Trang 18 / 19 FirstFirst ... 131516171819 LastLast
Hiển thị kết quả từ 171 đến 180 / 184
  1. #171
    Tham gia
    17-06-2008
    Bài viết
    1,079
    Like
    522
    Thanked 325 Times in 237 Posts


    lâu lâu coi lại thấy hay quá


    .

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #172
    Tham gia
    17-06-2008
    Bài viết
    1,079
    Like
    522
    Thanked 325 Times in 237 Posts


    Cây Dã hương hơn 500 tuổi và sự tích gắn liền với người con gái họ Ngô


    Nguồn gốc cây thần




    Tương truyền ở làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định trước kia có đôi vợ chồng quanh năm làm nghề mò cua, bắt ốc.

    Chồng là Ngô Công Tước, vợ là Nguyễn Thị Thái. Vào một ngày nọ, người vợ bỗng thấy cơ thể có sự thay đổi bất thường.

    Đêm đó, hai vợ chồng đi ngủ thì thấy ánh hào quang rực rỡ phát ra trong phòng.


    Kể từ đó, người vợ mang thai và sau 18 tháng đẻ ra một cô con gái chân dung khác thường, đẹp như ngọc nữ trong tranh.

    Họ đặt tên con là Ngô Thị Nữ Hoằng, càng lớn Nữ Hoằng càng xinh đẹp, nết na, thông thạo chữ nghĩa,

    đặc biệt, cô có tài thêu thùa, ca hát nức tiếng quanh vùng.




    Mùa xuân năm 1468, Nữ Hoằng tròn 19 tuổi.

    Một lần, trong lúc cô đang cùng đám con gái trong làng đi cắt cỏ bên sông, bỗng thấy có chiếc thuyền Rồng của nhà vua đi qua.

    Lúc này vua Lê Thánh Tông vừa đi đánh giặc tại Chiêm Thành về, đang đi du ngoạn bên sông.

    Khi đi qua đám con gái, một anh lính trên thuyền cất lời trêu rằng “Hỡi cô cắt cỏ bên sông, có ngự thuyền Rồng anh đón đi chơi”.

    Tức thì Nữ Hoằng đối lại ngay “Tay cầm bán nguyệt xênh xang, lòng em cũng muốn mở mang cơ đồ”.


    Câu đối lưu loát lọt vào tai nhà Vua, người liền vén rèm ra xem dung nhan của cô gái thông minh ra sao.

    Vừa nhìn thấy Ngô Thị Nữ Hoằng, nhà vua đã không khỏi sững sờ trước vẻ đẹp như tiên giáng trần của cô.

    Đặc biệt vua Lê Thánh Tông còn ngạc nhiên vì trên đầu của Nữ Hoằng luôn có đám mây đi theo để che nắng, che mưa.

    Biết đây chẳng phải người thường, nhà vua vô cùng sủng ái đón cô vào cung và phong làm Nhị Vị Cung phi.

    Tuy nhiên, sau khi vào cung, rà soát lại đời cha ông, nhà vua mới hay biết

    Nữ Hoằng vốn có tích chung huyết thống với mình, không được phép chung chăn gối.

    Bởi vậy, vua Lê Thánh Tông phong cho Nữ Hoằng làm Đức Chúa Hoàng Cô, Đô Tư Phán Xứ Hậu, chuyên dạy dỗ các công chúa.



    Đức Chúa Hoàng Cô lâm bệnh và qua đời.

    Theo di nguyện bà để lại, nhà vua mang 1 quan tài vàng, 7 quan tài bạc cùng quan tài chứa thi thể của bà về quê hương an táng.


    Tuy nhiên, khi lính nhà vua vừa đặt chân đến làng Dương Phạm bỗng trời nổi cơn giông bão,

    mây đen vần vũ, mưa như trút nước, quân lính phải dựng lều trại đợi cơn phong ba đi qua.

    Sớm hôm sau, nhà vua đi ra nơi đặt linh cữu bà Nữ Hoằng thì đã thấy đất đùn to như một đống mối, chen kín gần hết quan tài.





    Nơi đặt linh cữu của Đức Chúa Hoàng Cô, trước kia được xây bằng đá cổ, sau bị đập phá và mới được người dân tôn tạo



    ....


    Bí ẩn quanh gốc dã hương hơn 500 tuổi



    Ở làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định, không ai là không biết về cây dã hương có tuổi đời hơn 500 tuổi và xung quanh đó là bao giai thoại ly kỳ, bí ẩn.


    ....

    Đôi bạch xà và cây thần dược

    Nghe tưởng như chuyện bịa đặt, ấy vậy khi hỏi bất kỳ ai ở làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định họ đều biết về đôi bạch xà ngụ ở gốc cây dã hương ở đền Hoàng Cô.

    Nhiều người từng tận mắt trông thấy đôi rắn to màu trắng, có mào đỏ trên đầu dài khoảng hai mét rưỡi.

    Ông Nguyễn Công Thâu người thủ nhang luôn túc trực tại đền quả quyết “tôi đã nhiều lần trông thấy hai ông rắn,

    nhưng có một điều đặc biệt là đôi bạch xà rất hiền lành, ngay cả khi tôi tới gần cũng không bị tấn công hay gây nguy hiểm gì hết”.


    ...

    Nhiều người ở Dương Phạm cho rằng đó là đôi rắn thần đền thờ Hoàng Cô và chúng có nguồn gốc cùng với cây dã hương.

    Hiện nay, trong điện thờ Hoàng Cô cũng có tượng vải đôi bạch xà ở hai bên tả hữu của bà chúa Ngô Thị Nữ Hoằng.

    Chính vì thấy được sự linh thiêng của cây dã hương, nhiều người dân sinh sống quanh vùng thường hay đến khấn vái coi đây như một niềm tin tinh thần quý báu.

    Một số người bị ốm đến xin lá cây dã hương về cho vào nước đun, rót ra cốc nêm mấy hạt muối vào uống thì bỗng thấy cơ thể khỏe mạnh lạ thường.

    Có người bị mắc bệnh ngoài da dùng lá dã hương pha với nước để tắm cũng lành bệnh.

    Người bị sốt, bị cảm thường hay đến đền thánh xin lá rồi về cho vào nước nóng xông hơi thì thấy người nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái.

    Đàn ông trong làng Dương Phạm hay đợi cây dã hương ra quả, ra khấn đền bà Hoàng Cô,

    sau đem quả về tách hạt ra bỏ vào rượu ngâm uống, quanh năm không biết đau ốm là gì.

    Không biết là chuyện hoang đường hay đáng tin nhưng từ bao đời nay, cây dã hương đã trở thành một cây thần trong lòng mỗi người dân làng Dương Phạm.


    ...

    Những tai nạn khó hiểu

    Việc cây dã hương xuất hiện tại làng Dương Phạm vốn đã là một điều lạ lùng, không những thế tại đây còn lưu truyền rất nhiều những câu chuyện kỳ lạ mà đến giờ chưa ai giải thích được.

    Và cũng chính những điều lạ thường đã tạo nên sự linh thiêng của dã hương đại thụ ở đền Hoàng Cô.

    Ông Thâu, người trông coi đền thờ cho biết, nói về chuyện kì bí xảy ra xung quanh ngôi đền thì nhiều vô số,

    nhưng kể ra nhiều người lại nghĩ bày chuyện ma quỷ, mê tín.
    Chỉ xin kể những câu chuyện người thật, việc thật mà ông tận mắt chứng kiến.



    "Năm 1960, một người thợ xây tên Uẩn nhà ở ngay sát đền thờ Hoàng Cô, khi làm nhà đã chiếm vào đất miếu,

    nhiều người khuyên can không nghe, Uẩn vẫn cứ làm. Sau đó ít lâu, từ một người khỏe mạnh, Uẩn bỗng trở nên ngớ ngẩn, chẳng còn biết gì nữa.


    Đến năm 1971, ở làng có người tên Nguyễn Văn Thành, đi kéo lúa ngoài đồng,

    lúc về thấy có con chim sâu trên cây dã hương mới cầm hòn đất ném, hòn đất bay thẳng vào đền Hoàng Cô,

    tức thì cánh tay Thành đang nhiên gẫy gập, mang đi bệnh viện băng bó nhưng không khỏi mà còn sưng phù lên.

    Bấy giờ người nhà Thành mới đưa đến đến làm lễ, vái tạ, một thời gian sau thì cánh tay Thành trở lại lành lặn.

    Hiện ông Thành vẫn đang sinh sống tại làng Dương Phạm", ông Thâu liệt kê chi tiết.



    Khó hiểu hơn là câu chuyện có người làng Dương Phạm to gan vác dao trèo lên cây dã hương chặt ba cành to đem đi bán.

    Một thời gian sau, trong một lần đi xe máy, người này đâm vào chính gốc dã hương và thiệt mạng.



    Năm 1984, có ông chủ tịch xã cầm súng đứng dưới gốc cây dã hương bắn hai phát súng, hai năm sau đang ngồi làm việc bỗng ộc máu mồm mà chết.


    Trẻ con quanh làng nhiều đứa ngổ ngáo đi vào đền trèo cây, bẻ cành, hái lá thì trở nên ngớ ngẩn,
    phải đến khi thắp hương khấn vái ở đền Hoàng Cô mới trở lại bình thường. Trâu bò không trông để vào đền phá phách thì tức khắc mấy hôm sau tự nhiên con thì ốm, con thì chết ".

    Chính những điều xảy ra trên đã khiến cây dã hương và đền thờ Hoàng Cô trở nên uy linh lạ thường, không ai dám xâm phạm hay có ý phá phách."

    Ông Dương Xuân Đáp, phó chủ tịch UBND xã Yên Nhân cũng cho rằng, có quá nhiều điều kỳ bí ngẫu nhiên,
    khó có thể giải thích và đã tạo nên sự uy nghiêm của cây cổ thụ đại lão mộc tại đây.

    Những cái chết kỳ bí, những hiện tượng không ai giải thích nổi mỗi ngày một nhiều xung quanh gốc cây ấy.
    Đến tận bây giờ chưa ai có thể lý giải những sự kỳ bí ấy dưới góc độ khoa học, hay mặt tâm linh.


    nguon:zing.vn

    .

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #173
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Người có trí khôn có suy nghỉ mà đi phá phách nơi thờ phượng thì bị bà Hoàng Cô vật là phải. Nhưng trâu bò nào có biết suy nghỉ phải trái mà lở đi vào đền củng bị vật chết thấy củng kỳ kỳ.

    Thắc mắc:
    Sao bà không vật chết mấy thằng chăn trâu chăn bò mà lại vật chết trâu bò vô tội?

  6. #174
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi The Old Man View Post
    Người có trí khôn có suy nghỉ mà đi phá phách nơi thờ phượng thì bị bà Hoàng Cô vật là phải. Nhưng trâu bò nào có biết suy nghỉ phải trái mà lở đi vào đền củng bị vật chết thấy củng kỳ kỳ.

    Thắc mắc:
    Sao bà không vật chết mấy thằng chăn trâu chăn bò mà lại vật chết trâu bò vô tội?
    Vật chết trâu bò cũng phải già ơi!Chết trâu bò là chủ nó mất của.Khổ không nào?Trâu bò chết cũng là hóa kiếp nó.

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #175
    Tham gia
    08-07-2011
    Bài viết
    114
    Like
    1
    Thanked 10 Times in 10 Posts
    bạn muốn tìm tuổi thơ quốc văn giáo lên google mình thấy ở đâu đó có mà

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #176
    Tham gia
    06-01-2010
    Bài viết
    194
    Like
    116
    Thanked 31 Times in 19 Posts


    Nguồn gốc tấm bản đồ bằng bạc tại Dinh III Bảo Đại

    ......



    Trong hệ thống dinh thư tại Đà Lạt, Dinh III hiện còn lưu giữ được khá nguyên vẹn những vật dụng của gia đình Bảo Đại, trong đó phải kể đến một tấm bản đồ Việt Nam được làm bằng bạc với những đường nét hết sức tinh vi, tỉ mỉ.

    Theo các tài liệu ghi lại, mặc dù mỗi năm vua Bảo Đại chỉ đưa gia đình lên Đà Lạt vài lần để nghỉ ngơi, săn bắn, nhưng vốn là một người thích ngao du đây đó, nhất là chơi thể thao và săn bắn dài ngày trong rừng sâu, năm 1933 Bảo Đại đã bắt đầu cho xây dựng Dinh III trên đỉnh đồi Ái Ân – nơi có địa thế cao, đẹp bậc nhất Đà Lạt, đến năm 1938 thì hoàn thành.





    Toàn cảnh Dinh III Đà Lạt được Bảo Đại cho xây dựng vào năm 1933



    Từ thuở nhỏ, Bảo Đại đã được cha mình là vua Khải Định đưa sang Pháp sinh sống và học tập nên ông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi bền giáo dục và văn hóa phương Tây. Do vậy, sau khi được cha truyền ngôi, Bảo Đại chấp nhận sự “bảo hộ” của nước Pháp, coi Pháp là “bảo mẫu”, ông cũng là người được nước Pháp nuôi và trả lương.

    Từ khi Bảo Đại lên nắm quyền, nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp về mọi mặt, Bảo Đại chỉ còn mang tính chất nhà vua tượng trưng cho một nước, hầu hết mọi công việc quan trọng đều do người Pháp quyết định. Sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, Bảo Đại lại được người Pháp mời về làm Quốc trưởng.

    Thấy được vân mệnh của đất nước đang lâm nguy dưới tay Quốc trưởng Bảo Đại, năm 1952, nhân dịp sinh nhật lần thứ 40 của Quốc trưởng những sinh viên có tấm lòng yêu nước của Việt Nam đang học tập tại Pháp đã cùng nhau đặt thợ làm một bản đồ bằng bạc gửi về Việt Nam tặng Bảo Đại.




    Tấm bản đồ được làm bằng bạc rất tỷ mĩ của sinh viên Việt Nam học tập tại Pháp làm tặng Bảo Đại nhân dịp sinh nhật ông lần thứ 40




    Bản đồ được “vẽ” rất công phu, tỷ mỉ, chất liệu hoàn toàn bằng bạc được đặt trong một khung gỗ chắc chắn. Những chỗ có địa hình núi cao như Trung du miền núi phía Bắc, mạn phía Tây nới có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia được dát bạc dày và cao hơn những khu vực đồng bằng.

    Riêng ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là nơi chuyên canh tác cây lúa có biểu tượng người đang cấy, con trâu đi bừa. Những vùng trồng nhiều dừa như Bình Định, Phú Yên, Bến Tre được khảm bạc hình hai cây dừa song song.

    Cố đô Huế và Sài Gòn được thể hiện bằng những hình ảnh cụ thể trên bản đồ đó là những tòa nhà, cung đình - là những hình ảnh tiêu biểu của mỗi địa phương. Ngoài ra, trên biển còn được “vẽ” những chiếc thuyền của ngư dân đang đánh bắt cá và thuyền thương lái đi lại buôn bán giao thương…

    Để hàm ý nhắc nhở Quốc trưởng Bảo Đại không nên quá phụ thuộc vào người Pháp, bên ngoài tấm bản đồ này những sinh viên Việt Nam tại Pháp còn khắc 4 chữ “Độc Lập - Thống Nhất” trên nền chữ có 3 sọc màu đỏ (màu cờ dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại).

    Tấm bản đồ là những đường nét hết sức tỉ mỉ, cầu kỳ với đầy đủ biểu tượng của mọi vùng miền trên đất nước ta đã tại thành một bức tranh sống động, rất ấn tượng.

    nguon:bee.net


  11. 3 thành viên Like bài viết này:


  12. #177
    Tham gia
    17-06-2008
    Bài viết
    1,079
    Like
    522
    Thanked 325 Times in 237 Posts


    Kết cục bi thảm của những nàng công chúa VN



    Sinh ra trong gia đình hoàng tộc, cứ tưởng cuộc sống, tình yêu luôn là màu hồng... nào ngờ có những nàng công chúa lại quá bất hạnh.


    Sử sách chép rằng, trong số ba công chúa của Vua Đinh Tiên Hoàng (trừ Minh Châu và Phất Ngân) thì Phất Kim mang số phận tủi buồn nhất. Cô được vua cha sắp xếp gả cho sứ quân hàng đầu dòng dõi quý tộc Ngô Nhật Khánh nhằm thu phục dưới trướng.

    "Tướng quân Ngô Nhật Khánh là người thao lược vào bậc nhất nhưng chưa thực sự tận trung vì sự nghiệp của cha, giặc Tống và Giặc Chiêm đang lăm le bờ cõi, nếu được Nhật Khánh giúp thêm vây cánh thì Đại Cồ Việt ta còn gì bằng... Cha muốn con ưng thuận lời thỉnh cầu của Nhật Khánh, để lấy tình phu phụ thuyết phục Nhật Khánh giữ trọn đạo hiếu trung”, Vua Đinh dạy bảo công chúa.



    Đền thờ Công chúa Phất Kim ở cố đô Hoa Lư

    Tuy nhiên, theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nhật Khánh là bà con của Ngô Tiên Chúa (tức Ngô Quyền), lúc nào cũng nuôi chí phục thù, mong dựng lại cơ đồ nhà Ngô... Một hôm, sau khi nhận được mật thư của vua Chiêm thông báo sẵn sàng chu viện binh lính đánh Đại Cồ Việt, Ngô Nhật Khánh đem vợ chạy sang Chiêm Thành.

    Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: "Ngô Nhật Khánh dẫn vợ là công chúa của Đinh Tiên Hoàng đi trốn. Tới cửa biển Nam Giới (tức là cửa Sót, nằm ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), hắn rút dao bên mình ra, xẻo má vợ mà kể tội: Cha mày đã lừa gạt để ức hiếp mẹ con ta. Ta có đâu lại vì mày mà bỏ qua tội ác của cha mày. Thôi, mày hãy trở về, ta sẽ một thân một mình đi tìm ai có thể cứu được ta đây...". Nói xong, vị phò mã của vua Đinh sang thuyền chiến cạnh đó hối thúc quân chèo, bỏ lại lâu thuyền công chúa và những nữ hầu.

    Phất Kim được đưa về kinh thành Hoa Lư chạy chữa thuốc men, tuy vết thương trên mặt đã lành, nhưng vết sẹo trên má không bao giờ có thể làm nguôi được nỗi đau đớn, tủi nhục trong lòng của một người vợ có chồng là tướng quốc, là phò mã, mà lại theo giặc ngoại bang để chống lại vua cha. Cuối cùng, công chúa út đã xuống tóc, đi tu trong một ngôi chùa ở Kinh thành Hoa Lư.

    Thế nhưng, họa vô đơn chí! Trong lúc nỗi đau đớn tuyệt vọng lên đỉnh điểm thì vua cha và anh cả Đinh Liễn lại bị nghịch thần là Đỗ Thích sát hại. Lê Hoàn cùng hoàng hậu Dương Vân Nga lên làm nhiếp chính. Giữa lúc ấy, Phất Kim lại nghe tin Ngô Nhật Khánh và vua Chiêm Thành dẫn hơn một nghìn chiến thuyền thuỷ quân xuất chinh theo hai cửa biển Đại Ác và Thần Phù vào đánh Đại Cồ Việt thì bị phong ba nổi lên, nhấn chìm hết cả thuyền bè và bị chết đuối. Công chúa càng trở nên đau đớn, xót xa và tủi nhục đến tuyệt vọng. Bà nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt, phía tây bắc kinh thành Hoa Lư tự vẫn.

    Cũng vì chữ tình, nhưng Huyền Trân Công chúa lại ở trong một tình cảnh khác. Để giữ hòa hảo giữa Đại Việt và Chiêm thành, Huyền Trân đã phải gạt bỏ mối tình trong sáng và thơ mộng với võ tướng Trần Khắc Chung để về làm vợ Vua Chế Mân.

    Sách Việt sử giai thoại viết: "Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), thực hiện lời hứa trước đó của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, Vua Trần Anh Tông đem Công chúa Huyền Trân gả cho Chế Mân. Đáp lại, Chế Mân cũng đã đem đất hai châu Ô và Lý - vùng tương ứng với phần phía Nam tỉnh Quảng Trị cộng với toàn bộ tỉnh Thừa Thiên ngày nay - dâng cho Đại Việt làm sính lễ.

    Tháng 5 năm Đinh Mùi (1307), nghĩa là chỉ mới được mười một tháng kể từ khi Huyền Trân Công chúa về Chiêm quốc thì Chế Mân mất. Hay tin này, Trần Anh Tông vội sai quan Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ là Trần Khắc Chung, cùng với An phủ sứ Đặng Văn vào Chiêm thành để tìm cách cứu Huyền Trân Công chúa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Theo tục lệ Chiêm Thành, hễ Vua mất thì Hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ Công chúa bị hại, bèn sai bọn Khắc Chung mượn cớ sang viếng tang, rồi nói, nếu hỏa táng Công chúa trước thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng trước ra bờ biển chiêu hồn ở chốn ven trời, đón linh hồn (Chế Mân) cùng về rồi hãy lên giàn hỏa thiêu. Người Chiêm nghe theo. Ra biển, Khắc Chung dùng thuyền nhẹ, cướp lấy Công chúa đem về, rồi tư thông với Công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô.

    Vậy, kết cục mối tình giữa Huyền Trân Công chúa và Trần Khắc Chung thế nào? Từ buổi đó, vị võ tướng tài ba nhà Trần bỗng chốc... bại hoại danh tiếng vì dính tình mỹ nhân. Minh chứng là Hưng Nhượng Đại vương, tức Trần Quốc Tảng, con thứ của Trần Hưng Đạo, rất ghét Khắc Chung, mỗi khi thấy ông thì mắng phủ đầu rằng, thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước, họ tên nó là Trần Khắc Chung và ba chữ này cũng có nghĩa là nhà Trần sắp mất đến nơi vì nó


    Chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn (có tượng Di đà lớn), tọa lạc ở ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai)





    Còn với nàng Ngọc Anh, công chúa thứ 3 của Hoàng đế Gia Long thì tình yêu đơn phương với với nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư đã mang tới một kết cục thật bi thảm. Đến nay, chùa Đại Giác, còn gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn (có tượng Di đà lớn) thuộc ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) vẫn lưu truyền giai thoại về cuộc tình này.

    Theo sử sách, Công chúa Ngọc Anh có nhan sắc chim sa cá lặn, nhưng lại nguyện không lấy chồng, mãi thành tâm ăn chay và tụng kinh niệm phật để cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn. Thế nhưng, khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành, cô đã thầm yêu nhà sư và có ý định tìm mọi cách khiến nhà sư phá giới.

    Để tránh duyên trần với nàng công chúa nhà Nguyễn, Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công chúa, với hi vọng cô sớm tỉnh ngộ mối tình oan trái này. Thậm chí, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành còn viện cớ trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ, rồi ở lại luôn. Song, dường như tình yêu càng không được đáp lại càng khiến con người ta ham muốn có bằng được, công chúa đã vào Gia Định để cúng dường chùa Từ Ân và Khải Tường, nhưng thực chất là muốn gặp người trong mộng.

    Trong thời gian Công chúa ở chùa, mỗi sáng Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt đều phải đến hầu chuyện và cho đến một hôm, nhà sư bỗng dưng biến mất, khiến Công chúa cứ nằm trầm tư, buồn bã không thiết cả việc ăn uống. Rồi vì sức khỏe Công chúa ngày một sa sút, thị giả của nhà sư là sa di Mật Dĩnh sợ rằng, nếu Công chúa có mệnh hệ nào sẽ có hại cho chùa, nên đành phải tiết lộ là Thiền sư đã lên chùa Đại Giác ở Cù lao Phố để nhập thất hai năm.

    Công chúa lại tìm đến nơi. Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, trước cửa thất đóng kín của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, Công chúa quì xuống, lễ ba lễ và thưa rằng: "Đệ tử sắp hồi kinh nên đến đây xin hòa thượng cho diện kiến lần chót trước khi lên đường". Không nghe thấy tiếng trả lời, Công chúa lại nài nĩ: "Bạch Hòa thượng, nếu Hòa thượng không tiện ra tiếp, xin Hòa thượng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về...". Im lặng trong vài phút, Hòa thượng trong thất đưa một bàn tay ra cửa nhỏ, Hoàng cô vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ và khóc...

    Sử sách chép, vào khuya đêm đó, trong khi mọi người đang an giấc, bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt. Dù tận tình cứu hỏa, nhưng tịnh thất và xác thân Hòa thượng đã cháy tiêu. Còn Công chúa Ngọc Anh, do quá đau buồn, ngay hôm sau, đã uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại Giác. Đó là ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).

    Như vậy, tựu chung cũng vì một chữ tình, mỗi nàng công chúa phải chịu một số phận thật đáng thương!


    24h.com


    .

  13. 2 thành viên Like bài viết này:


  14. #178
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    len bắt đầu ngâm cứu mấy chuyện tình ai oán rồi nè!
    Khó quá, không thèm ký

  15. #179
    Tham gia
    27-03-2011
    Bài viết
    396
    Like
    13
    Thanked 45 Times in 40 Posts
    Quote Được gửi bởi đồng đồng View Post





    Tấm bản đồ được làm bằng bạc rất tỷ mĩ của sinh viên Việt Nam học tập tại Pháp làm tặng Bảo Đại nhân dịp sinh nhật ông lần thứ 40

    Sao không có TS-HS nhỉ ?

  16. #180
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts

    Phan Châu Trinh tại Marsellie (1922)



    Nhân kỷ niệm 87 năm ngày mất của cụ Phan Châu Trinh (24/3/1926 - 24/3/2013).

    " Phan Châu Trinh cho rằng sở dĩ chúng ta thua Pháp, mất nước là vì chúng ta thua họ một thời đại.
    Suốt mấy nghìn năm lịch sử trước đó, trong tất cả các cuộc sống xâm lược của Trung Hoa, rất nhiều lần chúng ta phải ở trong những tình thế chênh lệch lực lượng rất hiểm nghèo mà bất lợi luôn nghiêng về phía ta. Song dầu có chênh lệch đến mấy về lực lượng giữa chúng ta và ọ vẫn là đồng đại. Đấy đầu là những cuộc xâm lược và chống xâm lược trong nội bộ của chế độ phong kiến phương Đông. Lần này khác hẳn, chúng ta đối đầu với những lực lượng cao hơn hẳn chúng ta cả một thời đại. Sự thất bại là tất yếu.
    (...)
    Muốn cứu nước, phải khắc phục chính cái khoảng cách về thời đại đó, phải tự thay đổi dân tộc mình, đưa dân tộc vượt lên hẳn một thời đại mới, để từ đó, trong cuộc đối đầu, đọ sức với họ, giữa ta với họ là những đối thủ bình đẳng, ngang bằng nhau về thời đại. Đây là một bước tiến vĩ đại, một cuộc cách mạng trong tư duy. Về ý nghĩa, nó đưa công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chính thức bước sang thời kỳ hiện đại. Nó chủ trương tạo nên một cơ sở văn hóa xã hội mới có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam…
    … Phan Châu Trinh cho rằng sở dĩ chúng ta thua Pháp, mất nước là vì chúng ta thua họ một thời đại.

    Trước đó, Phạm Phú Thứ (1821–1882) là một trong những người đầu tiên đã manh nha nhận ra vấn đề bức bách này: chúng ta lạc hậu quá xa đối với đối phương về khoa học kỹ thuật. Và với tính cách đặc trưng của người Quảng, khi đã nhận ra chân lý thì quyết liệt tận tụy đến cùng với chân lý đã khám phá, ông là một nhà cách tân sớm nhất của nước ta, vừa là một nhà lý thuyết vừa là một nhà thực hành xuất sắc, một nhà cai trị tài ba toàn diện, thậm chí trong một chừng mực nhất định có thể coi là nhà khoa học thực nghiệm đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên – và cũng không thể đòi hỏi nhiều hơn ở ông – dẫu sao tư duy của ông cũng chỉ mới dừng lại ở nhận thức phải ra sức học khoa học kỹ thuật phương Tây để có thể đuổi kịp họ, không bị đè bẹp bởi sức mạnh khoa học kỹ thuật của họ.

    Phan Châu Trinh (1872–1926) cũng suy nghĩ so sánh với phương Tây, nhưng sự so sánh của ông được đặt ở một tâm mức cao rộng hơn nhiều. Ông nhận ra sự lạc hậu về văn hóa cả một thời đại của chúng ta so với đối phương. Ông hiểu rằng đối mặt với phương Tây là chúng ta đối mặt với cả một thời đại khác về văn hóa, mới mẻ và tân tiến. Muốn cứu nước, phải khắc phục chính cái khoảng cách về thời đại đó, phải tự thay đổi dân tộc mình, đưa dân tộc vượt lên hẳn một thời đại mới, để từ đó, trong cuộc đối đầu, đọ sức với họ, giữa ta với họ là những đối thủ bình đẳng, ngang bằng nhau về thời đại. Đây là một bước tiến vĩ đại, một cuộc cách mạng trong tư duy. Về ý nghĩa, nó đưa công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chính thức bước sang thời kỳ hiện đại. Nó chủ trương tạo nên một cơ sở văn hóa xã hội mới có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam…"

    Nguồn
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  17. 4 thành viên Like bài viết này:


Trang 18 / 19 FirstFirst ... 131516171819 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •