Trang 3 / 19 FirstFirst 1234568 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 184
  1. #21
    Tham gia
    01-11-2006
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    1,796
    Like
    245
    Thanked 133 Times in 103 Posts
    Oài, đã là truyền thuyết bác thắc mắc làm rì? hay bác cứ nhầm nhọt ra trồng trọt giữa truyền thuyết và lịch sử? trong sách sử đôi lúc hay trích dẫn những câu truyện "truyền thuyết" với mục đích nâng cao tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh, và chưa ai dám nói truyền thuyết là đúng 100% cả, ngoài ra nước nào cũng có truyền thuyết sất, mà họ có théc méc gì đâu? họ vẫn tự hào về các truyền thuyết lịch sử của họ, không những thế TQ là nước có những bộ "Giả (hay dã?)" sử còn phịa ra cả lịch sử nữa kìa, họ mang truyền thuyết, giả sử ra đóng phim truyền bá khắp thế giới và xem như niềm tự hào dân tộc, sao mí bác cứ hay thích chọc vào truyền thuyết lịch sử dân tộc mình thế nhỉ?

  2. #22
    Tham gia
    12-01-2006
    Bài viết
    469
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    @edavn: bác eda này. Trong cái trích đoạn trên, ngoài những truyện bác hay nghe về Con rồng cháu tiên...còn có những thông tin mang tính lịch sử, đó là các cột mốt thời gian của các đời vua, không phải là truyền thuyết như bác nói đâu Nếu không tin bác cứ search thử lịch sử 18 đời vua Hùng sẽ biết mà

  3. #23
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Gọi là "Vua Hùng" cho có khí thế gọi là, chứ thời ấy "Văn Lang" chẳng qua là một bộ lạc, nhà bác Hùng làm Tộc Trưởng, mà cũng chẳng có gì chắc là những cái tên gọi đó là chính xác, bởi lẽ thời đó dân Việt đã làm gì biết tiếng Hán, toàn là bi bô tiếng Môn Khơ Me thôi

    Bác vneye rành "lịch sử" vậy thì thử liệt kê tên 18 đời vua Hùng để khai sáng cho anh em cái nào, nếu nhận là không biết thì kéo cái ghế ngồi bên cạnh tớ đây, ngồi nghe các vị tiền bối "Mùi Thôn luận kiếm" trước cái đã!

    Bên X-Cafe đã từng bàn tán sôi nổi về lịch sử VN - Chiêm Thành, mời các bác thư giãn:
    http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=4733

    PS: kiểu nói chuyện của các thành viên bên quán cà phê thường là nửa đùa nửa thật, vừa tranh luận vừa cà rỡn với nhau, dưới 18 tuổi thì không nên đọc nhá!
    Được sửa bởi Arkain lúc 13:06 ngày 25-09-2007

  4. #24
    Tham gia
    10-09-2006
    Bài viết
    146
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi edavn View Post
    Các tư liệu bác Huỳnh Tấn đưa ra bổ ích lắm, cảm ơn lão gia nhiều
    Em nghĩ chữ "Ba Tàu" nên hiểu thế ni:
    Ba: cách gọi của miền trong một cách thân mật, như: anh ba, chị ba
    Tàu: đương nhiên chỉ người Hoa sinh sống tại VN roài, còn tại sao gọi là người Tàu thì chắc như một số giải thích ở trên là do họ hay mang hàng hoá đến VN bằng.. Tàu biển, hoặc họ hay sống trên Tàu
    Ba Tàu: Tiếng gọi thân mật của đồng bào ta dành cho người Hoa Kiều sinh sống tại miền trong, anh ba tàu, chị ba tàu...
    Vô lý hết sức, xưa nay đã là dân VN thì ko ai ưa tàu. Vì sao thì ai cũng hiểu. Ngay đến nhà nước tàu cũng rất thận trọng khi quan hệ với VN. Họ chỉ coi chúng ta là đồng chí chứ không phải là đồng minh. Do đó lập luận của bác có lẽ sai

  5. #25
    Tham gia
    12-01-2006
    Bài viết
    469
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    Sẵn bác Ác Kền hỏi thì em cũng liệt kê luôn. Ban đầu định để anh em khởi động search sịt cho dzui. Em không muốn đá động gì đến mấy cái lịch sử mãi sau này, chỉ mấy lúc rảnh rỗi ko ngồi fix bug thì tìm kiếm vài thông tin mà sử sách chúng em học chả bao giờ ghi chép. Có gì sai bác Ác Kền bỏ qua cho em nhé, vì tham gia cho sôi động, ko có topic nó bùn hiu.

    p/s: em nhỏ hơn bác ít tuổi, nên đừng kêu em bằng "bác" tổn thọ quá
    Theo Nguyễn Khắc Thuần thì tài liệu mang tên “Hùng Triều Ngọc Phả” cho biết họ Hồng Bàng truyền được 18 đời gồm :

    1- Hùng Vương tức Lộc Tục.

    2- Hùng Hiền tức Sùng Lãm.

    3- HÙng Lân.

    4- Hùng Việp.

    5- Hùng Hy.

    6- Hùng Huy.

    7- Hùng Chiêu.

    8- Hùng Vĩ.

    9- Hùng Định.

    10- Hùng Hy (chữ Hy này viết khác với chữ Hy ở đời thứ 5).

    11- Hùng Trinh.

    12- Hùng Võ.

    13- Hùng Việt.

    14- Hùng Anh.

    15- Hùng Triều.

    16- Hùng Tạo.

    17- Hùng Nghị.

    18- Hùng Duệ.

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #26
    Tham gia
    23-05-2005
    Bài viết
    1,135
    Like
    256
    Thanked 351 Times in 152 Posts
    Tiếp về chuyệ Chiêm Thành đi bác Tấn.
    Íp khoái nghe mấy cái chuyện chim ..... thành lắm lắm

  8. #27
    Tham gia
    26-09-2003
    Location
    Tp Hồ Chí Minh
    Bài viết
    88
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 10 Posts

    Hạnh phúc Một bài viết hay.

    Nguyễn Hữu Vinh

    Từ chuyện buồn học sinh không thích môn Sử


    Ðó là điều mà công luận đã lên tiếng báo động cách đây ngót một năm trước con số 60% bài thi sử Ðại học – Cao đẳng 2005 dưới điểm 1. Nhưng rồi thời gian cứ bình thản trôi qua như cái bình thản của những người có trách nhiệm với nền sử học và sự nghiệp chấn hưng giáo dục nước nhà, để tới năm nay, một điệp khúc tương tự lại diễn ra. Trong bài báo này, chỉ xin đề cập chút ít về tư liệu sử hiện đại Việt Nam để lẩy ra vài lý do vì sao không phải chỉ học sinh, mà cả người lớn cũng không mấy quan tâm đến lịch sử nữa. Biết đâu trong đó có bóng dáng cái nguyên nhân của mọi nguyên nhân, từ đó mới hình dung xem tình trạng này liệu có cứu vãn được hay không.

    1. Trước hết điểm qua vài sách sử

    Bộ Ðại cương lịch sử Việt Nam - tập III: 1945-2000 [1] được soạn nhắm nhiều đến các nhà giáo-nhà sử học tương lai, người sẽ trực tiếp truyền vào tim thế hệ đi sau niềm hứng khởi với môn sử. Dù được dành một phần đáng kể (55 năm - nhưng chiếm già 1 phần 3 pho quốc sử 4000 năm. Quả là bất bình thường!), viết về hiện thời, với phương tiện thông tin, lưu trữ hiện đại, nguồn sử liệu vô cùng phong phú (trong, ngoài nước), thế mà đọc hết lại thấy một cảm giác rất lạ, như sau bữa ăn thời “bao cấp”, hiếm thịt cá, chỉ toàn rau mì, bụng căng mà mắt vẫn hoa, rõ là bị thiếu những chất đang rất cần cho cơ thể, mà quá thừa những gì không cần nữa, hay khó tiêu hoá nổi. Ðó là:
    • Cuốn sách như để giảng dạy, ca ngợi về học thuyết chiến tranh cách mạng hơn là một thứ thông sử. Sử liệu thì ít, chủ yếu về chiến tranh, lại quá nhiều lời bình luận, đánh giá kiểu đại ngôn mang tính “định hướng tư tưởng” của những thập niên 50-60 thế kỷ trước.
    • Tuy thiên về chiến tranh nhưng toàn thấy “ta thắng, địch thua”, làm giảm tính chất ác liệt của cuộc chiến, sự hy sinh, tổn thương ghê gớm của dân tộc.
    • Tư liệu hầu hết là về cách mạng, miền Bắc, quá ít về xã hội thuộc Pháp, Mỹ - chính quyền Sài Gòn (chỉ chưa tới 10 trong 340 trang sách).
    • Về kinh tế, xã hội ở miền Bắc, cả nước sau 1975 cũng toàn “thành công”, “đúng đắn”, còn tổn thất, sai lầm chỉ sơ qua vài trang (kể cả những sai lầm đã được công khai thừa nhận); đầy những trích dẫn (hoặc giọng văn) của các báo cáo tổng kết thành tích, Văn kiện Ðại hội.
    • Ðáng lo nữa là với một cuốn chính sử mà lại toát lên một cách nhìn quá thấp về lớp trẻ hiện nay.
    Ðọc thêm bộ Việt Nam những sự kiện lịch sử, cuốn 4: 1945-1975 [2] và cả bộ Những sự kiện lịch sử Việt Nam [3] . Tuy không dàn trải những bình luận, ngợi ca ngoài sử liệu (vì thuộc loại sử biên niên), nhưng hai bộ này đều mắc những “bệnh” hệt như bộ Ðại cương lịch sử Việt Nam. Hãy thử nghe các tác giả giãi bày: “...có hai dòng trái ngược: dòng lịch sử chính thống, cách mạng... và dòng lịch sử đối lập, phản bội...” Lý do của sự thiên lệch quá mức về sử liệu là “vì khuôn khổ có hạn của cuốn sách”(?) nên cái dòng gọi là “đối lập, phản bội” kia chỉ được đề cập “trong chừng mực có thể” (nghĩa là khoảng 5-7 trong 600 trang). Không hổ thẹn sao, với khoa học, với lịch sử mà có thể bằng giọng lấp liếm dễ dãi đến thế?

    Bước qua một “địa hạt” khác, bộ Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II: 1955-1975 thì khác hẳn [4] . Mặc dù rất nhiều điều còn phải bàn về những sự thiên lệch cố hữu, nhưng dù sao trong bộ này cũng đã ít đi những mảng “tối” của sự thiếu vắng, sai lệch, che lấp tư liệu. Bên cạnh nỗ lực kiên cường của quân dân trong lao động và chiến đấu, những mất mát đau đớn trong những đợt cải cách ruộng đất, chỉnh đốn đảng, cải tạo tư bản, nền kinh tế bao cấp... cũng được nêu kha khá, kể cả đôi nét về vụ án bí ẩn được gọi là “nhóm xét lại chống Ðảng”. Ðặc biệt có hẳn một phần về vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát (những 250/1100 trang). Ngoài ra, cùng bộ sách này, còn có cuốn Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975 rất công phu, cho ta biết được một nền kinh tế năng động và có khả năng hội nhập, có thể phát huy khi đất nước được giải phóng, nhất là từ khi đổi mới, như tác giả - chủ biên Ðặng Phong viết.


    2. Vài chuyện sử bên ngoài sách sử

    Ðể có được ham thích học, tìm tòi về lịch sử nói chung đã là vô cùng khó với lớp trẻ thời nay, nên không chỉ có những cuốn sử khô khan, mà rất cần nhiều đóng góp của báo chí-thông tin, văn hoá nghệ thuật, làm cho từng nhân vật, sự kiện lịch sử xa mờ sống động lại trong mắt hậu thế, khơi gợi trí tưởng tượng cho chính sử gia để có được lý giải, tìm tòi những trang sử bị khuất lấp. Vậy thử điểm vài món ăn tinh thần qua mấy chục năm nay.
    • Cách đây khoảng phần tư thế kỷ, có hai vở kịch lịch sử của Nguyễn Ðình Thi, Nguyễn Trãi ở Ðông quan và Rừng trúc và bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước của Tào Mạt. Nhưng số phận chúng khá khốn khổ, không phải do giá trị nghệ thuật (vì người xem rất hưởng ứng), mà lại là những đánh giá không thuận của lãnh đạo.
    • Cũng thời đó có bộ phim tài liệu Hà nội trong mắt ai của đạo diễn Trần Văn Thủy, báo động về hiểu biết, thái độ của chúng ta đối với lịch sử. Bộ phim tạo nên một lúc hai làn sóng, một là sự thích thú của đại đa số công chúng, một khác là những bất đồng quá mức ở cấp cao nhất về việc có cho nó lưu hành không.
    • Tiếp đến, trong không khí được “tự cởi trói” của giới văn nghệ, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã làm sôi sục văn đàn bằng hàng loạt truyện ngắn; nhưng trong đó, những truyện có nhân vật Quang Trung, Nguyễn Du cũng đã chịu không ít “búa rìu” của giới phê bình quan phương. Ðơn giản vì người ta đã “phong thánh” những anh hùng, danh nhân dân tộc, sẽ không thể chịu nổi một tài năng nhưng có “tật” là muốn “lật đổ thần tượng” bằng lối “người hoá” trở lại nhân vật.
    • Tương tự, cuốn Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng, và gần đây là phim truyện về vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông đều có đề cập đến người phụ nữ đầu tiên trong cuộc đời riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều mà từ lâu coi như húy kỵ. Chỉ tiếc rằng hai tác phẩm có lẽ ở vào hai thời điểm quá cách xa nhau, xuất phát từ hai chủ thể khác nhau (một đằng cá nhân, một đằng là Nhà nước) nên đã chịu hai thái độ nhìn nhận rất khác nhau của những người có trách nhiệm.
    • Gần đây, qua văn học nước ngoài, ta cũng có thêm chút sử liệu quý giá, dù còn quá ít, dưới dạng hồi ký, như những cuốn Tại sao Việt Nam?, Cuộc chiến tranh Ðông Dương, Paris Saigon Hanoi... ít bị cắt xén, hoặc của những nhân vật tiếng tăm trong chế độ Sài Gòn được trích đăng báo, tập hợp thành sách như Ðỗ Mậu, Phạm Duy, Nguyễn Tiến Hưng... Có lẽ phải bằng việc gia nhập WTO thì chúng ta mới có thể dễ được tiếp cận hơn những tư liệu về chính mình đến từ bên ngoài?
    • Có một thứ tuy không phải là món ăn tinh thần thuần túy như những tác phẩm văn học, điện ảnh, nhưng lại quá đặc biệt trong mối tương giao giữa chính trị-lịch sử-văn hoá truyền thống-tâm linh, đó là di chúc và ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không nghi ngờ gì nữa, việc thông tin sai lệch rồi miễn cưỡng trả lại tính chân xác hiển nhiên của những sự kiện này chính là điển hình nhất cho thái độ của chúng ta đối với lịch sử.


    3. Mấy lời bàn

    Chỉ qua một vài phác hoạ trên, dù cho thấy có những lối tư duy đã xa lạ với hôm nay, hay sự ấu trĩ mà chúng ta cứ mãi đối mặt, để rồi khi nhìn lại phải xót xa nuối tiếc cho bao mất mát, thì cũng góp phần nhận diện rõ thêm một phần bức tranh về nền sử học nước nhà, thường hay bị ám ảnh “duy cảm”, “duy tâm” thay vì “duy vật” như đáng ra nó phải là.

    Trước hết ta thấy chút căn nguyên cho lời giải đáp vì sao học sinh không thích môn sử. Mới tạm điểm qua sách dành cho thầy cô, cho “người lớn” thôi mà đã thấy nặng tư duy “thời chiến”, “cái búa cái liềm” trong lối viết sử ở thời đại văn minh, bùng nổ thông tin này. Khi cả nước trải qua liên tiếp mấy cuộc kháng chiến trong hơn nửa thế kỷ, rồi đối đầu bằng chiến tranh lạnh, đời sống xã hội mọi mặt đã phải đặt “nhiệm vụ chính trị” lên hàng đầu. Ðó là minh hoạ đường lối, nhấn mạnh truyền thống chống ngoại xâm, kể cả cường điệu cái xấu của kẻ thù, vẻ đẹp của “ta”..., tạm gác lại thiên chức nhà sử học để mà viết ra những gì có lợi cho “ta” thôi. Mặt trái của “tấm huân chương” chính là cái giá đắt phải trả cho lối thực dụng tiểu nông đó. Nhưng không thể cứ tiếp tục trả giá mãi khi mà đất nước đã độc lập, thống nhất, chiến tranh lạnh cũng chấm dứt từ lâu. Việc xây dựng một xã hội văn minh hiện đại giờ là yêu cầu hàng đầu, nên thế hệ sau rất cần hiểu nhiều, đầy đủ, chính xác, khách quan nền tảng văn hoá, đời sống lao động sản xuất, giao thương... của tiền nhân (đủ cả cái hay, cái dở).

    Thời “bao cấp” kéo dài từ trong chiến tranh cho tới giai đoạn 1975-1986, nhưng không phải chỉ trong kinh tế, mà mọi mặt, có sử học. Tiếp đến là thời “đổi mới”, nhưng những thay đổi mới tập trung cho phát triển kinh tế; tâm lý e ngại, những thói quen do tình trạng trì trệ quá lâu đã tự làm khó sử gia trong việc thay đổi căn bản lối tư duy-viết sử (nói rộng hơn là cả về khoa học xã hội). Phải chăng chúng ta mới chỉ đang xoá “bao cấp” trong kinh tế thôi chứ chưa dám xoá “bao cấp” về tư tưởng? Nghĩ giản dị rằng con người hễ “no cơm ấm áo” là khắc văn minh, vui tươi yêu đời? Có phải vì thế mà thông sử thì vẫn không thoát được cái “vòng kim cô” xưa cũ, nhưng chuyên sử kinh tế thì được “cởi trói” dần theo với nền kinh tế thị trường? Hay đó còn là cả một quan điểm giáo dục, muốn thông qua môn sử và vài môn xã hội khác để “đúc sẵn” vào đầu những nhận thức chính trị, lòng trung thành với chế độ cho lớp trẻ? Chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm, rồi nào là “mở cửa”, hội nhập... mà vẫn quanh quẩn với lối nghĩ đó thì thật tai hại; khi mà cũng chỉ với từng đó thời gian thôi, nước Nhật phong kiến Minh trị Duy tân đã làm cuộc đổi thay cách mạng mới có được như ngày hôm nay, trước hết là do biết nâng cao dân trí, ý thức sớm việc bảo vệ độc lập quốc gia phải bằng một nền dân chủ văn minh tiên tiến thay vì bằng súng đạn, máu xương.

    Một điều trái ngược với thực trạng đáng buồn này là lịch sử hiện đại của Việt Nam lại vô cùng đa dạng, phong phú, đầy “kịch tính” trên mọi lĩnh vực, là “đất màu mỡ” cho những khám phá, tranh luận... tạo hấp dẫn thêm cho mọi tìm tòi phát hiện táo bạo của các sử gia. Nhưng cũng ngược lại, với những đa dạng phức tạp đó, nếu ta không sớm định cho nó một “hình hài” đúng như nó vốn có mà để các sử gia tiền bối nhắm mắt xuôi tay, cả bao “pho sử sống” dần khuất núi đem theo xuống mồ bí ẩn lịch sử, rồi phó mặc cho hậu thế thì sẽ vô cùng nan giải cho cái việc nắn lại một “cơ thể” đã mang đầy khiếm khuyết, dị tật. Ấy thế mà ít nhất chúng ta vẫn đang có tới 2500 sử gia để mà lo lắng cho điều này!

    Nhiều nhà nghiên cứu - trong, ngoài giới sử học - từng một thời phơi phới hăng say nghiên cứu khoa học mà không nhận ra sớm thực tế rằng phải “uốn mình” theo khuôn mẫu để phục vụ nhiệm vụ chính trị, nên họ đã gặp bao khốn đốn. Giờ như “con chim đậu phải cành cong”, họ chọn giải pháp an toàn, dễ trở thành bảo thủ, thậm chí mang tiếng vô trách nhiệm mặc dù có thể chưa đến nỗi hoàn toàn buông xuôi. Vẫn còn đó không ít người đã, đang bị lương tâm cắn rứt trước những sự thật lịch sử bị che giấu, xuyên tạc! Họ quá hiểu đã là một sử gia, phải biết đặt mình ra ngoài mọi thiên kiến chính trị, để tìm kiếm, sắp xếp sử liệu sao cho đúng với sự thật khách quan. Làm sao khi đọc tác phẩm, chỉ thấy được nhà sử học hoàn toàn thuộc về nhân dân, dân tộc muôn đời, chứ không phải của nhất thời, làm tôi tớ cho chính trị đương quyền. Cách đây ngót 20 năm, nhà báo được kêu gọi “không bẻ cong ngòi bút”, vậy với nhà sử học “không bẻ cong sự thực lịch sử” âu cũng là cái đức để được sống mãi trong lòng hậu thế.

    Thực trạng như mảnh đất màu mỡ cho những kẻ, những thói lười biếng, dối trá, kèn cựa địa vị, hư danh, nhiều khi còn nấp bóng “kiên định lập trường” để che đậy tha hoá. Sự đời chịu nhận cái xấu ở mình đã khó, huống hồ là của bề trên, thành thử hay có lối “mẹ hát con khen”. Chỉ so với các sử gia Việt Nam ta xưa mà cũng thấy thật xấu hổ, chưa nói tới nước ngoài. Như chuyện về quan chép sử nước Tề, chỉ có câu “Thôi Trữ giết vua của mình là Trang Công” mà bị chém đầu, người em lên thay vẫn cứ viết vậy liền bị chém nốt, cho đến người em thứ ba thì Thôi Trữ đành “thua”. Họ quả là thánh nhân chứ đâu phải người trần nữa!

    Nhưng “tiền hô hậu ủng”. Một khi các sử gia đã vậy thì thử hỏi liệu có được bao nhiêu nhà hoạt động văn hoá muốn đóng góp chút ít bằng tác phẩm của mình có đủ can đảm để “xông pha” như những tài năng Tào Mạt, Nguyễn Ðình Thi, Trần Văn Thủy, Nguyễn Huy Thiệp...?

    Ðáng lo hơn cả là suy cho cùng, những người có trách nhiệm cao nhất hình như không muốn thay đổi thái độ trước những vấn đề liên quan đến sử học. Bởi thực trạng hôm nay với đầy dẫy tệ nạn tham nhũng luồn lách tới mọi ngõ ngách quyền lực chẳng lẽ không run sợ sự thực lịch sử sẽ ghi khắc cho muôn đời?

    Qua phác hoạ như trên, để có được niềm say mê học, dạy môn sử, thầy trò sẽ phải nỗ lực rất nhiều để nhặt nhạnh thông tin, tìm kiếm nguồn cảm hứng ở bên ngoài môi trường học tập, bù đắp những gì mà hệ thống sách vở không đem lại, đem lại không đúng cho họ. Khốn nỗi, họ phải theo giáo án, đi đúng trong lằn ranh đã được vạch sẵn chứ khó dám liều để dạy “sử ngoài luồng”; cuộc sống khó khăn với đồng lương không nuôi nổi bản thân, điều kiện giảng dạy thì nghèo nàn không cho phép họ phiêu lưu lãng mạn với “tình yêu nghề nghiệp” duy ý chí. Và đáng lo ngại nữa là thế hệ trẻ ngày nay sẽ vẫn bằng mọi cách riêng để tự hiểu mình là ai, hiểu thế hệ cha ông; đương nhiên chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt cho điều đó: Là thái độ phản kháng bằng lên án, mất niềm tin và sự kính trọng thế hệ đi trước; nảy nở thói đạo đức giả, thực dụng, vô ơn... Còn một giá đắt nhãn tiền mà chúng ta đã phải trả từ lâu cho nhiều quyết định sai lầm để lại hậu quả nặng nề là từ sự chủ tâm coi thường tính thẩm định, dự báo, phản biện của khoa học xã hội (trong đó không thể thiếu sử học) mà chỉ sử dụng nó như thứ công cụ để tô hồng chế độ. Sẽ như “gậy ông đập lưng ông” cho một nền sử học-giáo dục minh hoạ phải đứng trước nhiều thế hệ nhắm mắt, bịt tai, quay lưng lại. Như câu bất hủ của Abutaliv “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác”. Ở góc nhìn khác, giản dị mà ý nhị, cố thủ tướng - giáo sư sử học Phạm Văn Ðồng lại nói: “Lịch sử là lịch sử”. Chứ lịch sử không được để bị chính trị hoá, không thể dối trá, có phải đó chính là điều ông ngụ ý đau xót? Bởi nó luôn không dễ nói, nên xưa Nguyễn Trãi mới từng than:

    Ai ai đều đã bằng câu hết
    Nước chẳng còn có Sử Ngư! [5]

    ________________________________________
    [1]Nxb Giáo dục, 2005
    [2]Nxb Giáo dục, 2004 (Viện Sử học)
    [3]Phan Ðình Nhân, 2002
    [4]Nxb Khoa học Xã hội, 2005 (Viện Kinh tế)
    [5]Quan chép sử nổi tiếng ngay thẳng, trung thực, cùng Khổng Tử một thời dưới triều đại thối nát của vua Linh Công nước Vệ - thế kỷ thứ V trước Công nguyên.

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #28
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    vneye: thời Hồng Bàng làm gì đã có ngôn ngữ Hán-Việt mà có những cái tên đó hả bác

    Thậm chí cả cái danh hiệu "Hùng Vương" (tức "Vua Hùng") cũng là do người ta nghĩ ra cả ngàn năm sau đó thôi, khi mà văn hóa & ngôn ngữ Trung Hoa đã được "nhập cảng".
    Được sửa bởi Arkain lúc 16:19 ngày 25-09-2007

  11. #29
    Tham gia
    20-10-2003
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    14
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Buồn quá đi ! Góp thêm một bài viết hay

    Lại Bàn Về Chuyện Học Trò Dốt Sử
    Kì thi năm nay dư luận xã hội lại rộ lên nỗi lo lắng từ kết quả thi môn sử của các thí sinh đại học. Nhưng ai cũng nhớ rằng vấn đề này cách đây đúng một năm đã từng xảy ra và 10 năm trước nữa ai lật chồng báo cũ cũng thấy những mối lo tương tự, xin đăng lại hai bài viết nhỏ được đăng trên tờ Lao động cuối tuần năm 2006 để cùng chia sẻ:
    “Thách Thức Đối Với Việc Dạy Và Học Sử”
    Mùa thi phổ thông năm nay lại rộ lên những thông tin về sự yếu kém trong kiến thức lịch sử của thí sinh khiến xã hội lại bàn đến mối lo “mất gốc” của giới trẻ. Và cũng như năm ngoái, mọi người lại đi tìm xem nguyên nhân ở đâu thì mới có thể sửa được.
    Thực ra, tình trạng này đã xuất hiện từ lâu lắm rồi. Đọc lại báo chí 10 năm trước đã nói đến những cuộc điều tra xã hội học đưa ra những cảnh báo nghiêm túc. Ví như cuộc điều tra với chủ đề “thanh niên TPHCM trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc” đã đưa ra con số: Trong 1.800 người được hỏi thì gần 40% không biết Hùng Vương là ai, 65% đối với Trương Định, 49% đối với Trần Quốc Toản, 73% không biết lai lịch tên đường phố nơi họ sinh sống..., trong khi đó có đến 86% người biết rành rọt về danh thủ Maradona và 86% đối với danh ca Michael Jackson... Tôi e rằng nếu bây giờ điều tra lại thì có thể kết quả còn tệ hại hơn!
    Tuy nhiên cũng cần nói rằng đây không chỉ là hiện tượng xảy ra ở nước ta. Năm 1986, để giải đáp câu hỏi vì sao giới trẻ Pháp “nổi loạn” năm 1968, Francois Mitterrand khi đó chưa phải là tổng thống Pháp đã cảnh báo nguyên nhân là vì sự xa rời những giá trị văn hoá của dân tộc và bị lai căng bởi sức mạnh của văn hoá ngoại lai khiến giới trẻ hụt hẫng về niềm tin. Do vậy trong hoạt động chính trị và nhất là sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước, ông đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục lịch sử trong và ngoài học đường... Năm 1987, Tổ chức Bảo trợ Khoa học Nhân văn Quốc gia ở Hoa Kỳ cũng đưa ra lời cảnh báo rằng có tới 2/3 số học sinh trung học được kiểm tra đã không thể xác minh được thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ... Do vậy mà năm 1989, Tổng thống Mỹ George Bush (cha) đã ra thông điệp về giáo dục trong đó xác định bộ môn lịch sử cùng với một vài môn khác là những mục tiêu cần quan tâm...
    Vậy mà nhiều năm sau, một giáo sư của Đại học Vermount - ông G. Loewen - khi hỏi các sinh viên giai đoạn 2 ngành khoa học xã hội của mình rằng những ai đã đánh nhau trong cuộc Chiến tranh Việt Nam thì nhận được từ 22% số sinh viên của mình câu trả lời: Đó là giữa Nam và Bắc Triền Tiên! Hiện trạng đó khiến vị giáo sư nọ phải thốt lên rằng: “Nếu lịch sử không được giảng dạy tốt thì chúng ta sẽ có một xã hội đần độn”.
    Cách đây 10 năm, khi giới giảng dạy sử học ở các nước ta tổ chức Đại hội thành lập Hội nghề nghiệp của mình vào năm 1996 thì trong số những đồng nghiệp nước ngoài gửi lời chào mừng có một bức thư của tiến sĩ Rainer Rimenschneider từ Viện Georg - Echert của CHLB Đức đưa ra một thông điệp rất đáng chú ý, ông viết:
    “Chúng ta đang sống ở một thời đại mà mọi việc đều chuyển động nhanh chóng và đi vào chiều sâu. Điều này tạo nên một thách thức đối với các nhà sử học, nhà nghiên cứu cũng như những nhà giáo dục của chúng ta trên toàn thế giới. Chắc hẳn chúng ta không thay đổi được quá khứ, những gì đang diễn ra buộc chúng ta phải có một cái nhìn mới về quá khứ. Bước tiến của môn học đòi hỏi chúng ta luôn luôn phải tìm hiểu những vấn đề lịch sử dưới ánh sáng nhìn từ quá khứ đến hiện tại để chuẩn bị tương lai cho thế hệ trẻ của chúng ta, những người mà một ngày gần đây sẽ nhận trách nhiệm đối với vận mệnh của Trái Đất và thế giới...
    Nhiệm vụ nặng nề chính là chỗ ấy. Dĩ nhiên mục đích đầy ước vọng này của nghề nghiệp chúng ta phải có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành tốt. Một trong những điều kiện quan trọng nhất là những nhà cầm quyền ở tất cả các nước phải thừa nhận giá trị của nghề nghiệp chúng ta, phải làm cho việc giảng dạy lịch sử trở thành một trong những ưu tiên, trong những nỗ lực của cả dân tộc. Tương lai của nhân loại không thể tách khỏi sự hiểu biết và ý thức về bản thân mình, tức là về lịch sử của mình”.
    Đọc lại bức thư này, vào thời điểm này càng thấy “chí lý” và thấy rằng tình hình này khó có thể cải thiện nếu chúng ta không thay đổi nhận thức và hành động, mà thông điệp của người đồng nghiệp Đức là một lời giải đáp sâu sắc.
    "Lại Nói Về Chuyện Dốt Sử"
    Chuyện học trò đi thi môn sử thấp điểm, “Nghĩ ngợi cuối tuần” trước đã có lời bàn rằng lỗi học trò chỉ là một phần. Còn phần nữa không kém phần quan trọng là do các thầy dạy sử. Đấy là lý do ở học đường.
    Nhưng còn một phần lỗi quan trọng là thuộc về xã hội ngoài học đường và người lớn, không chỉ các thầy dạy sử. Không thể đổ lỗi hết cho xã hội không quan tâm đến lịch sử, truyền thống dân tộc ẩn chứa trong đời sống văn hoá và cả chính trị nữa. Đã có không ít nghị quyết, luật pháp, chính sách... đều chăm chút cho di sản, tôn vinh người xưa, phát huy truyền thống cả cổ truyền và cách mạng. Rồi nữa, có biết bao nhiêu sân chơi trên truyền hình đã lấy chuyện sử ra đánh đố, rồi lấy tích sử làm kịch làm phim v.v...
    Nhưng còn có một sự thực là trong đời sống hàng ngày, con trẻ còn nhìn vào người lớn để “thấm nhuần” mà đặt lòng tin vào những giá trị lịch sử thường do người lớn dạy dỗ. Lịch sử luôn mang hình bóng một tấm gương cho mình. Khi người lớn luôn luôn nói đến việc phải quý trọng giá trị lịch sử mà con trẻ thấy người lớn vẫn lấn chiếm đất đai của di tích, trộm cắp các cổ vật trong chùa chiền, đền miếu. Khi người lớn luôn dạy đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn” mà trong hành xử lại bạc bẽo với người có công, với thế hệ tiền bối v.v... thì làm sao những giá trị của sử học, thông qua những kiến thức lịch sử trở nên hấp dẫn khi học, sâu sắc nhập tâm đám trẻ để đạt điểm cao khi thi cử!
    Nhân đây nhắc đến một sự việc đang rất thời sự ở giữa Hà Nội mà dân đã đặt tên là “kỳ án chia chùa”. Có một ngôi chùa có đủ tên nôm gọi là “chùa Tân”, tên chữ viết là “Quang Ân tự”. Cho dù ngót một nửa thế kỷ nay nó bị mai một, thậm chí bị phá phách vì cách quản lý đất đai và tôn giáo lại gặp nhiều biến động do thời cuộc và chính sách, thì tấm bia giữa chùa vẫn còn rõ chữ nghĩa cho biết đó là một ngôi chùa của làng chứ chẳng của riêng dòng tộc nào, tồn tại đến nay cả 4 thế kỷ... Hơn thế nữa, sách vở còn ghi rõ đây là một di tích cách mạng liên quan đến lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội gắn với thời kỳ Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Hà Nội giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Ngành văn hoá của Hà Nội cũng đã tiến hành khảo sát, đã đề nghị công nhận di tích và dự định đặt biển báo...
    Vậy mà, diện tích ấy vẫn được chính thành phố cấp “sổ đỏ” cho một gia đình và trở thành tài sản thừa kế. Bất chấp dư luận của báo chí, của dân làng (nay đã là phường), mới đây toà án quận lại xét xử và chấp nhận việc chia đất chùa như tài sản tư nhân cho những người thừa kế.
    Chưa xét đến vấn đề chính sách đất đai và việc thực hiện chính sách đất đai vốn đã chứa đựng biết bao rối rắm, phức tạp và cả tiêu cực, mà chỉ xét đến kiến thức và ý thức của những người trong bộ máy hành pháp và tư pháp có liên quan đến vụ việc này. Tất thảy những quan chức ngày nay từ cấp xã, phường đến quận huyện và thành phố đều được tuyển chọn và đào tạo ngày một chính quy. Và trong chương trình đào tạo ấy thế nào cũng ít nhiều đều có môn lịch sử, nhất là lịch sử Đảng và đặc biệt là lịch sử Đảng bộ thành phố.
    Trình độ từ sơ cấp đến trung hay cao cấp đều đủ cho họ biết được di tích lịch sử là quý giá, truyền thống cách mạng là vinh quang. Họ còn được quán triệt biết bao nghị quyết, chính sách về việc bảo tồn di tích, trong đó có Luật Di Sản... và mới đây nhất Hà Nội đang triển khai một chương trình bảo tồn và phát huy các di tích cách mạng theo tinh thần của một chỉ thị quan trọng. Hơn cả thế, hướng tới kỷ niệm trọng thể 1000 năm Thăng Long, lãnh đạo Thủ đô cũng lại đang thực hiện nhiều công trình, đầu tư nhiều tiền bạc để mong bảo tồn và khôi phục lại các di tích lịch sử, tín ngưỡng và cách mạng.
    Hẳn những kiến thức và những thông tin ấy các vị cán bộ các cấp của thành phố phải biết. Vậy mà khi cấp giấy chứng nhận hay xét xử, các vị chỉ nhìn thấy đất mà không thấy chùa, vẫn thản nhiên không hề nhìn nhận đến những giá trị lịch sử, không vận dụng những kiến thức đã học... cho dù dư luận đã nhắc nhở. Do vậy mà ngôi chùa Tân có tên là Quang Ân tự đã bị... làm thịt để chia phần.
    Không rõ nếu bản án ấy được thi hành thì ai sẽ là người được chia thừa kế tấm bia 4 trăm năm tuổi và chắc chắn người đưa ra phán xét này cũng sẽ phải chịu sự phán xét của pháp luật vì đã vi phạm Luật Di sản lại góp phần phi tang những chứng tích về lịch sử lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Hà Nội. Tội ấy nghe chừng không nhỏ!
    - Sử gia Nghị sĩ Dương Trung Quốc -

  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #30
    Tham gia
    27-10-2005
    Location
    tất nhiên là từ chuồng heo rồi
    Bài viết
    341
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    vneye: thời Hồng Bàng làm gì đã có ngôn ngữ Hán-Việt mà có những cái tên đó hả bác

    Thậm chí cả cái danh hiệu "Hùng Vương" (tức "Vua Hùng") cũng là do người ta nghĩ ra cả ngàn năm sau đó thôi, khi mà văn hóa & ngôn ngữ Trung Hoa đã được "nhập cảng".
    Chịu bác, chẳng hiểu gì hết trơn.
    Cái tên gọi "Hùng", "Lạc" đó chỉ là phiên âm Việt Cổ bằng chữ Hán thôi, để ghi lại vào sách sử. Riết lâu quá bị giặc Bắc đô hộ nên rốt cuộc cái tên gọi theo âm Việt cổ cũng mất luôn.
    Ngay cả tổ tiên mình thế nào còn lờ mờ chỉ vì bọn giặc đô hộ đó, nói chi mấy cái tiếng Việt cổ!

Trang 3 / 19 FirstFirst 1234568 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •