Trang 2 / 19 FirstFirst 123457 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 184
  1. #11
    Tham gia
    23-05-2005
    Bài viết
    1,135
    Like
    256
    Thanked 351 Times in 152 Posts
    Về từ cắc chú, hồi nhỏ hay hát như sau :

    - cắc chú ba tàu, thằng nào cũng như thằng nấy
    Thằng nào dơ dáy tống cổ nó đi về Tàu.

    Bây giờ nghe lại quả thật hồi nhỏ đã bị gieo sự kỳ thị chủng tộc rồi.

  2. #12
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Thế thì những chữ Quấc Ngữ đó còn thông dụng bây giờ hay không?
    Tôi còn nhớ trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có câu :
    Sách Quốc Ngữ, chữ nước ta.
    Con cái nhà, đều phải học.
    Miệng thì đọc, tai thì nghe
    Đừng nói nhè... v.v


    Có ai còn nhớ Quốc Văn Giáo Khoa Thư không?
    Có ai còn nhớ bài tập đọc:
    Đèn vừa tắt thì BA (tên cậu bé) kêu một tiếng "Ôi chao! Có người rình bên cạnh nhà" v.v
    Hay là "Ai bảo chăn trâu là khổ.."
    Và "Trời nhá nhem, chạng vạng tối, tôi thấy một ông cụ già hì hục khuân tảng đá"

  3. #13
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Có ai chỉ giùm tôi chổ download cái tuổi thơ "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" được không?
    Xin cám ơn trước.

  4. #14
    Tham gia
    26-09-2004
    Bài viết
    532
    Like
    2
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Ô hay thật! Đúng là biển học mênh mông. Em vốn là người thường tự hào là mình khá thuộc sử nước nhà thế mà đọc những bài viết này khóc rưng rức cả tiếng đồng hồ. Tiếp đi các bác ơi!

  5. #15
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    Sì Gòn
    Bài viết
    2,247
    Like
    0
    Thanked 10 Times in 6 Posts
    Quote Được gửi bởi The Old Man View Post
    Lại thêm chữ Quấc Âm cũng chưa từng thấy!
    Chữ Việt của tôi có vấn đề rồi.
    Something's wrong with my Vietnamese!
    không phải không có vấn đề mà qua nhiều lần cải cách thì nó sẽ khác đôi chút

    Như hồi đó Bác Hồ có cuốn " Đường Kách Mệnh " đó, có ai nói nó sai chính tả đâu
    nói chi xa hồi nhỏ học nước Mỹ còn bây giờ là nước Mĩ, cái nào xài cũng được nhưng mà do cải cách nên nó như vậy.
    bác TOM muốn downn cái Quốc Văn Giáo Khoa Thư coi bộ khó à nha mua thì có

  6. #16
    Tham gia
    26-09-2003
    Location
    Tp Hồ Chí Minh
    Bài viết
    88
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 10 Posts

    Hạnh phúc Cảnh đấy người đây...

    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Ðến nay thấm thoát mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

    Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước còn cau mặt với tang thương
    Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây, luống đoạn trường
    (Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện Thanh Quan)
    Vì cứ can qua chiến tranh liên tục nên Chiêm thành trở nên suy yếu. Khi vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt (Qubilai) sai tướng Toa Đô (Sogatu) cầm thủy quân xuống đánh Chiêm Thành năm 1282, quân Chiêm chống cự không nỗi nên quân Nguyên vào Thị Nại, tàn phá kinh đô Đồ Bàn và chiếm đóng nước Chiêm trong vòng 5 năm, Chiêm vương Indravarman V, cùng thái tử Bổ Đích (Harijit) thoát lên vùng cao nguyên và cầu cứu Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông gởi hai vạn quân và 500 chiến thuyền sang giúp. Đến khi quân Việt đánh bại được quân Mông năm 1287, cũng giải phóng luôn nước Chiêm, nên năm 1307 tân vương Simhavarman III (Chế Mân) tặng vua Trần anh Tôn 2 châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân. Vua Chế Mân cũng xây dựng thêm nhiều ngôi tháp thờ phượng thần linh ở vùng Mỹ Sơn. Ba năm sau khi Chế Mân mất, vua Chế bồng Nga (Pô Bin Swơr) từng nuôi chí phục thù nên năm 1370 đã kéo quân thủy bộ đánh phá vào tận kinh đô Thăng Long, nhưng đến năm 1382 lại bị tử trận. Tuy vậy các vua Chiêm kế tiếp vẫn luôn gây chiến với nước Việt.

    Vào thời kỳ này, lãnh thổ Chiêm thành khá rộng. Lãnh thổ Chiêm Thành trải dài từ các bình nguyên duyên hải nhỏ hẹp cho đến vùng rừng núi Trường Sơn cũng như các cao nguyên nam Trung phần ngày nay. Người Chiêm Thành không chỉ là người Chàm ở duyên hải là đa số mà còn gồm những nhóm dân thiểu số khác như giống Jarai, Rhade, Churu, Raglai, Stieng hiện vẫn còn sinh sống ở vùng Tây nguyên mà những câu tục ngữ vẫn còn lưu truyền như "Chăm anh, Raglai em" (Cam saai, Raglai adei), hoặc "Chăm với Raglai như hai anh em ruột" (Cam saung Raglai yơu adei ai sa tiam). Ngoài ra lịch sử Chàm còn cho thấy đầu thế kỷ 14, quốc vương Jaya Simhavarman III (Chế Mân) xây đền Yang Prong ở lưu vực sông Se San. Đền Yang Mun (gần Cheo Reo) ở lưu vực sông Ba và đền Phú Thọ gần Pleiku được xây dựng vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Vua Po Romê (mà bia ở tháp thờ tại Ninh thuận ghi là Pa Rrame) là người sắc tộc Churu, trị vì Chiêm Thành từ 1627 đến 1651, mở đầu một triều đại gồm 14 quốc vương kéo dài cho đến 1786.

    Năm 1402, Hồ Quý Ly xâm lăng Chiêm thành ép vua Campadhiraya (Ba Đích Lại) nhường đất Indrapura - Chiêm động hay Đồng dương (Phủ Thăng biønh, Quảng Nam) và đất Amaravati - Cổ lụy (Quảng Nghĩa), rồi cải thành bốn châu là Thăng, Hoa, Tư và Nghĩa, đặt quan An phủ sứ cai trị và di dân vào khai khẩn. Khi quân Minh xâm lăng nước ta năm 1407, Chiêm Vương liền đánh chiếm lại vùng đất đã nhường năm năm trước.

    Đến thời Hậu Lê: Dưới đời Nhân tông vua Chiêm là Ma Ha Bí Cái (Maha Vijaya) gây hấn đánh Hóa châu năm 1444, nên hai năm sau các tướng Lê Thụ và Lê Khả cầm quân đánh phá Đồ Bàn, bắt Bí Cái, đưa người khác lên thay, rồi rút quân về. Đến đời Thánh tông, vua mới của Chiêm Thành là Trà Toàn lại xua quân hai lần xâm lấn Hóa châu vào những năm 1468 và 1469, vua Thánh tông phải thân chinh kéo quân đánh dẹp và chiếm Đồ Bàn năm 1471 bắt giải Trà Toàn về giam ở Thăng Long. Vua Lê lấy vùng Amaravâti (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Vijaya (Bình Định) đặt thành "Quảng Nam thừa tuyên đạo" lấy đèo Cù Mông làm ranh giới, và chia phần đất Chiêm Thành còn lại làm ba nước nhỏ là Hóa Anh (Phú Yên, Khánh Hòa), Chiêm Thành, chỉ còn lại từ Phú yên đến mũi Kê gà (Phan Rang - Bình thuận), và Nam Phan (Gia Lai, Kontum, Darlac). Theo những tài liệu Mã Lai, khi Chiêm Thành bị Lê Thánh Tông tấn công năm 1471, một số quan chức triều đình Chiêm Thành bị bắt, một số bỏ trốn qua Chân Lạp, Mã Lai tỵ nạn.

    Vào thế kỷ thứ 16, người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Macao (Trung Hoa). Người Bồ Đào Nha hay ghé đến vùng Panduranga (Cam Ranh và Phan Rang ngày nay) và tài liệu của người Bồ Đào Nha đã ghi nhận sự hiện diện của thương thuyền Chiêm thành ở cửa khẩu sông Maenam (Menam), là cửa khẩu chính của nền ngoại thương Xiêm La.

    Qua thế kỷ thứ 17, thời chúa Nguyễn: Năm 1611, nhân các bộ tộc người Chàm liên kết lại cùng đánh phá vùng biên giới phía nam, Nguyễn Hoàng sai chủ sự Văn Phong đem quân vượt đèo Cù Mông tiến chiếm vùng Phú Yên ngày nay, giữa Vijaya và Kauthara, đổi thành hai huyện Đồng xuân và Tuyên hóa. Sau đó không lâu vì thấy thuyền bè các nước Tây phương như Bồ Đào Nha và Hòa Lan đang lân la đến các hải cảng của Chiêm Thành. Sãi Vương Nguyễn Phúc Chu rất lo ngại, nên năm 1631 đã gả người con gái thứ ba là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa cho vua Chiêm là Pô-Rômê để tạo sự hòa hiếu với Chiêm Thành. Sau năm 1639 thì cuộc giao thương giữa Chiêm Thành và người Bồ Đào Nha hầu như chấm dứt và người Chàm quay sang buôn bán với người Hòa Lan sau khi người Hòa Lan làm chủ Malacca vào năm 1641 và làm chủ con đường buôn bán hồ tiêu qua eo biển Malacca. Năm 1653, vua Chiêm là Bà Thấm, vốn là hậu duệ của hoàng gia Chân lạp, đem quân đánh phá Phú Yên nên chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần bèn sai cai cơ Hùng Lộc vượt đèo Cả sang trừng trị. Bà Thấm thất trận dâng thư xin hàng. Chúa Hiền lấy hẳn vùng Kauthara, lập thành phủ Thái Ninh, sau đổi thành phủ Diên Khánh, trong đó có thánh tích Chiêm là Po Nagar (Tháp Bà, Nha Trang ngày nay). Chiêm Thành chỉ còn lại vùng Panduranga, phía nam sông Phan Rang. Khi rút về vùng Panduranga, người Chàm tiếp tục lập thờ Thánh Mẫu Po Nagar ở một ngôi đền nhỏ ở làng Hữu Đức, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh thuận ngày nay.

    Khoảng thời gian từ 1675 đến 1685, theo sử liệu của Thái lan đã cho biết một người anh em của quốc vương Chiêm Thành đến viếng triều điønh Xiêm La, có lẽ để cầu viện; và năm 1680 vua Chiêm còn gởi hai phái bộ đến Batavia (tức Jakarta, Indonesia ngày nay) để liên lạc ngoại giao.

    Năm 1692, vua mới là Bà Tranh tự bỏ lệ triều cống. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh (hay Kính) kéo quân xuống hỏi tội và đánh bắt được Bà Tranh và giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn lấy đất Chiêm Thành còn lại đặt ra Thuận phủ, năm sau lại đổi ra Thuận thành trấn. Đến năm 1697 chúa Nguyễn đặt ra Phủ Bình thuận, lấy đất Phan lang, Phan lý làm huyện Yên phúc và huyện Hòa đa. Từ đó nước Chiêm thành mất hẳn, tuy vậy chúa Nguyễn vẫn cho người Chiêm còn lại được tự trị một vùng đất ở Bình Thuận cho mãi đến năm 1832, khi vua Minh Mạng ra lệnh bãi bỏ vùng tự trị. Người Chàm nổi dậy chống đối nhưng hai cuộc khởi nghĩa do Katip Sumat lãnh đạo từ 1833 đến 1834 và Ja Thak Va cầm đầu từ 1834 đến 1835 đều bị quan quân dẹp yên nhanh chóng. Trước kia những người Chàm theo Hồi giáo di tản sang định cư ở Ayudhya (bắc Bangkok, Xiêm La) đã tham gia vào một âm mưu lật đổ quốc vương Xiêm La và thay thế bằng người em của ông ta, vì thế triều đình Xiêm La cho phép những người Chàm tị nạn về sau, đến định cư ở vùng Bangkok. Con cháu những người nầy hiện vẫn sống tại đó.

    Tuy nước Chiêm thành đã bị xóa nhưng cuộc nam tiến của dân Việt vẫn tiếp tục cho mãi đến năm 1714 sau khi thôn tính luôn vùng Thủy Chân lạp.

    Túm lại:Chiêm Thành bắt đầu cắt đất từ thời nhà Lý và đến thời nhà Nguyễn (Minh Mạng) thì Chiêm Thành chỉ còn là một cái tên trong lịch sử. Tuy nhiên có một giả thuyết cho rằng chính nhà Tây Sơn mới là người kết thúc vương quốc này. Các bác có ý kiến gì không?

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #17
    Tham gia
    12-01-2006
    Bài viết
    469
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts

    Buồn quá đi ! Ba Tàu - Người Hoa giải thích như thế này

    Về thông tin sách viết như bác Huỳnh Tấn giải thích thì em không có ý kiến gì và cũng khó có thể nói là đúng hay sai? Chỉ có thể thấy có lý hay không mà thôi

    Em có khá nhiều bạn là người Hoa, và 1 trong số đó kể lại cho em nghe như sau (Truyện này cũng do ba mẹ bạn đó kể lại, có vẻ hơi có hơi hướng chính trị):

    Sau giải phóng người Hoa là một trong những cộng đồng người có hoạt động kinh doanh sầm uất nhất miền Nam (cụ thể là đất Sài Gòn), là nhóm người đóng thuế cho nhà nước VN nhiều nhất lúc bấy giờ. Tuy nhiên họ bức xúc cùng cực vì sự phân biệt đối xử và những quy định bất công của nhà nước ta đối với họ. (Không biết sự phẫn uất này có lan tới Trung Quốc hay không?) Một ngày nọ, Trung Quốc cho 3 chiếc tàu lớn sang để chở mọi người về quê hương. Ba mẹ bạn ấy lẽ ra cũng đã thu xếp xong hành lý để trở về. Nhưng vì những quyền lợi của đất nước (hoặc sợ Trung Quốc phá hoại kinh tế) mà nhà nước ta đã ngăn cấm và tìm mọi cách hủy chuyến sơ tán này. Từ đó truyền thuyết 3 con tàu được ra đời --> Ba tàu (Nghe hơi nghịch với giải thích di dân sang bằng 3 con tàu của bác Huỳnh Tấn nhỉ)

    Câu truyện em nghe là vậy, đúng hay sai chưa nói tới nhưng ít ra nó cũng cho thấy trong suy nghĩ của người Hoa đương đại tại VN vẫn lưu truyền những câu truyện như thế.

    Bên trên em chưa thấy nói từ "Ba Tàu" được xưng hô bắt đầu từ khoảng thời gian nào ta nhỉ, nếu sớm hơn sự ra đời của Nhà nước VN thì câu truyện em kể trên là sai bét rồi.

  9. #18
    Tham gia
    01-11-2006
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    1,796
    Like
    245
    Thanked 133 Times in 103 Posts
    Các tư liệu bác Huỳnh Tấn đưa ra bổ ích lắm, cảm ơn lão gia nhiều
    Em nghĩ chữ "Ba Tàu" nên hiểu thế ni:
    Ba: cách gọi của miền trong một cách thân mật, như: anh ba, chị ba
    Tàu: đương nhiên chỉ người Hoa sinh sống tại VN roài, còn tại sao gọi là người Tàu thì chắc như một số giải thích ở trên là do họ hay mang hàng hoá đến VN bằng.. Tàu biển, hoặc họ hay sống trên Tàu
    Ba Tàu: Tiếng gọi thân mật của đồng bào ta dành cho người Hoa Kiều sinh sống tại miền trong, anh ba tàu, chị ba tàu...
    Được sửa bởi edavn lúc 12:12 ngày 25-09-2007

  10. #19
    Tham gia
    12-01-2006
    Bài viết
    469
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    Đọc xong đoạn trích về lịch sử mở mang bờ cõi của bác Huỳnh Tấn thì em có suy nghĩ như vầy:

    1. Xứ Chiêm mất nước là đáng, vì rõ ràng trong nguyên cả đoạn trích, mỗi khi chúng ta thấy thêm 1 phần đất của họ là đều do họ chủ động gây hấn. Khi thì đánh phá, khi thì ngang nhiên cắt triều cống lễ nạp. Cái này ông bà gọi là "Yếu mà ra gió".

    2. Lật ngược lại nghĩ thì hình như có gì không hợp lý? Nó yếu mà sao cứ kéo đánh mình hoài thế. Hay Chiêm cũng muốn sát nhập với dân Việt nhưng sĩ diện nên không dám nói thẳng

  11. #20
    Tham gia
    12-01-2006
    Bài viết
    469
    Like
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts
    Quay thời gian tít về cổ sử, lâu rồi em có đọc được 1 thắc mắc như vầy, nay nêu ra để cả nhà cùng bàn luận:

    Đã từ lâu tôi thường thắc mắc về một chi tiết trong cổ sử của Việt Nam về giai đoạn các vua Hùng dựng nước. Theo truyền thuyết Việt tộc là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi. Đế Minh đi xuống phương Nam tuần tra, đến vùng Ngũ Lĩnh, nằm vế phương Nam nước Trung Hoa, kết hôn cùng tiên nữ, sinh ra Lộc Tục, là người có thánh đức.

    Đế Minh muốn truyền ngôi vua cho, nhưng Lôc Tục lại nhường cho anh, nên Đế Minh để cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức là nước Trung Hoa, phía Bắc sông Hoàng hà). Cho con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam. Lúc đó là vào năm Nhâm Tuất (2879TCN).

    Lộc Tục xưng đế hiệu là Kinh Dương Vương, lấy họ là Hồng Bàng và đặt tên nước là Xích Qũy. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm kế nghiệp cha lên làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ. Sinh được trăm trứng và trăm trứng đó nở ra trăm người con trai. Đây là tổ của bách Việt.

    Một hôm Lạc Long Quân bảo nàng Âu Cơ rằng ta vốn là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó. Nên sau đó hai người chia tay nhau mỗi người dẫn theo 50 người con. Cha dẫn 50 con xuống phía biển, mẹ dẫn 50 con về núi. Lạc Long Quân phong cho người con trưởng (không rõ tên húy) lên nối ngôi, xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang v..v.. Hùng Vương truyền được 18 đời, tất cả đều lấy hiệu là Hùng Vương, cho đến năm Qúy Mão (258TCN) thì nước Văn Lang của vua Hùng bị vua nước Thục la Thục Phán chiếm được. Thục Phán lên ngôi xưng la An Dương Vương và đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê và xây Loa Thành theo hình trôn ốc.

    Tính từ năm 2879TCN đến năm 258TCN cả thẩy là 2622 năm. Chi tiết này không những riêng cá nhân tôi thắc mắc vì tính từ Kinh Dương Vương đến vua Hùng thứ 18 có 20 đời vua mà thời gian trị vì những hơn 2600 năm thì thật là một điều khó tin. Các sử gia từ Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ và gần đây Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn và mới nhất là sử gia Trần Gia Phụng. Tất cả đều không ai tin các chi tiết về thời gian trị vì của 20 đời vua vào thời Hồng Bàng là đúng. Thậm chí nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn với kiến thức về sử Việt Nam khá giới hạn, trong một video do Thúy Nga Paris sản xuất trước đây đã dám tuyên bố rằng thời Hồng Bàng “chắc” chỉ chừng 800 năm mà thôi.

  12. Thành viên Like bài viết này:


Trang 2 / 19 FirstFirst 123457 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •