Hiển thị kết quả từ 1 đến 1 / 1
  1. #1
    Tham gia
    08-06-2020
    Bài viết
    96
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 4 Posts

    Mô tả nhũng công việc của vị trí QC Manager/ Trưởng phòng quản lý chất lượng

    QC Manager/Trưởng phòng quản lý chất lượng là một vị trí rất quan trọng đối với những doanh nghiệp sản xuất, phát triển phần mềm,… Để có thể đảm nhận chức danh này, các ứng viên cần nắm rõ bản mô tả công việc cụ thể để hiểu rõ về vai trò, công việc cũng như yêu cầu vị trí Trưởng phòng quản lý chất lượng. Hãy cùng tìm hiểu với HRChannels qua bài viết dưới đây nhé!

    1.Trưởng phòng quản lý chất lượng là gì?
    Trưởng phòng quản lý chất lượng hay QC Manager là người thực hiện các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo cho sản phẩm và dịch vụ trong toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra.

    Công việc của họ bao gồm: đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng quy định.



    2. Vai trò của Trưởng phòng quản lý chất lượng
    QC Manager có trách nhiệm xác định chiến lược, cách tiếp cận và thực hiện việc quản lý chất lượng trong các dự án phát triển. Đồng thời, họ là người trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn nhóm QA tuân thủ các nguyên tắc, làm tốt vai trò, nhiệm vụ được giao phó.

    Là người đứng đầu phòng quản lý chất lượng, QC Manager phải chịu trách nhiệm đảm bảo quy trình vận hành đáp ứng đầy đủ tiêu chí chất lượng thông qua việc lập kế hoạch kiểm tra, thực hiện kiểm tra, theo dõi vấn đề. Vai trò của một Trưởng phòng quản lý chất lượng đòi hỏi tư duy chiến lược, lập kế hoạch và chuyên môn tốt trong toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm, đảm bảo chất lượng được kiểm soát tốt ngay từ khâu thực hiện đầu tiên.

    Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực của từng doanh nghiệp, các Trưởng phòng quản lý chất lượng cần duy trì các quy trình và chương trình khác nhau để đảm bảo công ty đáp ứng tiêu chuẩn tổ chức về chức năng, an toàn, sự chấp nhận của người tiêu dùng. Mục đích sau cùng là làm cho doanh nghiệp này càng phát triển, tăng năng suất, lợi nhuận.

    Bên cạnh đó, QC Manager còn phải làm việc với các nhà cung cấp vật tư từ bên ngoài. Họ có trách nhiệm quản lý chất lượng vật liệu từ các nhà cung cấp để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra thuận lợi, không gặp bất kỳ vấn đề nào về vật tư.


    >>> Xem thêm: Học gì để trở thành trưởng phòng quản lý chất lượng?

    3. Mô tả công việc
    Dưới đây là bản mô tả công việc chi tiết của vị trí QC Manager đã được HRchannels tổng hợp từ các chuyên gia tuyển dụng nhân sự hàng đầu:

    Thực hiện việc quản lý và thúc đẩy các nghiệp vụ của phòng quản lý chất lượng nhằm đảm bảo về chất lượng, chức năng và hoạt động của phòng.

    Giám sát và quản lý chặt chẽ các tài liệu hướng dẫn bảo đảm chất lượng, đồng thời đề xuất các chương trình & chính sách về đảm bảo chất lượng cho các kế hoạch trong tương lai bằng cách thu thập dữ liệu liên quan, tạo báo cáo thống kê.

    Thực hiện các bước đánh giá chất lượng của sản phẩm bằng cách thử nghiệm một loạt các tính năng và xem sản phẩm hoạt động như thế nào dưới các tác động của nhiệt độ, độ ẩm, lực tác động,…

    Nghiên cứu và thực hiện các quy định mới của địa phương, nhà nước, ban ngành liên quan, ghi nhận các tiêu chuẩn chất lượng của công ty dựa trên tiêu chuẩn được công nhận như ISO 9000.

    Lên lịch trình, chuẩn bị kế hoạch triển khai cho từng dự án sắp tới để đáp ứng đúng, đủ thời hạn hợp đồng.

    Lên kế hoạch kiểm tra nhằm đảm bảo cơ sở vật chất và quá trình vận hành sản xuất trong doanh nghiệp đều tuân thủ theo đúng các hướng dẫn về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn nội bộ.

    Hướng dẫn các nhân viên trong bộ phận quản lý chất lượng thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày và quản lý công cụ QA.

    Xử lý kịp thời các báo cáo bất thường về chất lượng sản phẩm, đồng thời thảo luận với ban Giám đốc để lên phương án, đối sách cải tiến, phòng ngừa tái phát lỗi.

    Trực tiếp chỉ đạo xử lý các báo cáo phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

    Làm báo cáo tổng hợp và họp bàn định kỳ về chất lượng, các điều kiện về chất lượng và báo cáo công việc trực tiếp lên ban lãnh đạo công ty.


    >>>> Có thể bạn quan tâm: Nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm của Trưởng phòng quản lý chất lượng

    4. Yêu cầu cho vị trí Trưởng phòng quản lý chất lượng
    Để trở thành một Trưởng phòng quản lý chất lượng, ứng viên cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:

    Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Quản lý chất lượng, Kỹ thuật hoặc Kinh doanh, các chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực của doanh nghiệp.

    Ưu tiên các ứng viên có chứng chỉ QC/QA.

    Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành QC và 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương tương.

    Am hiểu sâu sắc các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình quản lý, giám sát chất lượng.

    Có kinh nghiệm kiểm tra và thử nghiệm chất lượng, thực hiện các chương trình hành động khắc phục và biết cách sử dụng công cụ phân tích dữ liệu, phân tích thống kê.

    Thành thạo kỹ năng tin học.

    Kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy logic, có khả năng phân tích, quản lý thời gian, điều hành và giải quyết vấn đề.

    Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực cao, có trách nhiệm với công việc.



    HRchannels - Great Solution. Great People!

    HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

    Hotline: 08. 3636. 1080

    Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

    Website: www.hrchannels.com

    Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •