Thời đại công nghệ 4.0 phát triển, chắc hẳn không ai còn quá lạ lẫm với phương thức mua sắm online. Thương mại điện tử là một trong những miếng mồi “béo” cho dân kinh doanh chưa có dấu hiệu dừng. Nhưng sàn thương mại nào đang nổi bật có khả năng đạt hiệu quả cao hơn? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây của Aemi để tìm hiểu những ứng cử viên sáng giá nhé.

Khái niệm sàn thương mại điện tử


Sàn thương mại điện tử là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Công việc này được cá nhân, doanh nghiệp thực hiện dưới hình thức website. Nếu không phải chủ sở hữu thì mọi người đều có thể thực hiện cung ứng và bán sản phẩm trên nền tảng đó. Nhưng bạn sẽ phải tiến hành đăng ký tài khoản, chờ kiểm duyệt và đăng tải sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, các sàn thương mại điện tử mới cho phép người đăng ký là tổ chức, thương nhân và chưa cho phép cá nhân. Người bán cần đăng ký dưới dạng kinh doanh hoặc hộ cá thể. Hình thức này đang được lan rộng với hiệu quả kinh doanh cực cao. Đây cũng chính là môi trường thực hiện cung – cầu đem sự tiện lợi đến cho khách hàng.

Top 4 sàn thương mại nổi bật

Mỗi sàn thương mại điện tử sẽ có những ưu điểm riêng. Nhưng luôn đứng ở top đầu có lượng truy cập lớn phải kể đến:

1. Shopee

Dù gia nhập vào thị trường chưa lâu, nhưng Shopee đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ phía người dùng. Đây là kênh bán hàng hiệu quả hàng đầu và cũng là sàn thương mại điện tử chiếm lĩnh vị trí số 1. Shopee được dần trở thành xu hướng mua sắm không thể thiếu của giới trẻ. Sàn “S” hướng đến tệp khách hàng lớn, người dùng có thể tương tác dễ dàng, giao diện và tính năng sử dụng đơn giản.

Đối với người kinh doanh, Shopee có thể dễ dàng hòa nhập với quy trình đăng ký đơn giản. Bạn sẽ không cần mất nhiều phí cho mỗi đơn hàng thành công. Tuy nhiên chiến lược marketing của Shopee hướng đến khách hàng ưa thích giảm giá, giá rẻ. Nhưng cũng là ưu điểm khiến cho ông lớn này luôn đứng trong top đầu lượng truy cập.

2. Lazada

Gia nhập năm 2012 nhưng Lazada nhanh chóng trở thành sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những đối thủ đáng gờm của Shopee ở thời điểm hiện tại. Lazada cho phép kinh doanh đa dạng các ngành hàng: thời trang, mỹ phẩm, nội thất, gia dụng,… Với mục tiêu thống lĩnh thị trường, họ đang không ngừng phát triển và mở rộng với hơn 7000 nhà cung cấp với hơn 31 triệu người theo dõi.

Đặc biệt, tất cả các dịch vụ như thanh toán, vận chuyển, chăm sóc khách hàng đều sở hữu quy trình chuyên nghiệp. Người bán sẽ nhận được hoa hồng hấp dẫn dao động từ 8-10%. Việc mở gian hàng vô cùng đơn giản và hoàn toàn miễn phí với hệ thống bảo mật cực tốt. Bạn sẽ không cần lo về vấn đề hàng hóa bởi vì hệ thống sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát hàng hóa.

3. Tiki

Bằng chiến lược kinh doanh hợp lý, Tiki hiện đang là sàn thương mại điện tử đứng thứ 2 tại Việt Nam và thứ 6 tại Đông Nam Á. Định hướng ban đầu Tiki hướng đến là nhà sách trực tuyến nhưng đến nay đã được thay đổi. Với 26 ngành hàng khác nhau, ông lớn này thực sự đã chiếm trọn trái tim của người kinh doanh và tiêu dùng.

Để đạt đến thành công như ngày hôm nay, Tiki cũng đã phải đưa ra những quy định nghiêm ngặt:

- Người bán phải cung cấp giấy kinh doanh. Nguồn gốc sản phẩm phải trải qua khâu kiểm định chất lượng.
- Có khâu đổi trả hàng theo quy định
- Có nhiều chương trình, chính sách giao hàng miễn phí nhằm hỗ trợ người bán và thu hút người mua.

Để có thể kinh doanh trên Tiki bạn phải có doanh nghiệp lớn chứ không phải cá nhân nhỏ lẻ.

4. Sendo

Sendo là công ty con của tập đoàn FPT, gia nhập vào thị trường thương mại điện tử năm 2012. Với mục tiêu chiến lược “Trăm người bán, vạn người mua”, Sendo đã đem đến cho cả người bán và người tiêu dùng những dịch vụ chất lượng. Sự nỗ lực đó đã khiến Sendo thu hút được hàng chục triệu khách hàng và gần 200.000 shop. Mức độ cạnh tranh cao song song với dấu ấn nổi bật với những ưu điểm cho chủ kinh doanh:

- Có thể mở gian hàng kinh doanh không mất phí và có thể mua các gói hỗ trợ marketing, voucher,…
- Thế mạnh là buôn bán thời trang, mỹ phẩm,…
- Hỗ trợ nhiều chính sách quảng cáo và tạo dựng thương hiệu.

Sendo đi theo hình thức kinh doanh tập trung, hợp tác với đơn vị có ưu thế về kho bãi.

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử vẫn đang ở thời kỳ cực đỉnh giúp chủ kinh doanh thu lợi nhuận lớn. Mỗi website sẽ có lợi thế nổi bật, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình bán hàng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được các sàn nổi bật ở Việt Nam và lựa chọn được sàn phù hợp. Chúc công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi và có nhiều đơn hàng xuất ra mỗi ngày nhé.