Trang 3 / 15 FirstFirst 1234568 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 143
  1. #21
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,600
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Hoan hô bác Tề Thiên một phát. Thông tin bác cung cấp rõ ràng thế này sẽ giúp được khối người thoát khỏi cảnh "tiền mất tật mang"

  2. #22
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    Sì Gòn
    Bài viết
    2,247
    Like
    0
    Thanked 10 Times in 6 Posts
    Mình xin phép bổ xung thêm 1 vài kiến thức cần thiết cho bài về nguồn này hoàng chỉnh hơn.
    Tất cả các loại BN khi xuất xưởng đều phải có tem chứng nhận chất lượng với đầy đủ thông số như điện thế, công suất...



    1. Công suất

    Công suất nguồn điện, giá trị được tính như sau:

    Watt (W) = Voltage (V) x Ampere (A); với V là hiệu điện thế Và A là cường độ dòng điện.

    2. Các đường điện

    Bộ nguồn thường có nhiều đường điện khác nhau, gồm: +3,3V, +5V, +12V, -5V, -12V. Ý nghĩa của chúng như sau:

    -12V: Được sử dụng chính cho các mạch điện cổng ****** và hầu như rất ít được dùng trên các hệ thống mới. Mặc dù các BN mới đều có tính tương thích ngược nhưng công suất các đường -12V chỉ chưa tới 1A.

    -5V: Chủ yếu sử dụng cho các bộ điều khiển ổ đĩa mềm và mạch cấp điện cho các khe cắm ISA cũ. Công suất đường -5V cũng chỉ dưới 1A.
    0V: Đây là đường "mát" (Ground) của các hệ thống máy tính cá nhân.

    +3,3V: Là một trong những mức điện thế mới trên các bộ nguồn hiện đại, xuất hiện lần đầu tiên khi chuẩn ATX ra đời và ban đầu được sử dụng chủ yếu cho bộ vi xử lý. Hiện nay, các bo mạch chủ (BMC) mới đều nắn dòng +3,3V để nuôi bộ nhớ chính.

    +5V: Nhiệm vụ chính là cấp điện cho BMC và những thành phần ngoại vi. Ngoài ra, các loại bộ vi xử lý như Pentium III hay AthlonXP cũng lấy điện từ đường 5V thông qua các bước nắn dòng. Trên những hệ thống mới, đa số các thành phần linh kiện đều dần chuyển qua sử dụng đường 3,3V ngoại trừ CPU và BMC.

    +12V: Trong các hệ thống máy tính hiện đại, đây là đường điện đóng vai trò quan trọng nhất, ban đầu nó được sử dụng để cấp nguồn cho mô tơ của đĩa cứng cũng như quạt nguồn và một số thiết bị làm mát khác. Về sau, thiết kế mới cho phép các khe cắm hệ thống, card mở rộng và thậm chí là cả CPU cũng "ăn theo" dòng +12V.

    Khi công tắc nguồn được nhấn lần đầu tiên và BN khởi động, nó sẽ mất một khoảng thời gian để các thành phần trong nguồn xuất ra điện năng cho các thành phần máy tính hoạt động. Trước khi đó, nếu máy tính khởi động, các linh kiện sẽ dễ bị hỏng hóc hoặc hoạt động không bình thường do đường điện chưa ổn định. Chính vì vậy trên các hệ thống mới, đôi khi phải mất tới 1-2 giây sau khi bạn nhấn nút công tắc máy thì hệ thống mới bắt đầu làm việc. Điều này là do hệ thống phải chờ tín hiệu đèn xanh cho biết điện thế đã sẵn sàng từ BN gửi tới BMC. Nếu không có tín hiệu này, BMC sẽ không cho phép máy tính hoạt động.



    Trong số các đường điện chính, những đường có giá trị dương (+) đóng vai trò quan trọng hơn và bạn phải luôn để mắt tới chúng. Mỗi đường sẽ có chỉ số Ampere (A) riêng và con số này càng cao càng tốt. Công suất tổng được tính bằng công thức W= VxA. Ví dụ đối với BN có đường 3,3V là 30A, 5V là 30A và 12V là 25A thì các đường điện và công suất được tính như sau:

    + Công suất đường điện 3.3V = 3.3V x 30A = 100W

    + Công suất đường điện 5V = 5V x 30A = 150W

    + Công suất đường điện 12V = 12V x 25A = 300W

    Như vậy tổng công suất nguồn sẽ là 100W + 150W + 300W = 550W. Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới con số tổng này và chúng ta sẽ đề cập tới ở phần sau bài viết.

    3. Chuẩn của bộ nguồn

    Chuẩn thống trị hiện nay trên máy tính để bàn nói chung chính là ATX (Advanced Technology Extended) 12V, được thiết kế bởi Intel vào năm 1995 và đã nhanh chóng thay thế chuẩn AT cũ bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Nếu như với nguồn AT, việc kích hoạt chế độ bật được thực hiện qua công tắc có bốn điểm tiếp xúc điện thì với bộ nguồn ATX bạn có thể bật tắt bằng phần mềm hay chỉ cần nối mạch hai chân cắm kích nguồn (dây xanh lá cây và một trong các dây Ground đen). Các nguồn ATX chuẩn luôn có công tắc tổng để có thể ngắt hoàn toàn dòng điện ra khỏi máy tính. ATX có 5 nhánh thiết kế chính:



    - ATX: jack chính 20 chân (thường dùng cho Pentium III hoặc Athlon XP).

    - WTX: jack chính 24 chân, dùng cho Pentium II, III Xeon và Athlon MP.

    - ATX 12V: jack chính 20 chân, jack phụ 4 chân 12v (Pentium 4 hoặc Athlon 64).

    - EPS12V: jack chính 24 chân, jack phụ 8 chân dùng cho các hệ thống Xeon hoặc Opteron.

    - ATX12V 2.0: jack chính 24 chân, jack phụ 4 chân (Pentium 4 775 và các hệ thống Athlon 64 PCI-Express)

    Gần đây xuất hiện một chuẩn mới với tên gọi BTX (Balanced Technology Extended) có cách sắp xếp các thành phần bên trong máy hoàn toàn khác với ATX hiện nay, cho phép các nhà phát triển hệ thống có thêm tùy chọn nhằm giải quyết vấn đề nhiệt lượng, độ ồn... Chuẩn BTX được thiết kế tối ưu cho những công nghệ mới hiện nay như SATA, USB 2.0 và PCI Express. Yếu tố xử lý nhiệt độ trong máy tính BTX được cải tiến rất nhiều: hầu hết các thành phần tỏa nhiệt chính đều được đặt trong luồng gió chính nên sẽ tránh việc phải bổ sung các quạt riêng cho chúng (sẽ gây tốn thêm năng lượng, tăng độ ồn và chật chội không cần thiết). Hiện tại bạn có thể tìm thấy một vài bộ nguồn với tem chứng nhận hỗ trợ BTX nhưng không nhiều vì chưa thông dụng.

    Power Factor Correction (PFC)

    PFC cho phép việc cung cấp điện đạt hiệu quả sử dụng cao. Có hai loại PFC chính là Active PFC và Passive PFC. Tất cả các bộ nguồn được sản xuất vào hiện tại đều thuộc một trong hai loại này.

    - Active PFC: Đây là kiểu hiệu quả nhất. Nó sử dụng mạch điện tự động điều chỉnh để hiệu suất sử dụng điện có thể đạt tới 95% (theo lý thuyết). Ngoài ra, Active PFC cũng có khả năng khử nhiễu và căn chỉnh đường điện vào (cho phép bạn cắm vào bất kì ổ cắm 110V cho tới 220V thông dụng nào mà không cần phải quan tâm tới các chỉ số). Tuy nhiên do kiến trúc phức tạp của Active PFC nên những bộ nguồn dùng công nghệ này đều có giá khá cao. Một số bộ nguồn Active PFC vẫn cho phép người dùng sử dụng công tắc chuyển xác định dòng điện đầu vào.

    - Passive PFC: Đây là kiểu thông dụng nhất hiện nay. Khác với Active PFC, Passive PFC căn chỉnh dòng điện thông qua các tụ lọc và chính vì thế khả năng làm việc của nó sẽ bị thay đổi theo thời gian cũng như chịu ảnh hưởng khá lớn từ các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, chấn động... Những bộ nguồn dùng công nghệ Passive PFC đều yêu cầu người dùng phải chỉnh lại điện thế đầu vào thông qua một công tắc nhỏ. Nguồn Passive PFC có giá rẻ hơn nguồn Active PFC.

    Các loại nguồn không sử dụng PFC (Non PFC) hiện nay đều được khuyến cáo không nên dùng. Ở một số quốc gia EU, mọi bộ nguồn đưa ra thị trường đều được yêu cầu phải có trang bị hoặc Active PFC hoặc Passive PFC. PFC cho phép tiết kiệm điện sử dụng, giảm sức tải cho các đường dây điện trong nhà: điều này rất có lợi khi bạn thành lập phòng máy hoặc sử dụng nhiều máy cùng một nguồn điện. Bộ nguồn dạng Active PFC thường cho đường điện ra ổn định hơn so với Passive PFC, nhờ vậy thiết bị trong máy hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao hơn

    Nguyễn Thúc Hoàng Linh
    Email: valkyrie.lenneth@usa.com
    Nguồn PC World VN

    Các bạn có thể tham khảo nhiều hơn tại đây
    http://www.pcworld.com.vn/pcworld/ma...d=Active%20PFC
    Được sửa bởi tran_phong lúc 15:26 ngày 17-10-2007

  3. #23
    Tham gia
    10-08-2007
    Bài viết
    195
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bộ tính quảng cáo nguồn Huntkey hay sao vậy

  4. #24
    Tham gia
    10-12-2004
    Bài viết
    2,771
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 13 Posts
    Tạp chí ITConnect đã thử nghiệm 23 loại bộ nguồn trên thị trường. Mời các bạn tham khảo kết quả và tự rút ra kinh nghiệm : http://www.itconnect.com.vn/tapchi/d...x?op=dt&id=585

  5. #25
    Tham gia
    22-02-2004
    Bài viết
    1,391
    Like
    5
    Thanked 8 Times in 8 Posts
    kiểm tra như thế nào hả bạn.

  6. #26
    Tham gia
    14-01-2006
    Location
    Trong phòng
    Bài viết
    1,746
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    đây là khâu kiểm tra khi ở chỗ sản xuất rồi
    nghe thì hoành tráng thật nhưng cũng tương đối thôi,con 450W chạy tầm 400W là vừa,cao hơn ko ổn cho lắm

  7. #27
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Ngó cái hình với mẩu mả như thế thì thấy khó mà tốt được.

  8. #28
    Tham gia
    14-01-2006
    Location
    Trong phòng
    Bài viết
    1,746
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    mấy dòng thấp thấp của acbel nhìn cùi lắm anh tuy vậy vẫn...tốt hơn là dòng noname mẫu mã đẹp đẽ

  9. #29
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    Sì Gòn
    Bài viết
    2,247
    Like
    0
    Thanked 10 Times in 6 Posts
    hic sau khi intel và AMD x2 cái CPU và các linh kiện cao cấp bắt đầu ngốn điện và đòi hỏi độ ổn định cao thì các bác bán hàng nhà ta bắt đầu có bán CM,Acbel..... ầm ầm (trước đó nó được coi là 1 thứ xa xỉ.) cho nên thị trường nguồn máy tính bắt đầu rộn lên và loạn xạ. Bác Dly đừng nói sớm như thế biết đâu được vài bữa nữa mua nguồn rởm thì tiền mất tật mang, mua nguồn xịn là tiền mất Hận mang đó. Sẽ có CM rởm ngay thôi.... Cẩn thận nha bà con

  10. #30
    Tham gia
    14-01-2006
    Location
    Trong phòng
    Bài viết
    1,746
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    nếu các nơi mình mua uy tín và..có chứng cứ lấy hàng từ nhà phân phối thì sẽ ko có CM rởm đâu mà lo chỉ sợ ở các tỉnh lẻ thui..~T_T~
    theo em chắc anh Dly đang phản ánh..độ chính xác của nguồn Huntkey hử?? quảng cáo rầm rộ và rất quy củ nhưng chất lượng chưa chắc đã được như vậy đừng nhìn mác bên ngoài mà phải xét bên trong mới an tâm

Trang 3 / 15 FirstFirst 1234568 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •