Trang 6 / 19 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 184
  1. #51
    Tham gia
    25-06-2007
    Location
    Hòn Ngọc Viễn Đông
    Bài viết
    643
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi heo mọi View Post
    Đang nghi ngờ thái độ ko mấy nhã nhặn của bạn. Nếu đúng vậy thì hãy tự xem lại bạn.
    Em đây chẳng có gì cần thiết phải xem lại mình cả, có pác thì đúng hơn.
    Em để ý thấy :
    - Nhà Nghiên Cứu Khoa Học & Những người hiểu biết nhiều : luôn luôn thận trọng trước những bài phát biểu của mình nếu chưa điều tra kỹ các lịch sử khoa học và khảo cổ học. (Nếu phát biểu lung tung sẽ ảnh hưởng đến danh dự, bằng cấp và làm những người tin tưởng hiểu sai!)
    - Còn những người không biết gì hoặc biết mơ hồ thì hay thích nói, nói bậy cũng nói, toàn nói sàm. Vì chẳng có gì lận lưng cả, danh dự zero, bằng cấp nghiên cứu khoa học zero

  2. #52
    Tham gia
    27-10-2005
    Location
    tất nhiên là từ chuồng heo rồi
    Bài viết
    341
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi Rockman87 View Post
    Em đây chẳng có gì cần thiết phải xem lại mình cả, có pác thì đúng hơn.
    Em để ý thấy :
    - Nhà Nghiên Cứu Khoa Học & Những người hiểu biết nhiều : luôn luôn thận trọng trước những bài phát biểu của mình nếu chưa điều tra kỹ các lịch sử khoa học và khảo cổ học. (Nếu phát biểu lung tung sẽ ảnh hưởng đến danh dự, bằng cấp và làm những người tin tưởng hiểu sai!)
    - Còn những người không biết gì hoặc biết mơ hồ thì hay thích nói, nói bậy cũng nói, toàn nói sàm. Vì chẳng có gì lận lưng cả, danh dự zero, bằng cấp nghiên cứu khoa học zero
    Bạn nói hay vậy thì bạn chỉ ra chỗ sai của tôi đi. Tôi chẳng ngại gì chuyện chịu trách nhiệm trước phát biểu của mình, đó là lời của tôi cơ mà.

    Tất nhiên tôi không có bằng cấp vì đó không phải chuyên ngành của tôi, mà nó là niềm say mê của tôi. Tôi yêu thích nó nên tôi tìm hiểu nó, từ đó tôi có cái để nói.

    Và những điều mà tôi phản đối nãy giờ, tôi cho nó là nói sàm đấy, là những phát biểu lung tung, mơ hồ đấy!

    Dù sao tôi có tinh thần tìm hiểu, đỡ hơn những người chẳng biết làm gì ngoài chõ mõm vào chế giễu.

  3. #53
    Tham gia
    25-06-2007
    Location
    Hòn Ngọc Viễn Đông
    Bài viết
    643
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi heo mọi View Post
    Bạn nói hay vậy thì bạn chỉ ra chỗ sai của tôi đi. Tôi chẳng ngại gì chuyện chịu trách nhiệm trước phát biểu của mình, đó là lời của tôi cơ mà.

    Tất nhiên tôi không có bằng cấp vì đó không phải chuyên ngành của tôi, mà nó là niềm say mê của tôi. Tôi yêu thích nó nên tôi tìm hiểu nó, từ đó tôi có cái để nói.

    Và những điều mà tôi phản đối nãy giờ, tôi cho nó là nói sàm đấy, là những phát biểu lung tung, mơ hồ đấy!

    Dù sao tôi có tinh thần tìm hiểu, đỡ hơn những người chẳng biết làm gì ngoài chõ mõm vào chế giễu.
    Hahahaha , nóng rồi kìa . Em chấp nhận là em chưa hiểu nên em phải "dựa cột mà nghe", nhưng nghe người khác nói thì còn lọt lỗ tai chứ , nghe pác nói thì "đau" tai quá !!!. Thôi chấm dứt ko tranh cãi với pác làm gì cho mệt! nhưng pác hãy nghĩ và xem lại những gì mình đã nói đi, to mồm phát ngôn bừa bãi!
    Tìm hiểu người Giao Chỉ => Một vài trường hợp đột biến lẻ tẻ <= Phát ngôn kiểu kém hiểu biết ? Thế thì nghe người lớn như pác Tom đấy, ko lẽ pác lại có trình độ thâm sâu hơn cả người lớn hơn pác cả chục tuổi à! Đúng là ngố
    Được sửa bởi Rockman87 lúc 21:48 ngày 27-09-2007

  4. #54
    Tham gia
    10-09-2006
    Bài viết
    146
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    bọn tàu ngày xưa đô hộ VN tại sao nó lại gọi là quận Giao Chỉ. Bro heo mọi phản pháo đi
    ĐỪng nói là 1 vài đột biến mà nó lại đặt tên như thế nhé. Theo tớ đó phải là 1 cộng đồng rộng lớn

  5. #55
    Tham gia
    26-09-2003
    Location
    Tp Hồ Chí Minh
    Bài viết
    88
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 10 Posts

    Hạnh phúc

    Quote Được gửi bởi mkcvnvn View Post
    bọn tàu ngày xưa đô hộ VN tại sao nó lại gọi là quận Giao Chỉ. Bro heo mọi phản pháo đi
    ĐỪng nói là 1 vài đột biến mà nó lại đặt tên như thế nhé. Theo tớ đó phải là 1 cộng đồng rộng lớn
    Theo tớ đọc được, hiện có 2 thuyết giải thích về từ Giao Chỉ:
    1/ Giao chỉ: hai ngón chân giao nhau
    Theo ý kiến của nhà kê cứu của nước Pháp, thì người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam theo sông Hồng Hà lần xuống phía đông nam, lập ra nước Việt Nam ta bây giờ; còn người Thái thì theo sông Mê Kông xuống, lập ra nước Tiêm La (tức là Thái Lan) và các nước Lào.
    Lại có rất nhiều người Tàu và người Việt Nam nói rằng nguyên khi xưa đất nước Tàu có giống Tam Miêu ở, sau giống Hán Tộc (tức là người Tàu bây giờ) ở phía Tây Bắc đến đánh đuổi người Tam Miêu đi, chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng Hà lập ra nước Tàu, rồi dần dần xuống phía nam, người Tam Miêu phải lẩn núp trong rừng hay là xuống ở miền Việt Nam ta bây giờ.
    Những ý kiến ấy là theo lý mà suy ra đó thôi, chứ cũng chưa có cái gì làm chứng cho đích xác. Chỉ biết rằng người Việt Nam ta trước có hai ngón chân cái giao lại với nhau, cho nên Tàu mới gọi ta là Giao Chỉ; mà xem các loài khác, không có loài nào như vậy, thì tất ta là một loài riêng, chứ không phải là loài Tam Miêu.
    Dẫu người mình thuộc về chủng loại nào mặc lòng, về sau người Tàu sang cai trị hàng hơn một nghìn năm, lại có khi đem sang nước ta hơn bốn mươi vạn binh, chắc là nói giống cũ của mình cũng đã lai đi nhiều rồi, mới thành ra người Việt Nam ngày nay.
    2/ Giao chỉ: Địa danh
    Giao Chỉ với chữ Chỉ có bộ phụ mang nghĩa là vùng đất, khu vực. Giao Chỉ là vùng đất tiếp giáp, vùng biên cương vương triều ở về phía nam của địa danh Nam Giao. Chữ Chỉ ngoài bộ phụ, còn có một chữ Chỉ nữa đồng âm nhưng bộ Túc
    (bàn chân). Sự nhầm lẫn giữa hai chữ Chỉ này góp phần khiến cho nhiều sử gia từ Đông Hán trở về sau có rất nhiều cách giải nghĩa Giao Chỉ. Trần Thư, một bộ sử do Diêu Tư Liêm viết năm 636 đã lần đầu tiên ghi thêm một chữ Chỉ nữa với bộ Thổ (đất) trong từ Giao Chỉ. Cổ văn Trung Hoa có qui tắc “đồng âm thông giả”, tức những chữ đồng âm đều có thể mượn và sử dụng lẫn lộn. Khi tìm nghĩa một chữ phải vận dụng ngữ cảnh đang xét chứ không thể máy móc giữ nghĩa chết của chữ ấy trong những tài liệu khác ít liên hệ.

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #56
    Tham gia
    27-10-2005
    Location
    tất nhiên là từ chuồng heo rồi
    Bài viết
    341
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi Rockman87 View Post
    Hahahaha , nóng rồi kìa . Em chấp nhận là em chưa hiểu nên em phải "dựa cột mà nghe", nhưng nghe người khác nói thì còn lọt lỗ tai chứ , nghe pác nói thì "đau" tai quá !!!. Thôi chấm dứt ko tranh cãi với pác làm gì cho mệt! nhưng pác hãy nghĩ và xem lại những gì mình đã nói đi, to mồm phát ngôn bừa bãi!
    Tìm hiểu người Giao Chỉ => Một vài trường hợp đột biến lẻ tẻ <= Phát ngôn kiểu kém hiểu biết ? Thế thì nghe người lớn như pác Tom đấy, ko lẽ pác lại có trình độ thâm sâu hơn cả người lớn hơn pác cả chục tuổi à! Đúng là ngố
    Quote Được gửi bởi mkcvnvn View Post
    bọn tàu ngày xưa đô hộ VN tại sao nó lại gọi là quận Giao Chỉ. Bro heo mọi phản pháo đi
    ĐỪng nói là 1 vài đột biến mà nó lại đặt tên như thế nhé. Theo tớ đó phải là 1 cộng đồng rộng lớn
    Dựa vào cái tên người ngoài đặt là "Giao Chỉ" thôi mà vội vã cho rằng người mình khi xưa hai ngón chân giao nhau, như thế không phải là to mồm, hồ đồ à? Cái đầu mụ mị dễ tin vào cái điều vô lý ấy chẳng khác những kẻ thấy đống mối đùn lên rồi kháo đó là Phật hiện lên.
    Lấy bác Tom ra cãi, vậy thử hỏi bác Tom có sống vào cái thời cách đây mấy nghìn năm để chứng kiến cái bàn chân kiểu đó không?
    Xin lỗi, cháu không phải đang cãi bác Tom, mà đang cãi mấy cái đầu không những u mê, dễ bị lừa phỉnh mà còn bảo thủ cho cái u mê của mình kia thôi.
    Được sửa bởi heo mọi lúc 13:39 ngày 28-09-2007

  8. #57
    Tham gia
    24-04-2007
    Bài viết
    148
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Xin lỗi heo mọi, cho hỏi có phải là chị Mai Ninh không, nêu không phải thì em nhầm người, thành thật xin lỗi.

  9. #58
    Tham gia
    25-06-2007
    Location
    Hòn Ngọc Viễn Đông
    Bài viết
    643
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Thôi để tớ đi nói chuyện với cái đầu gối, chút nữa sẽ quay lại sau.
    Đây là câu nói được bình chọn là hay nhất trong topic này :

  10. #59
    Tham gia
    10-09-2006
    Bài viết
    146
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Tệ thật !

    Quote Được gửi bởi heo mọi View Post
    Dựa vào cái tên người ngoài đặt là "Giao Chỉ" thôi mà vội vã cho rằng người mình khi xưa hai ngón chân giao nhau, như thế không phải là to mồm, hồ đồ à? Cái đầu mụ mị dễ tin vào cái điều vô lý ấy chẳng khác những kẻ thấy đống mối đùn lên rồi kháo đó là Phật hiện lên.
    Lấy bác Tom ra cãi, vậy thử hỏi bác Tom có sống vào cái thời cách đây mấy nghìn năm để chứng kiến cái bàn chân kiểu đó không?
    Xin lỗi, cháu không phải đang cãi bác Tom, mà đang cãi mấy cái đầu không những u mê, dễ bị lừa phỉnh mà còn bảo thủ cho cái u mê của mình kia thôi.
    ặc ặc bạn không tin thì tùy bạn mỗi người 1 lý lẽ riêng. Bạn không tin vào luận điểm của tớ thì bạn cũng không thể ép người khác tin vào luận điểm của bạn, như vậy là không được. Đây là 1 diễn đàn mỗi người 1 ý mới có thể xây dựng được
    Nói chung là luận điểm của tớ chưa chắc đã đúng và của bạn cũng vậy. Đừng nên chụp mũ người khác như vậy.Nếu không người ta lại bảo là ngu như l..

  11. #60
    Tham gia
    20-10-2003
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    14
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Hạnh phúc Danh nhân Việt Nam

    UY VIỄN TƯỚNG CÔNG
    NGUYỄN CÔNG TRỨ


    Nguyễn Công Trứ quê làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Công Trứ sinh cuối năm 1778, kém thi hào Nguyễn Du 12 tuổi, là đồng hương Nghi Xuân, hai làng cách nhau chỉ hơn một cây số. Nổi tiếng thông minh, học giỏi từ ấu thơ, nhưng lận đận mấy lần thi cử, mãi tới năm 1819, ông mới giành được giải nguyên trường Nghệ. Bước hoạn lộ bắt đầu ở tuổi ngoài 40 (1820) với chức Hành tẩu Quốc sử quán nhưng lại gập ghềnh bao chặng gian nan.

    Đem thân vào chốn quan trường, 28 năm làm quan, 26 chức vụ khác nhau, lúc làm quan văn, khi thì quan võ. Ba lần Nguyễn tiên sinh được cử đi chấm thi hương (cử nhân), có lần đảm chức Chánh chủ khảo trường thi Hà Nội. Bốn lần được phong làm tướng cầm quân, ra Bắc, vô Nam, oai phong lẫm liệt. Nhưng con người tài hoa và khí phách ấy với nhân cách ngay thẳng, bộc trực, dám làm, dám chịu bị những kẻ gian nịnh trong triều, ngoài nội ganh ghép, gièm pha, vu vạ, chịu nhiều phen điêu đứng. Chúng vu ông buôn lậu, mưu phản triều đình, vượt quyền vua, toàn là trọng tội. Nhiều lần ông bị giáng chức từ ba, bốn cấp, có khi cách tuột, cho đi làm lính thú. Nhiều phen ông bị án oan, có khi phải chịu án "trảm giam hậu" (tội chém, nhưng giam chờ lệnh)!

    Thật nghịch lý với con người lúc nào cũng lo toan việc dân, việc nước, nuôi chí tang bồng "ra tay kinh tế" để cho dân thoát cảnh đói nghèo, lầm than. Thật đau đớn cho một tâm hồn cao thượng và hào phóng bộc lộ trong gần 150 áng thơ văn chói sáng để lại cho đời dấu ấn một kẻ sỹ đáng yêu và đáng kính. Cũng thật gớm ghiếc cho miệng lưỡi phường gian nịnh trong lốt vỏ "mũ cao, áo dài" vu vạ người có công thành kẻ có tội, làm cho mấy ông vua đầu triều nhà Nguyễn cũng "mắt mù, tai điếc" hiểu sai tấm lòng ngay thẳng của một bậc hiền tài.

    Vua Minh Mệnh vốn rất quý Nguyễn Công Trứ, từng ban thưởng cho ông một tòa bích ngọc hình núi, một con ngựa bằng mã não, một chiếc kim khánh khắc bốn chữ "Lão năng khả tưởng" (ông già tài giỏi đáng được thưởng). Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là văn quan, võ tướng, còn lừng danh ở tài kinh tế. Khi vâng lệnh triều đình cầm quân dẹp loạn ở các tỉnh xứ Bắc, ông trăn trở một điều: "Dân làm loạn vì dân quá đói nghèo". Theo Nguyễn tướng công: "Phải làm cho dân có ruộng đất cấy cày, có công việc làm ăn, có được no ấm thì xã tắc mới yên vui".

    Vị thượng quan Thư hữu tham tri bộ Hình sung Dinh điền sứ hai tỉnh Nam Định, Ninh Bình ở tuổi ngũ tuần dâng sớ về triều xin thực thi 3 việc: Nghiêm trị bọn du thủ, du thực, gian phi; trừng trị bọn lại dịch tham nhũng, thải bỏ kẻ vô tài, bất lực, khen thưởng người liêm chính; khẩn hoang mở đất cho dân cày cấy, có công ăn việc làm. Ông còn đề đạt nhiều ý kiến ích quốc, lợi dân như lên án tệ cường hào, ức hiếp, nhũng nhiễu dân; xây dựng quy ước của làng xã v.v... Trong vòng chưa đầy một năm đã chiêu mộ lưu dân khoanh đê, lấn biển lập được hai huyện mới: Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) và 2 tổng mới Hoành Thu, Ninh Nhất. Khi đảm trách việc quan ở miền Tây Nam Tổ quốc (Tây Nam Bộ), Nguyễn Công Trứ lại hợp sức với quan quân, dân chúng địa phương, đào kênh rạch, làm thủy lợi dẫn nguồn nước ngọt Cửu Long về đồng ruộng.

    Tài ba, ơn nghĩa của Nguyễn Công Trứ được nhân dân đông đảo, nhất là tầng lớp nghèo khổ vô cùng biết ơn, cảm phục. Không chỉ là người có tâm huyết mà ông còn có trí tuệ, có năng lực tổ chức xuất chúng, ngày đêm lặn lội, lo toan, lắng nghe ý kiến tìm mưu hay, kế giỏi của quần chúng vận dụng vào việc làm thiết thực, có hiệu quả cao. Ông được dân chúng yêu thương, quý trọng, tôn thờ như bậc thánh hiền, như cha mẹ. Nhân dân huyện Tiền Hải, huyện Kim Sơn lập đền thờ sống Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (sinh từ).

    Thói đời thật chua chát! Bọn tham quan, ô lại, gian nịnh lại đem lòng ganh ghét, đố kỵ, tìm cách hãm hại ông bằng những chuyện bịa đặt, vu vạ... Con người chính trực ấy hàm oan, thời gian và cuộc đời nhân hậu đã dần làm sáng tỏ, trả lại công bằng cho ông. Nguyễn Công Trứ ung dung tự tại, giữ vững khí phách, tiết tháo. Trong ông có chút ngất ngưởng của một kẻ sỹ, có cả màu men lãng tử, tài hoa, đúng hơn là một nhân cách vững vàng, đáng kính. Chẳng thế, người ta kinh ngạc khi Nguyễn Công Trứ hàm oan trọng tội. Từ địa vị cao sang, quyền uy của một đại quan nhất nhị phẩm bị giáng làm lính thú. Có người chế nhạo, nhưng ông bình nhãn: "Khi ta làm Đại tướng không lấy đó làm vinh, nay là lính cũng không hề thấy nhục!".

    Trên 150 năm đi qua, người đời còn thuộc nhiều áng thơ của ông, biết những chuyện kể bi hùng, cả những giai thoại lý thú về con người tài cao, đức trọng, đa đoan ấy, nhất là hai câu thơ thật thâm thúy, hào sảng mà chua chát:
    "Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".

    Mùa thu năm Giáp Thân (10/2004), tôi về thăm Nghi Xuân, quê nội, quê ngoại của tôi, tranh thủ đến viếng mộ Nguyễn tướng công và ngôi đền nhỏ bé ở làng Uy Viễn. Lòng rưng rưng tưởng nhớ một danh nhân lừng lẫy với tâm hồn và tính cách đậm đặc "ông đồ xứ Nghệ" nửa đầu thế kỷ XIX. Cảnh sắc đơn sơ và âm thầm của một địa chỉ văn hóa chưa xứng với tầm vóc của một đại danh nhân có tài cao, tâm sáng đã làm cho bất cứ ai có hiểu biết, có lương tri không tránh được nghĩ suy, thổn thức
    Lê Việt Thảo (CAND.com)

  12. Thành viên Like bài viết này:


Trang 6 / 19 FirstFirst ... 345678911 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •