Một doanh nghiệp không có mục tiêu và kế hoạch dài hạn sẽ gặp khó khăn trong việc xác định phương hướng và đạt được lợi thế cạnh tranh. Để thiết lập và đạt được những mục tiêu kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu rõ quản trị chiến lược và cách để thực hiện nó.
Quản trị chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược là việc lập kế hoạch, giám sát, phân tích và đánh giá liên tục tất cả các nhu cầu cần thiết mà tổ chức cần để đáp ứng các mục tiêu và mục đích của mình. Những thay đổi trong môi trường kinh doanh sẽ đòi hỏi các tổ chức phải liên tục đánh giá chiến lược của mình để có thể đạt được thành công.

Quy trình quản trị chiến lược toàn cầu giúp tổ chức nắm bắt tình hình hiện tại của thị trường, cũng như của chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược hợp lý, triển khai và phân tích hiệu quả của các chiến lược đã được thực hiện.
Tại sao tổ chức phải quản trị chiến lược?
Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm quản trị chiến lược, bạn cần nắm vững những lợi ích mà nó mang đến cho doanh nghiệp. Việc quản trị chiến lược giúp tổ chức và ban lãnh đạo lập kế hoạch cho sự tồn tại trong tương lai của doanh nghiệp, đồng thời hoàn thành tốt trách nhiệm của những người đứng đầu.
Quản trị chiến lược đặt ra định hướng cho doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên. Không giống như các kế hoạch chiến lược được thực hiện một lần, công việc quản trị chiến lược liên tục lên kế hoạch, giám sát và kiểm tra các hoạt động trong tổ chức, qua đó mang lại hiệu quả hoạt động, thị phần và lợi nhuận cũng được cải thiện rõ ràng.

Ví dụ thực tiễn tiêu biểu về quản trị chiến lược
Để thành công, mọi công ty đều cần thực hiện quản trị chiến lược. Tuy nhiên, vấn đề này được thể hiện khác nhau trong bối cảnh của từng doanh nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ điển hình trong việc triển khai quản trị chiến lược thành công trong thực tiễn để bạn tham khảo.
Quản trị chiến lược của Apple Inc.

Ví dụ về hành trình quản trị chiến lược sáng suốt nhất phải kể đến Apple Inc. Được thành lập vào năm 1976, Apple đã trở thành một cái tên quen thuộc gắn liền với sự đổi mới và công nghệ tiên tiến.
Tầm nhìn chiến lược của Apple: Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs, được biết đến với cách tiếp cận có tầm nhìn xa trong phát triển sản phẩm. Ông từng nói “Đi đầu trong đổi mới lf điểm phân biệt người dẫn đầu và người theo sau”.
Quản trị chiến lược của Apple đã bám rễ sâu vào triết lý này, tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm không chỉ tiên tiến về mặt công nghệ mà còn được thiết kế đẹp mắt và thân thiện với người dùng.
Toyota - Tiên phong trong đổi mới hoạt động

Toyota chính là ví dụ điển hình tiếp theo để các doanh nghiệp tham khảo. Phương pháp quản trị chiến lược của Toyota đã cách mạng hóa quy trình sản xuất và đặt ra các tiêu chuẩn mới về hiệu quả hoạt động.
Tầm nhìn chiến lược của Toyota: Tầm nhìn của công ty xoay quanh việc “cung cấp sản phẩm tốt hơn và dịch vụ tốt hơn”. Do đó, hành trình quản trị chiến lược của Toyota được xây dựng dựa trên triết lý “cải tiến liên tục”, hay nói cách khác là Kaizen.
Amazon - Lấy khách hàng làm trung tâm kinh doanh

Amazon, gã khổng lồ trong ngành thương mại điện tử do Jeff Bezos thành lập, là hình ảnh thu nhỏ của quản trị chiến lược trong thời đại chuyển đổi số. Sự tập trung không ngừng vào việc lấy khách hàng làm trung tâm đã đưa thương hiệu lên vị trí dẫn đầu trong ngành bán lẻ toàn cầu.
Tầm nhìn chiến lược của Amazon: Với triết lý “trở thành công ty tập trung vào khách hàng nhất - nơi khách hàng có thể tìm và khám phá bất kỳ thứ gì muốn mua trực tuyến”, quản trị chiến lược của công ty xoay quanh việc tận dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Coca-Cola - Làm chủ thương hiệu

Coca-Cola, gã khổng lồ trong thị trường nước giải khát toàn cầu, nổi tiếng về quản trị chiến lược trong xây dựng thương hiệu và tiếp thị. Thương hiệu này là một ví dụ kinh điển về cách một công ty có thể biến một sản phẩm thành một thương hiệu toàn cầu mang tiếng biểu tượng.
Tầm nhìn chiến lược của Coca-Cola là “làm mới thế giới trong tâm trí, cơ thể và tinh thần. Do đó, quản trị chiến lược của thương hiệu xoay quanh việc tạo ra kết nối cảm xúc với người tiêu dùng qua thương hiệu.
Vinamilk - Thương hiệu sữa quốc dân Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam đều đã quá quen thuộc với quản trị chiến lược Vinamilk - bài học “vỡ lòng” khi bắt đầu tham gia vào thị trường kinh doanh. Là một tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp chế biến sữa với hơn 40 năm phát triển, Vinamilk đã làm cách nào để luôn đứng vững trong thị trường và là sự lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng?

Xem thêm: gg docs, vps giá rẻ.

Tầm nhìn chiến lược của Vinamilk: Công ty hướng tới việc trở thành thương hiệu được yêu thích ở mọi khu vực và lãnh thổ bằng việc lấy khách hàng làm trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Quản trị chiến lược của Vinamilk được phát triển dựa trên triết lý lấy chất lượng và sáng tạo làm bạn đồng hành.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về quản trị chiến lược, cũng như 05 ví dụ điển hình để tham khảo. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến quản trị chiến lược, vui lòng kết nối trực tiếp với HVN - qua thông tin liên hệ dưới đây: