV hệ chính qui và tại chức khóa 2001 và 2003 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho thấy: chỉ có 9% SV chịu học theo phương pháp thuyết trình thuần túy, trong khi SV cho biết có đến trên 80% giảng viên (GV) thường xuyên sử dụng phương pháp này.

    Còn các phương pháp dạy học mới theo hướng hoạt động hóa người học như: đàm thoại, thảo luận, trình chiếu bài giảng với projector... lại không hoặc thỉnh thoảng mới được sử dụng!

    Không hề phàn nàn gì về phương pháp đứng lớp của thầy cô, bạn Nguyễn Thị Cẩm Thi, SV khoa điện, chỉ bộc bạch về kinh nghiệm học tập của riêng mình. Nhưng những điều bạn nghĩ và đã thực hiện thật đáng để suy ngẫm.

    Bạn cho rằng “SV cần chủ động và mạnh dạn chọn GV phù hợp. Mỗi thầy cô có phương pháp giảng dạy, cách truyền đạt khác nhau. Bản thân tôi gặp môn nào thầy cô dạy khó hiểu, tôi sẽ “mạnh dạn” vào “học chui” ở các lớp khác”.

    Trong một buổi đối thoại giữa SV và lãnh đạo trường này, đã từng có ý kiến đặt vấn đề tại sao cùng một môn học như nhau (nhưng khác GV) nhưng có những lớp học chật kín SV, trong khi lớp khác lại lèo tèo thưa vắng!

    Xin đừng quá bám giáo trình!
    Không phải SV đã “tẩy chay” giảng đường. Nhưng đến giảng đường để làm gì và học như thế nào mới chính là mối quan tâm của nhiều SV. Bạn Nguyễn Phan Thanh, SV khoa điện, cho rằng cần phải học đúng và học đủ.

    Có nghĩa là cần tham gia đầy đủ các buổi lên lớp để nắm trọng tâm bài giảng. Đây là kiến thức tối thiểu và cơ bản nhất mà SV cần lĩnh hội. Khi nghe giảng cần tập trung tất cả các giác quan để nghe, nhìn, tư duy, lựa chọn và ghi chép thông tin quan trọng.

    Theo bạn Trương Văn Ngọc, SV khoa cơ khí động lực: “Trên giảng đường, nên tập trung nghe giảng với sự chủ động, đặt câu hỏi, so sánh sự liên quan giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Nên có tinh thần hoài nghi khoa học và sự tự tin trong trình bày ý kiến của mình, cần tích cực ghi chú đánh dấu các vấn đề quan trọng, trình bày dễ hiểu”.

    Trong khi đó, bạn Nguyễn Quang Trưởng, SV khoa cơ khí động lực, lại cho rằng SV cần tìm cách để... “gần” GV hơn: “Đến lớp phải chọn một chỗ ngồi thích hợp để có thể tập trung nghe giảng và tránh được sự đùa giỡn của bạn bè. Ở vị trí này không bị ngủ gật, yên tĩnh để quan sát bảng. Và quan trọng hơn, ta có thể dễ dàng trao đổi với GV khi có vấn đề thắc mắc. Trong giờ học phải mạnh dạn phát biểu vì điều đó thể hiện những hiểu biết đã được tích lũy, đồng thời đánh giá khả năng hiểu bài của mình. Mỗi lần như vậy, SV sẽ tự tin hơn và gần gũi GV hơn”.

    Để giảng đường thật sự là nơi tiếp nhận tri thức và trao đổi học thuật giữa thầy và trò, theo SV Nguyễn Phụ Thượng Lưu, khoa cơ khí động lực: “Bên cạnh việc mỗi SV phải tự lập cho mình một phương pháp học tập riêng thì GV cũng phải thường xuyên nâng cao kiến thức bài giảng sao cho ngày càng sinh động, không lạc hậu với thời đại. Xin thầy cô hạn chế việc quá bám sát giáo trình mà xa rời thực tế dễ gây sự nhàm chán cho SV (vì nếu như thế SV chỉ cần mua giáo trình tự đọc là xong, đâu cần đến lớp!).

    Hãy để cho SV tự ghi chép những ý nào mình thấy cần, những gì mình chưa biết, tránh đọc nguyên văn cho SV ghi. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng SV lười tư duy, thụ động trong học tập mà tác hại lớn hơn của nó là họ sẽ khó thành công trong cuộc sống sau này.

    Thầy cô nên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để tiết học sinh động, thu hút, SV sẽ tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn so với việc chỉ nói suông. Chính thầy cô là người tạo không khí thoải mái cho lớp học bằng những câu chuyện trong cuộc sống, những câu hỏi... vừa kích thích sự động não vừa giúp SV ứng dụng kiến thức vào thực tế”.

    PHÚC ĐIỀN
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...6&ChannelID=13

  10. 2 thành viên Like bài viết này:


  11. #6
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Bài 5: Cao học cũng thầy đọc - trò chép, làm sao chất lượng cao?

    Chương trình đào tạo sau ĐH chưa được tối ưu hóa, nội dung giảng dạy còn nhiều điểm bất cập. Người học chưa thật sự học theo đúng nghĩa với yêu cầu của bậc học, vì vậy chất lượng đào tạo không cao.

    Đã qua nhiều năm giảng dạy cao học và tham gia hội đồng chấm thi bảo vệ luận án, đặc biệt đã làm phản biện khá nhiều luận án, chúng tôi có một vài suy tư sau đây.

    Cách dạy học sinh cấp 5
    Với việc đào tạo cao học: Chúng ta có các hệ cao học chính quy tập trung 2 năm, cao học bán thời gian dài hạn 3 năm. Thế nhưng, hầu hết các học viên đều ghi danh theo học các lớp cao học chính quy tập trung; vậy mà số học viên đến lớp không bao giờ đủ 100% mà chỉ khoảng từ 40% đến 70% mà thôi. Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao? Thật đơn giản: Vì người học - vừa đi học vừa đi làm.

    Vì vậy, có tình trạng rất thường thấy ở các lớp cao học: Lớp đang học, bỗng nhiên vài ba cú điện thoại di động “tút tút”, “tí tò te” thế là học viên, người cúi xuống gầm bàn nghe và trả lời, người biết giữ ý một chút, chạy ra khỏi lớp để nói chuyện; có người lại xin phép nghỉ để về lo công tác.

    Quy chế học cao học là 1 giờ ở lớp thì 3 giờ học ở nhà. Nghĩa là phải tự học gấp 2 - 3 lần cái mà thầy cho, phải tự xây dựng bài trên giáo trình của thầy. Nhưng mấy ai đạt được tỉ lệ 1:1, còn nói chi 3:1; lý do: quá bận. Cách học này chúng tôi thường gọi là “Cao học bình dân học vụ”. Trên thực tế ở nước ta đang tồn tại một dạng “Cao học tại chức” chứ không phải cao học chính quy tập trung; vì vậy chất lượng đào tạo đã và sẽ không cao.

    Mặt khác, chương trình và nội dung đào tạo chưa đầu tư chiều sâu, phần đông học viên mới học chủ yếu là lý thuyết, chưa có thực hành hoặc mở rộng. Các chương trình và phương pháp học ở cao học có thể nói là cách học không phải cao học mà là cách dạy học sinh (HS) cấp 5 (cấp 1: tiểu học, cấp 2: THCS; cấp 3: THPT, cấp 4: ĐH; cấp 5: cao học).

    75% - 85% luận án từ trung bình đến yếu kém
    Thay đổi cả một nội dung và chất lượng đào tạo, trọng dụng thực tài là việc làm không dễ.

    Nhưng muốn có bước đột phá trong đào tạo thì ta phải thay đổi tận gốc rễ, từ tổ chức lãnh đạo đến chương trình, giáo trình, phương pháp, củng cố những lớp, ngành chính quy đã có ở các cơ sở TP.HCM. Sau đó, ta mới mở rộng ra các ngành khác, tỉnh khác.


    Theo chúng tôi, chương trình đào tạo tiến sĩ ở nhiều cơ sở đào tạo, xem ra chưa chọn được các môn học phù hợp, hiện đại, bổ ích. Điều đáng lưu ý hơn, rất nhiều luận án chưa có chất lượng cao mà mới chỉ đổi thay ở hình thức.

    Nhiều luận án nội dung quá sơ sài, quá nghèo nàn; nhiều luận án lại quá ôm đồm giống như một bản báo cáo thành tích hoạt động nghiên cứu. Cái “mới” trong luận án rất ít ỏi, nhiều lúc mang tính ngộ nhận bởi họ chưa có thông tin đầy đủ.

    Theo nhận định của chúng tôi, một loạt các luận án tiến sĩ (và cao học) đã bảo vệ thử và sắp được bảo vệ hoặc đã bảo vệ thành công chỉ có khoảng 15% - 25% là vững vàng, còn lại là chất lượng trung bình hoặc yếu kém. Vậy mà tất cả các “sĩ tử” đều bảo vệ thành công. Ai bảo vệ thạc sĩ và tiến sĩ mà chẳng qua, chẳng thành công tốt đẹp!

    Nguyên nhân cũng giống như cao học, nghiên cứu sinh không được nghỉ hoàn toàn để dồn sức vào học và làm luận án. Trong trường hợp nếu được nghỉ họ cũng không nghỉ vì còn lo đến “miếng cơm”, “manh áo” và có cả “chỗ đứng, ghế ngồi” của cá nhân họ trong cơ quan; cho nên dễ gì mà họ bỏ hẳn công việc để cho “sự học”.

    Mặt khác, kinh phí nghiên cứu quá ít ỏi mà Nhà nước dành cho nghiên cứu sinh (đối với cao học càng thấp hơn). Dăm bảy triệu đến 10 triệu đồng cho một đề tài nghiên cứu sinh thật không thấm vào đâu, nhất là những đề tài nghiên cứu cơ bản chuyên sâu.

    Thầy đọc, trò chép
    Nói chung, nhiều thầy rất tâm huyết, đã và đang nỗ lực hết mình cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, quên bệnh tật, tuổi tác của chính mình. Nhưng cũng không ít thầy giáo chưa thật sự là giảng viên sau ĐH. Giáo trình, bài giảng của nhiều thầy chưa cập nhật hóa, thậm chí có thầy giảng bài sau ĐH cũng giống bài giảng ở ĐH. Vậy học cao học và tiến sĩ là học lại các bài của ĐH sao?

    Cũng không phải là cá biệt, lắm khi ta gặp một số thầy không những không đổi mới cách dạy cao học, tiến sĩ mà thậm chí còn dạy theo kiểu đọc bài cho học viên chép, không sai dấu chấm, dấu phẩy! Chúng ta chưa thật sự cung cấp cho họ phương pháp nghiên cứu tư duy, để họ có cơ hội chủ động sáng tạo. Ngược lại, thầy cũng phải luôn đặt cho mình trách nhiệm tự trau dồi bổ sung kiến thức.

    Ở thời đại này, cứ mỗi một phút rưỡi thì có một phát minh sáng chế, nếu thầy không chịu học, không chịu vào mạng, không chịu đọc sách mới thì làm sao có cái để nói cho học viên. Thầy phải luôn nghiên cứu khoa học, gắn với thực tiễn, để học thêm mà dạy và dạy để mà học. Nếu không, kiến thức của thầy từ đó mà mòn đi, rỉ ra và lạc hậu dần theo năm tháng.

    GS-TSKH LÊ HUY BÁ (ĐH Quốc gia TP.HCM)

    Theo Người Lao Động
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...9&ChannelID=13
    Được sửa bởi conank lúc 14:26 ngày 21-10-2007

  12. 2 thành viên Like bài viết này:


  13. #7
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Bài 6: Đọc-chép: tại thầy, tại trò hay tại ai?

    TTO - Theo dõi diễn đàn "đọc - chép" trên Tuổi Trẻ, tôi thật sự bất ngờ vì sự "hăng hái" tham gia cả tất cả các đối tượng liên quan.

    Từ chính những SV đang ngồi trên giảng đường đến sự "phán xét" khá tinh tế của các giảng viên, rồi cả sự "phản pháo" của những người quan tâm đến giáo dục nước nhà.

    Qua đó, thấy rằng vấn đề không hẳn dừng lại việc đọc chép từ giảng đường, mà nó thực sự là vấn đề của cả một hệ thống giáo dục vốn đã có quá nhiều bất cập, tồn tại mấy mươi năm nay! Cái gốc của thực tế đọc chép không hoàn toàn nằm ở thầy hay trò, mà là nằm ở hệ thống giáo dục Việt Nam buộc cả thầy và trò phải thế! Cơ chế thi cử vẫn cái cách "quy củ" học thuộc mặt chữ, trả lời tròn ý, đúng đáp án là có điểm thì làm sao người thầy đứng lớp có thể "phá rào kiến thức ngoài giáo án" được!

    Đa số một bộ môn nhiều giảng viên đứng lớp, đề ra chung, chấm chung, do đó nếu giảng viên chỉ cần giảng ngoài giáo án, học trò chỉ cần làm "lệch" đáp án khi thi thì chỉ có nước ... thi lại! Học trò từ cấp tiểu học cho đến đại học, luôn luôn duy trì một lối học thụ động do hệ thống sách giáo khoa, giáo trình được xây dựng theo kiểu... đọc chép!

    Nếu giáo viên truyền thụ có "sáng tạo", "phát huy tính chủ động làm việc của học sinh" thì trong một tiết giảng không thể "nuốt hết" khối lượng kiến thức cơ bản do Bộ GD-ĐT quy định. Nếu học sinh có nắm được kiến thức này, nhưng kiến thức kia chưa giảng xong, ra đề "chung" nếu giáo viên chưa giảng đến thì... tội cho học sinh và “thành tích giáo viên sẽ bị xem xét"!

    Chính phương pháp "nhồi sọ" từ năm này đến năm khác như vậy đã tạo cho học sinh, sinh viên VN một cái "nếp" rất "an toàn" đó là "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn tranh thủ... chép!”. Chính cái nền tảng về kiến thức bị đóng khung, bị nhồi nhét đó đã khiến cho giáo viên không thể phát huy được khả năng sáng tạo khi đứng lớp. Giáo viên có sáng tạo, nhưng học sinh lại "ù lì" thì cũng... vô vị! Hoặc như có học sinh "phá cách" kiểu như trường hợp "ông cụ non" có đề cập trước đây trên Tuổi Trẻ, mà giáo viên không "khuyến khích", không chấp nhận là sự sáng tạo thì tất cả vẫn là... đọc - chép!

    Muốn một tiết học thực sự là một cuộc tranh luận, đối thoại trong khi giảng đường có tới hàng trăm SV như thế nếu ai cũng muốn tranh luận thì chỉ có...loạn, hoặc một vấn đề đưa ra chưa chắc đã "giải quyết" hết! Đó chính là hạn chế thực sự về cơ sở vật chất của hệ thống các trường ĐH ở Việt Nam.

    Với những gì đang được các bạn đọc “tranh luận", " mổ xẻ", chúng ta phải thừa nhận thực tế việc giảng dạy theo kiểu đọc chép phải còn tồn tại rất lâu nữa trong hệ thống đào tạo của nền giáo dục Việt Nam. Thay đổi nó không khó về cách thức, vì chỉ vào các trung tâm giảng dạy ngoại ngữ có chất lượng có thể nhận ra phương pháp giảng dạy của họ đâu có gì là đọc chép. Cái khó chính là điều kiện và cả nhận thức của chính những người quản lý điều hành hệ thống giáo dục chúng ta, có đủ trí tuệ và quyết tâm để thực hiện hay không!

    NGỌC LỮ

    Vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho người thầy
    Là giảng viên thỉnh giảng tại một trường ĐH, tôi không đọc - chép. Tôi cảm thấy thật sự xấu hổ nếu mình đứng trên giảng đường ĐH chỉ để đọc những điều soạn sẵn trong giáo trình hoặc sách giáo khoa. Thế giới thông tin đang rộng mở với nhiều người và nhiệm vụ hàng đầu của người người thầy là tạo được động lực, ý thức trách nhiệm với vấn đề cần học tập, tìm hiểu để SV có thể khai thác và sử dụng tốt những kiến thức mênh mông trong cuộc sống.

    Người học cần được trang bị những kỹ năng tư duy, thu thập, xử lý tài liệu, trình bày kiến thức và đây cũng là trách nhiệm quan trọng của người thầy. Hơn thế nữa, khi thầy giáo đọc, SV chép, mối quan hệ thiêng liêng giữa thầy trò bị máy móc hóa. Thầy là cái máy đọc, trò là máy chép.

    Trong lớp học, gắn với từng nội dung học tập của một bộ môn thuộc ngành xã hội học, tôi thường dành hướng dẫn SV các kỹ năng như đọc tài liệu, tư duy, phát triển tổng hợp ý tưởng, tự đánh giá công việc, làm việc nhóm, làm nghiên cứu khoa học, diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết. Đây là những kỹ năng mà số đông SV, ngay cả khi đang học ở năm cuối ĐH vẫn còn khiếm khuyết. Một khi không được trang bị, nắm vững các kỹ năng này, SV thường gặp khó khăn để học tập một cách chủ động và tiếp cận với phương pháp giáo dục chủ động.

    Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho người thầy muốn sử dụng các phương pháp giáo dục chủ động như số lượng SV quá đông (từ một trăm trở lên) trong một giảng đường, một số người học do thói quen học tập cũ tỏ ra “dị ứng” và không thích nghi được với phương pháp mới…

    Th.s TRẦN MINH TRỌNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...6&ChannelID=13

  14. 2 thành viên Like bài viết này:


  15. #8
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Bài 7: Đọc, chép: Tiếng nói người trong cuộc

    TTO - Tôi là giảng viên tại một trường ĐH lớn tại TP.HCM. Tôi đã đọc rất nhiều bài báo về chủ đề "Đọc chép từ giảng đường đại học...".

    Lẽ tất nhiên tôi không phải là giảng viên theo kiểu đọc chép nhưng tôi xin trình bày thêm một nhận xét về vấn đề trên.

    1. Sinh viên Việt Nam (nói theo số đông) chưa thật sự ham thích cách dạy học theo kiểu "lấy người học làm trung tâm" và các trường ĐH cũng chưa chuẩn bị cho các giảng viên thực hiện các kiểu giảng dạy mới. Khi tôi mới tốt nghiệp thạc sĩ tại Viện Công nghệ châu Á (AIT), về VN tôi áp dụng ngay những phương pháp học mới mà tôi đã hấp thụ ở nước ngoài, nhưng tôi đã thất bại.

    Bởi vì tôi phải dạy lớp học với gần 70 SV, khi chia nhóm thảo luận với 5 SV/nhóm, tôi đã phải kiểm soát 14 nhóm. Một kết quả tất yếu là tôi không thể kiểm soát tình hình và chỉ có 1/3 lớp là thật sự ham thích thảo luận thông qua tình huống. Thêm vào đó, tôi phát hiện ra chỉ có 1/10 SV là đọc bài trước ở nhà, vì vậy nếu có đặt câu hỏi thì hầu như rất ít SV viên trả lời.

    2. Cơ chế đánh giá điểm của các trường ĐH Việt Nam chưa hỗ trợ cho các hình thức giảng dạy mới. Thông thường tại những nước đã phát triển, kết quả đánh giá cuối kỳ của một môn học được phân chia như sau: + Bài tập cá nhân, hàng tuần: 10%; Bài tập nhóm, hàng tháng: 10%; Bài tập lớn, cả học kỳ: 20%; Kiểm tra giữa kỳ: 20%; Thi cuối kỳ: 40%.

    Nhưng ở VN, SV chỉ phải thi có 2 lần: thi giữa kỳ và thi cuối kỳ. Thậm chí có trường chỉ thi cuối kỳ mà thôi. Vì vậy mới có chuyện SV không đi học ngày nào mà vẫn thi đậu môn học đó. Nếu tất cả các trường ĐH Việt Nam đều thực hiện như trên thì sẽ không có hiện tượng "cúp cua thường xuyên" mà vẫn thi đậu, bởi vì hàng tuần phải làm bài tập để nộp cho từng môn học. Nếu không đi học làm sao mà làm bài tập được!!

    Tôi đã thử áp dụng tương tự như trên nhưng kết quả là tôi bị mất quá nhiều công sức. Tôi đã buộc SV phải làm bài tập nhóm (có trình bày và tranh luận trước lớp) và đánh giá điểm SV theo cách sau: Bài tập lớn, cả học kỳ: 20%; kiểm tra giữa kỳ: 20%; Thi cuối kỳ: 60%. Kết quả cuối cùng mà tôi nhận được là những lới oán trách từ phía SV. Họ cho rằng tôi đã quan trọng hóa môn học mà tôi đang giảng dạy (tôi dạy môn Quản lý dự án xây dựng cho SV ngành xây dựng, nhiều SV cho rằng đây là môn phụ), rằng tôi đã bắt họ làm việc nhiều quá, workload mà tôi đã giao cho họ là nặng hơn cả những môn chuyên ngành...

    Chỉ có 1/4 SV là thật sự chăm chút cho bài tập lớn mà thôi, đa số SV còn lại làm cho xong để nộp. Sang năm học sau, tôi đổi cách thức: từ bắt buộc sang tự nguyện. SV tự lập nhóm và làm bài tập nhóm theo chủ đề mà tôi đã yêu cầu. Bài tập nhóm nào tốt thì cộng điểm vào bài thi cuối kỳ. Một kết quả đáng buồn: tôi dạy 3 lớp với khoảng gần 250 SV nhưng chỉ có 1 nhóm với 5 SV làm bài tập nhóm.

    Thế là tôi quyết định không áp dụng các hình thức giảng dạy mới nữa, bởi vì tôi quá mệt mà chẳng được ai khen, chẳng được ai ủng hộ, thậm chí năm đó tôi còn bị mất thi đua. Vì khi dạy xong, tôi phải cho SV presentation bài tập nhóm và chấm bài xong tôi phải vào Excel, nhập điểm cho 250 SV để tính toán, sau đó mới ghi lại vào bảng điểm và nộp cho trường. Quá trình trên mất khá nhiều thời gian, kết quả là tôi nộp điểm trễ nên mất thi đua.

    Với tôi, kết quả thi đua là không quan trọng nhưng kết quả đánh giá của SV với những nỗ lực mà tôi đã làm cho họ khiến tôi thất vọng vô cùng. Tôi không trách ai cả mà chỉ buồn vì bản thân tôi đã dại dột làm một việc khác người. Đến lúc đó tôi mới thấm thía "nhập gia phải tùy tục". Vậy là chấm hết cho một quá trình đổi mới giảng dạy của một giảng viên tốt nghiệp từ nước ngoài!!

    Hỡi các bạn SV, trước khi trách ai hãy nhìn lại bản thân mình trước nhé!

    LƯU TRƯỜNG VĂN (Giảng viên ĐH Bách Khoa TP.HCM)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...1&ChannelID=13

  16. 2 thành viên Like bài viết này:


  17. #9
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Bài 8: Đừng trách chúng tôi

    >> Nhân đọc bài Đọc, chép: Tiếng nói người trong cuộc

    TTO - Là một giảng viên dạy ở giảng đường ĐH, tôi cũng có mong muốn như bao người khác là làm sao chuyển tải được càng nhiều kiến thức cho SV càng tốt và tôi cũng biết rằng chỉ có cách dạy lấy người học làm trung tâm mới làm được điều đó.

    Nhân đọc loạt bài nói về đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi vô cùng bức xúc, bởi có ai biết rằng để thực hiện phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm đòi hỏi nhà trường phải trang bị các trang thiết bị hiện đại? Điều này thì không phải trường nào cũng có thể làm được vì nó còn phụ thuộc vào kinh phí.

    Ngoài ra nhà trường xếp một lớp học với trên 100 SV thì thử hỏi làm sao chúng tôi có thể chia nhóm thảo luận được. Đôi lúc được phân những lớp có số lượng tương đối, khi tôi đưa ra điều kiện và phương pháp học mới bằng cách giao đề tài để các em nghiên cứu và trình bày trước lớp thì đa số SV không tán thành, nếu có ép buộc phải thực hiện thì chỉ có một vài người thực hiện.

    Quy chế của trường tôi là không tính điểm thi giữa học kỳ, chỉ xem đó là con số tham khảo, vì vậy tôi cũng đành chịu bởi có cách nào khác đâu. Yêu cầu các em làm thì cuối cùng mình cũng phải lấp vào khoảng trống vì các em không chuẩn bị. Đến giờ thảo luận thì chẳng có lấy một ý kiến, chỉ mình tôi đặt câu hỏi rồi cũng tự mình trả lời. Vậy thử hỏi chúng tôi có thể đổi mới cách dạy được hay không?

    LÊ CHÂU NGỌC

    ---
    Tôi xin chia sẻ với anh Văn, trường ĐH Bách khoa. Tôi cũng là một giảng viên ĐH ở TP.HCM, và cũng đã bao nhiêu năm trăn trở về việc đổi mới phương pháp dạy học. Tôi không so sánh việc học ở VN và nước ngoài, vì điều kiện học của ta và họ khác nhau nhiều. Tôi chỉ đề cập đến việc dạy của bản thân tôi.

    Tôi nghĩ rằng không người thầy nào muốn học trò của mình dốt. Nhưng để cho học trò mình giỏi, nhiều khi lại “lực bất tòng tâm”. Muốn dạy học trò giỏi, người thầy phải đầu tư. Nhưng nếu tôi đầu tư đúng mức cho giờ dạy thì chắc chắn người chịu thiệt là con của tôi, vì tôi không thể cho nó ăn ngon, mặc đẹp hoặc hưởng những giá trị văn hóa khác… Muốn cuộc sống con cái mình tương đối, giáo viên phải làm thêm, mà đã làm thêm rồi thì sức đâu mà đầu tư cho việc dạy giỏi nữa? Chưa nói đến những người xung quanh đôi khi nhìn tôi với cặp mắt thương hại vì hình như họ cho là tôi “ngu” hoặc “hơi khùng một chút”.

    Chúng tôi, những giáo viên phổ thông và những giảng viên ĐH đang ở trong vòng lẩn quẩn, chưa thấy lối thoát. Nói như vậy không có nghĩa là tôi đang không đầu tư cho việc dạy của tôi, nhưng phải nói là tôi rất mệt, và cũng đã nhiều lần muốn dạy cho xong bài như mọi người; thời gian còn lại, nếu không làm thêm thì ít nhất cũng lo được bữa cơm tươm tất cho chồng con.

    Thật sự tôi không biết mình còn cầm cự được đến bao giờ việc tôi đầu tư cho giờ dạy của mình…

    MỘT BẠN ĐỌC
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...&ChannelID=118

  18. 2 thành viên Like bài viết này:


  19. #10
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Bài 9: Là phụ huynh, tôi xót xa!

    TTO - Là một phụ huynh có con đang theo học tại một giảng đường ĐH trực thuộc ĐH Quốc gia, tôi không khỏi xót xa, đau đớn khi đọc bài viết trên của phóng viên báo Tuổi Trẻ.

    Chúng tôi, những phụ huynh luôn quan tâm tới chuyện học hành của con cái mình, luôn nghĩ việc mình hàng tháng gửi cho con cả triệu đồng tiền ăn học, tiền học phí… thì chắc rằng con cái của chúng tôi sẽ nhận được sự giáo dục tốt của nhà trường, của các thầy cô. Và những mong sau này con cái chúng tôi sẽ ra đời với những tấm bằng có giá trị thực sự… phục vụ cho cuộc sống của chúng sau này.

    Vậy mà… đáng buồn thay! Bao nhiêu công sức, tiền bạc và cả nỗi mong đợi chính đáng ấy của chúng tôi đã bị chính các thầy cô gián tiếp “dập tắt” ngay tại giảng đường (nơi con cái chúng tôi hằng ngày lên ngồi với mong ước thu lượm được những kiến thức) bằng phương pháp dạy học phản giáo dục: “thầy đọc và trò chép”.

    Theo tôi, phương pháp lên lớp như thế của các thầy cô sẽ khiến các em trở nên thụ động, lười nhác… và mất kiến thức căn bản do không đủ kiên trì ngồi nghe thầy “đọc” kiến thức. Và với phương pháp giảng kiểu ấy, tôi tin chắc rằng các em (con cái chúng tôi) sẽ không có cơ được cơ hội phát biểu trước lớp, và càng không hề được khẳng định, bày tỏ chính kiến của mình trước bạn bè trong lớp học.

    Vậy thì, sau này khi ra đời… liệu các em có dám đứng trước dư luận xã hội để bảo vệ cho chính kiến của mình, mặc dù biết rằng chính kiến của mình là đúng? Điều này rõ ràng sẽ gây nên tâm lí thụ động nơi sinh viên, nơi con em của chúng tôi, và hoàn toàn có hại đến tương lai của chúng.

    Tôi thiết tha mong mỏi các thầy cô, kết hợp với nhà trường… hãy thương các em mà sớm cải tạo phương pháp dạy học của mình bằng mọi giá. Và thiết nghĩ: một người thầy mà không dám sửa mình, không vì học trò mà sửa đổi cách dạy học suốt bao năm bị cho là nhàm chán, đã vậy lại còn vịện đủ lí do như hoàn cảnh thiếu thốn, chưa có giáo trình này nọ… để mãi bảo thủ và duy trì phương pháp dạy học đọc chép như thế có xứng không?

    Thiết nghĩ đã đến lúc cần một cuộc cải tổ trong phương pháp lên lớp của các giảng viên ĐH. Đừng tiếp tục lãng phí thời gian và tiên bạc của sinh viên và phụ huynh chúng tôi nữa. Mong lắm thay và xót xa lắm thay!

    THẾ TRUNG (TP.HCM)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...3&ChannelID=13

  20. 2 thành viên Like bài viết này:


Trang 1 / 9 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •